Nghiên cứu của Zhi Xiang On và các cộng sự về mối liên quan giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với chất lượng giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng đàn ông Úc [11]. Trong nghiên cưu này nghiên cứu 1612 người trong đó 1391người không mắc GERD (86.3%) và 221 người mắc GERD Kết quả:
Bảng 1.4. Kết quả nghiên cứu của Zhi Xiang On và các cộng sự
Không mắc GERD( n=1391) | Mắc GERD (n= 221) | |
Không lo âu | 1159 (90.6%) | 161 (79.3%) |
Lo âu thực sự | 121 (9.4%) | 42 (20.7%) |
Không mắc GERD( n=1391) | Mắc GERD (n= 221) | |
Không trầm cảm | 1079 (81.2 %) | 132 (62.9%) |
Có triệu chứng trầm cảm | 61 (4.6%) | 14 (6.7%) |
Trầm cảm thực sự | 189 (14.2%) | 64 (30.5%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh viện E năm 2021 - 1
- Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh viện E năm 2021 - 2
- Dịch Tễ Học Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
- Đặc Điểm Về Tần Suất Tập Luyện Thể Thao Của Đối Tượng Nghiên Cứu.
- Mức Độ Lo Âu Của Người Bệnh Gerd Theo Thời Gian Mắc Bệnh.
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Trầm Cảm.
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Từ kết quả nghiên cứu của Zhi Xiang On ta thấy được tỉ lệ lo âu ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản là 20.7% cao hơn nhiều so với người không bị trào ngược dạ dày thực quản 9.7%. Tỉ lệ trầm cảm thực sự người bệnh trào ngược dạ dày thực quản là 30.5% gấp 2.15 lần so với tỉ lệ trầm cảm thực sự ở người không bị trào ngược dạ dày thực quản (14.2%).
1.5.2. Tại Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về tình trạng lo âu và trầm cảm trên các đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người làm trong các ngành nghề khác nhau..Nhưng chưa có một nghiên cứu nào về tình trạng lo âu và trầm cảm trên người bệnh trào ngươc dạ dày thực quản.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
+) Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E
Hồ sơ bệnh án ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cần nghiên cứu.
+) Tiêu chuẩn loại trừ mẫu nghiên cứu:
- Không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
- Hồ sơ bệnh án không rõ ràng, không nằm trong thời gian nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế Bệnh Viện E năm 2021
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian làm nghiên cứu: từ tháng 9/2021 – 12/2021
- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 9/2021 – 12/2021
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cưu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ bệnh án đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian
trên
- Phương pháp chọn mẫu: chọn theo phương pháp chọn mẫu không xác suất,
chọn mẫu thuận tiện 57 bệnh nhân cho nghiên cứu.
2.2.3. Các biến số nghiên cứu:
Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Biến số | Định nghĩa | Phân loại biến | |
Đặc điểm cá nhân của ĐTNC | Tuổi | Tuổi dương lịch, lấy 2021 trừ đi năm sinh của ĐTNC | Định lượng |
Giới tính | Là giới nam hay nữ | Định tính |
Dân tộc | Dân tộc của ĐTNC | Định tính | |
Tôn giáo | Tôn giáo của ĐTNC | Định tính | |
Nơi ở hiện tại | Nơi ở hiện tại của ĐTNC | Định tính | |
Tình trạng hôn nhân | Là chưa kết hôn/kết hôn/ly thân, ly dị hay goá bụa | Định tính | |
Nghề nghiệp | Là CBCNV/ hưu trí/ công nhân, nông nhân hay nghề tự do | Định tính | |
Thu nhập hàng tháng | Là thu nhập hàng tháng của ĐTNC(triệu VNĐ/ tháng) | Định tính | |
Bảo hiểm y tế | Là việc có hay không có sử dụng BHYT của ĐTNC | Định tính | |
Tần suất luyện tập thể thao | Là số lần tập thể thao trong tuần của ĐTNC(thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ) | Định tính | |
Đặc điểm về bệnh GERD của ĐTNC | Triệu chứng đau ngực | Là có hoặc không có triệu chứng đau ngực | Định tính |
