Tiếp Thu Giá Trị Văn Hóa Nhật Vào Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam




Cuộc gặp gỡ đầu tiên với đối tác của người Nhật thông thường chỉ là để đặt quan hệ. Câu chuyện ban đầu thường nhẹ nhàng với những nhận xét về thời tiết, về chuyến bay, một vài điều đối tác đã thu nhận được kể từ khi đến Nhật Bản. Khi đó, nên hỏi người Nhật về những chuyến đi nước ngoài của họ. Những câu hỏi chung chung về nơi ở, những điều hấp dẫn của xứ sở, sinh hoạt và học tập của con cái, thể thao, du lịch, văn hóa nghệ thuật,... luôn luôn phù hợp. Những chủ đề trung tính như vậy rất tốt cho lần gặp gỡ đầu tiên. Tốt nhất là tránh những chuyện tranh cãi. Người Nhật thường không bàn luận những chuyện riêng tư, cũng ít khi khen ngợi chuyện gì. Một cách thích hợp là hãy chuyển dần cuộc đối thoại tới mục đích của buổi gặp.

Lòng trung thành và các ý thức bổn phận đối với nơi mình làm việc là cốt yếu đối với người Nhật. Hệ thống kiểu Nhật đòi hỏi nhân viên phải trải qua công tác trong những lĩnh vực khác nhau của công ty thông qua một chương trình bố trí theo lối luân phiên, mỗi giai đoạn trong đó thường kéo dài khoảng hai - ba năm. Một người được thăng chức trước hết do tuổi tác và sự ổn định của cá nhân người ấy. Trong các doanh nghiệp Nhật Bản, tình trạng hôn nhân của người đàn ông có thể ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của anh ta. Theo truyền thống, một người đàn ông chỉ được sống độc thân đến năm 28 - 30 tuổi. Bước sang ngoài tuổi 30, anh ta bị áp lực của nghề nghiệp và thông lệ xã hội phải nhanh chóng tìm một người vợ. Một người đàn ông ngoài 30 vẫn độc thân có thể bị bỏ rơi không được cất nhắc, phải chịu đựng những công việc và vị trí công tác tầm thường, bởi lẽ người Nhật coi hôn nhân và gia đình là biểu tượng của sự chín chắn và ổn định.

Trong đàm phán, người Nhật đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài, qua đó xây đắp sự tin tưởng lẫn nhau. Lòng trung thành, danh dự, và sự cam kết bằng lời được đánh giá rất cao. Do đó, nhiều thỏa thuận làm ăn được giao kết bằng miệng, văn bản ký kết sau đó mang tính hình thức là chính. Người Nhật thường tạo dựng quan hệ và thậm chí chỉ đạo công việc trong lúc đang chơi golf hay trong những khung cảnh tương tự. Người Nhật thường rất thận trọng và kỹ lưỡng trong việc ra quyết định. Ở họ, mong muốn và khả năng sẵn lòng tha



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


thứ cho những sự liều lĩnh là tương đối thấp. Người Nhật mang nặng tính chất trình tự và đối với họ, cách điều hành công việc thường quan trọng hơn kết quả.

Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 11

Nhật Bản quan niệm về kinh doanh rất tiến bộ, với các triết lý kinh doanh nổi tiếng như: “tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật phương Tây”, “kinh doanh là để phục vụ dân tộc”, “vượt qua lợi nhuận để đạt tới giá trị”. Chính những tư tưởng đổi mới này đã đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng lạc hậu chung của các quốc gia châu Á, trở thành cường quốc kinh tế như hiện nay.

Người Nhật coi doanh nghiệp như một gia đình, trong đó lãnh đạo công ty được coi là đại diện gia trưởng. Vì vậy, công nhân phải có nghĩa vụ trung thành, tôn kính và duy trì mối quan hệ đó với công ty. Đặc điểm này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh doanh của Nhật. Tất cả mọi thành viên đều coi doanh nghiệp như gia đình thứ hai của mình, sống vì nó, tự hào vì nó.

Người Nhật luôn đề cao tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp: khi bắt đầu bước chân vào một công ty nào đó, người công nhân luôn được huấn luyện cho thấm nhuần tinh thần của công ty. Nội dung giáo dục thường nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm với công ty, sau đó là mục đích kinh doanh của công ty không chỉ nhằm vào lợi nhuận, mà còn vì một lý tưởng nào đó. Chẳng hạn như công ty Mitsushita, hàng ngày các nhân viên đều cùng nhau đọc lời huấn thị của công ty “chúng tôi xin thề thực hiện chức trách của người công nhân viên chức. Nỗ lực cải thiện sinh hoạt xã hội. Cống hiến hết sức mình cho sự phát triển văn hóa thế giới.” Cách giáo dục này có vẻ máy móc, không phù hợp với phong cách phương Tây nhưng lại tỏ ra có hiệu quả tại Nhật.

Người lao động được khuyến khích tham gia vào việc quản lý, mà phổ biến nhất là chế độ quyết định Ringi. Khi công ty có vấn đề nảy sinh ở một phòng ban nào đó, người lãnh đạo nơi đó sẽ soạn thảo một văn kiện gọi là Ringosho trong đó phải trình bày rõ vấn đề và ý kiến của mình rồi chuyển tới những người có liên quan để xin ý kiến của tất cả mọi người. Sau đó ông chủ tịch sẽ là người thông qua và đóng con dấu của mình rồi chuyển cho người dự thảo ban đầu để thực hiện. Việc ra




quyết định tập thể theo kiểu này, mặc dù tiến triển chậm xong lại đề cao và phát huy được tinh thần trách nhiệm của người lao động.

1.3 Tiếp thu giá trị văn hóa Nhật vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù người Nhật đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mặt kinh tế, vươn lên trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới nhưng sẽ là sai lầm nếu coi văn hóa kinh doanh Nhật chỉ toàn mặt tích cực. Bản thân người Nhật cũng gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với môi trường bên ngoài. Chế độ làm việc suốt đời, đãi ngộ theo thâm niên không khuyến khích tính cạnh tranh của người lao động, tỏ ra thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh. Những số liệu thống kê thời gian gần đây cho thấy xu hướng trung thành với một doanh nghiệp đang giảm dần trong người lao động Nhật Bản, nhất là trong giới trẻ. Việc ra quyết định tập thể kiểu ringi nhiều khi quá chậm chạp, mất nhiều thời gian một cách vô ích. Sự tế nhị, kín đáo quá mức của người Nhật có thể bị coi là thiếu trung thực... Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, các nhà quản lý Nhật Bản đã phát động cải tiến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp, linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động, khuyến khích sáng tạo cá nhân,... và đặc biệt là cơ chế quản lý chất lượng theo hệ thống Kaizen. Kaizen trong tiếng Nhật có nghĩa là cải tiến, cải thiện, và đã được nâng lên thành triết lý kinh doanh của giới doanh nhân Nhật. Triết lý Kaizen cho rằng, lối sống của con người, dù là đời sống lao động, đời sống xã hội hay gia đình, đều cần được người Nhật cải thiện liên tục cho phù hợp với tình hình mới. Điều này thể hiện sự cố gắng của người Nhật trong việc xây dựng và đổi mới văn hóa kinh doanh của mình. Đây thực sự là điều bổ ích, có thể coi là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi xây dựng văn hóa kinh doanh.

2. Văn hóa trong kinh doanh của Hoa Kỳ


2.1 Những nét cơ bản về văn hóa Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có một nền văn hóa đa dạng. Nước Mỹ là điểm đến của nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nền văn hóa. Nước Mỹ đã tiếp nhận và dung hòa các nền




văn hóa này từ những người nhập cư, làm nên điểm chính của văn hóa hợp chủng quốc, sự nhào trộn các yếu tố văn hóa khác nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới, trở thành một tập hợp có vận động giữa những yếu tố đó. Do đó, văn hóa Hoa Kỳ luôn phát triển hết sức đa dạng và sống động.

Chủ nghĩa thực dụng là triết lý kinh doanh tiêu biểu tại Mỹ, có ảnh hưởng xuyên suốt đến mọi hoạt động văn hóa và lối sống Mỹ. Tiêu chuẩn của chủ nghĩa thực dụng là sự thành công, mục tiêu là đạt được lợi ích, vì vậy mọi thứ khác, kể cả sức khỏe, thời gian, tài năng,... đều được quy về tiền bạc hoặc vật chất. Chủ nghĩa thực dụng coi thường những tư tưởng, lý luận có trước, chỉ coi trọng trải nghiệm thực tế.

Văn hóa Mỹ nhấn mạnh đến tự do cá nhân. Nguyên tắc của đất nước này là đề cao tự do cá nhân, mỗi con người đều được quyền đi theo con đường riêng của mình. Điều này bắt nguồn từ lịch sử hình thành nước Mỹ, khi những người châu Âu đầu tiên đến khai phá châu Mỹ thường là những người nghèo, không thành đạt, hoặc bị xua đuổi ở quê hương, nhưng họ đã làm nên sản nghiệp trên đất Mỹ. Lòng dũng cảm, tự tin, thích phiêu lưu, tinh thần dám nghĩ dám làm,... là những đức tính được coi trọng hàng đầu ở Mỹ.

Văn hóa Mỹ mang nặng tính năng động cao. Người Mỹ luôn hướng tới tương lai và tin tưởng vào tương lai. Họ tin có thể thay đổi số phận bằng lý trí và sức mạnh của mình. Chính sức sống và niềm lạc quan đã giúp người Mỹ không ngừng có những phát kiến mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để giữ vững địa vị độc tôn trên trường quốc tế. Đây thực sự là nền văn hóa sống động, không cứng nhắc, và luôn thay đổi như chính đặc trưng của con người và sự phát triển nền kinh tế Mỹ.

2.2 Đặc điểm tiêu biểu của văn hóa trong hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ

Khát vọng làm giàu là đặc trưng cơ bản đầu tiên của văn hóa kinh doanh Mỹ. Người Mỹ luôn coi trọng hoạt động kinh doanh và không giấu diếm khát vọng làm giàu. Họ cho rằng việc làm giàu không chỉ là cần thiết, vì người giàu đã tạo nên của




cải vật chất cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người nghèo, mà còn là ước mơ, niềm đam mê của con người. Trên thực tế, khát vọng làm giàu đã trở thành niềm đam mê của cả dân tộc Mỹ. Mọi chính sách pháp luật và thể chế của xã hội Mỹ đều cổ vũ và khuyến khích các hoạt động kinh doanh và làm giàu của công dân, của các doanh nghiệp Mỹ.

Văn hóa kinh doanh Mỹ lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá thành tích. Thiết lập quan hệ cá nhân trong kinh doanh với người Mỹ không thực sự cần thiết. Điều quan trọng là phải chứng minh được tính hiệu quả trong các giao dịch.

Văn hóa kinh doanh Mỹ mang tính cạnh tranh cao. Đa phần dân Mỹ có xu hướng hướng ngoại, xông xáo và năng nổ trong các quan hệ cá nhân. Cá tính này, cộng với sự sùng bái thành công và tính thực dụng đã làm cho người Mỹ có tính cạnh tranh cao trong mọi công việc, nhất là trong kinh doanh. Chính vì vậy, khi giao dịch, người Mỹ ưa thích sự thẳng thắn, họ thường bộc lộ thái độ đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Họ luôn muốn thúc đẩy cuộc thương lượng đi đến kết thúc nhanh chóng nhất. Rất tự tin và phô trương, thương nhân Mỹ thường tìm cách ép buộc đối tác chấp nhận điều họ đề nghị.

Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng thời gian. Sự coi trọng này thể hiện ở hai khía cạnh: tốc độ làm việc và tính đúng hẹn của người Mỹ. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ, người nào nhanh hơn sẽ chiến thắng, nên tốc độ công việc là hết sức quan trọng để đảm bảo cho thành công. Nhiều người nước ngoài cho rằng, người Mỹ sống để làm việc, chứ không phải làm việc để sống. Sự quý trọng thời gian này làm người Mỹ rất coi trọng việc đúng hẹn.

Văn hóa kinh doanh Mỹ có tính năng động cao. Sự cạnh tranh gay gắt, tính coi trọng thời gian và hiệu quả đã làm cho kinh doanh ở Mỹ trở nên năng động vào bậc nhất trên thế giới. Đây là đất nước nhạy bén nhất trong việc áp dụng công nghệ mới vào kinh doanh. Nước Mỹ đứng đầu trong việc nghiên cứu, phát minh ra các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, nhưng ngay khi có




công nghệ mới hơn xuất hiện, họ sẵn sàng thay thế nó để theo kịp thời đại. Sự năng động này còn thể hiện cả trong quản lý.

Văn hóa Mỹ không câu nệ nghi thức. Điều dễ nhận thấy đầu tiên trong phong cách giao tiếp của người Mỹ là sự cởi mở, thân thiện. Người Mỹ coi trọng sự thoải mái trong giao tiếp. Người Mỹ thường trình bày vấn đề ngắn gọn, không vòng vo. Họ không ngại từ chối thẳng, nếu như điều đó là cần thiết.

2.3 Tiếp thu giá trị văn hóa Mỹ vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù có được những thành công to lớn trong kinh doanh, nhưng thời gian gần đây nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng thừa nhận những mặt trái trong văn hóa kinh doanh của mình. Tính cá nhân cao tuy khuyến khích được nhân tài, làm tăng tính năng động trong kinh doanh, nhưng lại giảm bớt khả năng hợp tác và nguy cơ làm tăng chi phí kinh doanh. Người Mỹ nhấn mạnh đến sự bình đẳng nhưng thực chất, khoảng cách trong thu nhập giữa lãnh đạo và nhân viên trong các công ty của Mỹ thường lớn nhất trên thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Mức thu nhập quá cao của các cấp quản lý trong khi nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa những người lao động ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tính đoàn kết trong nội bộ công ty và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tính coi trọng thời gian cũng giúp người Mỹ tăng tốc độ phát triển, nhưng cũng làm họ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh do quá vội vã. Ngoài ra, việc quá coi trọng tiền bạc và của cải vật chất dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội như sự gia tăng số người bị stress, khủng hoảng lòng tin, gia tăng tệ nạn xã hội... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển sang học hỏi phương pháp quản lý kinh doanh của Nhật Bản để khắc phục những khiếm khuyết trong hệ thống triết lý kinh doanh Mỹ.

3. Văn hóa trong kinh doanh của Trung Quốc


3.1 Những nét cơ bản về văn hóa Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc được biết đến từ thời Ngũ Đế, khoảng giữa những năm 2852 đến 2205 trước công nguyên. Tuy nhiên theo truyền thuyết thì người đầu tiên




thống trị Trung Hoa cổ đại từ thế kỷ XXXIV trước Công nguyên là Phục Hy. Tương truyền Phục Hy là người khởi xướng bộ Kinh dịch, đưa ra thuyết rằng vũ trụ phụ thuộc vào sự thay đổi của âm và dương. Theo thuyết này, lịch sử luôn quay vòng: qua thời loạn lạc rồi đến thời thái bình rồi lại cứ tiếp tục như vậy. Thuyết âm dương ảnh hưởng khá lớn đến hệ tư tưởng của người Trung Hoa.

Nền văn hóa ở các vùng của Trung Quốc rất khác nhau. Cũng giống như các nước đa sắc tộc khác, Trung Quốc có sự phức tạp về các định kiến sắc tộc, mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc với nhau. Giữa các nhóm sắc tộc và các vùng khác nhau ở Trung Quốc có sự khác biệt lớn về đặc điểm tự nhiên, ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa.

Văn hóa Trung Quốc gắn bó mật thiết với Phật giáo và hai đạo lớn là Nho giáo và Lão giáo. Phần lớn người Trung Quốc hòa lẫn các tín ngưỡng và các tập tục tôn giáo của họ làm một. Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống, đặc biệt là trong vai trò và trách nhiệm gia đình, gắn chặt mối liên hệ với họ hàng, tôn trọng các bậc tiền bối và thờ phụng tổ tiên.

Người Trung Quốc rất tin vào phong thủy. Quan niệm này dựa trên tư tưởng rằng con người và thiên nhiên phải tồn tại trong sự hòa hợp với nhau. Có mối quan hệ gần gũi với thuyết âm dương, phong thủy là một trường phái học thuyết về thiên nhiên và văn hóa. Người Trung Quốc hỏi ý kiến thầy xem phong thủy trước khi xây bất kỳ cái gì mới để đảm bảo chắc chắn đó là chỗ đất tốt.

Văn hóa Trung Quốc rất tôn trọng gia đình. Đối với người Trung Quốc, gia đình của họ, bao gồm cả họ hàng và bạn bè là trung tâm của tất cả. Người Trung Quốc luôn luôn đề cao con cái họ, chúng là niềm tự hào của cha mẹ và là trung tâm của sự chú ý. Các quan niệm Nho giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Người Trung Quốc chỉ quan tâm đến những người trong gia đình mình và tổ ấm của mình, tất cả những thứ khác đối với họ đều không có ý nghĩa. Ví dụ, người Trung Quốc giữ cho nhà cửa của họ sạch sẽ tinh




tươm trong khi họ không chút nghĩ ngợi khi vứt rác ở trên đường phố hay những nơi công cộng.

Cũng do ảnh hưởng của Nho giáo, nền văn hóa Trung Quốc đề cao những sự thành đạt cá nhân bằng con đường học vấn. Người Trung Quốc tin vào định mệnh và may rủi. Lịch sử phát triển của Trung Hoa là một quá trình biến động đầy bất trắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Trung Hoa thấu hiểu sự nhỏ bé, vô nghĩa của kiếp người. Do vậy, họ có xu hướng tin vào định mệnh và may rủi. Tư tưởng này giúp họ có được sự bình tĩnh, lạc quan để đương đầu với những thất bại trong cuộc sống.

3.2 Đặc điểm tiêu biểu của văn trong hoạt động kinh doanh của Trung Quốc

Người Trung Quốc rất coi trọng người có chức vị. Cũng như hầu hết các nước châu Á, những người cao cấp của một tổ chức hay cơ quan sẽ được giới thiệu đầu tiên. Nếu người đại diện cho một công ty là người cao cấp trong công ty sẽ gây được ấn tượng rất tốt đối với người Trung Quốc. Danh tiếng của công ty cũng rất quan trọng vì người Trung Quốc nghĩ rằng trước hết là làm việc với công ty của đối tác sau đó mới đến làm việc với đối tác như một đại diện của công ty đó.

Các cuộc gặp gỡ thường được mở đầu bằng các câu chuyện bình thường. Điều quan trọng là nên thiết lập một mối quan hệ làm ăn và một tình bạn suôn sẻ. Tin cậy và hợp tác là những yếu tố hàng đầu. Bất kể trong tình huống nào, đối tác nước ngoài cũng nên hết sức kiên nhẫn. Phía đối tác Trung Quốc thường làm một bài giới thiệu ngắn về lịch sử và các con số thống kê của địa phương cũng như tình hình chung của công ty. Tránh nói chuyện về tình hình chính trị và nhân quyền đối với người Trung Quốc. Đây là những vấn đề nhạy cảm và có thể đặt người Trung Quốc vào tình huống khó xử. Người Trung Quốc thường giữ nghi lễ chính thức trong những giai đoạn đầu của mối quan hệ. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo rằng các giao dịch sẽ được tiến hành một cách hài hòa. Nếu bỏ các nghi lễ chính thức này quá nhanh sẽ làm mất đi sự cân bằng cần thiết để phát triển công việc giao dịch kinh doanh và tình bạn cá nhân.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí