Dù hiện nay, vị trí xã hội của phụ nữ đang ngày càng được nâng cao nhưng những quan niệm, tập quán và lối suy nghĩ của hầu hết mọi người trong xã hội đóng vai trò lớn trong việc phát triển của phụ nữ. Ngoài ra, những trách nhiệm của người phụ nữ cho gia đình, con cái cũng là một rào cản cho người phụ nữ toàn tâm toàn ý với công việc. Chính vì vậy, những “giá trị mang nam tính” như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán dễ được đề cao hơn là các “giá trị nữ tính” như lòng bao dung, thông cảm… trong các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Điểm mạnh và điểm yếu
1.2.1. Điểm mạnh
Văn hóa kinh doanh tuy đã ra đời được một thời gian dài nhưng vẫn còn mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, những điểm mạnh trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất ít nhưng không phải là không có.
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam rất tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, coi việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện đầu tiên của phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất quan tâm đến nhân viên của mình trong cả những chuyện riêng tư, doanh nghiệp như là một ngôi nhà thứ hai.
Thứ hai, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể nhân viên. Từ đó tạo niềm tin, sự trung thành với công ty, niềm tự hào khi được làm việc cho công ty.
Thứ ba, doanh nghiệp coi trọng quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo một không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
1.2.2. Điểm yếu
Đầu thế kỷ 20, người thầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam – Lương Văn Can - đã đưa ra những điểm yếu khiến cho thương mại không phát triển. Đó là: Người mình không có thương phẩm - không có kiên tâm – không có tín thực – không có nghị lực – không biết trọng nghề – không có thương học – kém đường giao thiệp – không biết tiết kiệm – khinh nội hóa…
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Thể Hiện Tính Đối Lập Giữa Chủ Nghĩa Cá Nhân Và Chủ Nghĩa Tập Thể:
- Cách Quản Lý Độc Đáo, Khác Thường
- Đề Cao Tầm Quan Trọng Của Các Chuyên Gia Kỹ Thuật
- Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nếu so sánh những nhận định này với thế hệ ngày nay thì diện mạo của doanh nhân và doanh nghiệp chưa khác được bao nhiêu1. Theo hầu hết những doanh nhân việc xác định điểm yếu dễ dàng hơn nhận diện ra những điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Không có tín thực (Thiếu chữ tín)
Có thể nói đây vẫn luôn là một trong những điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam từ xưa tới nay. Điểm yếu này thể hiện rõ nhất qua việc rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài thường không coi trọng chữ tín. Nghiêm trọng hơn nhiều người lại coi đây là lối làm ăn khôn ngoan, coi đối tác thiếu thông cảm, không linh hoạt. Điều này tạo ấn tượng không tốt cho đối tác.
Trong khi người Nhật Bản được vị nể và đánh giá cao bởi chữ tín còn khả năng tạo dựng lòng tin của các doanh nghiệp Việt Nam được coi là điểm yếu làm để có thể cộng tác được với doanh nghiệp nước ngoài lâu dài.
Không có kiên tâm
Có nhiều doanh nghiệp có tầm nhìn ngắn hạn đã chạy theo lợi nhuận, làm ăn gian dối, chộp giật… gây nên những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong mắt đối tác nước ngoài. Đó chính là không có kiên tâm. Nếu thiếu một phương hướng kinh doanh đúng
đắn, thiếu đi cái tâm trong kinh doanh thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đứng vững trước làn sóng dữ của cơ chế thị trường.
Không có thương học
“Thương học” ở đây là một khái niệm rộng, nó bao gồm việc “học” tất cả những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc kinh doanh, cho hoạt động thương nghiệp như là: kiến thức về kinh doanh, khả năng và năng lực lãnh đạo, trình độ của người lãnh đạo, những hiểu biết, trình độ nhận thức của doanh nhân về kinh doanh, về pháp luật… Và “thương học” cũng là một trong những điều kiện cơ bản, chủ yếu cho một nền văn hóa kinh doanh vững mạnh.
Trong những năm gần đây đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng được trẻ hóa. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phần lớn đều nằm trong độ tuổi sung sức. Đây là một thuận lợi cho việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm từ bên ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và trình độ chung của doanh nhân cũng tăng lên nhiều. Tuy nhiên, doanh nhân Việt Nam nói chung đều thiếu các kiến thức về kinh doanh trong thời kỳ đổi mới.
Các yếu tố khác như: “Không có nghị lực”, “không biết trọng nghề”, Kém đường giao thiệp”, “Không biết tiết kiệm”, “Khinh nội hóa”… cũng đã cũng có những thay đổi, nhiều sự tiến bộ đáng mừng trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của yếu tố văn hóa trong kinh doanh, tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa vững mạnh. Đã có rất nhiều điển hình trong xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây như Trung Nguyên, FPT, Mai Linh tạo nên một nét mới cho nền văn hóa kinh doanh Việt Nam.
2. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu, học hỏi từ VHKD của các DN Mỹ
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương Việt Nam
– Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp. Đầu tư cũng như hợp tác làm ăn giữa DN Việt
Nam và DN Mỹ ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên, hiện nay vẫn có những tranh chấp thương mại không đáng có giữa DN Việt Nam và DN Hoa Kỳ. Nếu như DN Việt Nam hiểu được văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp đó, đồng thời hiểu được lối tư duy cũng như phong cách kinh doanh của họ thì chắc rằng những vụ tranh chấp thương mại như vậy sẽ không xảy ra.
Trong đàm phán, nếu các DN Việt Nam hiểu được lối ra quyết định, sự coi trọng thời gian của các doanh nhân Mỹ mà đi thẳng vào vấn đề, trình bày mang tính thuyết phục hơn thì đã có thể dành được những hợp đồng lớn về tay mình. Việc nghiên cứu này giúp cho các DN Việt Nam hiểu và cộng tác với các DN Mỹ dễ dàng hơn mang lại những kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, việc nghiên cứu những nét đặc trưng trong VHKD của các doanh nghiệp Mỹ giúp các DN Việt Nam phần nào nhận ra những ưu điểm cũng như khuyết điểm trong VHKD tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa riêng của Việt Nam. Việc nghiên cứu những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ là bài học giúp cho việc xây dựng văn hóa kinh doanh trong các DN Việt Nam tốt hơn, hoàn thiện hơn.
2.2. Bài học cho DN Việt Nam từ văn hóa kinh doanh Mỹ
Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để xây dựng nền văn hóa cho mình. Các bài học rút ra từ văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ sẽ giúp hình thành một nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh và tiến bộ.
2.2.1. Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn
Xác định phương hướng kinh doanh đúng đắn là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, không những cần phải tìm cho mình một phương hướng kinh doanh đúng đắn, DN Việt Nam cũng cần xác định cho mình mục đích kinh doanh đúng đắn. Vì mục
đích kinh doanh quyết định phương pháp kinh doanh, mục đích kinh doanh nói lên tầm vóc cao, thấp của văn hóa doanh nghiệp1.
Phương hướng kinh doanh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục đích kinh doanh. Điều này có nghĩa: không thể đạt được mục đích bằng mọi cách mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp và đạo đức trong khi thực hiện các phương pháp kinh doanh, đó chính là văn hóa trong phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp.
Những điểm chung nhất của phương pháp kinh doanh:
- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo minh bạch, công khai trong kinh doanh. Người Mỹ có lẽ là dân tộc tôn trọng luật pháp nhất trên thế giới. Ở Mỹ, nghề làm ra nhiều tiền nhất là nghề luật sư. Bất kỳ công ty nào cũng có một đội ngũ luật sư hùng hậu để bảo vệ quyền lợi của mình và ý kiến của họ rất được tôn trọng. Tính coi trọng luật pháp này làm họ cẩn thận và kỹ càng trong việc soạn thảo hợp đồng và không có ý định sửa đổi sau khi đã ký kết. Các doanh nhân Việt Nam đặc biệt là người lãnh đạo, cũng nên học hỏi điều này, thực hiện đúng pháp luật, không “lách luật” thì sẽ xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thu hút được nhiều nhân tài.
- Chú trọng khoa học quản lý, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học, dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh.
- Dựa vào khoa học, kỹ thuật, vận dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng quan hệ con người, phát huy năng lực xã hội bao gồm năm nhân tố: giới lãnh đạo chính trị, quan chức, quản lý, tri thức, doanh nhân và người lao động; quan trọng nhất là khơi dậy và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân tố đó vị mục tiêu chung.
Trên cơ sở xác định được phương hướng, mục đích kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một triêts lý kinh doanh, nơi hội tụ tất cả tinh thần của doanh nghiệp và là tư tưởng đẫn dắt mọi thành viên trên con đường xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp.
2.2.2. Xây dựng một mô hình kinh doanh lý tưởng, năng động và tiến bộ
Một mô hình kinh doanh lý tưởng, một môi trường văn hóa doanh nghiệp tiến bộ là nơi tạo ra một sức mạnh tổng thể cổ vũ nhân viên trong DN lao động sáng tạo với niềm tin và lý tưởng cao đẹp. Một mô hình kinh doanh lý tưởng là nơi mà mọi cá nhân đều được tạo điều kiện để phát huy mọi năng lực của mình, nơi mà mọi nhân viên đều tự hào được làm việc, cống hiến với cái tên của doanh nghiệp.
Với một nền văn hóa đặc thù, doanh nghiệp mới có thể tồn tại lâu dài và tạo ra dấu ấn riêng của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải ý thức được điều này và chính bản thân người lãnh đạo phải là người tiên phong, tìm ra phương hướng kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp, tạo nên sự hứng khởi, gắn bó của mọi thành viên.
2.2.3. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng
Hình ảnh của doanh nghiệp chính là tổng hòa của nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, phong cách kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như các hoạt động truyền thông, quảng bá… Hình ảnh của doanh nghiệp cũng chính là diện mạo của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Hình ảnh của doanh nghiệp là sự biểu hiện của chính doanh nghiệp đó, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong, thành bại của doanh nghiệp. Và chính văn hóa doanh nghiệp được nhận định là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, cũng như hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó. Mặc dù có được những thành công to lớn trong kinh doanh, nhưng theo các nhà nghiên cứu của Mỹ
thì cũng có những mặt trái trong VHKD của mình. Tính cá nhân cao tuy khuyến khích được nhân tài, làm tăng tính năng động trong kinh doanh, nhưng lại giảm bớt khả năng hợp tác và có nguy cơ tang chi phí kinh doanh. Người Mỹ nhấn mạnh đến sự bình đẳng nhưng thực chất khoảng cách trong thu nhập giữa lãnh đạo và nhân viên trong các công ty của Mỹ thường lớn nhất thế giới và có xu hướng càng ngày càng tăng. Năm 1960, thu nhập của một nhà quản lý cấp cao của Mỹ gấp 41 lần thu nhập của một công nhân thì đến năm 1992 con số này lên đến 157 lần. Mức thu nhập quá cao của cấp quản lý trong nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay đã dẫn đến sự bất bình của những người lao động ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tính đoàn kết trong công ty, dễ dàng gây ra các cuộc đình công làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tính coi trọng thời gian đã giúp người Mỹ tăng tốc độ phát triển nhưng cũng khiến họ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh hay gặp rủi ro do quá vội vã. Không những vậy, việc quá coi trọng tiền bạc, của cải vật chất dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội như sự gia tăng số người bị stress, mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, khủng hoảng lòng tin… Đây cũng là những bài học kinh nghiệm mà doanh nghiệp Việt Nam nên tránh khi xây dựng VHKD cho mình.
3. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC TỪ VHKD CỦA CÁC DN MỸ VÀO CÁC DN VIỆT NAM
Rút ra bài học từ văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Tuy nhiên, việc áp dụng những bài học đó không phải lúc nào cũng là dễ dàng. Để áp dụng những bài học đó hiệu quả thì cần có những điều kiện nhất định.
Nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Việt Nam đang ngày càng thâm nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ hội giao tiếp với môi trường bên ngoài, với các công ty nước ngoài ngày càng tăng lên rất nhiều. Sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc
rất nhiều không chỉ vào văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mình mà còn vào văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác.
Hiểu được văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thỏa thuận, kinh doanh hay đàm phán được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ngày nay, văn hóa kinh doanh đang ngày càng được các doanh nghiệp trong nước coi trọng hơn. Các doanh nghiệp đang nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng nhưng đồng thời cũng phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Như vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu những nền văn hóa kinh doanh điển hình từ đó rút ra bài học áp dụng cho chính doanh nghiệp mình. Để làm được như vậy, điều kiện đầu tiên đó là các doanh nghiệp phải hiểu được vai trò quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đối với sự thành – bại của công ty. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến kinh doanh. Văn hóa kinh doanh mạnh, ổn định sẽ giúp cho các hoạt động thương mại được phát triển. Văn hóa kinh doanh đồng cũng ảnh hưởng đến đàm phán thương mại, giúp cho các cuộc đàm phán đi đến thành công. Và đồng thời văn hóa kinh doanh cũng ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng cũng như đến hành vi của doanh nhân. VHKD đóng một vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh. VHKD là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo nên phong thái cũng như tạo nên lực hướng tâm chung cho doanh nghiệp, giúp DN thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên.
Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp áp dụng các bài học tự VHKD của các DN Mỹ để xây dựng nên một nền văn hóa đặc trưng của riêng mình.
Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hóa
Tất cả những người quản lý đều hiểu rất rõ rằng họ có thể gây ảnh hưởng quyết định đến những người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra rằng họ có thể ảnh hưởng đến phong cách tổ chức. Người lãnh đạo có thể