Kết quả nội soi, Giai đoạn bệnh | Là trào ngược LA độ A, B, C hoặc D | Định tính | |
Thời gian mắc bệnh | Là thời gian mắc bệnh của ĐTNC | Định tính | |
Bệnh lý nền | Là Có hoặc không có | Định tính | |
Xác định tỉ lệ lo âu và trầm cảm của người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện E năm 2021 | Mức độ lo âu | Mức độ lo âu theo thang điểm HADS (bình thường, có triệu chứng lo âu, lo âu thực sự. | Định tính |
Mức độ trầm cảm | Mức độ trầm cảm theo thang điểm HADS (bình thường, có triệu chứng trầm cảm, trầm cảm thực sự. | Định tính | |
Xác định một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện E năm 2021 | Giới tính | Nam hoặc nữ | Định tính |
Nhóm mức nhập hàng tháng | Nhóm mức thu nhập ≤6 triệu hoặc >6 triệu | Định tính | |
Bảo hiểm y tế | Nhóm có hoặc không có BHYT | Định tính | |
Bệnh lý nền | Nhóm có hoặc không có bệnh lý nền | Định tính | |
Triệu chứng đau ngưc | Nhóm có hoặc không có triệu chứng đau ngực | Định tính |
Kết quả nội soi, giai đoạn bệnh | Nhóm trào ngược LA độ A, B, C hoặc D | Định tính |
Thời gian mắc bệnh | Nhóm thời gian mắc bệnh ≤12 tháng hoặc >12 tháng | Định tính |
Điểm GERD-Q | Nhóm <9 điểm hoặc nhóm ≥9 điểm. | Định tính |
2.3. Công cụ nghiên cứu
Sử dụng thang HADS trong nghiên cứu này sử dụng 14 câu hỏi đánh giá mức độ lo âu. Trong đó 7 câu đánh gia mức độ lo âu, 7 câu đánh giá mức độ trầm cảm. Mỗi câu có 4 mức độ trả lời tương ứng với điểm 0,1,2,3.
Kết quả được phân tích theo tổng điểm các câu hỏi, theo các mức độ:
- Từ 0 đến 7 điểm: bình thường.
- Từ 8 đến 10 điểm: có thể có triệu chứng của lo âu, trầm cảm.
- Từ 11 đến 21 điểm: lo âu, trầm cảm thực sự.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bộ câu hỏi được phát cho ĐTNC tự điền dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu đảm tính trung thực, khách quan. Sau khi điền xong nhà nghiên cứu tiến hành thu lại câu trả lời của ĐTNC.
2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Thông tin được làm sạch và mã hoá. Số liệu được nhập bằng phần mềm SPSS
20.0.
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Cả thống kê mô tả và
thống kê suy luận được thực hiện. Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm. Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p<0.05 được sử dụng trong thống kê và suy luận.
2.6. Các sai số và cách khắc phục
- Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân:
- Đối tượng hiểu sai ý của câu hỏi.
- Điền phiếu hộ.
- Sai số nhớ lại.
- Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật.
- Sai số trong quá trình nhập liệu. Các biện pháp khắc phục sai số:
- Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hoá bộ câu hỏi thông qua điều tra thử.
- Với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kĩ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Bệnh viện E, Hội đồng khoa học của Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội thông qua và cho phép tiến hành tại Bệnh viên E.
- Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khoá luận của bản thân và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu có sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.
- Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu.
- Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật.
- Trung thực trong xử lý số liệu.
- Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo.
2.8. Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên chỉ cho thấy được tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh GERD tại một thời điểm và không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả.
- Kết quả thu được từ thang đo không có ý nghĩa chẩn đoán xác định lo âu, trầm cảm mà chỉ đóng vai trò sàng lọc ban đầu các đối tượng có biểu hiện của lo âu, trầm cảm.
- Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích kết quả.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỉ lệ (%) | |
≤ 30 tuổi | 16 | 28,1 |
31-40 tuổi | 12 | 21 |
41-50 tuổi | 14 | 24,6 |
>50 tuổi | 15 | 26,3 |
Tổng số | 57 | 100 |
X± SD (GTNN – GTLN) | 41,9±13,7(22-78) |
Nhận xét:
Bảng 3.1 cung cấp thông tin về độ tuổi người mắc GERD tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,86 tuổi (SD=13,65), tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 78 tuổi. Nhóm có độ tuổi ≤ 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 28,1%, sau đó là nhóm có độ tuổi >50 tuổi chiếm tỉ lệ là 26,3%, nhóm có độ tuổi 41-50 tuổi chiếm tỉ lệ 24,6% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm 31-40 tuổi tương ứng 21%.
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nam
Nữ
43,9%
56,1%
Nhận xét:
Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong tổng số 57 người bệnh GERD tham gia nghiên cứu thì nam chiếm đa số với tỉ lệ 56,1%, nữ chiếm 43,9%.
Bảng 3.2: Đặc điểm dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỉ lệ (%) | |
Dân tộc (n=57) | ||
Kinh | 51 | 89,5 |
Khác | 6 | 10,5 |
Tôn giáo (n=57) | ||
Không | 53 | 93 |
Phật giáo | 1 | 1,7 |
Thiên chúa giáo | 3 | 5,3 |
Nơi ở hiện tại (n=57) | ||
Xã | 12 | 21,1 |
Thị trấn | 15 | 26,3 |
Thành phố | 30 | 52,6 |
Tổng số | 57 | 100 |
Nhận xét: Qua bảng 3.2 chúng ta thấy đa số người bệnh GERD tham gia nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 89,5%, hầu như không theo tôn giáo nào chiếm 93%, số ít theo Phật giáo (1,7%) và Thiên chúa giáo (0,28%). Các người bênh GERD đa phần sống ở Thành phố với tỉ lệ 52,6%, ở thị trấn là 26,3 % và ở xã là 21,1 %.
Bảng 3.3: Đặc điểm về hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Số lượng(n) | Tỉ lệ (%) | |
Tình trạng hôn nhân (n=57) | ||
Độc thân | 10 | 17,5 |
Có gia đình | 46 | 80,7 |
Ly thân, ly dị | 1 | 1,8 |
Góa | 0 | 0 |
Tổng số | 57 | 100 |
Nhận xét:
Bảng 3.3 cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân của ĐTNC. Người bệnh GERD tham gia nghiên cứu có gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất là 80,7%, tiếp theo đó là độc thân chiếm 17,5% và thấp nhất là ly dị chiếm 1,8%.
Bảng 3.4: Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Số lượng(n) | Tỉ lệ (%) | |
CBCNV | 20 | 35,1 |
Hưu trí | 8 | 14,0 |
Công nhân, nông dân | 18 | 31,6 |
Nghề tự do | 11 | 19,3 |
Tổng số | 57 | 100 |
Nhận xét:
Bảng 3.4 cung cấp thông tin về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là cán bộ công nhân viên (CBCNV) với tỉ lệ là 35,1%, tiếp theo là Công nhân, nông dân với tỉ lệ 31,6%, sau đó là nghề tự do chiếm 19,3%. Thấp nhất là hưu trí với 14%.
Biểu đồ 3.2: Phân bố thu nhập của đối tượng nghiên cứu.
≤6 triệu
>6 triệu
33,3%
67,7%
Nhận xét:
Biểu đồ 3.2 cung cấp cho chúng ta thông tin về đặc điểm thu nhập của đối tượng nghiên cứu. Trong số người bệnh GERD tham gia nghiên cứu có 38 người tương ứng với tỷ lệ 66,7% có thu nhâp trên 6 triệu/tháng và có 19 người tương ứng với 33,3 người có thu nhập nhỏ hơn hoặc bằng 6 triệu.
Biểu đồ 3.3: Phân bố về việc sử dụng BHYT của đối tượng nghiên cứu