Căn Cứ Vào Phương Thức Hoạt Động Của Thị Trường, Thị Trường Chứng Khoán Được Phân Thành Thị Trường Tập Trung (Sở Giao Dịch Chứng Khoán) Và Phi

Vai trò của thị trường sơ cấp:

- Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán.

- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.

Đặc điểm của thị trường sơ cấp:

- Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành.

- Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành...

- Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán.

Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Đặc điểm của thị trường thứ cấp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.

- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.

- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 5

- Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lân trên thị trường thứ cấp.

6.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC)

Cũng có thể phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất tập trung của thị trường (tính chất tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất). Khi đó, thị trường chứng khoán bao gồm sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung), và thị trường OTC (thị trường phi tập trung). Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tật trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Trên thị trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.

Đối với thị trường thứ cấp, cấu trúc thị trường cơ bản đều được hình thành dựa trên cơ sở đấu giá và đấu lệnh.

- Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo thị trường đưa ra giá đặt mua và giá chào bán loại chứng khoán được ấn định của họ. Các nhà đầu tư giao dịch những chứng khoán này như đối tác của nhà tạo thị trường. Giá được xác định thông qua cạnh tranh giữa các nhà tạo thị trường. Thị trường này thực hiện các nguyên tắc đấu lệnh như ưu tiên về giá thời gian, ưu tiên về khách hàng, về số lượng (ưu tiên các lệnh theo số lượng lớn)...

- Trong thị

trường đấu lệnh, lệnh của các nhà dầu tư

được ghép với nhau

không có sự tham gia của các nhà tạo thị trường. Lệnh được ghép tại mức giá thoả mãn cả hai bên mua và bán. Giá được xác định thông qua cạnh tranh giữa các nhà dầu tư. Trên thị trường này, thực hiện phương thức ghép lệnh định ký hoặc ghép lệnh liên tục và cũng thực hiện đầy đủ các quyền ưu tiên trong giao dịch. Trong đấu lệnh liên tục, lệnh được thực hiện một cách liên tục bằng việc ghép lệnh ngay khi có các lệnh mới có thể ghép được.

Hình thức sở hữu:

Lịch sứ phát triển sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây:

- Là một tổ chức do các thành viên (là công ty chứng khoán) sở hữu. Thời kỳ đầu, sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ "mini" dần dần về sau phát triển thành các tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên sở hữu. Tuy

nhiên hội đồng quản trị của sở giao dịch chứng khoán, bên cạnh những thành viên do Công ty thành viên cử ra vẫn có một số thành viên do chính phủ đề cử.

- Là một công ty cổ phần do các công ty thành viên, các ngân hàng và cả các tổ chức không phải thành viên sở hữu.

- Là một tổ chức do chính phủ sở hữu.

Có một vài nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định, sở giao dịch chứng khoán do chính phủ sở hữu (như trường hợp của Hàn Quốc, Sở Giao dịch chứng khoán được thành lập vào năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vơ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu gây lộn xộn trong thị trường. Sau đó chính phủ đã phải đứng ra sở hữu Sở Giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ 1963 đến 1988).

6.3. Căn cứ vào hàng hoà trên thị trường, thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoản phái sinh

Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

Việc vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia. Do đó, thị trường trái phiếu ngày càng lớn về quy mô và hoạt động ngày càng sôi động.

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh:

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các công cụ lưu thông trên thị trường chứng khoán cũng ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại. Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ phiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện. Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và được quyền chuyển đổi sang các chứng khoán qua hành vi mua bán theo những điều kiện nhất định. Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán, hay các chứng khoán phái sinh.

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh đã được phát hành. Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh.

7. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

7.1. Khái niệm và sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trường chứng

khoán

Điều hành thị trường là các hoạt động được tiến hành nhằm duy trì sự vận

hành bình thường của thị trường, hoạt động này thường được tiên hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định.

Giám sát thị trường là việc tiên hành theo dõi kiêm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường.

Thị trường chứng khoán luôn luôn tồn tại tính hai mặt của nó, đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Những mặt tiêu cực của nó có thể gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đó chính là các hành vi gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả... Vì vậy cần phải có một cơ chế điều hành và giám sát chặt chẽ mọi mặt hoạt động của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác thị trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, nơi tập trung của nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tê.

Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy của thị trường chứng khoán, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo được tính hiệu quả, công băng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường,

bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó.

7.2. Cơ chê' điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

Tại mỗi nước, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản.

a. Các cơ quan quản lý của chính phủ

Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán. Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình. Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính phủ gồm có uỷ ban chứng khoán và một số bộ, ngành có liên quan.

Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau:

- Thực hiện các quy định, quy chế về quản lý ngành chứng khoán của chính phủ, bộ tài chính và phối hợp với các tổ chức liên quan để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.

- Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường như đăng ký, lưu ký chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết, và phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

- Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này, xử lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không tự xử lý được.

- Thanh tra đối với các cá nhân hay tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật.

Bên cạnh uỷ ban chứng khoán, một số bộ, ngành. cũng có chức năng tham gia quản lý một số lĩnh vực có liên quan tới thị trường chứng khoán. Ví dụ: bộ tài chính quản lý các vấn đề về kế toán, kiểm toán phục vụ phát hành và công khai thông tin công ty, phát hành trái phiếu quốc tế...; ngân hàng nhà nước quản lý các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh chứng khoán, đề ra các nguyên tắc để phân tách nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán; bộ tư pháp có liên quan tới việc xử lý các trường hợp gian lận trên thị trường chứng khoán...

b. Các tổ chức tự quản

Xét về mặt lịch sử, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi các tổ chức tự quản trước, rồi sau đó mới có sự can thiệp của chính phủ. Các tổ chức tự quản là các tổ chức hình thành cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường. Các tố chức tự quản thực hiện quản lý và giám sát thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của các tổ chức quản lý và giám sát thị trường của chính phủ.

Một tổ chức tự quản hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc:

- Các quyết định điều hành đưa ra phải đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh thực tế, hoạt động giám sát thị trường phải có hiệu quả.

- Chi phí điều hành, giám sát thị trường phải thu được từ các hoạt động trên thị trường chứ không phải do ngân sách cấp.

Hoạt động điều hành và giám sát thị trường chứng khoán của các tổ chức tự quản bao gồm 3 bộ phận: quản lý và giám sát các hoạt động giao dịch (bao gồm cả việc phát hành), quản lý và giám sát công ty chứng khoán, giải quyết cá tranh chấp và tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm. Nhìn chung, các tổ chức tự quản gồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên sở. Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau:

- Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên sở thông qua việc đưa ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường sở giao dịch.

- Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ. Khi phát hiện các vi phạm sở giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của ngành chứng khoán, sở giao dịch có thể báo cáo lên uỷ ban chứng khoán để giải quyết.

- Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan đến ngành chứng khoán.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của thị trường chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường chứng khoán như sau:

- Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung. Các công ty muốn tham gia thị trường này phải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đưa ra.

- Đưa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên trong các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này.

- Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các công ty chứng khoán thành viên để tìm ra các vi phạm, sau đó chuyển các kết quả điều tra tới công ty chứng khoán đó để giải quyết.

- Đại diện cho ngành chứng khoán, hiệp hội dưa ra các đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý thị trường chứng khoán của chính phủ về các vấn để tổng quát trên thị trường chứng khoán.

Các tổ chức của chính phủ và các tổ chức tự quản là hai hình thức điều hành và giám sát thị trường chứng khoán. Ở các nước khác nhau, sự áp dụng các hình thức cũng khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo cho thị trường chứng khoán được điều hành và giám sát có hiệu quả cần phải có sự kết hợp hai hình thức này trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng nước.


CHƯƠNG II

CHỨNG KHOÁN


Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Theo sự phát triển của thị trường hàng hoá ngày càng phong phú da dạng. Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh.

I. CỔ PHIẾU

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.

Khi mua cổ phiếu, những người đầu tư (các cổ đông) sẽ rở thành những người chủ sở hữu đối với công ty. Mức độ sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ dông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty. Trong trường hợp xấu nhất là công ty phải thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ nhận dược những gì còn lại sau khi công ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác (như thuế, nợ ngân hàng hay trái phiếu...). Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn.

Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ dông, có hai loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

1. Phân loại cổ phiếu

1.1. Cổ phiêú phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu điển hình nhất. Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông. cổ phiếu phổ thông mang lại những quyền sau cho các cổ đông:

Quyền hưởng cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả bằng tiền (dạng phổ biến nhất), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới.

Xem tất cả 480 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí