Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Giá Cổ Phiếu Vn-Index


[1,7]

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index

2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh phần trăm thay đổi của kỳ hiện tại với kỳ gốc, là chỉ số đại diện và đo lường lạm phát. Lạm phát được tính từ chỉ số giá tiêu dùng nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế luôn biến động theo chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát được xem là yếu tố vĩ mô tác động nhiều nhất và mạnh nhất đến chỉ số cổ phiếu VN-Index. Chỉ số chứng khoán nói chung và chỉ số VN- Index nói riêng phản ánh xu hướng vận động và thể hiện rò sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Và nền kinh tế đó chịu ảnh hưởng mạnh từ tình trạng lạm phát, lạm phát tăng nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng bất ổn định, và sự bất ổn này sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Như vậy, lạm phát tăng tác động giảm lên chỉ số giá cổ phiếu VN-Index. Thêm vào đó, lạm phát tăng nghĩa là đồng nội tệ đang mất giá, làm gia tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, ví dụ như để mua cùng một loại nguyên vật liệu, hàng hóa đó nhưng tháng này doanh nghiệp phải chi ra nhiều tiền hơn so với tháng trước do đồng tiền mất giá, bên cạnh đó lãi suất cho vay cũng sẽ tăng và cuối cùng là làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất tăng, giá hàng hóa sẽ tăng khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn và làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ tất cả các yếu tố trên dẫn đến sự sụt giảm của giá cổ phiếu doanh nghiệp. Và lạm phát một khi đã xảy ra thì không chừa bất kỳ doanh nghiệp nào, thuộc bất kể ngành nào, do đó, chỉ số VN-Index của toàn thị trường sẽ giảm là điều khó tránh khỏi.

2.3.2. Giá vàng

Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu VN-Index - 3

Giá vàng là một trong những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số cổ phiếu VN- Index. Tuy vàng là một nhân tố khá quan trọng nhưng ta không thể nhận định ngay được nó ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số VN-Index bởi mỗi một biến động của giá vàng đều

khiến cho chỉ số giá cổ phiếu VN-Index lên xuống không theo một quy luật nào, có lúc giá vàng tăng kéo theo chỉ số giá cổ phiếu tăng, có lúc giá vàng giảm nhưng chỉ số giá cổ phiếu lại tăng.

Trong thực tế tại một số quốc gia vàng là một kênh đầu tư thay thế, là tài sản đảm bảo, tích trữ cho những rủi ro có thể xảy ra với nền kinh tế. Khi giá vàng tăng mạnh thì mọi người thường nghĩ rằng nền kinh tế đang bất ổn nên nhiều người mua vàng để tích trữ và theo tâm lý đám đông những người khác cũng sẽ tìm đến vàng để phòng ngừa rủi ro khiến cho giá vàng lại tăng cao. Lúc đó kênh đầu tư cổ phiếu, chứa đựng nhiều rủi ro hơn sẽ kém hấp dẫn hơn, và dòng vốn đổ vào kênh đầu tư này sẽ giảm và thông thường sẽ khiến cho VN-Index giảm điểm. Tuy vậy vẫn có những thời điểm ngay cả khi VN- Index đang tăng, nền kinh tế phát triển ổn định nhưng giá vàng vẫn tăng đều, trường hợp này khá phổ biến tại Việt Nam và xảy ra tình trạng này chủ yếu là do yếu tố văn hóa. Lý giải cho điều này các chuyên gia ngân hàng cho rằng vì Việt Nam đã trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài và thấm thía được sự nghèo đói nên tâm lý tích trữ vàng phòng thân đã ăn sâu vào người Việt thành một đặc điểm văn hóa.

2.3.3. Lãi suất cho vay

Lãi suất là một yếu tố tác động khá nhiều đến chỉ số VN-Index. Ở đây, ta xét đến lãi suất cho vay, là loại lãi suất tác động khá lớn đến hành vi tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp. Khi lãi suất cho vay tăng lên thì sẽ làm gia tăng chi phí của các cá nhân và doanh nghiệp đi vay khiến cho thu nhập thấp hơn và khiến cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn. Có thể nói biến động của lãi suất tác động một cách gián tiếp đến chỉ số giá VN-Index. Và 2 yếu tố này thường ngược chiều nhau, khi lãi suất tăng thì chỉ số giá cổ phiếu VN-Index sẽ giảm và ngược lại, lãi suất giảm được xem là tin tích cực cho VN-Index.

Cụ thể, như đã trình bày ở trên khi một doanh nghiệp đi vay với lãi suất cao để đầu tư hoặc để duy trì hoạt động sản xuất và đến khi đã sản xuất được hàng hóa ra thị trường thì doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rủi ro không bán được hàng do các yếu tố về giá cả, đối thủ cạnh tranh, lạm phát, sản phẩm thay thế. Và khi các rủi ro này xảy ra, sẽ khiến cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng giảm theo. Thông thường các doanh nghiệp trong cùng ngành sẽ chịu tác động giống nhau, từ đó khiến cho giá cổ phiếu của một số nhóm ngành sẽ giảm và có thể khiến chỉ số VN-Index giảm. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có nhiều nhà đầu tư

vay tiền để đầu tư chứng khoán, với mức lãi suất cao thì họ sẽ mong muốn có một mức lợi nhuận cao từ kênh đầu tư cổ phiếu nhưng doanh nghiệp đang có lợi nhuận giảm do chịu chi phí lãi vay cao và rủi ro thị trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu này. Khi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận không được thỏa mãn thì các nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi thị trường. Hành vi này cũng góp phần làm giảm chỉ số giá cổ phiếu.

2.3.4. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là con số thể hiện giá trị của một đơn vị tiền tệ nước này qua đơn vị tiền tệ của nước khác, có thể xem nó như một kênh đầu tư thay thế đối với kênh đầu tư cổ phiếu, nó vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp đến chỉ số giá cổ phiếu VN- Index. Tỷ giá hối đoái xét đến ở đây là tỷ giá bán USD/VND, có thể nói tỷ giá tăng tác động hai chiều đến thị trường cổ phiếu.

Trong trường hợp một doanh nghiệp đi vay USD/VND để thanh toán tiền mua hàng nếu tỷ giá tăng và ở mức cao thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng, trong thị trường cạnh tranh như hiện nay nếu doanh nghiệp không bán được hàng hoặc doanh thu bán hàng không đủ để bù đắp vốn thì khoản chi phí gia tăng này sẽ kéo lợi nhuận của doanh nghiệp xuống và làm giảm giá trị cổ phiếu doanh nghiệp và chỉ số VN-Index giảm . Tỷ giá tăng sẽ tác động mạnh nhất đến những công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, tỷ giá tăng( VND giảm giá trị) thì lại có lợi cho các công ty chuyên xuất khẩu và có thể giúp các công ty này gia tăng lợi nhuận khi chuyển lợi nhuận từ đồng ngoại tệ (ở đây xét là USD) về lại đồng nội tệ (VND), khi lợi nhuận tăng thì giá trị doanh nghiệp tăng và chỉ số VN-Index tăng.

Còn đối với các nhà đầu tư, nếu tỷ giá biến động tăng (giảm) với biên độ lớn và họ nhận thấy khả năng kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì việc giảm đầu tư cổ phiếu tăng kinh doanh tỷ giá là có thể xảy ra. Và còn một nhân tố nhà đầu tư nữa cũng tác động khá lớn đó là nhóm những nhà đầu tư nước ngoài, khi tỷ giá tăng lên thị trường chứng khoán sẽ dễ dàng thu hút vốn từ những nhà đầu tư này và làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.

