Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Điển Hình Trên Thế Giới.


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI‌‌

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.


I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI.

1. Một số mô hình văn hóa điển hình

Như chúng ta đã biết, văn hóa doanh nghiệp có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng chính các nhà nghiên cứu của Mỹ chính là những người nghiên cứu và hình thành nên những lý thuyết cơ bản về văn hóa doanh nghiệp. Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Nhật Bản là hai nền văn hóa doanh nghiệp điển hình nhất, lâu dài nhất và cũng có tác động lớn đến nền văn hóa doanh nghiệp của các tập đoàn, các công ty khác trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hai nền văn hóa doanh nghiệp điển hình này tới nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thông qua hai ví dụ cụ thể của hai doanh nghiệp thành công của hai quốc gia này:

1.1. Văn hóa Microsoft. [26]


Logo của Microsoft Vào năm 1977 xuất phát từ ước mơ tạo ra một thế giới mới 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Logo của Microsoft


Vào năm 1977, xuất phát từ ước mơ tạo ra một thế giới mới trên đầu ngón tay mình, Bill Gate quyết định nghỉ học ở Harvard để tập trung toàn bộ


thời gian làm việc cho một công ty phần mềm nhỏ mà ông thành lập cùng với người bạn của mình: công ty Microsoft.

Microsoft phát triển thật nhanh chóng và liên tục. Chỉ từ một công ty nhỏ trải qua một thời gian nỗ lực phát triển đến năm 1998. Microsoft đã trở thành công ty lớn nhất nước Mỹ. Với sự lãnh đạo của Bill Gate, từ một công ty nhỏ chỉ có hai người, Microsoft đã trở thành công ty có hơn 20.000 nhân viên.

Không chỉ nổi tiếng vì sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của mình mà tập đoàn này còn nổi tiếng với một phong cách văn hóa khác biệt đầy cá tính nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên kiệt xuất với những con người làm việc không phỉa chỉ vì lợi nhuận của công ty mà còn vì niềm đam mê niềm vui được vượt qua những thách thức. Chúng ta có thể tìm hiểu một số nét văn hóa của Microsoft.

Triết lý kinh doanh.

Điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của Microsoft là thiết lý kinh doanh của công ty, bao gồm năm yếu tố chính:

- Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài.

- Hướng đến các thành quả.

- Tinh thần tập thể và động lực cá nhân.

- Thái độ trân trọng với khách hàng.

- Thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

Để thực hiện triết lý này, công ty luôn tuyển dụng những người thông minh, có óc sáng tạo và giữ chân họ bằng cách tạo cho họ hứng thú, thách thức liên tục và điều kiện làm việc tuyệt hảo, ngoài ra họ còn được hưởng những chính sách khác như quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi.... Điều này giải thích vì sao Microsoft có rất nhiều nhân viên gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập và hiện nay vẫn còn gắn bó với công ty.

Đề cao tầm quan trọng của nguồn nhân lực.


Do đặc thù của công ty là công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm mà Microsoft cho rằng nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng, đặc biệt là các chuyên viên phát triển phần mềm, họ được ưu tiên mua cổ phiếu ưu đãi, có văn phòng làm việc riêng và được tạo điều kiện rất thuận lợi về vật chất và tinh thần để khuyến khích tinh thần sáng tạo và làm cho họ cảm thấy tự hòa và gắn bó với công ty.

Nền văn hóa của những nỗ lực không mệt mỏi

Chính đức tính miệt mài làm việc của Bill Gate đã tác động và làm nên nét văn hóa của Microsoft. Trong công ty luôn tồn tại một khẩu hiệu “Hãy nỗ lực làm việc và nỗ lực hơn nữa”. Công ty luôn tạo điều kiện sao cho nhân viên của họ có thể làm việc được tốt nhất như: nhân viên thường được phục vụ bánh Pizza ngay tại bàn làm việc, hay được phục vụ cafe miễn phí... như vậy họ không phải dừng công việc của mình .

Văn hóa mang tính học hỏi

Người ta nói rằng Bill thành công là nhờ sự tận dụng sai lầm của người khác. Ông cho rằng học hỏi những sai lầm của kẻ khác thì công ty mới tránh được những sai lầm tương tự và đồng thời cũng phải học hỏi những sai lầm của bản thân trong quá khứ và được ghi vào trong cuốn nhật kí của công ty để trở thành những bài học có ích của công ty trong tương lai.

Microsoft cũng hết sức coi trọng khách hàng, công ty đã xây dựng một “vòng lặp phản hồi thông tin” nhanh và hiệu quả và đảm bảo rằng bất cứ ai trong công ty muốn biết thông tin về một vần đề gì đó trong công ty chỉ cần sau 48 tiếng sẽ có câu trả lời.

Có thể thấy bên cạnh tạo một môi trường làm việc thoả mái phát huy những cá tính sáng tạo, Microsoft cũng có những quy định ngặt nghèo mà mọi nhân viên đều buộc phải tuân thủ. Chính nhờ tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích tối đa tính sáng tạo của nhân viên, kết hợp với kỉ luật chặt chẽ mà không máy móc đã là yếu tố tiên quyết để đưa Microsoft trở thành công ty


phần mềm hàng đầu thế giới và giữ vững được địa vị của mình lâu dài trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay.

1.2. Văn hóa Sony. [29]

Nhắc đến cái tên Sony, ai cũng biết đó là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về mặt hàng điện tử. Được thành lập từ năm 1946 với tên gọi ban đầu là “Tokyo Tsushin Kyogo” đến năm 1957 thì tên của công ty được đổi thành Sony. Đầu những năm 1990, doanh thu của Sony là 8tỷ USD nhưng đến năm 1996 doanh thu đã lên tới 46 tỷ USD và liên tục tăng trong những năm sau đó. Hiện nay tập đoàn Sony có hơn 50 nghìn nhân viên với hơn 30 chi nhánh sản xuất chủ yếu hoạt động với mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới. Sony luôn đạt những thành tích đáng kể trong suốt quá trình thành lập đến nay, cùng với người sáng lập nó, Sony đã đi vào lịch sử với tư cách là các “tư tưởng gia” cho nền kinh tế Nhật Bản.

Tinh thần Sony

Trong lời thuyết mình quảng cáo của Sony có một đoạn ghi lại tinh thần Sony như sau:

Sony là khai phá

Nó giống như một cửa sổ rộng mở

Hướng về thế giới của mọi thứ chưa biết Sung mãn khí thế và thanh xuân!

Gặp khó khăn

Mọi người không dám đối đầu Tìm lối vòng qua mà đi

Thì Sony dũng cảm xông lên, thẳng tiến Khai phá ra những lĩnh vực mới

Công việc, sinh họat, yêu cầu, mong mỏi

Đều không ngừng sáng tạo, dũng cảm hướng tới


Đó chính là Sony của chúng tôi

Đó chính là những người lao động của Sony!

Tinh thần Sony đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm, khai sông mở núi, tìm tòi, khám phá công nghệ cao nhất, giàu sáng tạo độc đáo, lấy thế giới làm đối thủ cạnh tranh, khiến cho mọi người tiêu dùng trên thế giới phải khâm phục sản phẩm của Nhật Bản. Tinh thần này được đúc kết thành phương châm: “Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta”.

