Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 25


tâm thức. Các thí dụ được dẫn giải chính là ảnh tượng của tâm thức nhằm minh hoạ cho thế giới thực tại, dù đó là thực tại ảo ảnh, hay thực tại toàn chân. Phần lớn, các ảnh tượng thí dụ không phải là ảnh tượng cụ thể, hiện thực, mà đôi khi không có thực trong đời thường. Do đó, thí dụ cũng được xem như là ẩn dụ, chúng dung nhiếp vào nhau, tác thành những biểu hiện của tâm thức, với ý nghĩa siêu nghiệm. Người đọc phải chuyên chú bằng sự trực cảm tâm linh để tiếp nhận. Câu chuyện Mục Liên cứu mẹ trong kinh Vu Lan boàn là thí dụ điển hình. Tôn giả Mục Liên biết mẹ đoạ địa ngục, chịu cảnh đói khát. Ngài vận thần thông xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ, cơm chưa đến miệng bà Thanh Đề thì chén cơm trong tay bà đã hoá thành than lửa. Bước qua các dữ liệu lịch sử hiện thực thì câu chuyện này là thí dụ và ẩn dụ đặc sắc, phô bày ngọn lửa dục vọng thiêu đốt thế giới hiện thực khách quan, hoá thành hoả ngục. Tất nhiên, hoả ngục và than lửa chỉ là có mặt đối với ai đang sống với tâm thức dục vọng, khát ái.

Kinh Pháp Hoa có đến 9 dụ: dụ Nhà lửa (Phẩm Thí dụ 3), dụ chàng Cùng tử (Phẩm Tín giải thứ 4), dụ Cỏ thuốc (Phẩm Dược thảo thứ 5), dụ Hoá thành (Phẩm Hoá thành dụ thứ 7), dụ Cột Châu chéo áo (Phẩm Ngũ Bá đệ tử thọ ký thứ 8), dụ Cao Nguyên đào giếng (Phẩm Pháp sư thứ 10), dụ Viên Minh Châu trong búi tóc (Phẩm An lạc hạnh thứ 14), dụ Cha trẻ con già (Phẩm Tùng Địa Dõng xuất thứ 15), dụ Vị lương y (Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16). [xem 133], Trong đó, phẩm Thí dụ chứa nội dung tiêu biểu, có giá trị về thủ pháp nghệ thuật này. Phẩm kể về một trưởng giả giàu có sở hữu một toà nhà lớn nhưng chỉ có một lối ra. Con cái ông đang vui chơi trong đó, nhưng phút chốc ngôi nhà bốc cháy. Các con ông mãi vui chơi, không hề hay biết. Ông phải dùng các xe dê, xe hươu, xe trâu để dụ các con ông ra khỏi. Ngôi nhà lửa ở đây là ngôi nhà tâm thức mà chúng sinh trú ngụ, nó đang thiêu đốt bởi các ham muốn, nhu cầu của vọng tâm điên đảo. Các người con của ông đang vui chơi trong ngôi nhà lửa mà không hay biết, ngôi nhà đang bốc cháy dụ cho chúng sinh đang bị sinh, già, bệnh, chết đốt cháy. Trưởng giả dùng ba xe để dụ cho chúng sinh ra khỏi nhà lửa là Phật dùng ba thừa Thanh văn, Duyên giác, Phật thừa để dẫn dắt chúng sinh ra khỏi luân hồi. Điểm đặc trưng của thủ pháp thí dụ mà Phật diễn giải trong kinh điển mà ta khảo sát trên được Phật kết cấu theo mối quan hệ nhân quả khách


quan, trong triết lý nhân sinh, cũng như trong đời sống thực. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật thí dụ để diễn đạt chân lý thì chân lý càng hiển lộ mà con người có thể thấu đạt.

Tiếp biến đặc trưng thủ pháp nghệ thuật này, các tác giả của Thiền phái cũng đã sử dụng những thí dụ tiêu biểu của kinh điển Phật giáo vào trong các tác phẩm một cách linh hoạt, sinh động để diễn đạt những nội dung Thiền lý, triết lý nhân sinh. Trong Khoá hư lục Trần Thái Tông đã thí dụ sinh, lão, bệnh, tử của con người với bốn núi. Núi thứ nhất là tướng sinh; núi thứ hai là tướng già; núi thứ ba là tướng bệnh; núi thứ tư là tướng sự chết và con người phải vượt qua bốn núi bằng sự chuyển hoá tâm thức. Đọc bài Phổ thuyết Tứ sơn mới thấy các thí dụ được diễn đạt bằng bút pháp tả thực, lôi cuốn người đọc bằng các hình ảnh sinh động. Hay trong bài Thụ giới luận, Trần Thái Tông khuyến cáo mọi người phải thực nếp sống hướng thượng bằng cách thực thi giới hạnh là thực thi tâm đức. Các thí dụ mà tác giả sử dụng hết sức cụ thể, ấn tượng được diễn đạt qua các hình ảnh thí dụ sinh động để người đọc thấy rõ vai trò việc giữ giới để thành tựu công đức giải thoát: “Giới như bình địa, vạn thiện tòng sinh. Giới như lương y, năng liệu chúng bệnh. Giới như minh châu, năng phá hôn ám. Giới như thuyền phiệt, năng độ khổ ải. Giới như anh lạc, trang nghiemâ pháp thân.” [333, 81] (H 236) (Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra. Giới như thầy thuốc giỏi chữa được các bệnh. Giới như hạt minh châu, phá vỡ mọi tối tăm. Giới như thuyền bè vượt qua bể khổ. Giới như chuỗi ngọc làm pháp thân trang nghiêm.) [333, 82].

Phương thức giữ giới theo Trần Thái Tông là hành sám hối để tẩy rửa thân tâm, hướng tâm thanh tịnh trước bụi bặm cuộc đời, vì thế ông ví von việc hành trì sám hối như việc tẩy rửa chiếc áo nhơ bẩn “Như bách niên cấu y, khả ư nhất nhật cán linh tiên tịnh. Như thị bách thiên kiếp trung sở tập chư bất thiện nghiệp, dĩ Phật lực cố, thiện thuận tư duy, khả ư nhất nhật thời tận năng tiêu diệt dã.” [333, 156] (H 237). (Như chiếc áo bẩn hàng trăm năm có thể giặt sạch trong một ngày. Cũng thế, những nghiệp ác tích tụ hàng trăm nghìn kiếp, nhờ sức Phật và sự tư duy thuận thiện mà có thể tiêu trừ trong một ngày, một phút.) [333, 157]. Trần Thái Tông, Tuệ Trung còn dùng thí dụ “hoả trạch” (nhà lửa) thiêu đốt sinh mạng con người; “ái hà” (sông ái) để nhấn chìm mọi cá thể chúng sinh trong biển cả sinh tử “Trường vi hoả trạch phanh tiên; vĩnh bị ái hà một nịch.” (Khải bạch) [333, 165] (H 238). Con người cần tỉnh thức để bước ra khỏi thế giới khổ đau.


Để diễn đạt thân phận con người thật mong manh trước cơn lốc vô thường, các tác giả của Thiền phái dùng nhiều hình ảnh thí dụ cụ thể để đánh động tâm thức bừng tỉnh. Trần Thái Tông thì giải bày “Thân như băng kiến hiện, Mệnh tự chúc đương phong.” (Sơ nhật vô thường kệ) [333, 172] (H 239) (Thân như băng gặp nắng trời, Mệnh tựa ngọn đèn trước gió.) [333, 173]; Tuệ Trung thì khắc hoạ hình ảnh “Thân như huyễn kính nghiệp như ảnh, Tâm nhược thanh phong tính nhược bồng.” (Vạn sự như quy) [333, 248] (H 240) (Thân như gương ảo, nghiệp như bóng, Tâm tựa gió lành, tính tựa bồng.) [333, 249]; Trần Thánh Tông cho rằng “Sinh như trước sam, Tử như thoát khố.” (Sinh tử) [333, 415] (H

241) (Sống như mặc áo vào, Chết như trút bỏ quần ra.) [333, 416]; Trần Nhân Tông nhìn vạn vật huyễn hoá, vô thường vô ngã, kể cả thân mạng con người, tựa như “bọt bể” “Vạn sự giai không, Tựa dường bọt bể.” (Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca) [333, 534] (N 242) …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Còn nhiều thí dụ khác được diễn đạt trong tứ thơ của các tác giả Thiền phái. Huyền Quang khi ngắm nhìn chùa Diên Hựu, chiêm nghiệm cuộc đời vốn biến chuyển không ngừng, vạn pháp là duyên sinh nên trực nhận vô thường mà tầm nhìn mở rộng, chuyển từ cái nhìn trong cõi trần tục sang cái nhìn Phật hoá. Các hình ảnh thí dụ sử dụng trong thơ Huyền Quang thật ấn tượng với những gam màu sống động vừa biểu đạt tính chuyển động liên tục, nhưng cũng cũng thể hiện tính tĩnh lặng dửng dưng “… Nguyệt sắc như ba phong thụ đan. Xi vẫn đảo miên phương kinh lãnh, Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn. Vạn duyên bất nhiễu thành già tục, Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan. Tham khấu thị phi bình đẳng tướng, Ma cung Phật quốc bảo sinh quan.” (Diên Hựu tự) [333, 704] (H 243) (… Ánh trăng như sóng, cây phong lá đỏ. Bóng xi vẫn nằm ngủ ngược dưới mặt hồ như tấm gương vuông lạnh giá, Hai ngọn tháp đứng song song như ngón tay ngọc rét buốt. Muôn vàn nhân duyên không vương vấn là bức thành che niềm tục. Không lo lắng chút gì nên tầm mắt mở rộng. Hiểu thấu ý nghĩa của thuyết phải trái đều như nhau, Thì xem cung ma có khác gì nước Phật.) [333, 704].

Trường hợp có vị thiền sinh đặt câu hỏi “bậc tu hành còn rơi vào nhân quả nữa không?”. Bằng cách nêu thí dụ điển hình, Trần Nhân Tông đã trả lời: “Khẩu tự huyết bồn a Phật Tổ, Nha như kiếm thụ chảy Thiền lâm. Nhất triêu tử nhập A - tỳ ngục, Tiểu sát nam vô Quan Thế Âm.” [333, 495] (H 244) (Miệng như bồn huyết chê bai Phật, Răng tựa cây gươm bổ cửa Thiền. Một sớm chết rồi sa địa ngục, Nực cười “Bồ tát” niệm huyên thuyên.)

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 25


[333, 496]. Còn Tuệ Trung thì xem cuộc đời giàu sang như mây bóng nổi; năm tháng như bóng ngựa lướt ngang “Đốt đốt phù vân hề phú quý, Hu hu quá khích hề niên quang.” (Phóng cuồng ngâm) [333, 279] (H 245), hay “Ngã nhân tự lộ diệc tự sương, Phàm Thánh như lôi diệc như điện. Công danh phú quý đẳng phù vân, Thân thế quang âm nhược phi tiễn.” (Phàm Thánh bất dị) [333, 285] (H 246) (Ta và người như móc như sương, Phàm và Thánh như sấm cũng như chớp. Công danh và giàu sang như mây nổi, thân thế và tháng năm, tựa mũi tên bay.” [333, 285 - 286]. Từ cái nhìn đó, Tuệ Trung khái quát hoá “Quang âm lưu thuỷ, Phú quý phù vân. Phong hoả tán thì, Lão thiếu thành trần.” (Trữ từ tự cảnh văn) [333, 295] (H 247) (Ngày tháng như nước trôi, Giàu sang như mây nổi. Khi gió lửa tan đi, Thì trẻ, già thành bụi.” [333, 297]…

Nhìn chung, các thí dụ kinh điển nói trên được các tác giả Thiền phái tiếp biến một cách thiện xảo để khi đưa vào tác phẩm thơ văn trở thành những câu văn, câu thơ sinh động, hình ảnh đầy sắc màu liên tưởng đến đời sống thiết thực. Nhờ vậy, người đọc có thể trực nhận chân lý với tính thẩm mỹ của nó. Tất cả đã góp phần nên thành tựu về việc sử dụng thủ pháp thí dụ trong tác phẩm văn học Phật giáo Thiền tông, song hành với các thủ pháp nghệ thuật khác như biểu tượng – ước lệ, nghịch ngữ, mà ta sẽ khảo sát tiếp.

3.3.4. Biểu tượng - ước lệ

Biểu tượng – ước lệ là những thủ pháp được đức Phật thường sử dụng trong các thời thuyết giáo và ghi trong các bản kinh Đại thừa nhiều hơn là ở các bản kinh Nguyên thuỷ. Biểu tượng thường được hiểu là biểu tượng cho cái gì khác nó, chứ không phải là chính nó. Ví dụ, trong các bản kinh thường nói đến “Hoả trạch” (Nhà lửa) là nói đến sự bất an, khổ não do dục vọng đốt cháy tất cả. Như vậy “Nhà lửa” biểu tượng cho “Tam giới bất an, do như hoả trạch.” (H 248) (Ba cõi không an, ví như nhà lửa.) mà kinh Pháp Hoa diễn đạt. Hay trong kinh Bát Nhã, bản kinh có nội dung tổng kết giáo nghĩa thượng thừa mà Phật tử thường tụng khi kết thúc một buổi hành lễ, có một câu linh ngữ “Gaté, Gaté, Paragaté, Parasamgaté, Bodhi svaha!”(Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha!) (Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đã đi qua đến bờ bên kia!). Ở đây, khái niệm “Bờ bên kia” biểu tượng cho người thực tập đời sống tâm linh đã đến bờ bên kia sinh tử…


Còn nhiều biểu tượng quen thuộc thường được tụng đọc trong đời sống hàng ngày qua các bản kinh văn. Hình ảnh “con thuyền” trong các bản kinh không còn có nghĩa là chiếc thuyền nữa mà trở thành biểu tượng cho “các pháp phương tiện”(như kinh điển, các điều kiện tu tập cần thiết). Trong kinh Xà dụ, Phật dạy “Giáo pháp là con thuyền để đưa người sang sông”. Khi đã sang sông, con thuyền phải được để lại. Thế gian là con thuyền, hãy đi qua trên nó chứ không phải tiếc nuối ôm lấy nó… Nhưng quen thuộc nhất vẫn là “hoa sen”, biểu tượng cho đức Phật, chân lý. Bản kinh Tăng Chi bộ ghi lại câu chuyện như sau “Một độ, có một tu sĩ Ấn Độ giáo nhìn thấy dấu chân của Phật in dưới cát có những dấu hiệu lạ thường, nên ông đến gần Phật hỏi rằng “Phải chăng Ngài là Deva (chư Thiên)? Phải chăng Ngài là Gandabha (Càn - thác - bà)? Phải chăng Ngài là quỷ Yaksa (Dạ xoa)? Phải chăng Ngài là người?”. Với những câu hỏi trên Phật trả lời là không? Tu sĩ hỏi tiếp “Vậy Ngài là ai?”. Phật trả lời “Như hoa sen đẹp đẽ và dễ thương, Không cấu nhiễm bùn nhơ, nước đục. Cũng vậy, ở giữa chốn bụi trần, Ta không vướng chút bùn nhơ. Như vậy, Ta là Phật.” [126, 37]. Thế nên, “Hoa sen là Phật, Phật là hoa sen.”. Có lẽ đây là cơ sở mà sau này hình thành bộ kinh Diệu Pháp Liên hoa, tức là vua các kinh trong hệ thống kinh tạng Đại thừa. Biểu tượng hoa sen tượng trưng cho Phật và Phật tính của chúng sinh. Ngoài ra các biểu tượng “ngôi nhà”, “quê nhà”, “mã ý”, “tâm viên”, “đồng tử”… xuất hiện khá nhiều trong các bản kinh thông dụng.

Trong quá trình sáng tác, các tác giả của Thiền phái đã tiếp biến các thủ pháp nghệ thuật biểu tượng kinh điển Phật giáo vào trong tác phẩm của mình. Sự vận dụng các biểu tượng Phật giáo được xem như là thủ pháp nghệ thuật khá đặc sắc. Tần số xuất hiện khá cao và việc sử dụng khá nhiều biểu tượng khác nhau, chứng tỏ các tác giả đã có chủ ý rõ ràng. Mỗi biểu tượng được sử dụng ít nhất là hai lần, thậm chí có biểu tượng lên đến bảy hoặc tám lần trong tổng số các đơn vị tác phẩm sáng tác của các tác giả. Hiện tượng này cho thấy khả năng tiếp biến thủ pháp các biểu tượng Phật giáo trở thành cách diễn đạt hữu hiệu nhất, tạo ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Từ ý nghĩa mang tính tượng trưng khi đi vào tác phẩm, các biểu tượng ngôn ngữ kinh văn trở thành tính ước lệ để biểu thị điều gì đó mang giá trị giải thoát tâm linh. Ta có thể bắt gặp “gia” (nhà), “gia hương” (quê nhà), “mã ý, tâm vương” (ý ngựa, lịng vượn), “vơ khổng địch” (sáo khơng lỗ), “vơ huyền cầm” (đàn khơng dây), “đả ngỗ tồn quy” (dùi rùa đập ngĩi), “tác vũ thiết nữ” (cơ gái sắt nhảy


múa), “đả cổ mộc nhân” (chàng người gỗ đánh trống), “thạch nữ xuy tất lật” (cô gái đá thổi ống tất lật),… trong tác phẩm của Thiền phái khi tiếp cận chúng.

Việc sử dụng các biểu tượng này xét về phương diện nghệ thuật thì những hình ảnh của các ngôn từ này rất sống động, tạo ra sự liên tưởng, sự cảm xúc. Nó vượt ra khỏi tư duy diễn đạt thông thường, để rồi sau đó người đọc phải thâm nhập chúng bằng sự trực nghiệm tâm linh của thế giới thực tại và thế giới nghệ thuật. Đây là sở trường của các tác giả Thiền phái, bản thân họ là những thiền gia chứng đạo kiêm nhà thơ, nhà văn khi sáng tác với nguồn cảm hứng chứng ngộ viên dung. Hơn nữa mục đích của việc sử dụng thủ pháp này là nhằm khai thị “tri kiến Phật”, tức là cái thấy biết chân thực của con người theo chiều hướng giác ngộ. Do không thể trình bày trực tiếp Phật tri kiến, các tác giả Thiền phái đã chọn phương thức diễn đạt bằng ngôn ngữ thông qua thủ pháp nghệ thuật biểu tượng. Để người đọc dễ dàng làm sụp đổ chướng ngại đó, thủ pháp nghệ thuật này được vận dụng một cách thiện xảo nhằm đánh thức giác tính người đọc tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng, thông qua ý nghĩa biểu trưng và mang tính ước lệ của nó. Ta hãy phân tích một vài biểu tượng hết sức quen thuộc qua tác phẩm của Thiền phái nói trên để thấy hết ý nghĩa giá trị biểu trưng và tính ước lệ khi đưa vào tác phẩm.

Thí dụ “Hoa sen nở trong lò lửa” (Liên hoa phát trung) (H 249) là biểu tượng được các tác giả Thiền phái sử dụng bốn lần trong các tác phẩm của họ. “Nhất đoá hồng lô hoả lý liên.” (H 250) (Trong lò lửa đỏ một bông sen) [333, 273] là câu thơ được diễn đạt bằng thủ pháp nghệ thuật biểu tượng được vận dụng vào trong tác phẩm Phật Tâm ca của Tuệ Trung. Hoa sen biểu trưng cho Phật, Phật là hoa sen. Hoa sen còn biểu trưng cho sự vô nhiễm, vô uý, thanh tịnh giải thoát mà các kinh đề cập. Trong thực tế, hoa sen sinh sống trong đầm lầy, hồ ao gần bùn nhưng vẫn vươn lên nở hoa thơm ngát. Chính vì lẽ đó, về mặt tôn giáo và xã hội, hoa sen biểu trưng cho con đường nhập thế sinh động của Phật giáo, tuy sống trong cuộc đời phàm tục nhưng không hề bị nhiễm sự xấu xa của cuộc đời. Hay nói khác hơn, lìa đời thì không có sự giải thoát, lìa bùn thì không có hoa sen. Lò lửa hồng tượng trưng cho cảnh giới thống khổ, huỷ diệt. Tuệ Trung dùng biểu tượng “hoa sen nở trong lò lửa” hàm ý thanh tịnh giải thoát trong đôi mắt người giác ngộ ở nơi cõi trần, khốc liệt và nóng bỏng.


Hay “Nương sinh diện” (H 251) (Gương mặt người mẹ) là biểu tượng được sử dụng ba lần trong tác phẩm của các tác giả Thiền phái. Trong bài An định thời tiết, Tuệ Trung viết “A thuỳ hội đắc nương sinh diện, Thuỷ tín nhân thiên tổng giả danh.” [333, 246] (H

252) (Khuôn trăng người mẹ ai hay biết, Trời nọ người kia thảy giả danh.) [333, 246]. Bộ mặt trước khi ta hiện hữu ở đời, chính là bản lai diện mục, xưa nay ai cũng có đầy đủ. Có thể nói “bản lai diện mục” vốn không mê, không ngộ, mà hiện ra tâm tính, mọi người vốn có, không dư không thiếu. Sách Pháp Bảo đàn kinh ghi câu trả lời Huệ Năng về vấn đề này cho thượng toạ Huệ Minh “Không nghĩ điều thiện, không nghĩ điều ác, chính ngay lúc đó là bản lai diện mục của thượng toạ Minh.” [131, 19]. Và như thế “Nương sinh diện” trở thành biểu tượng là “Bản lai diện mục - Khuôn mặt xưa nay”, “Người mẹ Đạo, là thực tại chân như, ánh sáng trí tuệ” được diễn giải trong kinh Phật. Tương tự, trong bài “Vua Tâm”, Tuệ Trung cũng viết “Dục thức giá ban chân diện mục, Ha ha nhật ngọ đả tam canh.” [333, 237] (H 253) (Muốn biết đâu là khuôn mặt thực, Giữa trưa ngủ tít đến canh ba.) [333, 237]. Rõ ràng, gương mặt thật của con người chỉ hiển lộ khi dừng bặt các vọng niệm, tâm thức an định tự tại giữa bầu trời mênh mông, qua cơn ngủ say nồng chẳng biết trời đất là gì?

Phóng tầm nhìn sang Trần Thánh Tông, ta thấy cũng có hai bài thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật biểu tượng này. Gương mặt mẹ được hiển lộ qua bài thơ Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm. Dung nhan mẹ được nhận dạng “Đả ngỗ tồn quy tam thập niên, Kỷ hồi hãn xuất vị tham Thiền. Nhất triêu thức phá nương sinh diện, Tỵ khổng nguyên lai một bán biên.” [333, 405] (H 254) (Đập ngói dùi rùa ba chục niên, Mồ hôi ướt đẫm bởi tham Thiền. Một mai nhìn thấu dung nhan mẹ, Mới biết khuôn trăng khuyết một bên) [333, 405]. Như vầng trăng tròn toả chiếu khắp nơi, cũng vậy gương mặt mẹ xưa nay (bản thể) là thế. Hình ảnh “khuyết một bên” trong bài thơ chỉ là sự cách điệu, ước lệ của cái nhìn người học đạo ngày hôm qua, so với ngày hôm nay khi đối diện với gương mặt người mẹ giải thoát vĩnh hằng. Nhìn thật sâu vào gương mặt mẹ, trong bài Tự thuật, ông viết “Nhận đắc bản lai chân diện mục, Đáo đầu hà xứ bất hưu hưu.” [333, 406] (H 255) (Nhận được khuôn trăng như nó có, Đến đâu mà chẳng thấy hồn nhiên) [333, 407]. Ở đó, con người sống hồn nhiên, gảy đàn không điệu, nghe được khúc nhạc lòng giác ngộ, bên gió thông ngàn vút


thổi khi thấy rõ gương mặt xưa nay của mẹ. Điều này cho ta thấy, có một sự đồng điệu giữa Trần Thái Tông và Tuệ Trung, cũng như các tác giả Thiền phái khác, từ cách nhìn thẩm mỹ về bản thể giải thoát, cho đến cách sử dụng thủ pháp nghệ thuật biểu tượng mang tính biểu trưng và ước lệ hoá. Ta chẳng ngạc nhiên gì về hai câu thơ mà Trần Thánh Tông viết để trả lời cho Tuệ Trung khi nhà vua lâm bệnh “Viêm viêm thử khí hãn thông thân, Vị tằng cán ngã nương sinh khoá.” (Đáp Tuệ Trung Thượng sĩ) [333, 417] (H

256) (Khí nóng nồng nực làm cho mồ hôi toát đầm mình, Nhưng chưa hề ướt được cái khố của người mẹ sinh ra.) [333, 417]. Vậy là từ nương sinh diện đến nương sinh khoá, con đường tiếp cận thế giới chân như đã định hình nên thẩm mỹ Thiền tông được hiển bày dưới ngòi bút của các tác giả Thiền phái Trúc Lâm.

Tại đây, việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật biểu tượng trong từng tác phẩm cụ thể, nhất là các biểu tượng được trình bày nhiều lần, tự thân biểu tượng không chỉ có ý nghĩa biểu trưng cái gì đó nữa, mà nó còn mang tính ước lệ hoá cao. Về mặt nhận thức luận, ước lệ được xem như là một dấu hiệu chung của mọi phản ánh nghệ thuật, làm nổi bật sự không đồng nhất của hình tượng nghệ thuật và khách thể của nó. Về mặt thẩm mỹ, ước lệ được xem như là thủ pháp miêu tả, theo đó có sự cố ý làm lộ liễu khác đi sự giống thực. Đây mới chính là hàm nghĩa của khái niệm “ước lệ” nảy sinh do chuyển hoá hàm nghĩa thứ nhất để người đọc nhận ra thủ pháp nghệ thuật được khám phá như là phương thức thẩm mỹ, nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với tác phẩm. Các tác giả của Thiền phái đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật này nhằm diễn đạt thế giới chứng ngộ qua tính ước lệ của các biểu tượng từ thế giới thực tại.

3.3.5. Nghịch ngữ

Thủ pháp nghệ thuật nghịch ngữ được sử dụng qua các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, sắc thái ngôn ngữ trong tác phẩm thơ văn của Thiền phái được xem như là đặc trưng của ngôn ngữ Phật giáo Thiền tông nói chung, khó mà lẫn lộn bất cứ loại hình ngôn ngữ nào khác. Ở chương 2, mục Phương thức hành Thiền qua thoại đầu, công án, chúng tôi trình bày tương đối khá rõ về cách diễn đạt nghịch ngữ - phi logíc của các thiền sư về nội dung yếu chỉ hành Thiền cho các thiền sinh tham vấn. Theo đó, mục đích của việc hành Thiền là trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật. Để đạt yếu chỉ Thiền, nguyên tắc cơ bản đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023