Bảng So Sánh Giá Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Giữa Các Ngân Hàng

tin về lãi suất. Có thể thấy rõ sự ưu việt của thẻ Exim Card và EAB Đa năng của hai ngân hàng Eximbank và Ngân hàng Đông A vì ngoài tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ của hai ngân hàng này có thể đáp ứng nhu cầu về thanh toán hoá đơn và cung cấp thông tin về lãi suất. Trong đó Eximbank là ngân hàng duy nhất có thể cung cấp chức năng thanh toán cước Internet. (xem phụ lục 2, phần 1.2, trang iii-vi).

Chỉ tiêu sử dụng thẻ trên máy: Ngân hàng Quốc Tế cũng xem xét các tiêu chí như lượng tiền mặt rút tối đa/ngày, số tiền rút tối đa/lần, số lần giao dịch/ngày, số tiền chuyển khoản tối đa để đánh giá về việc sử dụng thẻ trên máy giữa các ngân hàng. Kết quả cho thấy về chỉ tiêu sử dụng thẻ trên máy, giữa các ngân hàng có sự tương đương về lượng tiền rút tối đa/ngày cũng như số tiền rút tối đa/lần (xem phụ lục 2, phần 1.3, trang vi-vii)

Các dịch vụ cộng thêm bao gồm dịch vụ bảo hiểm kèm theo, trị giá bảo hiểm, thời gian trả thẻ, dịch vụ thông báo số dư tự động, dịch vụ Mobile Banking và dịch vụ Internet Banking . Trong đó có khoảng hơn 50% ngân hàng có thể đáp ứng được dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking. (xem phụ lục 2, phần 1.4, trang vii-viii).

Mô tả sản phẩm:

Tên sản phẩm: VIB Values mang ý nghĩa "Giá trị đích thực"

Công nghệ triển khai cho dịch vụ thẻ: Hệ thống công nghệ thẻ hiện đại CTL tích hợp với Hệ thống Core-banking Symbols mới khánh thành và kết nối theo mô hình Switch to Switch với các ngân hàng trong liên minh thẻ VIB Bank, Vietcombank và các thành viên khác. Loại thẻ mới có độ an toàn cao với logo của Ngân hàng Quốc Tế được in chìm và có thể nhìn thấy khi chiếu tia UV. Đặc biệt, VIB Bank là một trong số ít ngân hàng đầu tiên sử dụng hologram trên thẻ (chi tiết nhận dạng) do nhà sản xuất hàng đầu thế giới De La Rue cung cấp với đặc tính chống giả mạo thông thường chỉ áp dụng đối với các loại thẻ Visa, MasterCard

Phạm vi sử dụng thẻ : Thẻ VIB Values sẽ được chấp nhận trên 60 máy ATM riêng, 600 máy ATM tổng hợp với 300 đơn vị chấp nhận thẻ. Thẻ VIB Values có thể giao dịch tại các ngân hàng: VCB, Techcombank, MB, PNB và Eximbank với phạm vi sử dụng trên toàn quốc.

Các tiện ích sử dụng thẻ trên máy ATM: Thẻ VIB Values trước tiên sẽ cung cấp cho khách hàng các tiện ích cơ bản như: Rút tiền, Đổi PIN, Chuyển khoản, Xem số dư và in sao kê tài sản.

Các chỉ tiêu sử dụng trên máy ATM như sau:

- Rút tiền mặt tối đa một ngày: 20 triệu đồng.

- Số tiền rút tối đa/lần: 2 triệu đồng

- Số lần giao dịch một ngày: 10

Các dịch vụ cộng thêm: Trước mắt khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ VIB Values sẽ được hưởng các dịch vụ cộng thêm như sau: dịch vụ thông báo số dư tự động, Dịch vụ mobile banking, và dịch vụ Internet Banking.

Thời gian trả thẻ: 7 ngày

Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế MasterCard Cội nguồn

Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ trên thị trường

VIBank đã tiến hành nghiên cứu và phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường dựa trên 4 tiêu chí:

Phạm vi sử dụng: Cũng giống như sản phẩm thẻ nội địa, đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, VIB Bank cũng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí cơ bản như số lượng máy ATM, số đơn vị chấp nhận thẻ, giao dịch với các ngân hàng khác, phạm vi sử dụng toàn quốc và phạm vi sử dụng toàn cầu. Trong đó có thể thấy rõ ưu thế vẫn thuộc về các ngân hàng lớn và đi đầu là Vietcombank, Agribank, Incombank, còn trong khối ngân hàng ngoài quốc doanh ngân hàng Đông á vẫn giữ vị trí hàng đầu với số lượng máy ATM khá lớn (200 máy ATM riêng, 230 máy ATM chung). Và nhìn chung việc giao dịch với các ngân hàng khác đều thực hiện trong phạm vi liên minh thẻ của ngân hàng với nhau (xem phụ lục 2, phần 2.1, trang viii-ix)

Các tiện ích sử dụng thẻ trên máy ATM bao gồm tiện ích cơ bản, tiện ích mua thẻ trả trước, nhóm tiện ích khác. Tất cả các ngân hàng đều cung cấp được những tiện ích cơ bản trên sản phẩm thẻ của mình, tuy nhiên với các tiện ích gia tăng khác như tiện ích mua thẻ trả trước, tiện ích thanh toán hoá đơn, chỉ có 30 % số ngân hàng có khả năng thanh toán cước điện thoại , điện nước, phí bảo hiểm. Và chỉ

có duy nhất Visa Eximbank có khả năng thanh toán tiền cước Internet (xem phụ lục 2, phần 2.2, trang x-xi).

Các chỉ tiêu sử dụng thẻ trên máy ATM: Rút tiền măt tối đa/ngày, Số tiền rút tối đa/ngày, Số lần giao dịch ngày và sô tiền chuyển khoản tối đa/ngày.(xem phụ lục 2, phần 2.3, trang xi-xii).

Các dịch vụ cộng thêm cũng được xem xét qua các chỉ tiêu cơ bản như bảo hiểm kèm theo, trị giá bảo hiểm, thời hạn trả thẻ, dịch vụ thông báo số dư tự động, dịch vụ Mobile Banking, Dịch vụ Internet Banking. Trong đó chỉ có Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân đội và Ngân hàng Công thương Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm kèm theo và khoảng một nửa ngân hàng có khả năng đáp ứng dịch cụ Mobile Banking và Internet Banking (xem phụ lục 2, phần 2.4. trang xii).

Mô tả sản phẩm

Tên sản phẩm: MasterCard Cội nguồn.

Phạm vi sử dụng thẻ : Thẻ MasterCard cội nguồn có thể được sử dụng trên 60 máy ATM riêng, 600 máy ATM tổng hợp với 300 đơn vị chấp nhận thẻ. Hiện tại MasterCard cội nguồn chưa thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu mà chỉ giới hạn trong nội địa.

Các tiện ích của sản phẩm: Khách hàng sẽ có thẻ sử dụng các tiện ích căn bản của sản phẩm này đó là rút tiền, đổi PIN, chuyển khoản, xem số dư và in sao kê tài khoản.

Các chỉ tiêu sử dụng thẻ trên máy ATM

- Rút tiền mặt tối đa/ngày: 20 triệu đồng

- Số tiền rút tối đa/lần: 2 triệu đồng

- Số lần giao dịch/ngày: 10 lần

Các dịch vụ cộng thêm: Trước mắt, thẻ MasterCard Cội nguồn cung cấp cho khách hàng 3 loại dịch vụ là dịch vụ thông báo số dư tự động, dịch vụ Mobile Banking và dịch vụ Internet Banking.

Thời hạn trả thẻ là 7 ngày.

*Nhận xét:

Ngân hàng Quốc Tế ban đầu chỉ đáp ứng được các tiện ích cơ bản mà chưa thể cung cấp các tiện ích khác như tiện ích mua thẻ trả trước hay thanh toán hoá đơn, cung cấp thông tin lãi suất hay chi trả kiều hối qua thẻ. Đây là một điểm bất lợi vì các ngân hàng đi trước họ không chỉ đã chiếm lĩnh được thị phần lớn mà còn có khả năng cung cấp các dịch vụ này. Tuy nhiên so với các ngân hàng khác, các chỉ tiêu sử dụng thẻ trên máy ATM của VIB Bank cũng có những lợi thế nhất định đó là giá trị tiền mặt rút tối đa/ngày lớn nhất là 20 triệu đồng (so với Vietcombank, MB, Techcombank, là 10 triệu đồng), còn các chỉ tiêu khác như số tiền rút tối đa/lần, hay số lần giao dịch/ngày thì tương đương với các ngân hàng khác. Do vậy mà trong thời kì đầu, sản phẩm thẻ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược phân phối cũng như quảng bá hiệu quả để nâng cao số lượng khách hàng dùng thẻ.

3.2.2. Chiến lược giá cả

Ngoài việc xây dựng chiến lược sản phẩm tốt, VIBank cần phải xây dựng một chiến lược giá cả thật sự phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trước hết ngân hàng đã nghiên cứu và tìm hiểu chính sách giá cả của đối thủ cạnh tranh đối với từng sản phẩm một.

Chiến lược giá cả đối với sản phẩm VIB Values

Thẻ ghi nợ được khách hàng biết đến nhiều và sử dụng nhiều vì cách thức sử dụng đơn giản. Vì vậy nhu cầu cho sản phẩm thẻ này trong tương lai sẽ là rất lớn. Tuy nhiên trên thị trường thẻ hiện nay, thị phần thẻ ghi nợ chủ yếu thuộc về các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank. Do vậy để xây dựng chính sách giá phù hợp, VIBank đã triển khai khảo sát chính sách giá thẻ ghi nợ của một số ngân hàng dựa trên những tiêu chí sau:

- Phí phát hành thẻ gồm có phí phát hành thẻ chính, phí phát hành thẻ phụ, phí phát hành lại thẻ do mất. Trong số các ngân hàng, phí phát hành thẻ khá chênh lệch, cao nhất hiện nay thuộc về Vietcombank, Techcombank (100.000 VNĐ và

99.000 VNĐ) trong khi đó BIDV và Eximbank có mức phí khá thấp (30.000 VNĐ và 50.000 VNĐ). (xem phụ lục 3, phần 1, trang xiii).

- Các loại phí khác bao gồm phí cấp lại PIN, Phí gia hạn, cấp lại thẻ khi hết hạn, phí đổi hạng thẻ, phí thường niên, phí rút tiền trong hệ thống, phí thông báo thẻ thất lạc. Về phí thường niên, hầu hết các ngân hàng miễn phí cho khách hàng và chỉ có khoảng gần 50% số ngân hàng là vô thời hạn, còn lại đều qui định thời hạn là 3 năm và 50% trong số đó yêu cầu khách hàng trả phí gia hạn thẻ. (xem phụ lục 3, phần 2, trang xiii-xiv).

- Phí liên quan đến tài khoản bao gồm các loại như phí mở tài khoản, phí duy trì tài khoản/năm hay số dư tối thiểu. Trong đó một nửa các ngân hàng qui định số dư tối thiểu là 100.000 VNĐ và còn lại là 50.000 VNĐ. Như vậy ta có thể thấy rõ sự chênh lệch về mức phí giữa các ngân hàng là khá lớn. Hầu hết các ngân hàng qui định mức phí thấp là những ngân hàng ngoài quốc doanh với qui mô vốn còn khiêm tốn. Đây có thể coi là một giải pháp cạnh tranh về giá của các ngân hàng đi sau. (xem phụ lục 3, phần 3, trang xiv-xv).

Từ chính sách giá trên đây của một số các ngân hàng, Ngân hàng Quốc Tế đã đưa ra chính sách giá với sản phẩm VIB Values như sau:

Các loại phí liên quan đến thẻ:

- Phí phát hành thẻ chính (đối với thẻ chuẩn) là 100.000 VNĐ

- Phí phát hành thẻ phụ (đối với thẻ chuẩn) là 100.000 VNĐ

- Phí phát hành lại thẻ do mất (đối với thẻ chuẩn) là 80.000 VNĐ

Các loại phí khác:

- Phí cấp lại PIN: 20.000 VNĐ

- Thời hạn sử dụng: vô hạn

- Phí thường niên: 6000 VNĐ/tháng

- Phí rút tiền trong hệ thống được miễn phí

Các loại phí liên quan đến tài khoản:

- Phí mở tài khoản và phí duy trì tài khoản/ năm được miễn phí

- Số dư tối thiểu trong tài khoản là 100.000 VNĐ

- Phí chuyển lương tài khoản thẻ/món được miễn phí

Chiến lược giá cả với sản phẩm MasterCard Cội nguồn

Hiện nay trên thị trường thẻ, các ngân hàng có thị phần lớn về thẻ tín dụng quốc tế phải kể đến Ngân hàng TMCP A Châu (ACB) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và một số các ngân hàng khác là Ngân hàng Công Thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Sacombank).

Vì vậy phòng Marketing thẻ của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam đã nghiên cứu chính sách giá của các ngân hàng trên và đưa ra bảng so sánh chính sách giá thẻ tín dụng quốc tế MasterCard (xem bảng 4)

Bảng 4: Bảng so sánh giá thẻ tín dụng quốc tế giữa các ngân hàng


Loại phí

VCB

ACB

EXIM

ICB

SCB

Phí thường niên

Thẻ chuẩn

C

100

200

100

100

200

P

50

200

50

50


Thẻ vàng

C

200

300

150

200

300

P

100

300

100

100


Lãi suất cho vay

Thay đổi

0,85%/ tháng

0,6%/tháng

9%/năm

1,2%/ tháng

Phí rút tìên mặt (trên số

tiền giao dịch tối thiểu)

4%

(50)

4 %

(60)

2%

(50)

3%

2%

Phí sử dụng vượt hạn mức . Số tiền tối thiểu

1-5 ngày:

8%

0,075%/ ngày 20

15%/năm/ số tiền vượt

hạn mức

13,5%/

năm 20

0,075%/

ngày 50

Phí thanh toán trễ hạn

(tính trên số tiền chậm TT) , tối thiểu: 50

3%

2,95%

3%

3%

2,95%

Phí thay thế thẻ

50

50

0

50

50

Phí thất lạc thẻ

50

300

300

200

100

Phí đặt hàng, dịch vụ qua thư, điện thoại và mạng

Internet

KĐC

0,15% 20+phí

Telex

KĐC

KĐC

0,15%

50

Phí thay đổi HMTD thẻ

30

30

0

KĐC

30

Phí chuyển đổi hình thức

đảm bảo sử dụng thẻ

KĐC

50

0

KĐC

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Những giải pháp nâng cao hoạt động marketing thẻ của ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam - 10


Xác nhận theo YCKH

KĐC

50

0

KĐC

30

Phí khiếu nại

50

80/GD

60/GD

80/GD

80/GD

Phí chuyển đổi tiền tệ của

TCTQT (số tiền GD)

0-1,1%

0-1,1

0-1,1%

0-1,1%

0-1,1%

Phí chênh lệch tỷ giá

0-1%

0,35%



0,35%

Phí phạt t/h sec bị trả lại

KĐC

KĐC


50

KĐC

Phí tăng HMTD tạm thời

KĐC

KĐC

KĐC

30

KĐC

Phí in lại PIN





KĐC

Phí sử dụng HT thẻ





KĐC

Nguồn: Phòng Marketing thẻ, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam


Trên cơ sở tham khảo và nghiên cứu chính sách giá thẻ tín dụng quốc tế MasterCard của các ngân hàng, VIBank đã đưa ra chính sách giá sau:

- Phí thường niên: đối với thẻ chuẩn loại C là 100.000 VNĐ, thẻ chuẩn loại P là

75.000 VNĐ, thẻ vàng loại C là 200.000 VNĐ và thẻ vàng loại P là 100.000 VNĐ

- Lãi suất cho vay là 0,95%

- Phí rút tiền mặt là 4 % và không ít hơn 60.000 VNĐ

- Phí sử dụng vượt hạn mức là 0,075%/ ngày và không ít hơn 20.000 VNĐ

- Phí thanh toán trễ hạn là 3% số tiền chậm thanh toán và tối thiểu là 50.000 VNĐ

- Phí thay thế thẻ là 50.000 VNĐ

- Phí thất lạc thẻ : 300.000 VNĐ

- Phí thay đổi hạn mức tín dụng thẻ là 30.000 VNĐ

- Phí chuyển đổi hình thức đảm bảo sử dụng thẻ là 50.000 VNĐ

- Phí xác nhận theo yêu câu khách hàng là 50.000

- Phí cấp bản sao hoá đơn giao dịch thuộc đại lí là 80.000 VNĐ

- Phí cấp bản sao bản thông báo giao dịch là 20.000 VNĐ

- Phí khiếu nại là 80.000 VNĐ

- Phí chuyển đổi tiền tệ của tổ chức thẻ quốc tế là 0-1,1% số tiền giao dịch và phí chênh lệch tỷ giá là 0-1,1% số tiền giao dịch

- Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời là 20.000 VNĐ

- Phí in lại PIN là 20.000 VNĐ

*Nhận xét : Như vậy so với các ngân hàng trên thị trường thẻ, về thẻ ghi nợ,mức giá mà Ngân hàng Quốc Tế đưa ra trong thời điểm này cao hơn rất nhiều các ngân hàng khác và ngang ngửa với những ngân hàng lớn đã chiếm thị phần lớn trên thị trường như Vietcombank, Techcombank. Còn đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, mức giá mà Ngân hàng Quốc Tế đưa ra tương đương với các ngân hàng khác. Thực ra hiện nay, dịch vụ thẻ ở Việt Nam vẫn còn phát triển ở mức độ thấp có nghĩa các giá trị gia tăng đi kèm là không nhiểu và người tiêu dùng chỉ quan tâm nhiều đến các tiện ích cơ bản và quan tâm nhiều đến phí để sử dụng thẻ vì vậy có thẻ nói các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh với nhau về giá kết hợp với các chính sách khuyếch trương giao tiếp và chiến lược phân phối sản phẩm.

Sự quan tâm của khách hàng đối với mức phí của ngân hàng trong dịch vụ thẻ là khá cao, đặc biệt là phí rút tiền và phí chuyển tiền (54,10% và 51,05%). Đây luôn là yếu tố để khách hàng cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Còn phí phát hành dễ được khách hàng chấp nhận hơn vì mức phí này chỉ thu một lần.

Vì vậy đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp nhất luôn là cái đích mà không chỉ VIB Bank mà là đòi hỏi cho tất cả các ngân hàng. Tất nhiên ngoài giá cả, như đã nói ở trên, VIB Bank cũng phải có một chiến lược phân phối hiệu quả để khách hàng thấy được sự tiện dụng trong sử dụng thẻ của ngân hàng

3.2.3 Chiến lược phân phối

Việc xây dựng một chiến lược phân phối tốt và hiệu quả là một yếu tố cực kì quan trọng vì đó là phương thức để sản phẩm đến được với khách hàng. Nhất là với sản phẩm thẻ còn mới mẻ của VIBank, nếu không xây dựng được hệ thống phân phối tốt thì rất khó có thể cạnh tranh và đứng vững trong thị trường thẻ hiện nay.

Các kênh phân phối chủ yếu của ngân hàng là các chi nhánh, các đại lí, các máy rút tiền tự động, các điểm thanh toán tự động và thanh toán qua mạng.

Đối với dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng, ở nước ta kênh phân phối truyền thống - hệ thống các chi nhanh - vẫn giữ vị trí quan trọng, đặc biệt với nghiệp vụ phát hành.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí