Thông thường người Trung Quốc không thích các bất ngờ. Hãy cung cấp cho họ các thông tin càng chi tiết càng tốt. Hơn nữa, các cuộc đàm phán hay giao dịch nên được tiến hành một cách bình thường, không nên rầm rộ và tránh phô trương. Điều này giúp cho họ loại bỏ các sức ép chính trị có thể có ra khỏi bàn đàm phán. Trong các quá trình đàm phán, người Trung Quốc thường cố kéo dài các cuộc thảo luận để dần dần làm mất hết lòng kiên nhẫn của đối tác. Thực ra, người Trung Quốc đi đến kết luận chậm hơn so với phong cách của người phương Tây. Đạt được sự nhất trí là rất quan trọng ở Trung Quốc.
Người Trung Quốc thường rất quan tâm đến các chi tiết và thường là các chi tiết mà đối với những người khác thì không có giá trị gì. Hầu hết các cuộc đàm phán đều chia ra làm hai giai đoạn: kỹ thuật và thương mại hay các điều khoản kinh doanh. Người Trung Quốc sẽ dùng các chuyên gia để tập trung vào giai đoạn kỹ thuật cho đến khi họ đã thỏa mãn về các vấn đề cơ bản như chất lượng và tính hiệu quả. Thông thường, người có khả năng quyết định cao nhất lại là những người ở cấp bậc trung, những người làm công việc nghiên cứu.
Người Trung Quốc rất coi trọng thể diện. Họ không thích nói “không” hay phải làm người chịu đựng những tin xấu. Họ sẽ nói vòng vo bằng cách nói những câu đại loại như “như thế thật bất tiện”. Tương tự như vậy, đối tác nước ngoài cũng có thể thấy họ sẵn sàng nói đồng ý trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, đây có thể là sự đồng ý suông và đối tác nên cẩn thận đừng có đưa ra các kết luận khả quan từ những sự đồng ý ấy của họ. Hãy xác định lại những gì họ nói. Không nên làm phía Trung Quốc rơi vào các tình huống khó xử bằng các câu hỏi trực tiếp hay đưa ra các đề xuất khiến cho họ cảm thấy bất tiện. Điều quan trọng nhất là phải giữ cho được thể diện của tất cả các bên.
Trong thương lượng, người Trung Quốc tỏ ra rất có tổ chức và đa mưu túc trí. Họ thường sử dụng một số chiến thuật đàm phán cơ bản như thay đổi người đàm phán hoặc thay đổi các điều khoản của thương vụ, gây sức ép về thời gian,... Hầu hết người Trung Quốc coi đàm phán là một tình huống thắng thua. Thái độ này
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 9
- Tìm Hiểu Văn Hóa Trong Kinh Doanh Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Tiếp Thu Giá Trị Văn Hóa Nhật Vào Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 13
- Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tới tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
hoàn toàn tương phản so với nhiều nước châu Á khác, nơi mà người ta luôn cố gắng để cho cả hai bên đàm phán đều có lợi chứ không có ai thua cả. Cố gắng ép đối tác nhượng bộ càng nhiều càng tốt là một đặc điểm đáng chê trách trong các chiến lược đàm phán của người Trung Quốc.
Hầu hết người Trung Quốc coi mục đích đầu tiên của các bản hợp đồng là thiết lập được một mối quan hệ làm ăn tốt đẹp. Nhiều bản hợp đồng thường phác thảo các điều khoản dựa trên các nguyên tắc hơn là dựa trên các quy cách sản phẩm. Có một quy ước ngầm giữa những người Trung Quốc là các giao dịch làm ăn đều phải dựa trên các mối quan hệ. Ý đồ ghi chép mọi vấn đề sẽ bị xem như thiếu tin tưởng trong quan hệ. Khi tranh cãi nảy sinh, người Trung Quốc có xu hướng giải quyết bằng tình cảm là chính, dùng hình thức đàm phán để tránh đụng chạm đến pháp luật.
3.3 Tiếp thu giá trị văn hóa Trung Quốc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Trung Quốc là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, nhưng do một thời gian dài đóng cửa với bên ngoài, nên văn hóa kinh doanh cũng có nhiều khác biệt với trình độ phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đi trước Việt Nam trong chính sách mở cửa, thời gian gần đây đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sớm hơn Việt Nam. Bên cạnh những cải cách kinh tế, Trung Quốc cũng tiến hành những biện pháp để xây dựng và đổi mới văn hóa kinh doanh, như việc học hỏi công nghệ, phương pháp quản lý của nước ngoài, nâng cao trình độ tiếng anh trong dân chúng,...
II. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về việc xây dựng các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
Vai trò của văn hóa ngày càng được Đảng và nhà nước ta đề cao trong các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế và xã hội, cũng như trong các chủ trương, đường lối đối ngoại. Vấn đề tạo dựng và phát triển các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh cũng được chú trọng phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Đảng và nhà nước đã có những nhận thức đúng đắn, tiến bộ về tầm quan trọng và tác động của văn hóa thể hiện qua quan điểm coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết lần thứ V “Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nêu rõ: “nền văn hóa chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải đi đôi chống lỗi thời, lạc hậu trong phong tục, tập quán, lề thói cũ,...”
Ngoài ra, đề cập đến vai trò của văn hóa trong kinh doanh và chuyển tải yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, nghị quyết V cũng nêu rõ: “cần xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế đảm bảo cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn bó với các mục tiêu, giải pháp văn hóa chăm lo con người, nêu cao đạo đức trong
sản xuất kinh doanh. Xây dựng văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh.”
Đây chính là quan điểm của Đảng về vai trò của văn hóa nói chung và sử dụng yếu tố văn hóa như là một động lực của hoạt động kinh doanh nói riêng. Đây cũng là tư tưởng chủ đạo, là kim chỉ nam cho việc tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài, kết hợp với các giá trị truyền thống dân tộc, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tiến tới xây dựng và phát triển những hệ thống giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại tương thích với điều kiện kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với xu hướng toàn cầu hóa, và việc mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt của đất nước Việt Nam, môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng được nâng cao tính mở và khả năng giao lưu, học hỏi từ các quốc gia khác. Việc tiếp thu, học hỏi tinh hoa nhân loại, trong đó có những giá trị văn hóa nước ngoài để từ đó áp dụng thích hợp vào hoạt động kinh doanh là một tất yếu khách quan để tồn tại và vững mạnh trong cạnh tranh, không riêng gì với các doanh nghiệp Việt Nam, mà với mọi doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng này. Tuy nhiên, cần nêu cao và quán triệt quan điểm lấy các giá trị văn hóa truyền thống làm gốc, làm nội lực chính cho sự phát triển kinh doanh, đồng thời sẵn sàng và nhanh chóng học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hóa nước ngoài, nhằm bổ sung, làm phong phú và hoàn thiện hơn hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam, từ đó vận dụng linh hoạt để gia tăng năng lực cạnh tranh. Do đó, cần khẳng định và thấm nhuần quan điểm văn hóa truyền thống Việt Nam phải soi đường cho kinh doanh, tức là mọi hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như của Việt Nam với nước ngoài. Kinh doanh phải trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là con người Việt Nam có lý tưởng, có mục đích rõ ràng là kinh doanh không chỉ để làm giàu cho mình, mà còn cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước. Nghĩa vụ của doanh nghiệp là kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, không phải để làm giàu bằng mọi giá. Phải
làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn gắn kết với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Và quan trọng hơn cả là phải lấy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam làm nền tảng, đồng thời kết hợp, bổ sung các giá trị văn hóa nước ngoài để tạo nên những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Gần đây, một số doanh nhân và các nhà quản lý cũng đã có những quan điểm tương đối đồng nhất về vấn đề này. Trong hội thảo “xây dựng văn hóa doanh nghiệp” do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức ngày 23/5/2003, ông Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban tư tưởng văn hóa TW đã phát biểu: “một thực trạng, một nguy cơ rất nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam là sự tụt hậu xa hơn nữa của nền kinh tế nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ này chỉ còn tính tháng, tính năm đối với hàng loạt các doanh nghiệp. Có thể khẳng định sự tụt hậu này bắt nguồn từ văn hóa của từng công ty, từng chủ doanh nghiệp.”
Quán triệt quan điểm của Đảng và nhà nước về việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là phải làm cho từng doanh nhân, từng con người Việt Nam nhận thức được ba điểm sau đây:
- Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, thiếu đi nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì xã hội không thể phát triển bền vững.
- Việc chuyển tải các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, tạo dựng các giá trị văn hóa riêng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu cho mục tiêu phát triển kinh doanh lâu bền, vững mạnh của từng doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng tinh thần cho mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu đi sự lành mạnh, tiến bộ trong nền tảng tinh thần này thì kinh doanh cũng không thể phát triển bền vững, để có tiến lên chủ nghĩa xã hội với “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Phương hướng tiếp thu các giá trị văn hóa nước ngoài, kết hợp với các giá trị truyền thống nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa trên yếu tố văn hóa truyền thống làm nền tảng. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam phải mang đậm bản sắc của con người Việt Nam như yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tích cực làm giàu cho mình, cho xã hội và cho đất nước, đồng thời biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong văn hóa dân tộc như cần cù, biết khắc phục khó khăn để vươn lên, đề cao lòng nhân ái, tính vị tha,...
2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là một nội dung trọng yếu của việc học hỏi các giá trị văn hóa nước ngoài, kết hợp với các giá trị truyền thống nhằm tạo nên sức mạnh riêng biệt của từng doanh nghiệp để giành lợi thế trong cạnh tranh. Như đã phân tích ở trên về đặc trưng của văn hóa, mặc dù hệ thống các giá trị và chuẩn mực của văn hóa có tính bền vững, nhưng văn hóa có tính chất luôn luôn tiến hóa. Bản thân văn hóa không phải là một yếu tố bất biến hay không thể chia sẻ. Bất kỳ một nền văn hóa nào cũng luôn có khả năng giao thoa, tương tác với các nền văn hóa khác. Nó có thể tiếp thu các giá trị của văn hóa bên ngoài và tác động ngược trở lại, ảnh hưởng đến hệ thống giá trị của các nền văn hóa khác. Hơn nữa, văn hóa còn chịu sự tác động mạnh mẽ của đời sống xã hội. Do đó, bất cứ nền văn hóa nào cũng bao gồm sự tạo dựng của từng dân tộc, từng quốc gia, kết hợp với việc tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Chính sự giao lưu này đã làm giàu thêm cho văn hóa từng dân tộc, cũng như đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nội dung văn hóa trong hoạt động kinh doanh, vì văn hóa gắn bó mật thiết với sự phát triển của kinh doanh nên phản ánh và chịu sự tác động bởi sự năng động của kinh doanh. Trong thời kỳ đổi mới, nhà nước ta tiến hành chính sách mở cửa, cơ hội giao lưu văn hóa với các quốc gia, các dân tộc ngày càng tăng lên. Cơ hội học hỏi những kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm trong kinh doanh từ bên ngoài cũng ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, kinh doanh nói chung và việc vận dụng yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, cũng như văn hóa doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam còn nhiều yếu tố lạc hậu, không theo kịp với trình độ phát triển
chung của thế giới nên việc học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết. Trong quá khứ, Việt Nam đã học hỏi được nhiều từ các cuộc giao lưu văn hóa với Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa,... Ngoài ra, văn hóa Việt Nam lại có tính thích ứng và dung hợp cao nên có khả năng tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố nhập ngoại, nhất là tinh hoa của văn hóa nhân loại, từ đó tạo nên nguồn nội lực mới làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
Vì vậy, việc tạo dựng và phát triển văn hóa trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần tiếp thu những giá trị tích cực của yếu tố văn hóa quốc tế trong hoạt động kinh doanh của thế giới (như nâng cao năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ...) và tiếp thu một cách tích cực những tinh hoa từ văn hóa trong hoạt động kinh doanh của nhân loại như tính năng động, hiệu quả của người Mỹ, tinh thần kinh doanh bền bỉ của người Hoa, tính sáng tạo của người Nhật,...
3. Khai thác các giá trị truyền thống trong doanh nghiệp Việt Nam
Trong quá trình xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nguồn lực quan trọng hàng đầu chính là các giá trị truyền thống của dân tộc. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần thực hiện là khai thác các giá trị đang tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh, mỗi người lãnh đạo doanh nghiệp của Việt Nam, bởi văn hóa của từng nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chính là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Muốn biến văn hóa doanh nghiệp thành sức mạnh trong cạnh tranh, từng doanh nghiệp trước hết phải phát triển văn hóa doanh nhân riêng biệt, độc đáo, phù hợp. Phương hướng phát triển văn hóa doanh nhân khi đó, tất yếu tuân theo hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế, kết hợp với các giá trị truyền thống và lấy các giá trị truyền thống Việt Nam làm nền tảng, là động lực cốt yếu củng cố và phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, trong hệ thống các giá trị hình thành văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, và rộng hơn cả là nội dung văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, không thể xem nhẹ việc khai thác các giá trị truyền thống, các giá trị tinh thần dân tộc trong mỗi doanh nghiệp. Mặc dù, trong một thời gian rất dài, quan niệm
truyền thống không coi trọng kinh doanh, coi thường thương nhân, nhưng trong các giá trị tinh thần tiếp thu được từ văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy nhiều giá trị có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh như tính cần cù, chăm chỉ, vượt khó, đức tính ham học hỏi, tiết kiệm, tinh thần “lá lành đùm lá rách”... Thực tế đã cho thấy, nhiều dân tộc châu Á có cùng một mẫu số văn hóa với Việt Nam đã biết khai thác các giá trị đó và đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc,... Hơn nữa, trong thời gian gần đây, với việc phát huy những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, nhiều doanh nhân Việt Nam đã đạt được những thành công lớn ở cả trong nước và ngoài nước, làm cho đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng hơn, khẳng định khả năng kinh doanh của người Việt, cải thiện dần quan hệ kinh tế và địa vị quốc gia giữa Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới.
Điểm lại hệ thống giá trị trong văn hóa dân tộc và văn hóa trong hoạt động kinh doanh Việt Nam, có thể nhận thấy hàng loạt các giá trị có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh. Nền văn hóa nông nghiệp trong một khu vực thiên nhiên khắc nghiệt, khí hậu thất thường đã hun đúc cho con người Việt Nam đức tính cần cù, chịu khó, yêu lao động, có tinh thần tự lực tự cường. Lịch sử lâu dài chống giặc ngoại xâm đã làm cho người Việt Nam gắn kết với nhau bằng lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc gia, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn. Quá trình tiếp thu đạo Phật đã hướng con người đến với các giá trị như lòng nhân ái, trọng tình nghĩa, tiết kiệm, không xa hoa lãng phí. Nho giáo đã giáo dục cho con người coi trọng tập thể, tôn trọng tôn ti trật tự, trọng người lớn tuổi, ưa giữ hòa khí. Đây chính là những giá trị đem lại nhiều thành công trong phát triển kinh tế cho các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc,... và hiện đang được phát huy tại Việt Nam.
Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống nêu trên, quá trình giao lưu với các nền văn hóa Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông Âu,... cùng với những thử thách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ lâu dài và quyết liệt, đã tạo thêm nhiều giá trị tinh thần quý báu cho dân tộc Việt Nam như dám nghĩ dám làm, vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn, tôn trọng sự bình đẳng nam nữ, vai trò của kinh doanh