Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 7

đới gồm các khu vực có độ cao địa hình từ 900m đến các đỉnh núi cao nhất ở độ cao khoảng >1300m.

Vành đai nhiệt đới gồm 2 kiểu thực vật chính trên đất địa đới (hình thành từ các đá mẹ không phải vôi): rừng kín cây lá rộng rụng lá, rừng thưa cây lá rộng rụng lá; 2 kiểu phụ: rừng kín cây lá rộng rụng lá trên đất phi địa đới ở khu vực núi đá vôi, rừng đầm lầy trên đất nội địa đới ở các khu vực ngập nước ngọt thường xuyên hay định kỳ. Dưới tác động của con người (khai thác rừng làm nương rẫy), trên các đất bỏ hoang xuất hiện các kiểu phụ thứ sinh nhân tác như trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh. Thảm thực vật Savannakhet đã xác định được 13 đơn vị thảm thực vật chính như sau:

+ Rừng kín cây lá rộng rụng lá nhiệt đới hơi ẩm (tiếng Lào: đông)

Phân bố rộng trong cả khu vực có khí hậu nửa khô hạn. Tại khu vực phía Tây của tỉnh, rừng thường phân bố trên các đồi thoải có độ cao tương đối khoảng vài chục mét so với vùng đồng bằng xung quanh; tại khu vực phía Đông của tỉnh, rừng phân bố thành các mảng rộng trên các các đồi, núi có độ cao tuyệt đối từ 300m đến 900m. Nơi con người ít tác động, cấu trúc rừng gồm: 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và gỗ nhỏ, 1 tầng cỏ; ngoài ra còn có các tầng phiến dây leo, phụ sinh, ký sinh. Tầng tán rừng cao tới 25-30m, gồm các loài ưu thế như Săng lẻ, Bằng lăng hoa đỏ, các loài họ Dầu ; dưới rừng thường gặp các loài Tre, Nứa. Theo điều tra năm 2007 tại khu vực có độ cao 500-600m ở khu vực Cheng trên đất bazan sâu dày, rừng còn có các loài gõ đỏ, huỳnh đường, gụ, các loài cẩm lai, trâm mốc, vên vên, chò nhai …các cây gỗ nhỏ hơn có kha thụ sừng nai, dẻ Trường Sơn, sồi đỏ, dẻ cờ đen, …

+ Rừng kín cây lá rộng rụng lá nhiệt đới hơi ẩm trên đá vôi

Các khối núi đá vôi với diện tích từ vài km2 đến hàng chục km2, phân bố tập trung ở thượng nguồn sông Sê Bang Hiêng, phía Tây Bắc của huyện Sepone, với diện tích không lớn. Độ cao của chúng thay đổi từ 300-1200m. Rừng trên đá vôi của Lào ít được nghiên cứu.

Khảo sát sơ bộ, tại vùng thấp (khu vực biên giới Việt Lào), trên sườn, đỉnh núi đá vôi (có độ cao địa hình 300-400m) có rừng với 2 tầng cây gỗ. Tầng tán rừng gồm các cây gỗ cao 15-25 m, đường kính 10-20 cm, độ che phủ 30-40% với các loài như chò nhai, trai, mạn kinh, dâu gia xoan, trường mật, lai, c óc rừng

… Tầng dưới tán thường gặp si, mạy tèo … Nơi đất dày loài búng báng với kích thước lớn cao > 10m mọc thành đám rộng. Dưới tán rừng, nơi đất ẩm có loài cây bụi trườn rau bù khai; ven suối thường gặp các loài thàn mát. Trong khu vực phía Tây, nơi giáp với đồng bằng, loài cây rụng lá săng lẻ tham gia vào tầng tán rừng với nhiều cá thể. Một số loài Tre, Nứa cũng có mặt dưới tán rừng.

+ Rừng thưa cây lá rộng rụng lá nhiệt đới hơi khô (tiếng Lào: khôk)

Rừng phân bố phổ biến ở phía Tây Savanakhet đến khu vực trung tâm của tỉnh trên các đồng bằng xen các vùng thấp trũng. Vào mùa mưa, rừng thường bị ngập một thời gian ngắn sau các trận mưa lớn. Rừng thường bị cháy hàng năm vào tháng 2 hay tháng 3. Trong quá khứ, nhiều diện tích rừng đã bị khai phá để trồng Lúa nước và cây công nghiệp. Hiện nay, rừng còn phổ biến ở huyện Xonbouly, Thapangthong, Songkhone; tại các huyện phía Tây tỉnh chỉ còn các mảng rải rác trong các khu đất nông nghiệp.

