Từ năm 2011-2012 tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm với 13 tháng giảm, mức giảm từ 4 đến 182 VND. Lãi suất cho vay đầy biến động và tiếp tục “cuộc đua” lãi suất ở giai đoạn trước với những mức tăng cao trong khoảng giữa năm 2011 . Thị trường vàng tăng giá qua từng tháng trong năm, mức tăng cao nhất là 223,678 đồng/chỉ vào tháng 10- 2011. Và biến động nhiều nhất trong giai đoạn này chính là chỉ số giá tiêu dùng đặc biệt là trong năm 2011, những biến động mạnh của chỉ số giá tiêu dùng khiến cho tình trạng lạm phát cao quay trở lại.
600
20%
510.6
18.1%
500
15.5%
473.8
16%
400
15.3%
421.4
12.6%
12%
300
351.6
11.9%
8%
200
100
4%
0
0%
VN-index (điểm)
Lãi suất (%)
Biểu đồ 3.11. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2011-2012
N guồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn này không thể không nhắc đến thị trường lãi suất khi mà hàng loạt
các ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước xử lý do phá vỡ quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Nếu trong năm 2010, các Ngân hàng thương mại đều đồng thuận mức lại suất 11%, 12% hoặc cao nhất là 13% thì đến đầu năm 2011 gần như không có Ngân hàng nào còn giữ mức lãi suất đã thỏa thuận. Năm 2011, lãi suất mở đầu ở mức 15.3% và tăng lên 18.1% chỉ trong vòng 4 tháng, mức tăng là 2.8%. Cùng thời gian đó chỉ số VN-Index cũng giảm từ 510.6 điểm xuống 421.4 điểm. Lãi suất 18.1% được giữ vững trong 3 tháng liền, chỉ đến tận tháng 9-2011 khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần thì lãi suất mới bắt đầu giảm từ mức 18.1% xuống dần đến 11.9% vào cuối năm 2012, mức giảm là 6.2% tuy nhiên 11.9% vẫn là mức lãi suất cao. Theo đó, 3 tháng sau khi lãi suất bắt đầu bước vào khoảng giảm thì chỉ số VN-Index bắt đầu tăng
trở lại từ mức 351.6 điểm.
Giai đoạn tháng 11-2010 đến 4-2012, lạm phát 2 con số lại quay trở lại. Mặc dù tăng trưởng cung tiền vẫn giảm đều qua các tháng, nhưng tình trạng nhập siêu gia tăng đã khiến cho đồng nội tệ tiếp tục bị mất giá và lạm phát cao lại tiếp diễn. Tuy vậy chỉ số VN-Index lại không giảm điểm quá mạnh như lạm phát thời kì trước, thậm chí có những thời điểm lạm phát đã ở mức 21% nhưng chỉ số giá cổ phiếu VN-Index không giảm mà lại tăng nhẹ.
600
25%
510.6
427.6
500
480.1
432.5
473.8
351.6
20%
400
15%
300
10%
200
100
5%
0
0%
01/2011 03/2011 05/2011 07/2011 09/2011 11/2011 01/2012 03/2012
Tỷ lệ lạm phát (%)
VN-Index (điểm)
Biểu đồ 3.12. Diễn biến chỉ số VN-Index trong lạm phát giai đoạn 2011-2012
12%
14%
20%
23%
22%
17%
14%
11%
Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Nhìn vào đồ thị ta thấy mặc dù tỷ lệ lạm phát rất cao, mức cao nhất là 23% gần với
mức lạm phát cao lịch sử của nền kinh tế vào năm 2008 nhưng diễn biến của chỉ số VN- Index lại không thay đổi quá nhiều, VN-Index vẫn trong xu hướng giảm nhưng chỉ số này đã bớt nhạy với sự gia tăng của nhân tố lạm phát, thậm chí có những thời điểm VN-Index còn tăng nhẹ (vào tháng 4-2011 và tháng 6-2011) khi lạm phát đang trong đà tăng. Mở đầu năm 2011 với tỷ lệ lạm phát 12%, VN-Index vẫn ở mức khá cao là 510.6 điểm. Sau đó 2 tháng, VN-Index mới phản ứng lại với mức lạm phát này và giảm xuống 461.1 vào tháng 2-2011. Tuy nhiên vào tháng 4-2011, khi lạm phát tăng đến 18% thì VN-Index lại tạo đỉnh trên đồ thị và đạt mức tăng là 480.1 điểm. Và chỉ khi lạm phát đạt hơn 20% thì VN-Index mới bắt đầu rơi vào khoảng giảm nhưng mức giảm không cao như lạm phát năm 2008. Vào tháng 8-2011 khi lạm phát đạt mức 23% thì VN-Index cũng chỉ giảm
xuống 425.4 điểm ( giảm 85.2 điểm so với mức 510.6 điểm vào đầu năm 2011). Từ tháng 9-2011 đến tháng 12-2011, VN-Index mới thực sự chịu tác động của lạm phát, chỉ số giá cổ phiếu giảm xuống 351.6 điểm. Những tháng đầu năm 2012, tỷ lệ lạm phát nhanh chóng giảm về mức ổn định là 11%, VN-Index tăng mạnh trở lại và đạt mức 473.8 điểm vào tháng 12-2012.
600
510.6
500
3,307,000
3,502,290
473.8
3,732,000 4,000,000
3,000,000
400
2,676,613
300
351.6
2,000,000
200
1,000,000
100
0
01/2011 04/2011
0
07/2011 10/2011 01/2012
VN-index (điểm)
04/2012
07/2012
10/2012
Giá vàng (đồng/chỉ)
Biểu đồ 3.13. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng giai đoạn 2011-2012
Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Đặc trưng lớn nhất của giá vàng trong giai đoạn này chính là tăng qua từng tháng
trong năm, ở những giai đoạn trước dù giá vàng nhìn một cách tổng quát thì luôn trong xu hướng tăng tuy nhiên vẫn có những tháng giảm, còn trong giai đoạn này thì giá vàng liên tục tăng với mức tăng rất cao. Thị trường vàng ghi nhận hai thời điểm mà mức giá tăng giá cao nhất là tháng 8-2011 và tháng 10-2011. Cụ thể, từ tháng 7-2011 đến tháng 8- 2011 giá vàng tăng từ 2,845,129 đồng/chỉ lên 2,987,533 đồng/chỉ với mức tăng là 142,404 đồng/chỉ và phần trăm tăng trưởng là 5%. Từ tháng 9-2011 đến tháng tháng 10- 2011 giá vàng tăng từ 3,077,290 đồng/chỉ lên 3,300,968 đồng/chỉ với mức tăng là 223,678 đồng/chỉ và phần trăm tăng trưởng là 7.3%.
Về diễn biến tỷ giá 2011-2012 nhìn chung chỉ biến động nhẹ vào những tháng đầu năm 2011. Cụ thể, tỷ giá mở đầu năm 2011 ở 19,664 VND sau đó tăng lên mức 20,181 VND ( tăng 2.6%) vào tháng 2-2011 và lên 20,845 VND ( tăng 3.3%) vào tháng 3-2011. Từ sau 2 thời điểm tăng khá cao vào đầu năm 2011 thì tỷ giá được giữ ổn định gần như không biến động (biên độ tăng chỉ từ 0% đến 1% mỗi tháng), đường biểu diễn trên đồ thị
gần như là đường nằm ngang. Giá vàng và tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này gần như không tác động gì đến chỉ số VN-Index.