2.3.5. Cung tiền

Cung tiền là yếu tố tác động khá lớn đến chỉ số giá cổ phiếu. Khi chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ nghĩa là sẽ có một lượng tiền được đưa vào nền kinh tế. Lượng cung tiền tăng lên sẽ làm làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài sản tài chính như cổ phiếu của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính phủ muốn tăng cung tiền thì thường sẽ hạ

mức lãi suất cơ bản xuống và lãi suất cho vay cũng sẽ giảm theo từ đó giúp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm và có khả năng gia tăng lợi nhuận. Chính sách mở rộng tiền tệ làm lượng tiền tăng, giá trị VND giảm xuống khiến tỷ giá USD/VND tăng, và như đã trình bày khi tỷ giá tăng nó sẽ tác động hai chiều đến thị trường chứng khoán.

Và ngược lại khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì chỉ số giá cổ phiếu giảm bởi 2 nguyên nhân sau: lượng tiền lưu thông giảm sẽ làm làm giảm dòng tiền đổ vào thị trường để đầu tư chứng khoán và khi lãi suất đi vay tăng nghĩa là chi phí đầu tư tăng lúc đó các loại chứng khoán ổn định như trái phiếu sẽ hấp dẫn hơn cổ phiếu, việc này đã tác động đến hành vi của nhà đầu tư. Còn đối với các doanh nghiệp thì tăng lãi vay sẽ làm tăng chi phí hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp làm giá cổ phiếu giảm. Gía cổ phiếu giảm lại càng tác động mạnh đến việc rút vốn tạm thời khỏi thị trường của nhà đầu tư, và giá cổ phiếu sẽ lại tiếp tục giảm. Mặc dù, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì chỉ số giá cổ phiếu thường sẽ giảm xuống nhưng nếu chính sách này được thực hiện trong thời kỳ lạm phát thì việc giảm cung tiền sẽ giúp ổn định lại nền kinh tế tạo điều kiện cho chỉ số giá cổ phiếu tăng.

Từ những nhận định trên ta chỉ mới đưa ra được khung lý thuyết và vẫn chưa thể khẳng định được những nhân tố này có thật sự ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index giống như vậy hay không. Vì vậy phải dựa vào 2 phương pháp nghiên cứu tiếp theo để đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số VN-Index.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp mô tả số liệu

Trước khi đi vào phân tích bằng mô hình, ta cần nhìn một cách tổng quan về tình hình của các nhân tố vĩ mô trong giai đoạn 2001-2015 đã được đề cập ở chương 1, và nhận biết một cách trực quan về tác động của những nhân tố này đến chỉ số VN-Index từ đó bổ sung và củng cố khung lý thuyết đã trình bày ở trên.

Dựa vào đặc trưng phát triển của các nhân tố và chỉ số VN-Index ở từng năm mà bài phân tích sẽ chia bộ số liệu nghiên cứu thành các giai đoạn:

- Giai đoạn 2001-2004: giai đoạn đầu mới hòa nhập vào nền kinh tế của thị trường chứng khoán.

- Giai đoạn 2005-2007: giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển ngoạn mục, Vn-Index đạt mức cao lịch sử.

- Giai đoạn 2008-2010: giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ do nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao kỉ lục vào năm 2008.

- Giai đoạn 2011-2012: giai đoạn lạm phát cao quay trở lại.

- Giai đoạn 2013-2015: giai đoạn thị trường chứng khoán dần phục hồi sau hai thời kỳ lạm phát.

3.1.1.1 Giai đoạn từ 2001-2004

Thị trường chứng khoán ra đời vào tháng 7-2000, cho đến đầu năm 2001 đã hoạt động được 6 tháng, có thể nói thị trường đã hòa nhập và vào guồng được với nền kinh tế. So với khoảng thời gian đầu chỉ có 2 mã chứng khoán giao dịch là REE và SAM, thì đến giai đoạn 2001-2004 thị trường đã lần lượt được bổ sung thêm khá nhiều mã chứng khoán khác. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong giai đoạn này thị trường vẫn chưa phải là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn.

Tổng quát về tình hình biến động của các nhân tố trong những năm này là: chỉ số giá tiêu dùng có những khoảng tăng giảm lặp lại khá đều đặn, tỷ giá hối đoái USD/VND biến động khá nhiều trong giai đoạn 2001 đến đầu 2002 và những tháng cuối năm 2004, lãi suất cho vay biến động giảm nhiều trong năm 2001, giá vàng biến động nhiều trong giai đoạn 2003 đến 2004, cung tiền tăng đều qua các tháng. Giai đoạn này các nhân tố đã được đề cập chỉ tác động ở mức khá đối với chỉ số VN-Index.

600

60.00

500.3 56.34

500

53.96

55.00

400

51.83

300

245.8

49.95

244.5

277.4

50.00

200

47.72

100

191.1

232.6

45.00

145.4

0

40.00

VN-Index (điểm)

Chỉ số giá tiêu dùng (%)

Biểu đồ 3.1. Diễn biến chỉ số VN-index và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2001-2004


Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Từ đầu tháng 1-2001 chỉ số VN-Index đã tiếp nối xu hướng tăng vào cuối năm

2000, với đà tăng ấn tượng từ 245.8 điểm vào cuối tháng 1-2001 lên 500.3 điểm vào cuối tháng 6-2001. Lý giải cho sự tăng điểm ngoạn mục này là do trên thị trường đã có sự đa dạng hóa danh mục hàng hóa, thị trường được bổ sung thêm các loại cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên sau khi đạt mức tăng cao như vậy thì thị trường lại rơi vào chuỗi ngày giảm sâu, dựa vào biểu đồ có thể thấy chỉ số VN-Index giảm mạnh và liên tục từ 500.3 vào tháng 6-2001 xuống 244.5 điểm vào tháng 8-2001 trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng (đại diện cho lạm phát) lại đang trong đà tăng đều từ 47.72% vào tháng 6-2001 cho đến tận tháng 2-2002. Tiếp đó, vào tháng 11-2001 chỉ số VN-Index có dấu hiệu phục hồi. Nhưng vì chỉ số giá tiêu dùng đang bước vào giai đoạn tăng mạnh và nhanh chóng tạo đỉnh đồ thị ở mức 49.95% vào tháng 2-2002, nên tháng tiếp theo VN-Index lại lao dốc và tạo đáy ở mức 191.1 điểm vào khoảng tháng 2-2002. Từ tháng 4-2002 đến 2-2003 tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng giảm nhẹ, ngược lại trên thị trường chứng khoán chứng kiến tốc độ giảm sâu của chỉ số VN-Index bắt đầu chậm lại, đường biểu diễn của VN-Index dần nằm thoải lại báo hiệu cho sự phục hồi. Tuy nhiên, đến tháng 2-2003 khi chỉ số giá tiêu dùng lại tạo đỉnh ở mức 51.83% thì một tháng sau VN-Index bỏ qua dấu hiệu phục hồi và tiếp tục giảm xuống 145.4 điểm. Những tháng tiếp theo cho đến hết năm 2014, VN-Index và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục thể hiện mối quan hệ ngược chiều nhau. Từ tháng 2-2003 đến tháng 11-2003, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 51.83% xuống 51.41%.

Khi chỉ số giá tiêu dùng sắp kết thúc khoảng giảm của mình thì VN-Index bắt đầu tăng trở lại từ 136.2 điểm vào tháng 10-2003 lên 277.4 điểm vào tháng 3-2004. Trong năm 2004, khoảng thời gian chỉ số giá leo thang từ 53.96% lên 56.34% thì chỉ số VN-Index lại rơi vào khoảng giảm từ mức 277.4 điểm xuống 232.6 điểm.


600

16,270

16,174

16,276 16,500

500

500.3

16,149

16,000

400

15,724

15,796

15,500

300

245.8

288.5

277.4

15,000

200

244.5

14,549

239.3

14,500

100

166.9

14,000

0

13,500

VN-Index (điểm)

Tỷ giá USD/VND (VND)

