Tình Hình Phát Hành Thẻ Của Các Ngân Hàng Ngoài Quốc Doanh

Trong những năm gần đây, chúng ta được chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngân hàng tài chính, trong đó có dịch vụ thẻ. Tính đến thời điểm này, sự chiếm lĩnh thị trường thẻ chủ yếu vẫn thuộc về các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, Agribank hay Incombank. Sở dĩ như vậy vì đây là những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh nhất và cũng là các ngân hàng đi đầu trong việc

cung cấp dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Tính đến tháng 2 năm 2007, tại Việt Nam hiện nay có 7 ngân hàng quốc doanh và 31 ngân hàng ngoài quốc doanh1. Trong số các ngân hàng ngoài quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần A Châu (ACB) với số vốn lớn nhất là hơn 2500 tỷ VNĐ, theo sau là các ngân hàng như Ngân hàng xuất nhập khẩu, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

(Sacombank), Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam. Mặc dù so với các ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với số vốn lần lượt là 267.000 tỷ VNĐ và 171.000 tỷ VNĐ, số vốn của các ngân hàng ngoài quốc doanh là quá khiêm tốn, nhưng các ngân hàng ngoài quốc doanh lại là các ngân hàng rất năng động trong việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng.

Đối với dịch vụ thẻ, trong khối các ngân hàng ngoài quốc doanh hiện nay mới có khoảng 12 ngân hàng kinh doanh dịch vụ này

Theo Bảng tổng hợp thị trường thẻ Việt Nam được Ngân hàng Quốc Tế thực hiện vào tháng 3 năm 2006, thị phần thẻ nội địa của các ngân hàng ngoài quốc doanh chiếm khoảng 17% thị trường thẻ nội địa, còn lại 83% thị phần thuộc về các ngân hàng lớn là VCB, Agribank, Incombank. Cũng theo bảng tổng hợp này, thị phần thẻ quốc tế riêng ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (ACB) đã chiếm tới gần 45% thị trường. Như vậy có thể thấy, sự chênh lệch đáng kể về số lượng phát hành của các ngân hàng giữa thẻ nội địa và thẻ quốc tế.


1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_t%E1%B A%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

Bảng 2: Tình hình phát hành thẻ của các ngân hàng ngoài quốc doanh



Ngân hàng

ThÎ tÝn dông

ThÎ ghi nî

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế


Nội địa

Visa

Mastercard

Amex


Visa

Debit

Visa

Electron

Mastercard

Electronic

ACB









EAB








Thẻ đa năng

Techcombank








Fast access

Sacombank








Sacompassport

Eximbank








Exim Card

MB








Active plus

VIBank








Values

Habubank








Flex

MSB








Ocean

PNB








PNB Card

Saigonbank








Saigon Card

VP Bank









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Những giải pháp nâng cao hoạt động marketing thẻ của ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam - 7

Nguồn: Bảng tổng hợp thị trường thẻ, Phòng Marketing thẻ, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam, tháng 12 năm 2006

3. Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng ngoài quốc doanh.

3.1. Khó khăn

Mặc dù mấy năm trở lại đây chúng ta được chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực dịch vụ thẻ ngân hàng về cả số lượng phát hành, số ngân hàng tham gia phát hành và số lượng người sử dụng, tuy nhiên sự tăng trưởng đó vẫn chưa thực sự tướng xứng với tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam do những khó khăn hạn chế còn tồn tại về mặt khách quan lẫn chủ quan.

Về mặt khách quan:

- Thói quen dung tiền mặt trong giao dịch thanh toán còn phổ biến tại Việt Nam: Thẻ là một nghiệp vụ còn quá mới mẻ với thị trường Việt Nam nơi mà hầu hết người dân đều có thói quen dùng tiền mặt trong mọi giao dịch thanh toán, chi tiêu hàng ngày.Theo thống kê của hội thẻ ngân hàng 99% tiêu dùng của người dân vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Theo các chuyên gia ngân hàng, thực trạng này là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau 14 năm ra đời tại Việt Nam vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi. Người dân vẫn cảm nhận việc thuận tiện và

yên tâm khi thanh toán và nhận thanh toán bằng tiền mặt.Bản thân hệ thống ATM hiện nay Việt Nam, hầu hết đều để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện ích khác như chuyển khoản, thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền điện, tiền nước. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước.

- Mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực cũng là một trở ngại cho việc phát triển dịch vụ thẻ.

- Môi trường pháp lí chưa hoàn thiện đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Gần đây đã có một số các văn bản pháp lí làm cơ sở pháp lí cho việc kinh doanh hoạt đông thẻ như Quyết định số 74/QĐ-NH1 về thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ( gọi tắt là bản quy chế) kèm theo quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 qui định nghĩa vụ và quyền hạn của các chủ thể hoạt động trên thị trường thẻ Việt Nam và quy định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam.

- Hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng gặp nhiều rủi ro: một khó khăn nữa của hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam đó là hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều rủi ro mà những rủi ro này xuất phát từ chủ thẻ, từ ngân hàng và từ các tổ chức tội phạm.

o Giả mạo

Giả mạo có thể phát sinh trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng, cả trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Tựu trung lại có thể chia giả mạo thành các loại sau: đơn xin phát hành thẻ giả mạo, thẻ giả, thẻ bị mất cắp, thất lạc, tài khoản chủ thẻ bị lợi dụng, đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo, sao chép và tạo băng từ giả (Skimming), thông tin giao dịch bị sửa đổi, giao dịch qua fax, e-mail, telex: Là các giao dịch thanh toán không có sự xuất trình thẻ. [21]

o Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng [21]. Khi ngân

hàng đồng ý phát hành thẻ cũng có nghĩa là cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán các khoản chi tiêu đó ngân hàng sẽ bị mất vốn. Nếu hiện trạng này xảy ra với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng bị mất vốn và có thể dẫn đến phá sản như đối với trường hợp cho vay không thu hồi được.

o Rủi ro kỹ thuật

Rủi ro kỹ thuật là các rủi ro phát sinh khi có hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đến xử lý dữ liệu hoặc kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh. Khi hệ thống có sự cố nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng một khách hàng, đến riêng một ngân hàng hay tổ chức tài chính mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của toàn bộ tổ chức thẻ quốc tế và các khách hàng tham gia hoạt động thẻ.[21]. Do đó, nếu tổn thất xảy ra sẽ rất lớn và khó kiểm soát được.

o Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là các rủi ro phát sinh do hành vi gian lận trong lĩnh vực thẻ của cán bộ thẻ ngân hàng [21]. Trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày, cán bộ thẻ lợi dụng những hiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, những lỗ hổng trong quy trình tác nghiêp để tự mình hoặc cấu kết với người khác tiến hành các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng. Các hành vi gian lận này thường được che giấu kỹ càng, khó phát hiện gây tổn thất lớn và mang tính hệ thống với ngân hàng.

Trong tình hình chung là một số tội phạm liên quan đến thẻ ngày càng tăng thì bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.

Về mặt chủ quan:

- Hệ thống tài khoản cá nhân còn chưa phát triển rộng rãi, nếu có cũng dùng để trả lương cho công nhân, nhân viên, trong các ngân hàng, các doanh nghiệp mà chưa được dùng vào thanh toán rộng khắp cho mọi người dân.

- Tỉ lệ chủ thẻ so với dân số cả nước còn thấp, số lượng CSCNT chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong mạng lưới các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong cả

nước. Trên thực tế số lượng 21000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 3820 máy rút tiền tự động ATM [1] còn quá ít để phục vụ chủ thẻ Việt Nam. Chưa kể hiện tại các CSCNT chỉ tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sản, cửa hàng lớn nên còn xa lạ với phần đông người Việt Nam. Mặt khác, do nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm. Việc tiếp quĩ thường xuyên cho máy, xử lý các sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Đã vậy các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi.

- Công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa những loại máy móc này vẫn phải mời nhà cung cấp nước ngoài giúp đỡ, khắc phục, do đó không sửa chửa được kịp thời, làm gián đoạn việc phát hành thanh toán thẻ, gây tổn hại về thời gian, tiền bạc cho cả khách hàng, CSCNT và ngân hàng. Điều đó còn dẫn đến sự suy giảm uy tín của ngân hàng. Những khó khăn về công nghệ chủ yếu là do thiếu kinh phí đầu tư và kinh nghiệm trình độ quản lí còn yếu.

- Chưa có đào tạo chuyên môn cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ: Việt Nam chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào, nên mặc dủ hiện tại một số ngân hàng vẫn cho nhân viên tham gia các khoá học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức nhưng việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế. Nhiều trục trặc, rắc rối xảy ra do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.

3.2. Thuận lợi

Bên cạnh những khó khăn và hạn chế về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý các ngân hàng ngoài quốc doanh nói riêng và các ngân hàng Việt Nam nói chung đang đón nhận những cơ hội lớn để phát triển dịch vụ thẻ

- Thị trường thẻ lớn và đầy tiềm năng: Số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô thị trường. Trong tổng số 20 triệu dân cư thành thị, 10 triệu người có thể trở thành đối tượng tiềm năng sử dụng thẻ [15]. Như vậy hiện nay lương thẻ phát hành thực tế chỉ đáp ứng được hơn 1/10 tiềm năng thực tế. Với dân số đông cộng với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh

chóng, đời sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về thanh toán thẻ cũng gia tăng. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thị trường thẻ. Chúng ta cũng biết rằng sự bùng nổ của Internet và số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam ngày càng tăng một cách rõ rệt. Đồng thời sự tiến bộ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển công nghệ cho dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong thương mại ngày nay vì những tiện ích của nó. Sự phát triển của thẻ ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

- Nhận thức về thẻ ngày càng theo hướng tích cực: Việc phổ cập và xã hội hoá tin học trong những năm gần đây đã giúp cho trình độ và kiến thức của người dân, đặc biệt là bộ phận lớn giới trẻ về tin học là một điều kiện quan trọng để ngân hàng triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thống, thẻ ngân hàng và các tiện ích của thẻ ngân hàng cũng được phổ biến rộng rãi hơn đến nhiều người dân và nhận thức về thẻ cũng ngày càng gia tăng.

- Xu thế toàn cầu hoá [16]. Toàn cầu hoá với kỳ vọng phát triển việc phân bổ nguồn lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao điều kiện sống sẽ góp phần phát triển thị trường ngân hàng tài chính nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Tác dụng của toàn cầu hoá đối với sự phát triển của thị trường thẻ thể hiện trên 3 đặc điểm:

+ Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

+ Điều kiện đào tạo chuyên môn cho cán bộ tại các nước đi trước

+ Tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và công nghệ cũng như trình độ quản lí từ các nước đi trước

- Sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam [16]: Số lương khách du lịch vào Việt Nam và số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng và tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây. Chúng ta đều biết rằng khách du lịch chủ yếu sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện thanh toán khi đi du lịch, và đây là một yếu

tố cực kì quan trọng để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong tương lai lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng do ngành du lịch Việt Nam không ngừng quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới qua các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN và các ấn phẩm báo chí quốc tế.‌

II. THỰC TRẠNG MARKETING THẺ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM

1. Khái quát về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, tên gọi tắt là ngân hàng quốc tế - VIBank được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Trải qua một chặng đường dài phấn đấu và không ngừng phát triển, cho đến nay sau 11 năm hoạt động, VIBank đã góp phần tích cực phục vụ sự phát triển của đất nước. Nằm trong hệ thống các ngân hàng cổ phần ngày càng lớn mạnh và có tính cạnh tranh cao đã giúp ngân hàng quan tâm và phát triển mạnh mẽ các hoạt động và sản phẩm dịch vụ của mình để nhằm tăng trưởng nguồn vốn, tiết kiệm chi phí, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, hoạt động theo đúng luật của tổ chức tín dụng, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, làm môi trường kinh doanh lành mạnh và sôi động.

So với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Incombank, qui mô về vốn và nhân lực của VIBank còn rât khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng của một ngân hàng thương mại cổ phần như VIBank chỉ trong vòng 10 năm qua đã là một dấu

hiệu cho thấy sự năng động, linh hoạt của VIBank nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với sự phát triển của ngành ngân hàng tài chính Việt Nam cũng như toàn thể nền kinh tế.

Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầy là 50 tỷ đồng, ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Ngân hàng Quốc Tế hoạt động trên ba lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ ngân hàng cá nhân, và dịch vụ ngân hàng định chế.

Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp

Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, bao thanh toán, dịch vụ ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang thiết bị tài sản cố định, đẩu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới [21]

Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, chuyển tiền, chi trả lương qua tài khoản, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ và các chương trình tín dụng cá nhân. Chương trình tín dụng tiêu dùng cá nhân hướng đến các mục đích vay cụ thể như: mua xây dựng và sửa chữa nhà, mua nhà dự án, mua xe hơi, đi du học, tiêu dùng gia đình, hỗ trợ kinh doanh, đầu tư chứng khoán [21]

Dịch vụ Ngân hàng Định chế

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lí tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Cơ cấu quản lí hệ thống của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng theo hướng tập trung cho phép đưa ra những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhât chất lượng dịch vụ và quản lí rủi ro hiệu quả

Tính đến 31 tháng 12 năm 2006, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức 1000 tỉ đồng , đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 190% [21]. Tổng tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2024