Công ty Sony đã dựa vào tinh thần như vậy mà tìm tòi, sáng tạo, không ngừng đổi mới. Trong những năm 1955-1965, công ty đã sản xuất ra đầu tiên trên thế giới loại máy thu thanh bán dẫn, máy ghi âm... từ những năm 1965 đến 1975 lại đưa ra những sản phẩm hiện đại như vô tuyến truyền hình...Họ không những chỉ giỏi trong chiếm lĩnh thị trường mà còn không ngừng tạo ra nhu cầu mới mỗi khi đưa ra sản phẩm mới. Theo thống kê, tỷ lệ sản phẩm mới đưa ra thị trường của Sony là cao nhất thế giới, bình quân mỗi ngày đưa ra 4 loại sản phẩm mới, mỗi năm đưa ra 1000 loại sản phẩm mới trong đó có 800 loại là cải tiến từ sản phẩm cũ và số còn lại hoàn toàn là sáng tạo. Nhờ tinh thần không ngừng sáng tạo, tìm tòi ra những sản phẩm mới công ty đã không ngừng phát triển, Hiện nay, sản phẩm của Sony được tiêu thụ ở gần 200 quốc gia và khu vực, được sở hữu bản quyền kĩ thuật ở 178 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Văn hóa lãnh đạo.

Sự bình đẳng giữa các thành viên là một nét văn hóa của công ty, biểu hiện điển hình là đồng phục của công ty, ông chủ tich tập đoàn đã đưa ra bộ đồng phục cho cả công ty với mục đích là thể hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong công ty từ những người có chức vụ thấp nhất đến chủ tịch của tập đoàn, điều này ngày nay đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của các doanh nghiệp Nhật Bản.


Một yếu tố nữa trong cách quản lý của Sony đã đem thành công cho tập đoàn là biết cách đánh thức những khả năng sáng tạo của từng thành viên, bản thân những người sáng lập ra tập đoàn này cũng là những người không ngừng tìm tòi và sáng tạo. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Sony đã trở thành nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao lớn nhất Nhật Bản. Ví dụ điển hình như nhân viên Leo Aishaki của Sony đã phát minh ra loại diode ngâm đã nhận được giải thưởng Nobel, một vinh dự ngay cả các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiếm khi nhận được.

Triết lý dùng người của Sony.

Với triết lý kinh doanh: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”. Sony luôn coi trọng khả năng làm việc của nhân viên vì Sony cho rằng tất cả những thành công, những sản phẩm của Sony đều là tâm huyết, tài năng của tất cả những thành viên của công ty. Làm việc tại Sony, các nhân viên sẽ được trả lương xứng đáng theo đúng năng lực và công ty cũng có nhiều chính sách để giữ chân người tài, bên cạnh đó, Sony cũng có những chính sách khuyến khích những người chưa có đủ kĩ năng cần thiết tham gia vào các khóa đào tạo để nâng cao trình độ.

Nếu một nhân viên của Sony hoàn thành tốt công việc nào đó, Sony sẽ biểu dương và đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu nhân viên nào làm chưa tốt công việc của mình thì Sony cũng giải thích rõ ràng để nhân viên của họ có cơ hội sửa sai.

Văn hóa kinh doanh “luôn đổi mới để chiến thắng” của Sony đã đem lại cho hãng những thành công lớn. Nó được thể hiện qua doanh số của công ty theo từng năm, uy tín của công ty trên thị trường và niềm tự hào, lòng trung thành của toàn thể nhân viên ở khắp các chi nhánh trên toàn thế giới.


2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy mô hình văn hóa điển hình và thành công của các công ty các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Và hiện nay, chúng ta đang hòa mình vào cùng dòng chảy toàn cầu, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chịu sự tác động rất mạnh mẽ của những nền văn hóa điển hình và thành công đó trong suốt quá trình xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp riêng cho mình.

Một là, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc - điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của Microsoft và Sony. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng hơn tới yếu tố con người, lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: 1- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động của họ; 2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; 3- Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; 4- Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho


những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.


Hai là, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam trước kia chỉ bó gọn thị trường của mình ở trong nước và ở các nước khu vực. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp đã tự mở rộng thị trường ra toàn cầu và sản xuất các thiết bị, sản phẩm, cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp như hai ví dụ điển hình trên: luôn tạo ra nhu cầu mới cho thị trường, mở rộng thị trường để không ngừng phát triển.


Ba là, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: 1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; 2- Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; 3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp. Thay vì chỉ kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022