3.1.1.5 Giai đoạn từ 2013-2015
Giai đoạn này có thể xem như giai đoạn phục hồi của thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index tăng dần về 600 điểm, lãi suất giảm dần về 7% và duy trì ổn định cho đến hết năm 2015, thị trường vàng luôn trong xu hướng tăng trong nhiều năm qua đã có dấu hiệu giảm với mức giảm khá lớn, cả cung tiền và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng chậm so với những giai đoạn trước. Nhìn chung trong giai đoạn 2013-2015 VN-Index tăng chậm so với thời kỳ đỉnh cao năm 2007 nhưng lại cho thấy sự phát triển ổn định và vững bền của thị trường chứng khoán.
750
15%
12.0%
600
591.6
636.7
592.6
621.1 607.4
12%
10.3%
518.4
450
9%
9.2%
8.0%
300
7.2%
7.0%
6%
150
3%
0
0%
VN-Index (điểm)
Lãi suất (%)
Biểu đồ 3.14. Diễn biến chỉ số VN-Index và lãi suất giai đoạn 2013-2015
Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Trong giai đoạn này lãi suất cho vay diễn biến ngược chiều với biến động của chỉ
số giá cổ phiếu VN-Index. Lãi suất mở đầu năm 2013 ở mức 12%, sau đó giảm dần xuống mức 10.3% vào tháng 4-2013 tạo điểu kiện cho VN-Index tăng từ 479.8 điểm vào tháng 1-2013 lên 518.4 điểm vào tháng 5-2013. Từ mức lãi suất 10.3% giảm dần đều về 9.2% vào tháng 4-2014, khi lãi suất rơi vào khoảng giảm sâu thì chỉ số VN-Index bắt đầu tiến vào giai đoạn phục hồi rò rệt. Từ mức 504.6 điểm vào tháng 12-2013, VN-Index tăng dần lên mức 591.6 điểm vào tháng 3-2014 với mức tăng là 87 điểm. Từ mức 9.2% lãi suất bất ngờ giảm mạnh xuống 8.3% vào tháng 5-2014, khoảng 2 tháng sau thì giảm tiếp
xuống mức 8%. Mức giảm sâu của lãi suất cho vay đã thúc đẩy tăng trưởng của chỉ số VN-Index, lần đầu tiên kể từ sau năm 2007 VN-Index đạt 636.7 điểm. Vào tháng 8-2014 lãi suất rời khỏi vùng giảm và tăng trở lại mức 8.5%, chỉ số VN-Index phản ứng rất nhạy với biến động này và giảm ngay lập tức xuống 598.8 điểm ngay sau đó 1 tháng.và tiếp tục giảm xuống 545.6 điểm vào tháng 12-2014. Tuy nhiên đến đầu năm 2015, lãi suất bất ngờ giảm xuống 7.2% thấp hơn cả lãi suất trần là 9%, và xuống đến 7% vào tháng 8-2015 và tiếp tục duy trì ở mức 7% cho đến hết năm 2015. Phản ứng lại với mức lãi suất thấp này là sự tăng lên của chỉ số VN-Index, thị trường ghi nhận những mức tăng cao là 592.6 điểm (tháng 2-2015), 621.1 điểm (tháng 7-2015) và 607.4 điểm (tháng 10-2015).
750
22,801
23,000
636.7
621.1
600
586.5
592.6
22,500
518.4
22,000
450
21,828
21,241
21,500
300
21,000
150
20,500
0
20,000
VN-Index (điểm)
Tỷ giá USD/VNĐ (VND)
Biểu đồ 3.15. Diễn biến chỉ số VN-Index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2013-2015
(đồng)
Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ 2013-2014 vẫn tiếp tục tuân theo quy luật tăng
của những giai đoạn trước (không quá 2% đến 3%/năm) và những biến động của tỷ giá hầu hết là cùng chiều với chỉ số VN-Index, năm 2013 tỷ giá USD/VND vào tháng 1-2013 ở mức 21,006 VND và tăng nhẹ vào những tháng tiếp theo, tỷ giá cuối năm so với đầu năm tăng 1.3% , năm 2014 tăng 1.5% (biến động của từng tháng không quá 1%). Nhưng đến năm 2015 tỷ giá có biến động khá mạnh với phần trăm tăng trưởng cuối năm (tháng 12-2015) so với đầu năm (tháng 1-2015) là 4.8% (tăng 1,046 VND). Đáng chú ý nhất là giai đoạn từ tháng 7-2015 đến tháng 12-2015. Cụ thể, vào tháng 6-2015 tỷ giá là 21,828
VND và đến tháng 7-2015 tỷ giá tăng lên 22,036 VND với mức tăng là 208 VND. Cũng vào thời điểm tháng 7-2015 trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index tăng mạnh và tạo đỉnh đồ thị ở mức 621.1 điểm. Đến tháng 8-2015 tỷ giá tăng từ 22,036 VND lên 22,482 VND tăng 446 VND (phần trăm tăng trưởng là 2%) và đây cũng là tháng mà tỷ giá có mức tăng cao nhất trong giai đoạn này. Đến tháng 9-2015 tỷ giá tăng lên 22,801 VND (mức tăng là 320 VND). Nhưng đến tháng 10-2015 tỷ giá giảm xuống 22,628 VND với mức giảm khá lớn là 173 VND, một tháng sau trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index giảm xuống 573.2 điểm. Vào tháng 11-2015 và tháng 12-2015 tỷ giá tăng trở lại với lần lượt các mức giá trị 22,691 VND và 22,701 VND tạo điều kiện cho chỉ số VN- Index tiếp tục đà phục hồi và đạt mức 579 điểm vào tháng 12-2015.
750
4,458,482
5,000,000
621.1
600
3,993,290
592.6
4,000,000
586.5
636.7
450
518.4
3,344,661
3,300,968
3,000,000
300
2,000,000
150
1,000,000
0
-
VN-Index (điểm)
Giá vàng (đồng/chỉ)
Biểu đồ 3.16. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng năm 2013-2015
Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Bước sang giai đoạn 2013-2015 thị trường vàng có nhiều biến động. Từ năm 2013
đến cuối năm 2014, giá vàng vẫn biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. Bắt đầu từ năm 2015 thì VN-Index gần như luôn biến động ngược chiều với giá vàng. Thị trường vàng bắt đầu năm 2013 ở mức giá khá cao là 3,761,419 đồng/chỉ và tiếp tục tăng vào các tháng sau cho đến cuối năm 2013 giá vàng bán ra đã đạt 4,187,355 đồng/chỉ, tốc độ tăng trưởng là 11.3%. Từ đầu năm 2014 đến tháng 9-2014, giá vàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng của năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng là 6%. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 9-2014 mặc dù giá vàng luôn trong xu hướng tăng nhưng do tốc độ tăng chậm và
mức tăng thấp nên đường biểu diễn biến động giá vàng nằm khá thoải và dự đoán trong năm 2015 sẽ là một đường nằm ngang nghĩa là giá vàng sẽ không có biến động.
Tuy nhiên từ tháng 12-2014 đến hết năm 2015 thị trường vàng liên tục giảm sâu, với khoảng giảm lớn nhất là từ tháng 12-2014 đến tháng 6-2015 biên độ giảm từ 1% đến 10.8%. Mức giảm cao nhất của giá vàng là 472,644 đồng/chỉ vào tháng 12-2014, tuy nhiên trên thị trường chứng khoán chỉ số VN-Index sau 1 và 2 tháng sau lại đạt phần trăm tăng trưởng khá cao lần lượt là 6% (tháng 1-2015) và 3% (tháng 2-2015).
Từ những phân tích mô tả số liệu về chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, tỷ giá USD/VND, lãi suất và cung tiền ở trên ta có thể nhìn nhận một cách khá rò ràng về mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này và thời gian mà chỉ số giá cổ phiếu VN-Index bắt đầu chịu tác động (độ trễ) từ một sự thay đổi của một trong những nhân tố trên. Dựa trên những phân tích số liệu và khung lý thuyết đã trình bày ở trên, có thể đưa ra bảng dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong phương trình đồng liên kết.
Bảng 3.1. Dấu kỳ vọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (VN-Index)
Ký hiệu | Dấu kỳ vọng | |
Chỉ số giá tiêu dùng | CPI | |
Lãi suất | IR | |
Giá vàng | GR | |
Tỷ giá hối đoái USD/VND | ER | |
Cung tiền M2 | M2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Giá Cổ Phiếu Vn-Index
- Diễn Biến Chỉ Số Vn-Index Và Lãi Suất Cho Vay Giai Đoạn 2001-2004
- Kiểm Định Đồng Liên Kết Johansen Bảng 4.13. Kết Quả Kiểm Định Johansen
- Xác Định Độ Trễ Tối Ưu Và Tính Ổn Định Của Mô Hình
- Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index - 8
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
3.1.2. Phương pháp vector hiệu chỉnh
Vì đặc trưng tính chất của chuỗi thời gian nên ta nên sử dụng phương pháp vector sai số hiệu chỉnh để nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn của các biến phụ thuộc đối với chỉ số giá cổ phiếu VN-Index.
Các bước và thứ tự kiểm định sẽ sử dụng là:
- Kiểm định tính dừng của từng biến trong chuỗi thời gian bằng 2 loại kiểm định thông dụng là Phillips-Perron và Augmented Dickey-Fuller.
- Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp VAR của Johansen để xem chuỗi
thời gian có tuân theo nhận định của Engle và Granger không.
- Nếu mô hình tuân theo nhận định của Engle và Granger thì tiếp tục đi tìm độ trễ tối ưu bằng mô hình VAR. Sau khi xác định được độ trễ tối ưu, ta dùng độ trễ đó để kiểm định hiện tượng tự tương quan . Xác định tính ổn định của mô hình thông qua vòng tròn đơn vị.
- Từ đó xác định phương trình đồng liên kết trong mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM.
- Xác định hệ số hiệu chỉnh từ kết quả của mô hình VECM.
- Xác định kết quả phân rã phương sai từ mô hình VECM để đo lường tác động của các cú sốc từ các biến độc lập (IR, CPI, GR, ER, M2) giải thích bao nhiêu phần trăm cho sự biến động của biến phụ thuộc (VNI). Sử dụng đồ thị từ hàm phản ứng đẩy Impulse Respones để xác định phản ứng của chỉ số VN-Index trước cú sốc của các biến.
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM
Các chuỗi thời gian trong kinh tế vĩ mô hầu hết đều có xu hướng và đều là các chuỗi không dừng nên nếu sử dụng mô hình hồi quy OLS thì sẽ cho ra kết quả hồi quy giả mạo (đặc trưng để nhận biết là giá trị R-square rất cao và giá trị t cao, nhưng giá trị Durbin-Watson sẽ thường rất nhỏ) vì vậy đối với bộ dữ liệu này bài khóa luận sẽ sử dụng mô hình VECM.
Mô hình VECM được sử dụng khi các biến có quan hệ đồng liên kết và để xem xét tác động của các cú sốc của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mô hình thường dùng để dự báo, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức kinh tế lượng nâng cao và chuyên sâu nên bài khóa luận chỉ dừng lại ở mức xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến độc lập (chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, lãi suất, tỷ giá hối đoái USD/VND và cung tiền) với biến phụ thuộc (VN-Index) thông qua phương trình đồng liên kết. Trong bộ dữ liệu thời gian này để tránh biến động quá lớn làm sai lệch kết quả, bài khóa luận sẽ lấy logarit các giá trị.
3.2.2. Nguồn và cách lấy dữ liệu
Mặc dù chỉ số giá cổ phiếu VN-Index ra đời từ tháng 7-2000, nhưng do trong giai đoạn từ tháng 7-2000 đến tháng 12-2000 thị trường còn mới nên các nhân tố tác động đến chỉ số chưa rò ràng nên dữ liệu cho các biến sẽ chọn khung thời gian từ tháng 1-2001 đến