Ngoài ra Page cũng nhìn thấy trước việc tham gia của Google và bản thân mình vào sự nghiệp giảm đói nghèo thông qua kinh doanh và hoạt động từ thiện. Page đặc biệt quan tâm đến những chương trình cung cấp khoản vốn cho những quốc gia đang phát triển. Page đã nói: “Tôi tin rằng vấn đề xóa đói giảm nghèo là việc chúng ta cần làm”27.
Và nhiệm vụ của Google chính là thiết lập và giúp thế giới thông tin được sử dụng phổ biến và hữu ích.
3.2.1.2. Cách quản lý độc đáo, khác thường
“Google không phải là công ty toàn cầu. Chúng tôi không quan tâm đến việc hợp nhất. Dù cho sự phát triển của Google ở khắp nơi như một công ty có tổ chức cá nhân, chúng tôi vẫn quản lý Google theo một cách khác thường. Chúng tôi nhấn mạnh rằng không khí sáng tạo và thử thách – những điều giúp chúng tôi cung cấp cách tiếp cận không thành kiến, chính xác và tự do đến với thông tin cho những ai dựa vào chúng tôi trên khắp thế giới”. Người sáng lập ra Google đã viết trong lá thư khai trương IPO như vậy.
Phong cách điều hành quản lý độc đáo của Google đã được minh chứng rất rõ. Những người sáng lập ra Google đã xây dựng công ty mình với ý tưởng công việc nên có thử thách và thử thách nên hài hước. Thông điệp mà Google gửi tới cho các nhân viên: “Nếu chưa va vấp và thất bại, chứng tỏ anh chưa đủ cố gắng”.
3.2.1.3. Chăm sóc cái dạ dày
Ở Google điểm nổi bật nhất chính là đồ ăn. Công ty này đã áp dụng triết lý của Napoleon: “Một đội quan mạnh cần phải diễu binh với cái dạ dày no đủ”.
Google có 11 quán ăn tự phục vụ ngay tại trụ sở chính của hãng ở thung lũng Silicon, California và đồ ăn ở đây hoàn toàn miễn phí. Nhiệm vụ
27 David Vise & Mark Malseed(2006), Google – câu chuyện thần kỳ, Nhà xuất bản Tri thức.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Mỹ
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Né Tránh Rủi Ro:
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Thể Hiện Tính Đối Lập Giữa Chủ Nghĩa Cá Nhân Và Chủ Nghĩa Tập Thể:
- Đề Cao Tầm Quan Trọng Của Các Chuyên Gia Kỹ Thuật
- Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 12
- Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
của các đầu bếp là tìm mọi cách để lôi cuốn các kỹ sự muốn đến văn phòng từ sáng sớm và ở lại đến tận chiều muộn. Căng tin của công ty đã trở thành nơi cung cấp miễn phí bia, rượu, thịt nướng và các món ăn đặc sản như sushi, rượu rum… Các món ăn tại Google đều rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe như mỡ trong cá giúp cho màng tế bào quanh não đàn hồi hơn, giúp hấp thu các chất bổ dễ dàng. Bên cạnh các quán ăn tự phục vụ, Google còn có phòng ăn nhẹ với nhiều loại đồ ăn làm từ ngũ cố, kẹo, sữa chua, hoa quả tươi… và các nhân viên Google có thể tự pha cho mình một tách cappucino.
Sự chăm lo đặc biệt như vậy cho những người lao động là một chiến lược giúp Google vượt qua nhiều khó khăn, ví dụ như cuộc khủng hoảng dotcom năm 2001.
3.2.1.4. Văn hóa “Toilet”
Đã có ý kiến cho rằng, để hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp của Google thì cách tốt nhất là hãy quan sát toilet của họ.
Tất cả các phòng vệ sinh bên trong đại bản doanh của Google đều được trang bị dàn xí bệt hiện đại, tối tân của Nhật Bản, có khả năng sưởi ấm người ngồi phía trên trong những ngày giá lạnh. Ngoài ra, còn có một nút bấm không dây phía trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng sấy khô vòng 3 cho người dùng.
Google khuyên khích nhân viên tận dụng tối đa khoảng thời gian trong toilet để kiểm tra và nâng cao kiến thức của mình. Bên trong mỗi khoang đều có gắn một bảng chữ điện tử với tiêu đề: “Mã Test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing.
Toilet đã phản ánh rất rõ triết lý làm việc chung tại Google: Trang thiết bị hiện đại, hào phóng giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức “không bình thường”. Cũng chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt sản phẩm mới, dịch vụ mới tiện lợi với người sử dụng và với tốc độ tên lửa.
3.2.1.5. Nhân viên là Thượng Đế
Đại bản doanh của Google là một chuỗi các tòa nhà thâm nhập đứng sát nhau, trong giống như ký túc xác đại học hơn là trụ sở của một tập đoàn hàng đầu thế giới. Bốn bề văn phòng được lắp kính màu, với đủ những thiết bị giúp thư giãn, giải trí cho nhân viên như: bể bơi tạo sóng ngoài trời, phòng tập thể thao trong nhà, một nhà trẻ cho nhân viên gửi con... Các nhân viên Google có thể được làm một số việc khác thuận tiên ngay tại công ty như giặt đồ, cắt tóc, chăm sóc sức khỏe và nha khoa, sau nữa là các hoạt động chăm sóc hằng ngày như thể dục thể hình với huấn luyện viên riêng, đội ngũ mát-xa chuyên nghiệp, những dịch vụ dường như không thể tưởng tượng lại có ở văn phòng làm việc...Các nhân viên của Google có thể mang thú cưng của mình đến nơi làm việc. Vào giờ nghỉ, nhân viên Google được chơi bóng rổ, bơi, tập thể thao miễn phí ngay trong đại bản doanh của Google. Ngoài ra, đội xe buýt riêng chạy như con thoi mỗi ngày, đưa đón nhân viên từ nhà đến San Francisco và ngược lại. Ở Google, nhân viên có thể giải trí thoải mái như ở nhà.
Tất cả những thứ đó thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc, tạo nên một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ cho nhân viên dù họ làm việc với thời lượng rất cao.
3.2.1.6. Văn hóa sáng tạo
Năm 2000, Google đã chuyển trụ sở chính đến Mountain View. Bên trong Google, không khí làm việc đối lập hẳn với cái không khí hỗn độn ở bên ngoài. Nó thật đặc biệt, đúng theo những gì phòng cấp chứng chỉ công nghệ Trường đại học Stanford, nơi đã cấp giấy phép tìm kiếm cho Google, đã miêu tả: đó là cảm hứng làm việc say mê của các lập trình viên
“Hãy quan tâm tới điều không thể. Bạn nên thử làm những gì mà hầu hết mọi người chưa nghĩ tới”. Nhân viên Google được khuyến khích đề xuất những ý tưởng tham vọng, thậm chí điên rồ càng nhiều càng tốt. Các giám sát viên sẽ phân ý tởng về cho từng nhóm nhỏ, kiểm tra xem ý tởng đó có “chạy”
được hay không. Gần như người nào ở Google cũng kiêm thêm một chức danh “ảo” là: Giám đốc sản phẩm.
Tất cả các kỹ sư dành 20% thời gian làm việc cho những ý tưởng của chính họ. Nhiều dự án cá nhân đã được ra mắt công chúng, chẳng hạn như mạng xã hội ảo Orkut và Google News.
Nền văn hóa này giúp giải thích vì sao một hãng chuyên về tìm kiếm lại có thể tung ra quá nhiều sản phẩm đa dạng như thế. Bản thân Google cũng mạnh tuyên bố sứ mệnh của họ là “sắp xếp và tổ chức lại” thông tin của toàn cầu.
Không chỉ con người mà bản thân Googleplex – tên gọi thân mật nơi làm việc của hãng - cũng là đại diện cho sức sáng tạo. Các tòa nhà ở đó được cơ cấu lại theo hướng thân thiện với môi trường. Năng lượng mặt trời được sử dụng một cách tối đa, các văn phòng sáng choang nhờ vách tường toàn bằng kính mà các nhân viên vẫn gọi vui là “khối rubic thủy tinh”. Dọc theo các hành lang dẫn vào đại sảnh những tấm bảng trắng ngoại cỡ, dành cho nhân viên tự do viết lại các ý tưởng “đột xuất”. Bên ngoài khuôn viên, họ đùa nghịch trên những con xe trượt scooter do hãng cấp cho, hoặc nằm dài sưởi nắng trên những chiếc ghế êm ái, bên dưới cây dù nhiều màu sặc sỡ.
Làm sao duy trì nền “văn hóa sáng tạo” luôn là một chủ đề nóng bỏng trong lòng Google khi mà hãng này càng ngày càng mở rộng trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng 3 năm qua, đội ngũ nhân viên Google đã đông gấp 3 lần, đạt 9000 người.
3.2.1.7. Xuất khẩu văn hóa doanh nghiệp
Với việc quá nhiều văn phòng chi nhánh được mở trên phạm vi toàn cầu, giám đốc văn hóa của Google nói rằng khó khăn lớn nhất là làm sao “xuất khẩu được nền văn hóa doanh nghiệp tại Googleplex” sang những nơi khác. Nhiều giải pháp được đưa ra, chẳng hạn như chọn một số nhân viên lâu
năm, kỳ cựu làm “Đại sứ Google” hoặc dựng các đoạn băng video minh họa “Thế nào là một nhân viên Google”.
3.2.1.8. Văn hóa tuyển dụng
Nền văn hóa Google được duy trì và bảo tồn nhờ một quy trình tuyển dụng khắt khe, ngặt nghèo, cũng giống như thủ tục tuyển sinh của những trường đại học danh tiếng. Thí sinh thậm chí không cần phải nộp đơn. Chỉ cần họ nổi bật ở một lĩnh vực nào đó, chuyên gia săn đầu người của Google sẽ tự động gõ cửa.
Kinh nghiệm và điểm số là những yếu tố cần thiết, nhưng quan trọng nhất là ứng viên đó phải có chất “Google” trong người, một giám đốc văn hóa của Google cho biết: “Họ không phải mẫu người truyền thống, họ có điểm khác người”. Mỗi ứng viên được phỏng vấn bởi một hội đồng tối thiểu 5 người. Họ bị xoay như chong chóng trong một sê-ri các câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Có câu trả lời đúng chưa chắc đã trúng, và trả lời sai, chưa chắc đã là thảm họa.
Một nhân viên vừa được tuyển vào Google được 3 tháng với ngoại hình của anh rất “Google” là một ví dụ. Khi đi làm, nhân viên đó thả cho mái tóc dài, đen lòa xòa xuống lưng, diện áo phông đen, quần ngố, đi sandal xỏ ngón và đeo balô đi vào văn phòng. “Quá trình phỏng vấn rất khó”, anh nhớ lại. “Một người trong hội đồng nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống và chuyên đưa ra các câu hỏi trái khoáy. Ông ta nói: Này cậu, cậu chẳng có bằng đại học, thế thì làm sao tôi biết trình độc cậu đến đâu nhỉ? Tôi bèn đáp: Có nhiều thứ tôi chưa được học, lẽ dĩ nhiên là tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ mình có khả năng tiếp thu rất nhanh”.
Một ứng viên xin việc nói với các nhà phỏng vấn rằng: tính cách xấu nhất của anh ta là lười và hay cáu. Thế là anh ta không được tuyển. “Chúng tôi chỉ chọn những ai thích giải quyết vấn đề hóc búa, các bài toán khó, hơn là
những người dễ thỏa mãn hoặc trì hoãn” - phó chủ tịch nhân sự của Google cho biết.
Kể cả sau khi đã được nhận vào làm, các nhân viên vẫn cần trau dồi kiến thức liên tục. Hãng thường xuyên mời các nhân vật nổi tiếng về thuyết trình tại Googleplex, hệt như trường đại học mời giáo sư về giảng vậy.
Ngoài ra, Google cũng rất chú ý đến thị trường các trường đại học, cung cấp cho họ logo sặc sỡ quen thuộc và hộp tìm kiếm trên trang web của họ, nuôi dưỡng nhân tài mới từ những sinh viên có kết quả học tập tốt.
Ngày hội tuyển dụng
Ngày hội Google Games được tổ chức thường niên như một dịp so tài cao thấp giữa sinh viên hai trường Stanford – Berkeley. Nhưng đằng sau không khí vui vẻ ấy là một chiến lược tuyển dụng hoàn toàn nghiêm túc của Google – giành giật nhân tài về mình.
Để thu hút nhân tài, Google đã không còn sự dụng những “cuộc phỏng vấn tuyển dụng” truyền thống, thay vào đấy, họ tổ chức những sự kiện như bài giảng ngoại khóa vè công nghệ, tiệc cocktail, buffet Pizza, các cuộc thi săn lùng kho báu, các cuộc thi lập trình có tên “Ngày hack”...
Đây được coi là một cơ may hiếm có để Google có thể giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp của mình. Đó là không khí vui vẻ, niềm tự hào khi các sinh viên là một phần của Google.
Để có được thành công và tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ như ngày hôm nay, Google thấu hiểu về tầm quan trọng của đội ngũ kỹ sư tài năng mà hãng đang chiêu nạp. Google săn đuổi bất cứ tài năng nào mà họ tình cờ biết được/bắt gặp/nghe nói. Những câu chuyện về qui trình tuyển dụng không giống ai của họ liên tục được truyền đi. Rất nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp tin rằng Google là nhà tuyển dụng đáng mơ ước nhất, thậm chí còn hơn cả hãng tư vấn Blue-chip McKinsey & Company lừng danh – một vị trí mà McKinsey đã nắm giữ suốt 12 năm qua.
Ngoài ra, cũng như Microsoft và Yahoo, Google cũng thường xuyên tuyển người từ Ngày hội hack thường niên để thu hút nhân tài về làm việc cho mình.
3.2.2. Văn hóa Microsoft
Năm 1977, xuất phát từ ước mơ tạo ra một thế giới mới trên đầu ngón tay mình, Gates quyết định nghỉ học ở Havard để tập trung toàn bộ thời gian làm việc cho một công ty phần mềm nhỏ mà anh thành lập cùng người bạn Paul Allen của mình. Công ty đó có tên gọi là Microsoft.
Microsoft phát triển thật nhanh chóng và liên tục. Đến nửa sau thập niên 80, Microsoft trở thành tên tuổi được yêu thích ở phố Wall. Mức giá cổ phiếu của Microsoft từ 2 USD vào năm 1986 đã tăng vọt lên 105 USD vào nửa đầu năm 1996, biến Bill Gates trở thành tỷ phú và nhiều đồng nghiệp của ông trở thành triệu phú. Sự tăng giá cổ phiếu của Microsoft cũng báo hiệu một trật tự mới trong thế giới thương mại. Nhà quản lý hàng đầu Tom Peters đã nói rằng: “Thế giới sẽ đổi thay khi giá trị thị trường của Microsoft vượt qua General Motors”. Và đến ngày 16/9/1998, giá trị thị trường của Microsoft đã vượt qua tập đoàn GM hùng mạnh để trở thành công ty lớn nhất nước Mỹ với giá trị thị trường là 262 tỷ USD. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng Microsoft hầu như không bị gián đoạn ở một trong những ngành công nghiệp có mức độ cạnh tranh cao nhất thế giới. Từ một công ty nhỏ chỉ có hai người, Microsoft đã trở thành một công ty có hơn 20.500 nhân viên với doanh thu trên 8,8 tỷ USD một năm.
Không chỉ nổi tiếng vì sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của mình, Microsoft còn nổi tiếng với một phong cách văn hóa khác biệt, một môi trường văn hóa đầy cá tính nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên kiệt xuất với những con người làm việc không phải chỉ vì lợi nhuận hay tiền bạc, mà còn vì sự ham thích và niềm vui được vượt qua những thử thách mà công ty luôn tìm thấy cho mình.
3.2.2.1. Triết lý kinh doanh
Điểm nổi bật đầu tiên trong VHDN của Microsoft chính là triết lý kinh doanh của công ty. Triết lý này có thể chia làm 5 yếu tố chính:
1. Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài
2. Hướng đến các thành quả
3. Tinh thần tập thể và động lực cá nhân
4. Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng
5. Thông tin phải hồi thường xuyên của khách hàng
Để thực hiện triết lý này, công ty luôn tuyển dụng những người thông minh, có óc sáng tạo và giữ chân họ bằng cách kết hợp 3 yếu tốt: hứng thú; thách thức liên tục và điều kiện làm việc tuyệt hảo. Ngoài ra, họ còn có cơ hội được hưởng các chính sách ưu đãi như có quyền mua cổ phiếu dưới mức giá giao dịch bình thường để trở thành đồng chủ nhân của công ty. Chính sách này đã tỏ ra có tác dụng tốt.
Bên cạnh việc khuyến khích tác phong làm việc thoải mái kiểu sinh viên, công ty còn tẩy chay thói công thần địa vị bằng việc đòi hỏi khắt khe đối với hiệu quả và hoàn thành công việc kịp thời hạn. Theo nghiên cứu của Microsoft, lý do để nhân viên rời bỏ công ty là vì ở đây họ không còn thách thức nào nữa. Nhiều người mới ở độ tuổi trên dưới 30 đã trở thành triệu phú bằng cách tận dụng quyền lựa chọn mua cổ phiếu của công ty. Họ đã có thể an tâm về hưu nhưng lại không làm vậy. Như lời một giám đốc của Microsoft đã nói: “Họ có thể làm gì khác với cuộc đời mình? Liệu còn nơi nào khác mà họ có thể tìm thấy nhiều niềm vui như tại đây”.
3.2.2.2. Nền văn hóa khuôn viên đại học
Sở thích nổi tiếng của Gates là chỉ tuyển dụng những sinh viên xuất sắc nhất thẳng từ các trường đại học. Theo Gates thì: “Giới trẻ sẵn sàng học hỏi hơn và luôn đưa ra được những ý tưởng mới mẻ”. Tại tổng hành dinh được thiết kế đặc biệt của Microsoft tại Redmond, Washington, Gates đã cố ý tạo nên một cảnh quan thật lý tưởng phù hợp với những người trẻ thông minh mà