Tác Động Của Giới Tới Từng Khía Cạnh Tâm Lý Của Xung Đột Văn Hoá


các cái tôi văn hóa tốt hơn nam thanh niên [105]. Nguyên nhân có thể đến từ sự khác biệt về áp lực trong quá trình tiếp biến văn hóa. Với thanh niên Mỹ theo đạo Hồi như trong nghiên cứu của Sirin và Fine, những áp lực mà nam và nữ thanh niên phải đối mặt trong quá trình tiếp biến văn hóa là khác nhau: nam thanh niên phải đối mặt với nhiều kỳ thị xã hội hơn nữ thanh niên, và những vấn đề mà nam thanh niên bị kỳ thị cũng nghiêm trọng hơn nữ thanh niên. Trong khi đó, những kỳ thị mà nam và nữ thanh niên Việt Nam phải đối mặt trong quá trình tiếp biến văn hóa là như nhau, dẫn tới việc không tồn tại khác biệt giới trong mức độ xung đột văn hóa ở thanh niên Việt Nam.

Khi xem xét từng khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá, nữ có mức độ xung đột về nhận thức cao hơn nam: F(1,522)=5,26, p<0,05. Về hai khía cạnh còn lại, không ghi nhận sự khác biệt giới trong mức độ xung đột văn hoá. Như vậy, mặc dù nữ thanh niên có nhận thức rõ rệt về xung đột văn hoá hơn nam thanh niên, nhưng sự khác biệt này không tác động tới các mặt tâm lý khác và không ảnh hưởng tới mức độ xung đột văn hoá chung của thanh niên.

Khi so sánh theo nhóm xung đột, không có sự khác biệt về giới trong mức độ xung đột văn hoá ở thanh niên nói chung và trong từng khía cạnh của xung đột văn hoá ở thanh niên nói riêng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa mức độ xung đột văn hoá của nam và nữ thanh niên, bất kể họ thuộc nhóm xung đột văn hoá cao hay nhóm xung đột văn hoá thấp.

4.2.1.2. Tác động của giới tới từng khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá

a. Tác động của giới tới khía cạnh nhận thức của xung đột văn hoá

Điểm trung bình nhận thức về xung đột văn hoá của nữ nhìn chung cao hơn nam ở hầu hết các nội dung nhận thức. Trong đó, có 2 nội dung nhận thức mà sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê, là nhận thức về nguồn gốc văn hoá của bản thân và nhận thức về tính thống nhất trong hệ giá trị và hành vi của bản thân, với điểm F lần lượt là F(1,522) = 4,87, p<0,05 và F(1,522) = 9,69, p<0,05.


Bảng 4.10: Nhận thức về xung đột văn hoá theo giới tính



TT

Nội dung nhận thức

Nam

Nữ

1

Nhận thức về nguồn gốc văn hoá của bản thân*

2,03

2,22

2

Nhận thức về tính thống nhất trong hệ giá trị và hành vi của bản

thân*

2,19

2,49

3

Nhận thức về sự tương tác của bản thân với các nhóm văn hoá

2,96

2,93


Trung bình chung

2,39

2,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá ở thanh niên Việt Nam hiện nay - 16

Ghi chú:*: sự khác biệt giữa các nhóm có p< 0,05.


Không có sự khác biệt giới trong nhận thức về sự tương tác của bản thân với các nhóm văn hoá. Điều này cho thấy khi đòi hỏi nhận thức ở mức độ cao thì nữ thanh niên có xu hướng tự nhận thức sâu sắc hơn nam thanh niên, từ đó nhận thức được mức độ xung đột văn hoá cao hơn.

b. Tác động của giới tới khía cạnh cảm xúc của xung đột văn hoá

Bảng 4.11: Cảm xúc về xung đột văn hoá theo giới tính


TT

Nội dung cảm xúc

Nam

Nữ

1

Cảm xúc về nguồn gốc văn hoá của bản thân

2,54

2,63

2

Cảm xúc về hệ giá trị của bản thân

2,82

2,97

3

Cảm xúc về khả năng tương tác văn hoá

2,41

2,47


Trung bình chung

2,59

2,69


Ở cả ba nội dung của khía cạnh cảm xúc, không có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai giới về mức độ xung đột văn hoá. Điều này cho thấy mức độ của cảm xúc giằng xé giữa cái tôi văn hóa cá nhân và cái tôi văn hóa cộng đồng, giữa các giá trị văn hóa ở nam và nữ sinh viên được khảo sát không có sự khác biệt nhiều, nếu không nói là khá tương đồng.

c. Tác động của giới tới khía cạnh hành vi của xung đột văn hoá

Về mặt hành vi, sự đa dạng của các hành vi giải quyết xung đột dẫn tới những khác biệt giới về tần suất sử dụng hành vi theo các hướng trái chiều nhau. Trong số 6 loại hành vi được liệt kê, hành vi lảng tránh và hành vi bảo thủ là hai hành vi có sự khác biệt nhiều hơn giữa nam và nữ sinh viên được khảo sát.


Bảng 4.12: Hành vi giải quyết xung đột văn hoá theo giới tính (Theo điểm trung bình)

TT

Nội dung hành vi

Nam

Nữ

1

Hành vi lảng tránh*

3,82

3,58

2

Hành vi tìm hình mẫu

2,48

2,50

3

Hành vi đồng hoá

3,53

3,47

4

Hành vi bảo thủ*

2,93

3,19

5

Hành vi dung hoà

2,69

2,60

6

Hành vi xa lánh

3,13

3,20


Trung bình chung

3,10

3,09

Ghi chú:*: sự khác biệt giữa các nhóm có p< 0,05.


Khi gặp tình huống xung đột văn hoá, nữ sinh viên thường lảng tránh vấn đề nhiều hơn nam sinh viên: F(1,522) = 11,72, p<0,05. Có thể giải thích sự khác biệt giới này dựa trên kết quả về mối tương quan nghịch giữa khía cạnh nhận thức của xung đột văn hoá và hành vi lảng tránh. Do nhận thức về xung đột văn hoá của nữ rõ rệt hơn của nam nên tần suất lảng tránh xung đột nhằm làm giảm cảm giác ức chế khó chịu do xung đột mang lại cũng cao hơn. Tuy nhiên, về hành vi giải quyết xung đột một cách trực tiếp, mà cụ thể là hành vi bảo thủ, nam sinh viên lại có xu hướng thường xuyên thực hiện hơn nữ sinh viên: F(1,517) = 7,97, p = 0,05. Nói cách khác, nam thanh niên giải quyết xung đột văn hoá theo các quy tắc của văn hoá Việt Nam thường xuyên hơn nữ thanh niên.

4.2.1.3. Đánh giá chung về khác biệt xung đột văn hoá theo giới tính

Nhìn chung, không có nhiều khác biệt giữa nam và nữ sinh viên được khảo sát về mức độ biểu hiện các khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá. Nữ sinh viên trải nghiệm xung đột về mặt nhận thức ở mức cao hơn nam sinh viên, trong đó rõ rệt nhất là những xung đột đòi hỏi mức độ tư duy cao, bao gồm xung đột về nguồn gốc văn hoá và tính thống nhất trong hệ giá trị và hành vi. Sự khác biệt giới về mặt nhận thức của xung đột văn hoá dẫn tới việc nữ sinh viên hay giải quyết xung đột bằng hành vi lảng tránh, trái ngược với nam sinh viên ở mức độ xung đột nhận thức thấp hơn thì hay sử dụng hành vi bảo thủ. Như vậy, qua so sánh xung đột văn hoá theo giới tính, mối liên hệ giữa khía cạnh nhận thức và hành vi được tái khẳng định.

4.2.2. So sánh theo năm học


Năm học được đưa vào như một biến số để nghiên cứu xung đột văn hoá nhằm đánh giá sự khác biệt về tuổi, và quan trọng hơn là khác biệt về mức độ phát triển nhận thức giữa thanh niên sinh viên thuộc các khối học khác nhau ở đại học tới mức độ xung đột văn hoá. Mặc dù sự khác biệt về tuổi giữa sinh viên năm thứ nhất, năm thứ 2 và năm thứ 3 có thể không cao, nhưng mức độ trải nghiệm, độ rộng và sâu của kiến thức, và mức độ phát triển về mặt nhận thức và tư duy của sinh viên thuộc các khối học khác nhau có thể rất khác nhau. Chúng tôi đi tìm hiểu những khác biệt này ảnh hưởng đến mức độ trải nghiệm xung đột văn hoá ở thanh niên, đặc biệt là khía cạnh nhận thức của xung đột văn hoá như thế nào.

4.2.2.1. Tác động chung của năm học tới xung đột văn hoá



3,5


3


2,5


2


1,5


1


Năm 1

Năm 2

Năm 3


0,5


0

Nhận thức Cảm xúc Hành vi


Biểu đồ 4.3: Mức độ xung đột văn hoá ở thanh niên theo năm học


Nhìn chung, có sự khác biệt về mức độ xung đột văn hoá giữa thanh niên sinh viên thuộc các năm học khác nhau: F(2,355) = 3,81, p<0,05. Trong đó, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê nằm ở giữa sinh viên năm thứ 3 với sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 2. Sinh viên năm thứ 3 có điểm xung đột văn hoá cao hơn cả năm thứ nhất và năm thứ 2, nhưng lại không có sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 2. Điều này cho thấy sinh viên năm thứ 3 đã đạt mức độ phát triển về tư duy và cảm xúc nhất định để nhận thức được sự mâu thuẫn giữa các nền văn hoá khác nhau, từ đó trải nghiệm xung đột văn hoá cao hơn sinh viên ở các lớp nhỏ hơn.


Khi so sánh giữa nhóm thanh niên có xung đột văn hóa cao và nhóm thanh niên có xung đột văn hóa thấp cho thấy không có sự tương tác giữa biến số năm học và biến số nhóm xung đột văn hoá tới xung đột văn hoá ở thanh niên nói chung hay tới từng khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá ở thanh niên nói riêng.

4.2.2.2. Tác động của năm học tới từng khía cạnh của xung đột văn hoá

a. Tác động của năm học tới khía cạnh nhận thức của xung đột văn hoá

Bảng 4.13: Nhận thức về xung đột văn hoá theo năm học


TT

Nội dung nhận thức

Năm thứ

nhất

Năm

thứ hai

Năm

thứ ba

1

Nhận thức về nguồn gốc văn hoá của bản thân*

2,16

1,97

2,28

2

Nhận thức về tính thống nhất trong hệ giá trị và

hành vi của bản thân

2,29

2,26

2,47

3

Nhận thức về sự tương tác của bản thân với các

nhóm văn hoá

2,86

2,81

2,95


ĐTB chung theo các năm học

2,44

2,35

2,56

Ghi chú:*: sự khác biệt giữa các nhóm có p< 0,05.


Trong số ba nội dung của nhận thức về xung đột văn hoá, chỉ có nội dung nhận thức về nguồn gốc văn hoá của bản thân là có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các khối lớp: F(2,355) = 3,44, p<0.05. Trong đó, sự khác biệt có ý nghĩa nằm ở giữa năm thứ 2 và năm thứ 3. Trong khi điểm nhận thức của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 2 tương đương nhau, thì sinh viên năm thứ 3 thể hiện sự thiếu rõ ràng trong nhận thức về nguồn gốc văn hoá của bản thân.

b. Tác động của năm học tới khía cạnh cảm xúc của xung đột văn hoá

Về mặt cảm xúc, có sự khác biệt giữa các khối học về cảm xúc về hệ giá trị của bản thân: F(2, 355) = 3,33, p<0,05 và về cảm xúc về khả năng tương tác văn hoá: F(2, 355) = 8,44, p<0,05. Trong cả hai nội dung này của cảm xúc, điểm của sinh viên năm 3 đều cao hơn sinh viên năm thứ nhât và năm thứ 2. Điều này phản ánh sự xung đột về cảm xúc ở mức cao của sinh viên năm thứ 3 so với sinh viên thuộc các khối học thấp hơn.

Bảng 4.14: Cảm xúc về xung đột văn hoá (theo năm học)



TT

Nội dung cảm xúc

Năm 1

Năm 2

Năm 3

1

Cảm xúc về nguồn gốc văn hoá của bản thân

2,42

2,56

2,74

2

Cảm xúc về hệ giá trị của bản thân*

2,71

2,93

3,03

3

Cảm xúc về khả năng tương tác văn hoá*

2,29

2,43

2,62


ĐTB chung theo năm học

2,47

2,64

2,79

Ghi chú:*: sự khác biệt giữa các nhóm có p< 0,05.


Kết quả trên cho thấy biến số năm học có ảnh hưởng tới cảm xúc của sinh viên được khảo sát trong xung đột văn hóa, tức là tác động đến cảm xúc bị giằng xé của họ khi lựa chọn giữa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa phương Tây, giữa cái tôi văn hóa dân tộc và cái tôi văn hóa phương Tây của mình.

c. Tác động của năm học tới khía cạnh hành vi của xung đột văn hoá

Bảng 4.15: Hành vi giải quyết xung đột văn hoá (theo năm học)


TT

Nội dung hành vi

Năm 1

Năm 2

Năm 3

1

Hành vi lảng tránh*

3,85

3,67

3,66

2

Hành vi tìm hình mẫu

2,40

2,38

2,46

3

Hành vi đồng hoá

3,52

3,63

3,58

4

Hành vi bảo thủ

3,07

2,90

3,00

5

Hành vi dung hoà

2,59

2,57

2,67

6

Hành vi xa lánh*

2,98

3,35

3,27


ĐTB chung theo năm học

3,07

3,08

3,11

Ghi chú:*: sự khác biệt giữa các nhóm có p< 0,05.


Về mặt hành vi, sinh viên năm thứ nhất ít có hành vi lảng tránh hơn sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3: F(2,355) = 3,22, p<0,05. Nguyên nhân có thể là do mức độ xung đột văn hoá cao hơn ở sinh viên năm thứ 3 đã thúc đẩy họ thường xuyên sử dụng hành vi lảng tránh xung đột. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tần suất thực hiện hành vi xa lánh giữa các năm học: F(2,354) = 3,94, p<0,05, trong đó sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 ít thực hiện hành vi xa lánh hơn sinh viên năm 1.

4.2.2.3. Đánh giá chung về khác biệt xung đột văn hoá theo năm học


Những kết quả trên cho thấy có sự khác biệt theo biến số năm học trong xung đột văn hoá của sinh viên. Sinh viên năm thứ 3 có xung đột văn hóa cao hơn sinh viên các năm dưới. Sự ảnh hưởng của biến số năm học đến xung đột văn hóa của sinh viên được thể hiện ở cả 3 mặt (nhận thức, thái độ, hành vi). Sinh viên năm 3 trải nghiệm xung đột về nguồn gốc văn hoá rõ rệt hơn sinh viên năm 1 và năm 2, dẫn tới mức độ xung đột về cảm xúc về hệ giá trị của bản thân cũng cao hơn, và xu hướng dùng hành vi lảng tránh để giải quyết xung đột cũng rõ rệt hơn. Trong so sánh các khía cạnh của xung đột văn hoá theo biến số năm học, mối liên hệ giữa các khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá được thể hiện một cách chặt chẽ.

4.2.3. So sánh theo trường học

Trường học được đưa vào như một biến so sánh nhằm gián tiếp thể hiện tác động của vùng miền tới xung đột văn hoá của thanh niên. Mặc dù trên thực tế, thanh niên từ nhiều địa phương khác nhau có thể cùng học tập tại một ngôi trường, nhưng môi trường học tập trong giai đoạn thanh niên – giai đoạn định hình nhân cách của thanh niên – có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp xúc văn hoá của thanh niên, và từ đó là khả năng trải nghiệm xung đột văn hoá. Trong luận án này, chúng tôi khảo sát sinh viên ở 3 trường đại học lớn, trong đó có 2 trường đại học ở Hà Nội đại diện cho khu vực đô thị (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và 1 trường đại học ở Tuyên Quang đại diện cho khu vực miền núi (Trường Đại học Tân Trào). Chúng tôi đi tìm sự khác biệt về cả 3 khía cạnh của xung đột văn hoá giữa sinh viên thuộc các trường đại học khác nhau .

4.2.3.1. Đánh giá chung tác động của trường học tới xung đột văn hoá

Biểu đồ 4.4 cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên các trường về cả 3 mặt biểu hiện của xung đột văn hoá.

Về mặt nhận thức, sự khác biệt giữa sinh viên ba trường là có ý nghĩa: F(2,535) = 5,45, p<0,05, trong đó sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ có xung đột về mặt nhận thức cao hơn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng không có khác biệt về nhận thức giữa sinh viên Trường Đại học Tân Trào và hai trường còn lại.


Về mặt cảm xúc, sự khác biệt giữa sinh viên ba trường cũng có ý nghĩa về mặt thống kê: F(2,535) = 10,07, p<0,05. Trong đó, sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Tân Trào có điểm xung đột về cảm xúc tương đương nhau và đều lớn hơn điểm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Về mặt hành vi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nằm ở giữa sinh viên Trường Đại học Sư phạm và sinh viên Trường Đại học Tân Trào, trong đó, sinh viên Sư phạm thực hiện các hành vi giải quyết xung đột thường xuyên hơn sinh viên Tân Trào.


3,5


3


2,5


2


1,5


1


ĐH Ngoại ngữ ĐH Sư phạm HN ĐH Tân Trào


0,5


0

Nhận thức Cảm xúc Hành vi


Biểu đồ 4.4: Mức độ xung đột văn hoá ở thanh niên Việt Nam theo trường học


Khi so sánh theo nhóm thanh niên có xung đột văn hóa thấp và nhóm thanh niên có xung đột văn hóa cao, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về tâm lý của xung độ xung đột văn hoá ở sinh viên thuộc các trường khác nhau.

Sự khác biệt về từng nội dung cụ thể của các khía cạnh của xung đột văn hoá được phân tích dưới đây.

4.2.3.2. Tác động của trường học tới từng khía cạnh tâm lý của xung đột văn hoá

a. Tác động của trường học tới khía cạnh nhận thức của xung đột văn hoá

Bảng 4.16: Nhận thức về xung đột văn hoá theo trường học


TT

Nội dung nhận thức

ĐH

Ngoại ngữ

ĐH

Sư phạm

ĐH

Tân Trào

Ngày đăng: 15/01/2023