Biểu đồ 3.2.Diễn biến chỉ số VN-index và tỷ giá USD/VND giai đoạn 2001-2004


01/2001

06/2001

11/2001

04/2002

09/2002

02/2003

07/2003

12/2003

05/2004

10/2004

Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Tỷ giá hối đoái USD/VND biến động khá giống với khung lý thuyết đã được trình

bày ở trên. Trong giai đoạn từ tháng 1-2001 đến tháng 8-2001 tỷ giá USD/VND tăng lên nhanh chóng từ 14,549 VND lên 15,724 VND tốc độ tăng trưởng là 8%. Cùng thời gian đó thị trường chứng khoán cũng đang trong đà tăng, tăng từ 245.8 điểm lên 500.3 điểm và đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 103.5%. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo tỷ giá lại biến động ngược chiều với chỉ số VN-Index, mặc cho thị trường chứng khoán đang lao dốc, tỷ giá vẫn tăng nhưng với biên độ tăng không quá lớn khoảng 0.1% đến 3% mỗi tháng. Từ khoảng cuối năm 2003 đến những tháng đầu 2004, tỷ giá biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index. Khi tỷ giá tăng từ 16,149 VND lên 16,270 VND thì thị trường cũng đang tăng, vào thời điểm tháng 3-2004 tỷ giá đạt 16,270 VND thì VN-Index cũng vừa kết thúc giai đoạn tăng ở mức cao là 277.4 điểm . Khoảng tháng 4-2004 cho đến cuối năm 2004 thì nhân tố này lại biến động ngược chiều với thị trường. Gần như cả năm 2004, VN-Index luôn rơi vào khoảng giảm, giảm từ 277.4 điểm xuống 239.3 điểm. Ngược lại tỷ

giá đang tăng ở tốc độ chậm từ 16,270 VND vào tháng 3-2004 lên 16,276 VND vào tháng 9-2004. Từ tháng 9-2004 đến tháng 12-2004, tỷ giá lại bắt đầu giảm xuống mức 15,796 VND. Hai tháng sau khi tỷ giá bắt đầu giảm thì VN-Index có dấu hiệu phục hồi nhẹ từ 220.6 điểm vào tháng 11-2004 lên 239.3 điểm vào tháng 12-2004.


600

874,000 900,000

500.3

791,000

500

627,143

680,000

750,000

778,000

400

665,000

600,000

300

288.5

277.4

450,000

200

164.6

233.2

300,000

100

139.3

166.9

150,000

0

-

VN-Index (điểm)

Giá vàng (đồng/chỉ)

Biểu đồ 3.3. Diễn biến chỉ số VN-Index và giá vàng trong giai đoạn 2001-2004


01/2001

08/2001

03/2002

10/2002

05/2003

12/2003

07/2004

Nguồn: Tác giả thu thập tổng hợp Giá vàng trong giai đoạn này tuy có những khoảng giảm nhưng nhìn chung luôn

trong xu thế tăng, giá vàng từ 2001-2004 có lúc biến động cùng chiều cũng có lúc biến động ngược chiều với chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Trong 4 năm chỉ có 14 đợt giảm giá nhưng biên độ giảm thấp từ 1% đến 6%, với thời gian giảm rất ngắn chỉ từ 1-2 tháng và khá phân tán. Những khoảng thời gian mà giá vàng phản ứng cùng chiều với thị trường chứng khoán: từ tháng 2-2003 đến tháng 8-2003 và từ tháng 1-2004 đến tháng 8- 2004. Vào tháng 2-2003 giá vàng từ mức 680,000 đồng/chỉ giảm dần về 665,000 đồng/chỉ vào tháng 8-2003, chỉ số VN-Index cùng thời gian đó cũng giảm từ 164.6 điểm xuống 139.3 điểm. Từ tháng 1-2004 đến 8-2004 giá vàng giảm từ 791,000 đồng/chỉ xuống 778,000 đồng/chỉ, và VN-Index cũng giảm từ 277.4 điểm xuống 233.2 điểm. Tuy hầu hết là giá vàng biến động cùng chiều với chỉ số VN-Index nhưng vẫn có khoảng biến động ngược chiều. Từ tháng 5-2002 đến tháng 2-2003, giá vàng đang trong đà tăng thì chỉ số VN-Index lại bắt đầu giảm từ 207.1 điểm xuống 164.6 điểm và còn có xu hướng

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí