Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 13

tạo ra, củng cố, thay đổi, hay hòa nhập các giá trị và triết lý văn hóa cá nhân vào văn hóa tổ chức. Các nhà lãnh đạo là những người có điều kiện tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với các cộng đồng người khác nhau, có tập quán tiêu dùng và văn hóa khác nhau. Do vậy, kết hợp với việc nhận thức tầm quan trọng của VHKD, người lãnh đạo có thể tác động vạo mọi hành động, ý nghĩ của nhân viên, làm cho nhân viên quí trọng và cùng xây dựng VHKD của doanh nghiệp mình. Như vậy, để có thể áp dụng tốt những bài học trên, thì người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp cũng như nhận thức và truyền tải đến nhân viên về tầm quan trọng của VHDN. Ngoài ra, người lãnh đạo còn làm “đầu tàu” định hướng lối đi của công ty cũng như VHKD của công ty mình.

Trên đây chỉ là những điều kiện cơ bản để giúp áp dụng những bài học từ VHKD của các DN Mỹ vào việc xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam cũng như để kinh doanh với người Mỹ thuận lợi hơn. Trên cơ sở đó, cùng với những kinh nghiệm có được trong quá trình hợp tác, làm ăn với các DN Mỹ, chắc chắn các DN Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình để từ đó có thể hợp tác được lâu dài và hiệu quả với các doanh nghiệp Mỹ, thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng nổi tiếng khắc nghiệt này.


KẾT LUẬN


Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, mỗi một nền kinh tế cũng có một nền văn hóa riêng - đó chính là văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh chính là “chất keo” để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực trên cơ sở phát huy tính chủ thể của từng cá nhân, đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, chính sách... của Nhà nước. Văn hóa kinh doanh tạo điều kiện cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các lực lượng ấy và về lâu dài thúc đẩy sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh, xây dựng thương hiệu và xây dựng một nền văn hóa kinh doanh Việt Nam nói chung vững mạnh, bản sắc trong quá trình giao lưu, hội nhập toàn cầu.

Một nền văn hóa kinh doanh chỉ vững mạnh khi văn hóa kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp cũng vững mạnh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào thiếu đi yếu tôs văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình để xây dựng nên cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa lành mạnh và đặc sắc. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ của một doanh nghiệp – con người. Chính sự thành công và lớn mạnh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ là minh chứng rõ nét nhất cho vai trò to lớn của các yếu tố văn hóa trong kinh doanh và tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa kinh doanh đối với sự tồn vong, hưng thịnh của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư từ ngoài để xây dựng và phát triển nền kinh tế. Đây chính là cơ hội vàng mà các doanh nghiệp

Việt Nam cần tận xụng để mở rộng tên tuổi ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với những thách thức lơn, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Và khi đó, văn hóa kinh doanh trở thành vũ khí cạnh tranh mới rất hữu hiệu trên thương trường. Các doanh nghiệp cần cố gắng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang tính chất đặc trưng mà “chỉ mình mới có”. Bởi vì văn hóa kinh doanh sẽ góp phần tạo nên sự đoàn kết trong nội bộ nhân viên từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, phát huy sức mạnh tập thể và thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường với các yếu tố luôn biến động không ngừng các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một môi trường văn hóa vững mạnh nhưng đủ linh hoạt và nhạy bén trước những thay đổi.

Cùng với sự phát triển của đất là số lượng các doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện, tham gia tích cực hơn vào xây dựng nền kinh tế của đất nước. Để tăng cường tính cạnh tranh cũng như nâng cao vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong mắt đối tác nước ngoài như Mỹ, thì bản thân doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến sự phát triển bền vững, mà điều cốt yếu là xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam. Trên cơ sở những nội lực đã có như một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những người năng động, chăm chỉ cùng với những bài học từ văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài thì chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn hóa kinh doanh đặc thù của riêng mình, tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, mở rộng thị trường trên phạm vi toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 13

Tài liệu tiếng Việt


1. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), luận án tiến sỹ Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam.

2. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, đề tài nghiên cứu cấp bộ.

3. Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 7/2007) Tóm tắt nền kinh tế Mỹ.

4. Nguyễn Duy Bột chủ biên (1997), Giáo trình Marketing thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia.

6. TS. Hồ Vính Hưng – Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Thống Kê.

7. TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB đại học Kinh tế quốc dân.

8. Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài


10.Gary Althen (2003), American Ways: A guide for foreigners in the United State, Intercultural Press, USA.

11. David Vise & Mark Malseed(2006), Google – câu chuyện thần kỳ, Nhà xuất bản Tri thức.

12. Peg C. Neuhauser, PhD & Kirl L. Stormberg(2000), Culture.Com, John Wiley& son Canada, Ltd


Trang web tham khảo


13. http://www.kenhdoanhnghiep.vn

14. www.cpv.org.vn

15. http://vietnamnet.vn/kinhte/

16. http://hanoi.vnn.vn

17. http://www.vneconomy.com.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022