Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 6

Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông là tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty, và do hội đồng quản trị quyết định. Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định.

Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng được nhận những gì còn lại (nếu có) sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi.

Quyền mua cổ phiếu mới

Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu dang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.

Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới.

Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì họ có thể bán quyền trên thị trường.

Quyền bỏ phiếu

Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty; có quyền tham gia các dại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn

đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự

được, cổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.

đông thường có thể uỷ

quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền.

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 6

Tuỳ theo quy định, mỗi cổ đông có thể dược bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng cử viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ số phiếu có thể chi phối (bằng tổng số phiếu nhân với số ứng cừ viên) để bầu cho một (hoặc hơn) ứng cử

viên. Cách thứ hai có lợi cho các cổ đông nhỏ, vì tuy có ít phiếu bầu nhưng họ lại có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu của mình.

Ngoài những quyền lợi cơ bản về kinh tế trên đây, cổ đông phổ thông còn có những quyền pháp lý khác nữa, như quyền được kiểm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường, v.v..

1.2. Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ đông phổ thông.

Kiểu ưu dãi lâu đời nhất và phổ biến nhất là ưu dãi về cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá, hay một mức cổ tức tuyệt đối tôi đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cổ đông ưu dãi sẽ được hưởng mức cổ tức này, vì thế, thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi nói chung là cố định. Đổi lại điều đó, cổ đông ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó công ty sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi thua lỗ, công ty có thể không trả cổ tức ưu đãi, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa dược trả cổ tức thì cổ đông phổ thông cũng chưa được trả.

Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông nhưng sau người có trái phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể kèm theo đó những điều khoản để tăng thêm tính hấp dẫn của nó. Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ. cho dấn khi nào có đủ lợi nhuận để trả, và tất nhiên cho tới khi đó, cổ đông phổ thông cũng mới được nhận cổ tức. Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động của công ty khi công ty làm ăn phát đạt. Cố đông sẽ được nhận lượng cổ tức cao hơn mức tối đa đã quy định nếu cổ tức trả cho cổ đông thường vượt quá một mức nhất định. Cổ phiếu ưa đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông, trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt.

Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi về quyền bỏ phiếu (được nhiều phiếu bầu hơn) hay được quyền đòi lại vốn góp (theo Luật doanh nghiệp Việt Nam).

2. Lợi tức của cổ phiếu

Người nắm giữ cổ phiếu có thể kỳ vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức và lãi vốn.

2.1. Cổ tức

Như trên dã nói, cổ tức là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông, được gọi là,thu nhập của cổ đông. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi, nói chung cổ tức là không cố định. Tuy nhiên mức độ cao thấp của cổ tức cũng như tính chất ổn định tương đối của việc chi trả cổ tức giữa các ngành và các công ty trong từng ngành có sự khác nhau.

2.2. Lãi vốn

Lãi vốn là khoản chênh lệch giữa giá thu được khi bán cổ phiếu và giá đã mua vào. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng trong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem lại cho cổ đông. Tuy nhiên, chỉ khi nào giá cổ phiếu tăng lên thì mới có lãi vốn. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì sẽ gây lỗ vốn. Người đầu tư vì thế phải quan tâm tới khả năng tăng giá của cổ phiếu.

Giữa mức cổ tức được chi trả và khả năng tăng giá của cổ phiếu không có mối liên hệ cố định. Có loại cổ phiếu có mức trả cổ tức cao và ổn định, nhưng lại kém tiềm năng tăng giá. Trái lại có loại cổ phiếu trả cổ tức thấp, thậm chí không trả cổ tức, nhưng lại hứa hẹn tiềm năng tăng giá mạnh. Tuỳ theo mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của từng người, người đầu tư có thể lựa chọn mua những loại cổ phiếu mà những đặc điểm về khả năng đem lại lợi tức là khác nhau. Nếu nhìn nhận từ giác độ khả năng đem lại lợi tức cổ phiếu bao gồm các loại sau:

Cổ phiếu thượng hạng là cổ phiếu do những công ty có thành tích lâu dài và liên tục về lợi nhuận và chi trả cổ tức, phát hành. Đó là cổ phiếu của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và trưởng thành, có tiềm lực tài chính to lớn. Loại cổ phiếu này ít khi bị mất giá, nhưng không nhất thiết là giá sẽ tăng nhanh, đồng thời cổ tức được chi trả ổn định và tăng đều đặn.

Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của một công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung và nhanh hơn mức trung bình của ngành. Công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng và đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, do đó nó thường giữ lại phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho việc mở rộng và nghiên cứu, và cũng vì thế thường trả tỷ lệ cổ tức thấp, hoặc không trả. Tuy nhiên loại cổ phiếu này có tiềm năng tăng giá mạnh.

Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty có sức chống đỡ với suy thoái. Đặc trưng của những công ty này là mức độ ổn định của chúng trong những thời kỳ mà toàn bộ nền kinh tế suy thoái. Đó thường là những công ty kinh doanh các sản phẩm thiết yếu như thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo và thực phẩm. Loại cổ phiếu nảy có mức chi trả cổ tức ổn định, và vào thời kỳ đi xuống của nền kinh tế khi các cổ phiếu khác suy giảm thì loại cổ phiếu này không bị mất giá. Song khi nền kinh tế phát đạt và các cổ phiếu khác tăng giá, thì loại cổ phiếu này cũng lại khó tăng giá hơn.

Cổ phiếu thu nhập là cổ phiếu của những công ty trả lãi cao hơn mức trung bình. Loại cổ phiếu này nói chung có sức hấp dẫn đối với những người mua cổ phiếu để có thu nhập thường xuyên, đặc biệt là người già và người về hưu, nhưng nó cũng không có tiềm năng tăng giá. Thường đây là cổ phiếu của những công ty thuộc lĩnh vực công ích.

Cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu của những công ty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kỳ kinh doanh. Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công ty tăng. Khi điều kiện kinh doanh xấu di, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm và do đó giá cổ phiếu cũng giảm. Các ngành kinh doanh có tính chu kỳ là thép, xi măng, máy công cụ và ôtô…

Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của những công ty mà thu nhập của nó có khuynh hướng biến động theo thời vụ, mà tiêu biểu là các công ty bán lẻ. Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lên vào những thời điểm nhất định trong năm (như dịp khai giảng, giáng sinh...).

3. Rủi ro của cổ phiếu

Rủi ro của một công cụ tài chính nói chung, và điển hình là cổ phiếu, được hiểu là tính chất không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ.

Những lực lượng góp phần tạo nên những thay đổi trong lợi tức - giá hoặc cổ tức (lãi) - cấu thành các yếu tố của rủi ro. Một số trong số những yếu tố ảnh hưởng này là từ bên ngoài công ty, không thể kiểm soát và tác động tới một số lớn chứng khoán. Một số ảnh hưởng khác là từ bên trong, có thể kiểm soát ở một mức độ lớn. Trong đầu tư, loại yếu tố thứ nhất được gọi là nguồn rủi ro hệ thống. Trái lại, loại yếu tố thứ hai, những yếu tố nội tại, kiểm soát được, và phần nào chỉ riêng có đối với các ngành hay công ty, được gọi là nguồn rủi ro không hệ thống.

Rủi ro hệ thống là phần trong biến động tổng thể của lợi nhuận gây ra bởi những yếu tố tác động tới giá cả của tất cả các chứng khoán. Những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội là những nguồn rủi ro hệ thống. Hiệu ứng của chúng là làm cho giá của hầu hết các cổ phiếu thường riêng lẻ và hầu hết các trái phiếu riêng lẻ cùng chuyển động theo một hướng. Nói cách khác, khoảng một nửa trong tổng số rủi ro của một cơ phiếu thường trung bình là rủi ro hệ thống.

Rủi ro không hệ thống là phần của tổng rủi ro chỉ xảy ra với riêng một hãng hay một ngành. Các yếu tố như năng lực quản lý, những ưu tiên tiêu dùng, các cuộc bãi công gây ra những biến động hệ thống của lợi nhuận trong một công ty. Các yếu tố không hệ thống về cơ bản là độc lập với những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán nói chung. Vì những yếu tố này tác động đến một công ty, nên chúng phải được khảo sát riêng biệt cho từng công ty.

Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, xét trên tổng thể thị trường và trong dài hạn. Song mỗi cá nhân người đầu tư hay tổ chức đầu tư có thể áp dụng một hay nhiều trong số những biện pháp sau đây để giảm thiểu rủi ro của việc đầu tư cổ phiếu:

- Lựa chọn những cổ phiếu riêng lẻ:

Quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào là kết quả của quá trình thu thập và phân tích vô số thông tin. Những thông tin đó bao gồm từ những vấn đề của kinh tế, chính trị thế giới, những biến số kinh tế vĩ mô trong nước (GDP, thu nhập quốc dân bình quân đầu người, lạm phát, năng suất lao động...). Cho tới những vấn đề của ngành và cuối cùng là tình hình của công ty phát hành. Ngoài ra, lựa chọn một cổ phiếu riêng lẻ

còn liên quan tới những thông số cá nhân của người đầu tư, như khả chính,mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro...

năng về tài

-Thiết lập danh mục đầu tư hoặc mua chứng chỉ quỹ đầu tư:

Khi phối hợp nhiều cổ phiếu (hoặc cổ phiếu và trái phiếu hay các công cụ khác nữa) trong cùng một danh mục, thì hiệu ứng tổng thể là tổng rủi ro của danh mục

đầu tư giám xuống. Đó là một phương pháp quản lý rủi ro hữu hiệu. Tuy nhiên

phương thức này sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư có lượng vốn để dầu tư không đủ lớn. Khí đó có một cách thay thế là mua chứng chỉ quỹ dầu tư, thay vì mua các cổ phiếu riêng lẻ để thiết lập danh mục. Đây là phương thức đầu tư có thể giúp cho người đầu tư cá nhân, dù với một số vốn không lớn, vẫn có thể được hưởng lợi ích của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư và năng lực quản lý chuyên nghiệp, đồng thời giảm được chi phí giao dịch.

- Sử dụng các công cụ phái sinh:

Một trong những chức năng kinh tế của các công cụ phái sinh là rào chắn rủi ro, bảo vệ lợi nhuận của những công cụ cơ sở. Vì thế, khi dự đoán giá tăng hay giá giảm, và để bảo vệ được lợi nhuận của các tài sản đang nắm giữ hoặc tìm cách kiếm lợi với tỷ suất lợi nhuận cao, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn mua, chọn bán, các hợp đồng tương lai, và những chiến lược đi kèm theo nó.

II. TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

1. Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ nợ đòi hỏi người phát hành (còn gọi là người đi vay hay con nợ) hoàn trả cho người cho vay (người đầu tư) khối lượng vốn đã vay cộng với tiền lãi trong một thời hạn nhất định.

Những đặc trưng quan trọng của trái phiếu:

1.1. Người phát hành

Bản chất của người phát hành là một đặc trưng quan trọng của trái phiếu. Có hai loại người phát hành chính là chính phủ (trung ương và địa phương) và công ty. Chính phủ là người phát hành đáng tin cậy nhất do có dược những điều kiện đảm bảo

cao nhất cho việc hoàn trả gốc và trả lãi. Còn trong khu vực công ty thì người phát hành có nhiều loại, mỗi loại có khả năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người cho vay. Nói cách khác, có thể coi rủi ro thanh toán của trái phiếu chính phủ là bằng 0, còn các trái phiếu công ty khác nhau có mức độ rủi ro thanh toán khác nhau.

Ngoài rủi ro thanh toán, trái phiếu chính phủ vẫn phải chịu các loại rủi ro khác giống như bất kỳ một trái phiếu công ty nào, như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát...


1.2. Thời hạn

Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của một trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc. Thời hạn này cũng còn được gọi là thời gian đáo hạn của trái phiếu.

Nói chung những trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 5 năm dược gọi là trái phiếu ngắn hạn; từ 5 đến 10 năm được gọi là trái phiếu trung hạn; trên 12 năm là những trái phiếu dài hạn.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu quan trọng vì 3 lý do:

- Nó cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi nhận được các khoản thanh toán lãi định kỳ, và cho biết số năm trước khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộ.

- Lợi tức của một trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn cua nó.

- Giá của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị

trường thay đổi - tính biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó. Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.

1.3. Mệnh giá và lãi suất cuống phiếu

Mệnh giá của một trái phiếu là khối lượng tiền được ghi trên mặt trái phiếu, mà người phát hành đồng ý hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu tại thời điềm đáo hạn

Lãi suất cuống phiếu, còn gọi là lãi suất danh nghĩa, là lãi suất mà người phát hành đồng ý trả mỗi năm. Khối lượng lãi hàng năm được trả cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu được gọi là lãi cuống phiếu. Lãi suất cuống phiếu đem nhân với mệnh giá trái phiếu sẽ cho lãi cuống phiếu.

Thông thường tất cả các trái phiếu đều trả lãi cuống phiếu theo định kỳ, mỗi năm một hoặc hai lần, trừ loại trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond). Người nắm giữ trái phiếu này nhận được tiền lãi do việc mua trái phiếu với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá của nó. Khi trái phiếu đáo hạn, lãi sẽ được trả, chính bằng khoản chênh lệch giữa mệnh giá trái phiếu và giá đã trả để mua trái phiếu đó.

Cũng có cả trái phiếu có lãi suất thả nổi với lãi suất cuống phiếu được định kỳ

ấn định lại theo một chuẩn nào đó được định trước.

Ngoài việc cho biết các khoản thanh toán lãi cuống phiếu mà người dầu tư có thể nhận được trong thời hạn của trái phiếu, lãi suất cuống phiếu còn chỉ ra mức độ mà theo đó giá của trái phiếu sẽ chịu tác động của những thay đổi của lãi suất. Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất cuống phiếu càng cao, giá trái phiếu càng ít thay đổi trước một thay đổi của lãi suất. Kết quả là lãi suất cuống phiếu và thời gian đáo hạn có những hiệu ứng ngược chiều đối với tính biến động giá của một trái phiếu.

2. Phân loại trái phiếu

2.1. Trái phiêu vô danh là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi, và khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.

2.2. Trái phiêu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.

Xem tất cả 480 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí