Sơ Đồ Giao Dịch Atm Trên Thị Trường Thẻ [16]

+ Đối với ngân hàng: Việc cung cấp dịch vụ ATM cho khách hàng trước hết sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm giúp ngân hàng thu hút và giữ khách hàng

Việc phát triển hệ thống ATM giúp các ngân hàng tự động hoá được các giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Dịch vụ rút tiền mặt từ máy ATM sẽ giúp các ngân hàng tự động hoá các giao dịch tại quầy, chuyển giao các giao dịch đơn giản tại quầy giao dịch ra máy ATM. Mặt khác, việc phát triển này cũng giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí hoạt động, đồng thời giúp ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động, các ngân hàng có thể vươn tới nhiều địa bàn mà không cần phải mở chi nhánh.

Dịch vụ ATM cũng tạo nguồn thu nhập bổ sung cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ và hoạt động tiền nhàn rỗi trên các tài khoản cá nhân.

+ Đối với nền kinh tế: Việt Nam vẫn là một xã hội sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán cá nhân. Với dịch vụ rút tiền mặt từ máy ATM do các ngân hàng cung cấp có khả năng đáp ứng các nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Hệ thống máy ATM sẽ khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, gửi tiền mặt vào ngân hàng và sử dụng thẻ ATM để giao dịch.Như vậy sẽ thay đổi được thói quen dùng tiền mặt của người dân và thu hút được người dân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, phát triển việc huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và sản xuất.

Sau cùng việc sử dụng thẻ ATM thay cho tiền mặt sẽ góp phần xây dựng xã hội văn minh và hiện đại

- Cần xác định những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển hệ thống ATM nhằm tránh việc đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Cụ thể là:

+ Hệ thống máy ATM phải đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ rút tiền mặt nhanh chóng và chính xác thuận tiện, hoạt động ổn định 24h/ngày và 7 ngày/tuần

+ Vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hệ thống có thể tương thích và làm viêc tốt với hệ thống của các ngân hàng khác trên thế giới.

+ Có khả năng cung cấp các loại dịch vụ như: xem số dư tài khoản, rút tiền, đổi số PIN,... và một số các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền hoá đơn điện, nước...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

+ Có khả năng mở rộng, nâng cấp và phát triển ứng dụng dịch vụ mới dễ dàng

+ Cho phép hỗ trợ khả năng chia sẻ hạ tầng hệ thống máy ATM với các ngân hàng khác trong nước. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với các ngân hàng trong quá trình đầu tư vào phát triển hệ thống máy ATM với các ngân hàng khác, theo đó cho phép hệ thống máy ATM có thể thực hiện được các giao dịch rút tiền từ các loại thẻ nội địa của bất kì ngân hàng nào trong nước.

Những giải pháp nâng cao hoạt động marketing thẻ của ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam - 13

Cần có những giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ

Để có thể nâng cao được hoạt động Marketing thẻ ngân hàng, VIBank cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm rõ và xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ nhằm tạo ra sự an tâm của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ do ngân hàng cung cấp:

- Trước hết ngân hàng cần nắm rõ các thủ tục về thanh toán bằng thẻ của tổ chức thẻ quốc tế qui định và các qui định về quản lí rủi ro do việc sử dụng thẻ giả và thẻ gian lận gây ra. Và ngân hàng cũng cần hạn chế rủi ro ngay từ ĐVCNT bằng cách thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục chấp nhận thanh toán thẻ cho các ĐVCNT đặc biệt chú trọng việc nhận dạng các trường hợp sử dụng thẻ giả mạo, gian lận để thanh toán.

- Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nhận biết được các trường hợp rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn. Ngân hàng bằng kinh nghiệm của mình trong quá trình thực hiện kinh doanh dịch vụ thẻ có thể đúc kết những trường hợp rủi ro thường gặp hoặc có thể thông qua trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng khác để nhận biết các rủi ro đó. Từ đó ngân hàng có những biện pháp để ngăn chặn nhằm tạo ra sự yên tâm của khách hàng.

- Sử dụng một cách có hiệu quả những công cụ hỗ trợ cho việc quản lý và kiểm soát rủi ro do các Tổ chức thẻ quốc tế cung cấp như Hệ thống báo động ĐVCNT quốc gia ( NMAS) do tổ chức thẻ Visa cấp, Hệ thống nhận dạng rủi ro chủ thẻ ( CRIS) do Visa phát triển, Hệ thống ngăn ngừa giả mạo ( SAFE) của

MasterCard và Hệ thống cảnh báo những ĐVCNT có tỷ lệ thanh toán thẻ giả mạo thẻ gian lận cao ( MATCH) do MasterCard.[16]

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thẻ có những công cụ riêng của mình như:

- Thiết lập hạn mức sử dụng thẻ trong ngày thích hợp để hạn chế rủi ro

- Xây dựng các chương trình phần mềm quản lý tình hình thanh toán thẻ của các chủ thẻ nhằm kip thời phát hiện các trường hợp sử dụng thẻ bất thường

- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng là các ĐVCNT giúp theo dõi tình hình thanh toán thẻ tại các ĐVCNT nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường tại ĐVCNT.

- Cần có sự phối hợp giữa các ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro: trao đổi kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới thông tin nối mạng, thông báo với nhau xu hướng rủi ro xảy ra trong tương lai


2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh thẻ

NHNN cần quan tâm đến vấn đề sử dụng thẻ giả mạo, gian lận gây ra từ đó có thể kịp thời ban hành các quy định, các chính sách giảm thiểu rủi ro xảy ra đối với hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, góp phần tạo điều kiện để đưa phương thức thanh toán bằng thẻ ngày càng phát triển ở VIệt Nam trong thời gian tới.

Hỗ trợ các ngân hàng trong việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đề án phát triển, tính toán hiệu quả kinh tế và số vốn đầu tư trên cơ sở đó tiến hành huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước. Hiện nay để xây dung được một hệ thống hoàn thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng sẽ phảI đầu tư một số tiền không nhỏ, trong khi đó qui mô về vốn, nhân lực và trình độ kinh nghiêm của nhiều ngân hàng Việt Nam còn quá khiêm tốn. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của NHNN.

Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về lĩnh vực thẻ đối vói các NHTM VN: Vì lĩnh vực thẻ là lĩnh vực còn mới mẻ đối với ngành ngân hàng VIệt Nam, từng ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để tiếp cận lĩnh vực mới này bằng cách cử cán bộ sang tổ chức thẻ quỗc tế để tham dự các khoá học chuyên về

lĩnh vực thẻ. Tuy nhiên chi phí để tham dự những khóa học này khá tốn kém và không phải ngân hàng nào cũng có khả năng tham dự.

Để tiết kiệm chi phí về các khoản đào tạo, NHNN cần đứng ra tổ chức những khoá học ngắn hạn, dài hạn, theo đó NHNN có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để hướng dẫn, cung cấp kinh nghiệm về lĩnh vực thẻ

NHNN bổ sung thêm một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng an tâm hoạt động.

Cần có những qui định cụ thể đối với qui trình nghiệp vụ thanh toán thẻ, qui trình quản lí rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàngĐồng thời khi xây dựng các qui trình này cần phảI xem xét đến thông lệ của các tổ chức thẻ quốc tế để có những qui trình phù hợp và dễ dàng cho mọi khách hàng.

Cần có những văn bản pháp lí đối với các trường hợp giao dịch thẻ tại Trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng (nếu có) trong đó phải qui định cụ thể việc giải quyết tranh chấp giữa các ngân hàng trong nước. Đương nhiên khi đưa ra các văn bản pháp lý này, NHNN cũng cần phải xem xét đến những qui định, thông lệ của tổ chức thẻ quốc tế.

NHNN cần bổ sung thêm các văn bản pháp lí liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ATM nhằm tạo ra một hành lang pháp lí chung về xử lí các giao dịch tại máy ATM, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong giao dịch ATM, vấn đề quản lí rủi ro và an toàn của máy ATM, của giao dịch ATM và nhiều vấn đề khác có liên quan.

NHNN cần có những qui định cụ thể, rõ ràng về quản lí ngoại hối đối với trường hợp sử dụng thẻ để thanh toán ở nước ngoài[16]. Trong thời gian qua, Nhà Nước chưa kiểm soát được lượng ngoại tệ của các chủ thẻ khi thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Theo qui định của NHNN, khi ra khỏi lãnh thổ VIệt Nam, cá nhân chỉ được mang theo 3000 USD tiền mặt mà không cần phảI xin giấy phép của NHNNVN. Tuy nhiên, đối với trường hợp sử dụng thẻ, trong thực tế cho thấy một khách hàng có thể phát hành thẻ tại ba ngân hàng khác nhau, theo đó mỗi ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng thẻ là 3000 USD. Như vậy với ba tấm thẻ này, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng được tổng số tiền là 9000USD ở

nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này, trước hết Nhà Nước cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người sử dụng thẻ, theo đó họ phảI y thức được việc sử dụng vượt quá số tiền qui định của Nhà Nước đã quy định là vi pham pháp luật.

Ngoài ra NHNN cũng nên điều chỉnh hạn mức ngoại tệ được phép mang ra nước ngoàI đối với các trường hợp sử dụng thẻ từ mức 3000 USD lên 5000USD để phù hợp với qui định của Tổ chức thẻ quốc tế. Đồng thời nhà nước cũng nên qui định lượng thẻ cần thiết qui định với hảI quan để phối hợp kiểm tra hạn mức sử dụng thẻ.

Xây dựng trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng3

Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm soát và thực hiện các lệnh thanh toán thẻ giữa các ngân hàng với nhau đảm bảo cho chủ thẻ khi sử dụng bất kì ngân hàng nào phát hành đều có thể thanh toán tại các ĐVCNT của các ngân hàng khác mà không phải trả khoản phí chênh lệch tỷ giá

Với việc phát triển trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng, việc thanh toán giữa các ngân hàng trong nước được thực hiện thông qua trung tâm này mà không phải chuyển đến các tổ chức thẻ quốc tế như hiện nay. Khi đó sẽ giúp các chủ thẻ tránh được các khoản phí quy đổi tiền tệ do các tổ chức thẻ quốc tế thực hiện trong quá trình thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Để phát triển trung tâm thẻ này cần môt số điều kiện sau:

- Vốn đầu tư: Chi phí để xây dựng trung tâm thẻ này mất khoảng 5-10 triệu USD. Đây là một khoản đầu tư quá lớn đối với qui mô của các ngân hàng hiện nay vì vậy chưa khuyến khích các ngân hàng đầu tư. Vì vậy để giải quyết được khó khăn này, có hai giải pháp:

Một là, NHNN đứng ra đầu tư, thu lại các khoản phí dịch vụ đối với các giao dịch thẻ được xử lí tại trung tâm này

Hai là, thuê máy móc thiết bị từ các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức thẻ này hiện có cung cấp dịch vụ cho thuê hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng cho các quốc gia , rồi thu lại các khoản chi phí thuê hàng tháng hàng quí hoặc hàng năm tuỳ theo yêu cầu của từng quốc gia


3 Trần Tấn Lộc, (2004), Trường đại học kinh tế TPHCM, Luận án tiến sĩ kinh tế: Giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ Việt Nam

- Lựa chọn ngân hàng thanh toán bù trừ: để lựa chọn ngân hàng làm ngân hàng thanh toán bù trừ đòi hỏi ngân hàng này phải là một ngân hàng của Việt Nam có uy tín và phải có những kinh nghiệm nhất định trên thị trương thẻ . Ngoài ra ngân hàng được lựa chọn phải được sự đồng ý của các ngân hàng khác

- Môi trường pháp lý

Tất cả các giao dịch thẻ quốc tế ở Việt Nam hiên nay đều được gửi đến tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán . Vì vậy khi xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng thanh toán thẻ và ngân hàng phát hành thẻ đòi hỏi phải dựa trên những qui định của tổ chức thẻ này để giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng được hình thành ở Việt Nam tất cả các giao dịch thẻ do ngân hàng trong nước phát hành được thực hiện thanh toán trong lãnh thổ Việt Nam sẽ gửi đến trung tâm thẻ thanh toán liên ngân hàng để thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trong nước mà không cần phải gửi đến các tổ chức thẻ quốc tế như hiện nay

Tuy nhiên, hiện tại ngành Ngân hàng Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào để qui định việc giải quyết tranh chấp giữa các ngân hàng khi thực hiện thanh toán qua Trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng.

- Trình độ quản lý

Công nghệ thẻ là một trong những công nghệ hiện đại của thế giới và là công nghệ còn rất mới mẻ đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Tại Việt Nam mới chỉ có 3 ngân hàng đã phát triển theo các tiêu chuẩn của công nghệ thẻ thế giới là VCB, ACB và EXIMBANK.

Vì vậy, các ngân hàng cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức thẻ quốc tế trong việc huấn luyện những khoá hoc liên quan đến việc phát triển trung tâm thẻ liên ngân hàng. Ngoài ra ngành ngân hàng cũng nên tổ chức những chương trình đi khảo sát ở nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Ngành ngân hàng cần nhanh chóng thực hiện sự kết nối các máy ATM của các ngân hàng lại với nhau

Việc kết nối hệ thống ATM của các ngân hàng lại với nhau là nhằm để xử lí tất cả các giao dịch thẻ được thực hiện tại các máy ATM của các ngân hàng, theo đó

chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại bất kì hệ thống máy ATM nào của tất cả các ngân hàng được lắp đặt tại Việt Nam

Việc kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ATM. Khách hàng không nhất thiết phải đến hệ thống máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mà có thể đến bất kì máy ATM nào mà vẫn thực hiện được giao dịch của mình. Điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, địa bàn giao dịch được mở rộng và không bị giới hạn.

Tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng: Thay vì phải đầu tư một hệ thống ATM rộng khắp, nếu hệ thống máy ATM giữa các ngân hàng được kết nối với nhau, các ngân hàng có thể tận dụng được hệ thống máy ATM của các ngân hàng khác mà vẫn thực hiện được lợi ích cho khách hàng. Đồng thời, chi phí lắp đặt cũng sẽ giảm bớt vì không phải đầu tư quá nhiều để mở rộng mạng lưới ATM.

Máy ATM

Hình 11: Sơ đồ giao dịch ATM trên thị trường thẻ [16]


NHTT A

Trung tâm chuyển mạch

NHTT

thẻ


Trên đây là sơ đồ giao dịch dự kiến khi hệ thống máy ATM của các ngân hàng được kết nối lại với nhau.

Trong trường hợp các máy ATM của các ngân hàng được kết nối với nhau thì ngành ngân hàng sẽ tận dụng được hết các máy ATM của các ngân hàng , theo đó khách hàng có thể giao dịch tại bất kì máy ATM nào chứ không hạn chế như hiện nay

3. Kiến nghị đối với Nhà Nước

Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư

Nhà nước cần có các chính sách đồng bộ, mang tính pháp lí, vừa khuyến khích, động viên, nhưng vừa có tính “hướng dẫn, bắt buộc” một số cá nhân, đối tượng, một số lĩnh vực có liên quan. Cụ thể là:

- Yêu cầu các doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản. Đây là một biện pháp cần thiết và rất quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

- Xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và cơ sở hạ tầng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại theo hướng đem lại lợi ích, tiện lợi tối đa cho người dân.

Nhà nước nên thành lập ban chỉ đạo liên ngành, bao gồm đại diện của chính phủ, NHNN Việt Nam, Bộ Tài Chính, Bộ LĐTB&XH để phối hơp hướng dẫn người dân thực hiện thanh toán qua ngân hàng, quyền lợi và trách nhiệm của chủ tài khoản cá nhân trước pháp luật trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, đặc biệt là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo tính an toàn, thuận lợi và nhanh chóng chu chuyển vốn thanh toán

Nhà nước cũng cần có các chính sách miễn giảm thuế đối với các hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

Vì để có thể phát triển được hệ thống công nghệ thẻ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi đó thị trường thẻ Việt Nam chưa thật phát triển. Có thể nói, hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ thanh toán của ngân hàng, góp phần hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư chứ hoàn toàn không vì lợi nhuận. Để hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh của nền kinh tế thiết nghĩ nhà nước cần có các chính sách miễn giảm thuế đối với hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng có thêm điều kiện để đầu tư phát triển máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, góp phần giảm bớt phần nào các khoản chi phí đầu tư ban đầu của ngành ngân hàng nhằm khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán thẻ của người dân.

Sau cùng nhà nước nên ban hành Nghị Định của Chính Phủ về việc phát hành và sử dụng và thanh toán bằng thẻ nhằm đảm bảo hành lang pháp lí cao hơn. Trong thời gian qua trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng chủ yếu dựa vào văn bản Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ do Thống đốc NHNN ban hành, theo đó văn bản này chủ yếu qui định đối với các đối tượng là ngân hàng thương mại hoạt động trên thị trường thẻ Việt Nam

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí