Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 15

3.2.3.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công chứng các thỏa thuận có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng tại văn phòng công chứng

Hệ thống cơ sở dữ liệu này là tập hợp những thông tin về tình hình, kết quả và tình trạng của các thỏa thuận có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, bao gồm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng như văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung. Hiện nay, nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân về vấn đề này là rất lớn. Vì vậy, mục tiêu chính của cơ sở dữ liệu này nhằm cung cấp hệ thống thông tin để nhiều người có thể tìm kiếm dữ liệu có liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng, từ đó giúp họ đưa ra quyết định có tham gia hay không vào các giao dịch dân sự với vợ hoặc chồng liên quan đến tài sản chung đó. Ngoài ra cơ sở dữ liệu này sẽ tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về các quy định của pháp luật hiện hành, tăng tính minh bạch, công khai của văn bản thỏa thuận và thiết lập một cơ sở lịch sử về hệ thống thông tin liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Vì thế, giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và công khai dữ liệu này trên trang thông tin tại các văn phòng công chứng về các thỏa thuận có liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng sẽ đóng góp rất tích cực cho công tác quản lý nhà nước, cho hoạt động công chứng và đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước.

Trên đây là một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật HN&GĐ về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, giúp nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án trong điều kiện hiện nay.

KẾT LUẬN


Việc hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói chung và quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật HN&GĐ, tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Đặc biệt xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã tác động rất lớn đến các quan hệ xã hội, quan hệ HN&GĐ nên tính chất của các quan hệ này ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để điều chỉnh kịp thời các quan hệ HN&GĐ, tạo môi trường pháp lý linh hoạt để đảm bảo mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Nhìn chung những quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn tương đối chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của vợ chồng và các bên có liên quan. Ngoài ra, các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung hợp nhất của vợ chồng một cách khách quan, đúng pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên, các thành viên trong gia đình và của người thứ ba.

Tuy nhiên, xã hội loài người luôn luôn vận động và phát triển kéo theo sự thay đổi không những các quan hệ xã hội. Số lượng các vụ án về HN&GĐ nói chung và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nói riêng ngày càng gia tăng với tính chất phức tạp hơn, gây ra không ít khó khăn cho quá trình giải quyết yêu cầu của các bên. Gần 12 năm thi hành Luật HN&GĐ hiện hành nên một số quy định đến thời điểm này không còn phù hợp, một số còn chưa cụ thể, thiếu chi tiết dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình giải quyết, cộng thêm trình độ năng lực còn hạn chế của một số cán bộ chuyên trách công tác giải quyết về HN&GĐ đã kéo dài thời gian tranh chấp tài sản giữa vợ

chồng. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 cần quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn để người dân dễ hiểu, những người thực thi pháp luật cũng dễ tiếp cận tạo ra sự áp dụng pháp luật thống nhất trên toàn quốc và góp phần đồng bộ hóa hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tác giả mong muốn cùng với luận văn này và những công trình nghiên cứu khác có thể góp phần trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 trong thời gian tới, đồng thời trở thành công trình khoa học có ý nghĩa đối với công tác giảng dạy, nghiên cứu, áp dụng pháp luật cho các thế hệ sau về HN&GĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 15

1. Ph.Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, Viện gia đình và giới (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Báo cáo tóm tắt, Hà Nội.

4. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Cừ (1995), “Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam -1986”, Luật học, (01).

6. Nguyễn Văn Cừ (2000), “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại”, Tòa án nhân dân, (09), trang 18-21.

7. Nguyễn Văn Cừ (2003), “Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Nhà nước và Pháp luật, (05), trang 53-59.

8. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.

9. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Cừ (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Đề án nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2003), Một số vần đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

13. Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp”, www.thongtinphapluatdansu.edu,vn, ngày 10/11.

14. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I - Gia đình, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập II - Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Ngọc Điện (2006), Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb Tư pháp, tr.123.

17. Lê Thị Thu Hà (2010), Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

18. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Luật học (03).

19. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Xác lập quyền sở hữu đối với thu nhập của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Luật học (02).

20. Việt Khương, Phạm Thành (2012), “Chấn chỉnh hoạt động công chứng ở Hà Nội”, www.nhandan.com.vn, ngày 14/5.

21. Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Luật học (06), trang 22.

22. Nguyễn Thị Lan (2008), Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Lan (1997), “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng”, Luật học, (5).

24. V.I. Lênin toàn tập (1959), tập 36, Nxb.Sự thật, Hà Nội.

25. Cẩm Loan (2012), “Chia tài sản chung khi chưa ly dị có được không?”,

www.batdongsan.com.vn, ngày 3/12.

26. Bùi Thị Mừng (2007), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên đầu tư kinh doanh”, Đề tài khoa học: Tài sản của vợ chồng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổ bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

27. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

29. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

30. Quốc hội (1992), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.

31. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

32. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

33. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

34. Sắc luật số 15/64 Sài Gòn ngày 23/07/1964.

35. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2001), Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

36. Phạm Ngọc Thanh (2010), “Tác động của ly hôn đến sự phát triển của trẻ”, www.nhidong.org.vn, ngày 16/6.

37. Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 09/08/2000 của về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

38. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo của ngành tòa án về công tác xét xử trong nhiệm kì Quốc hội khóa XII, Hà Nội.

39. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn áp dụng, Hà Nội.

40. Tòa án nhân dân tối cao (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Hà Nội.

41. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

42. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liện tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội “về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”, Hà Nội.

43. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tổng kết các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Thừa Thiên - Huế.

44. Đinh Trung Tụng (2001), Khái quát một số điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình).

45. Đinh Trung Tụng (2005), Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

46. Phạm Thị Tươi (2012), Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn cao học Luật học.

47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

49. Văn phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thừa Thiên - Huế (2012), Tổng hợp số vụ việc công chứng đã thực hiện từ 02/01/2012 đến 01/07/2012, Thừa Thiên - Huế.

50. Nguyễn Kim Vân (2009), “Phân chia tài sản chung của vợ chồng và quyền lợi của người thứ ba”, www.baomoi.com, ngày 17/9.

51. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

52. Trịnh Vũ (2005), “Ly thân - bước đệm của ly hôn”, www.vietbao.vn, ngày 13/7.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022