Cấu trúc rừng gồm 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, 1 tầng cỏ; các quần phiến dây leo, phụ sinh, ký sinh thường có ít cá thể. Tầng tán rừng có độ che phủ thưa. Hầu hết các cây gỗ rụng lá vào mùa khô.

Tầng tán rừng cao 10-20m, che phủ thưa, gồm các loài dầu đồng, dầu trà ben, cà chắc, cẩm liên, chiêu liêu xanh, thông 2 lá và được chia ra 2 trạng thái rừng:

- Rừng có chiều cao lớn (tầng tán thường cao15-20m) với các loài ưu thế như dầu đồng, dầu trà ben;

- Rừng có chiều cao thấp (tầng tán rừng thường 8-15m) với các loài ưu thế như cẩm liên, cà chắc, dầu lông, dầu đồng, chiêu liêu.

+ Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới hơi ẩm

Trảng cỏ

Được hình thành trên các đất canh tác bỏ hoang trong các khu vực trước đây là rừng kín cây lá rộng rụng lá.

Phổ biến trên các đất mới bỏ hoang, phổ biến trảng cỏ hay còn gọi là cỏ Lào, tiếng Lào là nha Falang – cỏ Pháp) cao 1,5-2m, che phủ kín. Ngoài ra, trong khu vực phía Tây Bắc gần với tỉnh Khăm Muộn, có mùa khô dài hơn hay

nền đất sỏi sạn hơn thường gặp trảng cỏ cao là chè vè 1-2m, mọc thành các khóm, tạo độ che phủ tương đối kín. Rải rác trên trảng cỏ là loài cây gỗ bằng lăng trái to rụng lá nhưng mọc thành dạng cây bụi. Hiện nay, dọc con đường 9 trong huyện Sepone cũng thấy còn phổ biến trảng cỏ này.

Trong khu vực huyện Sepone, có trảng cỏ thưa trên đất nương rẫy vừa mới bỏ hoang. Trảng cỏ thường cao < 1m, che phủ thưa với ưu thế của loài cỏ tranh mọc lẫn trinh nữ. Nếu không bị đốt, chỉ sau 1-2 năm, trảng cỏ này mọc dày đặc và cao tới 1,5m. Trên đất dày hơn, thời gian bỏ hoang lâu hơn có trảng cỏ dày, cao trên 2 m, che phủ kín với các loài như Lô Nêpal, lau, chít…Ngoài ra, trong thành phần trảng cỏ cao còn có các cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo. Ven suối, hay chân núi, trên đất ẩm, dày có trảng chuối rừng.

+Trảng cây bụi

Tại vùng thấp, trên các đất bỏ hoang > 5 năm xuất hiện trảng cây bụi cao

>3m, độ che phủ tùy thuộc tầng dày đất và thời gian hình thành, với các loài ưa sáng mọc nhanh như hu đay), các loài Ba bét, Bút, Gáo trắng. Cỏ Lào vẫn còn dưới tán cây bụi, gỗ nhỏ và dần bị mất đi. Trên các khu vực có địa hình cao hơn có trảng cây bụi với Ba soi, Dướng, Trứng cua rừng mọc lẫn cùng với Le.

Khảo sát năm 2008, tại khu vực Cheng (phía Đông huyện Sepone), trảng cây bụi phân bố phổ biến thành các mảng lớn giữa khu vực còn rừng rừng và đất nương rẫy. Trảng cây bụi cao >2m đến 6-7 m, có độ che phủ kín. Các cây bụi chính có Cánh giơi, Loã châu, Mắc mèo lá hoa, Ké hoa đào, Mua đông, Mua Sài gòn, Chạy da, Ngấy, Ngấy hương, Găng cơm, Trang đỏ, Trang trở đen, Lẩu Bon, Lẩu đỏ, Vuốt, Huân lang Thorel, Dấu dầu lá hẹp, Dấu dầu lá đơn, Mắt trâu cong, Hoàng mộc cánh bầu, Bá bệnh, Dó trĩn, Tu hú bầu dục...Trên tầng cây bụi thường có các cây gỗ ưa sáng mọc nhanh. Trong trảng cây bụi có nhiều dây leo và cỏ cao.

+Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới hơi khô

Hình thành trên đất canh tác bỏ hoang trong khu vực trước đây là rừng thưa cây lá rộng ưu thế họ Dầu.

Nơi có địa thế trũng thấp ngập đến 4-5 tháng vào mùa mưa nhưng lại bị cháy vào mùa khô có trảng cỏ cao khá bền vững với ưu thế Chè vè cao 0,5-1m

hay hơn, có độ che phủ thưa. Các loài cây bụi phân bố rải rác trên trảng cỏ có Vừng, Bằng lăng trái to. Trên các mỏm đồi có nền đá mẹ cát, phiến sét, không ngập nước mùa mưa, có trảng cỏ cao 2-3m với ưu thế Chít. Trên các khoảng rừng bị chặt trắng lấy gỗ, không qua canh tác, thường gặp trảng cây bụi với các loài cây gỗ nhỏ nhỏ của rừng tái sinh từ hạt hay chồi như Cẩm liên, Dầu trà ben, Dầu đồng, Sổ…

+ Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh chịu ngập nước ngọt

Trước khi con người tác động mạnh mẽ, quần thể này phổ biến ở Songkhone, Xonbouly trên các địa hình trũng thấp ven sông Xebanghieng. Hiện nay, quần thể này bị khai phá gần hết để lấy đất trồng Lúa nước. Theo điều tra năm 1960 của Vidal quần hệ này là trảng cỏ chịu ngập xen lẫn các cây bụi. Tầng cỏ gồm các loài cỏ chịu ngập trong Cói, Hòa thảo. Các cây bụi, gỗ nhỏ rải rác có Săng đá, Giam, Vông nem. Hiện nay, quần thể này chỉ còn diện tích nhỏ.

Phổ biến ven các sông Sebanghiang, Sebangphai, Mekong, trên các bãi bồi là trảng cỏ cao 2-3m, che phủ kín, chịu ngập với ưu thế của Sậy.

+ Rừng kín cây lá rộng (xen lá kim) thường xanh á nhiệt đới ẩm

Phân bố ở độ cao địa hình > 900m đến các đỉnh núi cao nhất của tỉnh ở độ cao khoảng 1200 hay 1300m.

Rừng có diện tích không lớn, phân bố thành các mảng nhỏ ở phía Nam huyện Thapangthom, các mảng lớn ở phía Bắc huyện Sepone, phía Nam huyện Nong. Theo điều tra năm 2008, tại khu vực giáp Việt Nam, nơi chưa bị tác động, rừng có chiều cao 20-30m, không có tầng vượt tán. Thành phần loài của tầng tán rừng, theo điều tra của Vidal (1960), chủ yếu là các cây trong họ Dẻ với các loài trong các chi Dẻ gai, Dẻ cau, Sồi và Dẻ cau; các cây trong Long não với các loài trong các chi Quế, Bời lời, Kháo; các loài khác có Cáng lò, Sòi tía, Mán đỉa; loài Hạt trần thường Thông chàng. Nơi sườn dốc, đất mỏng, có thể đã qua canh tác có rừng thấp thưa với ưu thế của Cà ổi lá đỏ hay rừng với ưu thế của Sồi lá to, Sồi nhọn, Chẹo, Vối thuốc mọc lẫn với Du sam. 8. Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh á nhiệt đới ẩm

Trên đất sau canh bỏ hoang thường gặp trảng cao trung bình 1-1,5m, che phủ kín với ưu thế cỏ tranh; trên các đất mỏng, bị lửa cháy hàng năm thường gặp

trảng cỏ cao 2-4m với ưu thế của Lau.; trên các sườn đón gió ẩm có trảng cỏ cao 2-3m với ưu thế của Chít; trong các thũng lũng có các trảng Chuối rừng

Trên đất bỏ hoang lâu dài (khoảng > 5 năm) thường gặp trảng cây bụi cao 2-6m, che phủ kín với các loài trong các chi như Ba đậu, Ba soi, Bọ nẹt, Sếu, Hu đay, Bướm bạc, Ngấy, Bồ đề. Ngoài ra, trong trảng cây bụi thường gặp loài Tre và loài Le có kích thước nhỏ.

Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: lúa nước phân bố thành mảng rộng ở các huyện phía tây hay các thung lũng ở các huyện phía đông còn nương rẫy thì phân bố rải rác trên các vùng đồi. Một số loại cây mới được đưa vào đầu tư phát triển như cao su và mía, xen kẽ vào đó là các quần xã cây trồng trong khu dân cư

2.1.7 Thủy văn

Chịu ảnh hưởng chi phối của địa hình và chế độ mưa nên tài nguyên nước trong tỉnh cũng có sự phân hóa rõ rệt. Ngoài dòng chính sông Mekong dài 143,5km chạy dọc ranh giới phía Tây của Savannakhet với Thailand, còn có 5 phụ lưu cấp 1 đổ vào bờ trái sông Mekong: Sebangphai, Houythahao, Houysompoy, Sebanghiang và Sebang ouan. Trong đó chỉ có 2 phụ lưu Houythahao và Houysompoy có diện tích nhỏ hơn 1.000km2là nằm trọn trong địa giới tỉnh Savannakhet, đây cũng là 2 phụ lưu có phần lớn diện tích thuộc

vùng đồng bằng.

- Sebanghiang là lưu vực sông lớn nhất của tỉnh Savannakhet và cũng là lưu vực sông lớn nhất Lào. Dòng chính sông dài 338km và diện tích lưu vực là 19.970km2. Phần diện tích lưu vực thuộc tỉnh Savannakhet là 16.540km2 chiếm 76,9% tổng diện tích tỉnh. Dòng chính sông bắt nguồn từ độ cao 2.000m giáp biên giới Việt Lào chảy theo hướng Đông Tây đến nhập lưu với sông MeKong tại Banthatphecách thủ phủ của tỉnh khoảng 90km. Tổng lượng nước mặt của lưu vực là 12,9km3 chiếm 79% tổng lượng nước toàn tỉnh trong đó lượng nước mùa lũ là 9,33km3 và mùa kiệt là 3,57km3. Modun dòng chảy bình quân trong khu vực này là 24,7l/s/km2.

- Lưu vực sông Sebangphai ở phía Bắc của tỉnh có diện tích là 9.330km2 và chiều dài dòng chính là 239km hợp lưu với sông Mekong tại Banbong. Phần diện tích lưu vực nằm trong địa bàn tỉnh là 1.665km2 chiếm 7,74%. Phụ lưu cấp

1 đổ vào bờ trái sông Sebangphai là Senoy có tổng diện tích là 2.280km2 và chiều dài dòng chính là 94,5km. Lưu vực này có modun dòng chảy đạt 26l/s/km2, tổng nguồn nước mặt lưu vực sông Sebangphai phần thuộc tỉnh Savannakhet đạt 1,37km3, trong đó mùa lũ từ tháng VII đến tháng X là 0,99km3mùa kiệt là 0,38 km3.

- Houythahao có diện tích lưu vực là 692km2và lưu vực Houysompoy có diện tích lưu vực 448km2chảy qua phần trung tâm tỉnh Savannakhet theo hướng Đông Tây.Các lưu vực này đổ trực tiếp vào dòng chính sông Mekong nhưng nguồn nước không lớn lắm với modun dòng chảy chỉ đạt xấp xỉ 20l/s/km2. Nguồn nước mặt của cả hai lưu vực này đạt khoảng 1,64km3, trong đó mùa lũ là 1,18km3và mùa kiệt là 0,46km3.

- Sebangouan có tổng diện tích 1.420km2, nằm ở phía Nam tỉnh Savannakhet với diện tích của lưu vực trong tỉnhlà 703,7km2, chiếm 3,3% tổng diện tích tỉnh.Phần lưu vực sông Sebangnouan thuộc tỉnh Savannakhet có nguồn nước thấp nhất tỉnh với modun dòng chảy chỉ đạt 19l/s/km2. Tổng lượng nước bình quân hàng năm là 0,42km3, mùa lũ là 0,31km3và mùa kiệt là 0,11km3.


Bảng 2.1: Mạng lưới sông tỉnh Savannakhet



TT


Sông


Nơi hợp lưu


Chảy qua


F(km2)

Chiều dài sông

(km)


1


Mekong


Xaibuly, Kaysone Phomvihane Xaiphouthong,

Songkhone



143,50


2


Se bangfai


Mekong (T)

Vilabuly,

Atsaphone, Xaibuly


1.665/9330


239,00


Phụ lưu






Se noy

Sebangphai

(T)

Vilabuly,

Atsaphone

2280

94,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 7



TT


Sông


Nơi hợp lưu


Chảy qua


F(km2)

Chiều dài sông

(km)

3

Houythahao

Mekong (T)

Outhoomphone

692


4

Houysompoy

Mekong (T)

Outhoomphone

448


5

Sebanghiang

Mekong (T)

Sepone, Phine ,

Songkhone

16.540/19.970

338,00


Phụ lưu





1

NamKon

Sebanghiang

(P)

Sepone

1.186


2

Sethamouak

Sebanghiang

(P)

Phine

1.347

68,25

3

Sekoungkam

Sebanghiang

(P)

Phine

765,6


4

Sesansoy

Sebanghiang

(P)

Planesay,

Sonhnabuly

2.012

91,00


5


Sechamphone

Sebanghiang (P)

Atsaphone, Atsaphangthong,

Champhone


3.003


107,10

6

Sepone

Sebanghiang

(T)

Vilabuly, Nong

826,2

136,50

7

Selanong

Sebanghiang

(T)

Nong, Sepone

2.259

115,00

6

Sebangnouan

Mekong (T)


703,7/1420


Có thể thấy nguồn nước mặt của tỉnh Savannakhet không lớn nhưng phân bố không đều trong năm cũng như giữa các khu vực trong tỉnh gây ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất và sinh hoạt. Tổng lượng nước trong mùa mưa lũ từ tháng VII đến tháng X chiếm trên 70% tổng lượng nước năm. Khu vực có tiềm năng nguồn nước lớn là thượng lưu sông Sebanghiang, giáp với biên giới Việt Nam với modun dòng chảy đạt trên 30l/skm2 như các huyện Sepone, Nong. Khu vực có nguồn nước thấp nhất tỉnh là hai phụ lưu Sebangnoan và Sesansoy với modun dòng chảy chưa tới 20 l/skm2.

2.2. Kinh tế xã hội

2.2.1.Dân cư-dân tộc

Toàn tỉnh có 1012 bản làng với 139.191 hộ gia đình. Dân số năm 2009 là 886.986 người mật độ trung bình 41 người/km². Đây là tỉnh có mật độ tương đối cao so với trung bình toàn nước Lào (19 người/km2). Tỷ lệ gia tăng dân số 1,7%/năm

Dân tộc Lào là dân tộc chủ yếu của Savanankhet. Có 3 nhóm dân tộc chính: Người Lào Lùm là dân tộc Lào thường sống ở vùng đồng bằng thấp cạnh sông Mê Kông. Người Lao Thing hay Lào Thơng sống ở vùng núi thấp và các dân tộc Lào sống trên núi cao, nhóm này có nhiều dân tộc thiểu số như Phú Tài (Phoutai) Thái Dam, Katang, Mongkong, Vali Lava, Soui, Kapo, Kaleung và Tà Ôi.... Phần lớn nhân dân theo Phật giáo, chiếm 85,6% tổng dân số trong tỉnh.

Bảng 2.2: Dân số và mật độ theo huyện năm 2009



TT


Tên huyện

Diện tích (km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/ km2)

1

Kaysone Phomvihane

521,4

119.824

230

2

Outhoumphone

942,6

86.002

91

3

Atsaphangthong

697,8

41.616

60

4

Phine

2.699,40

55.102

20

5

Sepone

3.254,70

46.279

14

6

Nong

1.928,30

22.917

12

7

Thapangthong

2.930,80

34.170

12

8

Songkhone

1.372,90

90.960

66

9

Champhone

840,6

109.401

130

10

Xonbouly.

1.527,10

54.708

36

11

Xaybouly

1.109,90

57.575

52

12

Vilabouly

1.141,40

32.913

29

13

Atsaphone

1.496,50

53.662

36

14

Xayphouthong

512

47.853

93

15

Phalanxay

798,6

34.003

43


Tổng cộng

21.774,00

886.986

41


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Savannakhet năm 2010)

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí