lành, Nguyễn Văn Vĩnh cũng phân tích, giảng giải cặn kẽ đúng sai để chị em hiểu mà biết cách chăm sóc sức khỏe theo khoa học: “Lý ấy là một lý sai. Có thương thì cốt giữ chỗ thương cho sạch, dùng những thứ thuốc trùng, thuốc tím của Tây, thường gọi là thuốc Be – măng mà rức luôn đi thì không sung không đau, hà tất phải nhịn ăn cho nó xanh xao gầy mòn người đi. Phải nên biết rằng người mạnh thì như cái thang đứng vững với giặc bệnh, mà người yếu thì không chống lại được với
những vi trùng”.140
Một trong những hủ tục của người dân Việt Nam thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ rò nét là coi việc sinh đẻ là một việc nhơ nhớp, bẩn thỉu. Vì thế người vợ phải tìm một xó tối tăm, khuất mắt mà nằm để tránh không cho ông chồng nhìn thấy mà ảnh hưởng không tốt. Nguyễn Văn Vĩnh kịch liệt phản đối quan niệm hủ lậu và dã man này. Ông viết: “Bấy nhiêu điều nghĩ ra thực là giã man vô cùng. Nếu còn tin những điều giã man dại dột ấy, thì cách dưỡng dục trẻ con làm sao cho tiến hoá được”, […] việc sinh đẻ là cái việc to nhớn nhất trong phận sự vợ chồng, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống mai sau”.141
Thiếu hiểu biết trong cách nuôi dạy con cái cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Chính vì không biết cách nuôi con theo khoa học mà người phụ nữ phải vất vả hơn rất nhiều so với tính chất của công việc. Họ tốn thêm rất nhiều sức lực và thời gian, vừa ảnh hưởng tới bản thân mình vừa thiệt thòi cho chồng con, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Hiểu được vấn đề này, hàng loạt những lời khuyên được chủ bút Đông Dương tạp chíđưa ra để các bà các chị theo đó mà áp dụng. Ví dụ:
“Dạy dỗ là làm cho trẻ con hiểu được nghĩa lý mọi điều. Cho nó bú thì phải liệu giờ, đợi cho nó đói mới nên cho nó bú thì nó hiểu được rằng bú là để đỡ đói. Ví bằng bạ lúc nào cũng nhét vú vào miệng nó thì đứa trẻ không hiểu bú để làm gì, lại không ngon miệng mà rồi tập thói quen ăn uống không có cữ,
140Đông Dương tạp chí số 8
141 Đông Dương tạp chí số 9
Có thể bạn quan tâm!
- Nhời Đàn Bà ( Cần Hiểu Tâm Lý Nhu Cầu Của Trẻ ), Đông Dương Tạp Chí Số 10 , Jeudi 17 Juillet 1913; Đông Dương Tạp Chí Số 14 , Jeudi 14 Aout 1913 Viết Dưới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 23
- Đông Dương Tạp Chí Và Vấn Đề Nữ Quyền
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 26
- Nguyễn Văn Vĩnh, Ông Nguyễn Hữu Thu Từ Trần, L’Annam Nouveau, Số 164 Ngày 28/8/1932.
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 28
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
không biết tại làm sao mà ăn. Nó lại suy ra một việc ăn ra việc khác, rồi thì sinh ra có tính làm gì không biết tại sao mà làm”.142
Bên cạnh các bài viết về vệ sinh khi sinh nở, cách nuôi dạy con cái, chuyên mục Nhời đàn bà cũng cung cấp những lời khuyên để phụ nữ biết cách chăm sóc bản thân, giữ mình cho đẹp đẽ, tươi tắn để bảo vệ hạnh phúc gia đình (“Phải biết chăm sóc bản thân để giữ chồng”, Đông Dương tạp chí số 6, Jeudi 19 Juin 1913). Tuy nhiên, nếu người đàn ông quá tệ bạc thì họ cũng nên dũng cảm mà phản kháng lại, không để đàn ông lộng hành (“Lắm vợ”, Đông Dương tạp chí số 22, Jeudi 9 Octobre 1913; “Cần trị thói xấu ăn chơi, cờ bạc, hát xướng của đàn ông”, Đông Dương tạp chí số 5, Jeudi 12 Juin 1913). Để có cuộc sống hạnh phúc, có đời sống tinh thần phong phú, người phụ nữ nên trau dồi công dung ngôn hạnh, năng làm từ thiện, hướng tới cộng đồng (“Tết Trung thu - Vai trò của người phụ nữ trong gia đình”, Đông Dương tạp chí số 19, Jeudi 18 Septembre 1913; “Công dung ngôn hạnh”, Đông Dương tạp chí số 16, Jeudi 28 Aout 1913; “Biểu dương lòng từ thiện của chị em phụ nữ”, Đông Dương tạp chí số 17, Jeudi 4 Septembre 1913).
Đây là những biểu hiện rò nét nhất về vấn đề nữ quyền của ban biên tập Đông Dương tạp chí. Bởi xét cho cùng, nữ quyền chính là quyền được sống mạnh khoẻ, hạnh phúc, được tôn trọng, yêu thương, được cảm thấy có ích của người phụ nữ. Có lẽ không ít người đọc hiện đại khi nghiên cứu về tờ báo này đã trông các bài viết rò nét về những vấn đề nữ quyền như việc hô hào phụ nữ nâng cao trình độ, việc tham gia bầu cử v.v…Nguyện vọng này là chính đáng. Tuy nhiên, cần phải đặt vấn đề nữ quyền của tờ báo vào đúng bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1913, 1914 để thấy được sự tiến bộ của nó. Thời điểm đó, phần lớn dân chúng còn mù chữ, vị trí người đàn bà được mặc định là ở gia đình. Thế nên, giáo dục họ ý thức được về quyền lợi của mình trước hết phải bắt đầu từ những bước thấp nhất là giúp họ tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật, khỏi những thói tục xấu của xã hội trọng nam khinh nữ, giúp họ có kiến thức nuôi dạy con, chăm sóc gia đình. Khi những bước đầu tiên đã chắc chắn rồi, những bước tiếp theo như quyền được đến trường, quyền
142 Đông Dương tạp chí số 7, 10,14
được có tiếng nói trong xã hội mới dần dần tiếp theo sau. Đây cũng là phương pháp chung, áp dụng cho mọi lĩnh vực của Đông Dương tạp chí trong việc phổ biến kiến thức cho người dân: phải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Theo dòi các bài viết sau này của chủ bút Đông Dương tạp chí trên báo L’Annam Nouveau, chúng ta sẽ thấy vấn đề nữ quyền được tiếp tục với mức độ cao hơn.
Trong bài viết “Giáo dục con gái của chúng ta”, L’Annam Nouveau, các số 38, 39, 40 từ ngày 10 - 17/6/1931, sau khi trình bày vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định: “Các bà hãy yên tâm, chúng tôi không đi đến nói là các bà phải học tất cả để làm bếp và các việc trong nhà. Các bà hoàn toàn tự do để làm theo các sở trường của mình để trở thành giáo sư, kỹ sư, luật gia, nhà báo, nhà chính trị, cầu thủ thể thao, nhà vô địch, nhà diễn thuyết, hoạ sĩ, nhạc sĩ. Không một nghề nào đóng cửa lại ngăn cản các bà…”
Ông cũng cho rằng phải nhanh chóng loại bỏ quan niệm cho người đàn bà là một trang sức, được lấy về cho mọi người xem và để “thoả mãn những sự hợm mình nông nổi”. Phụ nữ phải tự ý thức về giá trị của bản thân mình. Giá trị đích thực phải do chính họ tạo ra bởi sự hiểu biết và các phẩm chất cần thiết khác chứ không phải vì sắc đẹp hay của cải của cha mẹ:
“Các cô gái trẻ, các cô hãy học đọc, học viết, học tính. Tôi không cấm các cô biết lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên. Các cô có quyền như tất cả mọi người biết tất cả kì quan mà đầu óc chúng ta có thể tiếp thu được. Các cô hãy nghiên cứu để biết những lí luận về vi trùng học, những dung dịch hoà tan và những chất lửng lơ không hoà tan, học về những bài học vệ sinh. Nhưng trước tiên các cô phải học làm các công việc nội trợ trong nhà, biết cách sử dụng những người làm trong nhà hay là tự làm lấy không cần người giúp việc. Các cô hãy tự mình là một giá trị và không phải chỉ có giá trị vì những của cải của bố mẹ để lại cho, cũng không phải vì lợi thế sắc đẹp của thân hình, nó chỉ tồn tại trong một thời điểm…”.
Có đọc những phản hồi của các nữ độc giả gửi về cho chuyên mục Nhời đàn bà mới thấy hết được những tác động tích cực của tờ báo đến giới nữ lưu nước nhà. Lá thư của độc giả Nguyễn Thị Bổng đăng trên Đông Dương tạp chí số 29 là một ví dụ:
“Em là Nguyễn Thị Bổng ở hàng Đào, kính gửi vài lời nhờ Đông Dương báo quán đăng vào mà thăm chị. Nữ lưu ta, cứ hẹp nghĩ như em, thì em tưởng chỉ có chị là một người nghị luận giỏi giang, để làm cho các em trong bọn đồng bào cũng được thơm lây, rằng có người ra ăn nói chọi với đời. Vả lại chúng em thì hãy còn ngu dại, học thầy chả tày học bạn, chị là một người bạn cách xa chúng em, mà chúng em chỉ được giao kết mấy những nhời ăn tiếng nói của chị mà thôi; những nhời lý thú của chị khuyên răn bàn bạc, thực là cho chúng em thêm một cái quà quí báu”.
Độc giả Ph.TH.M (thư đăng trên Đông Dương tạp chí số 30) thì thú nhận đã “theo bút nghiên văn quốc ngữ nhiều hơn”, theo gương Đào Thị Loan mà tập tành viết lách để “góp phần xoá bỏ vô số thói hư tật xấu của giới nam nhi, trẻ cũng như già, ở nông thôn và đặc biệt là thành thị gây biết bao thiệt hại cho gia đình và đất nước”.
Từ những bài viết của Nguyễn Vĩnh Vĩnh với bút danh Đào Thị Loan ở mục Nhời đàn bà, nhiều độc giả khắp cả nước đã thấy được cảm hứng với những vấn đề của phụ nữ nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Họ viết thư trao đổi, góp thêm tiếng nói cho chuyên mục. Những vấn đề họ đặt ra được “Đào Thị Loan” biến thành những bài nghị luận rất hay. Ví dụ, từ phản hồi của độc giả về hủ tục lấy chồng sớm, chuyên mục có ngay một bài viết phê phán hủ tục này với tên gọi là “Đào nương đáp lại”: “Gái mới lớn nhị đào vừa hé, trăng chưa tròn đã phải vu quy. Thật là miệng còn hơi sữa đã phải cho con bú, rồi đẻ soành soạch hàng năm, bao nhiêu nét xuân xinh tươi trên mặt trên người đã rủ nhau tàn lụi dần. Nên nhớ vu quy là kết thúc cuộc đời người con gái trong sung sướng nhất, nào phải vội vàng chi đâu?”143
143 Đông Dương tạp chí số 31
Rò ràng là, những bài viết trên chuyên mục Nhời đàn bà của Đông Dương tạp chí đã cất lên những tiếng nói về nữ quyền đầu tiên trong thời điểm mà xã hội Việt Nam mới dò dẫm những bước đầu tiên thoát ra khỏi ảnh hưởng của chế phong kiến nhiều lạc hậu. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của tờ báo vào phong trào hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam mà ban biên tập chủ xướng.
Tiểu kết:
Đông Dương tạp chí đã đóng góp rất lớn vào việc tìm lại các di sản riêng của người Việt Nam, chủ yếu thông qua đường vòng bằng các chuyên mục có liên quan đến phong tục tập quán, các câu tục ngữ, nền văn học bằng chữ Nôm hay bằng các loại văn chương truyền khẩu (Việt Nam phong tục, Gương phong tục, bản dịch Kim Vân Kiều có bình chú). Qua các bài viết đa dạng về văn hoá, ban biên tập Đông Dương tạp chí đã cho thấy quyết tâm của họ trong việc biến xã hội cổ truyền Việt Nam thành một xã hội văn minh, hiện đại như là phương Tây. Điểm cốt lòi trong công việc này, theo họ, là phải nhận thức được những hạn chế của quá khứ để giúp chúng ta tránh được chúng trong tương lai. Bên cạnh đó, người Việt Nam phải chọn được cho mình những phương pháp thích hợp. Đó chính là những phương pháp đến từ phương Tây được điều chỉnh cho phù hợp với bản sắc của người Việt. Tất nhiên, tham vọng của họ chưa bộc lộ được trọn vẹn qua các bài viết ở giai đoạn này bởi đây là giai đoạn mở đường cho những tư tưởng mới của một tờ báo quốc ngữ mang tính tiên phong ở Bắc Kỳ. Những nhân vật chủ chốt của tờ báo như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim sẽ lần lượt có những bài viết chuyên sâu hơn trong chặng đường hoạt động về sau của họ. Tuy nhiên, từ những viên gạch đầu tiên này, đã có những biến chuyển không nhỏ đối với nhận thức của độc giả khi đó. Đây là những đóng góp to lớn của Đông Dương tạp chí trong việc hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của Đông Dương tạp chí là kết quả của một quá trình vận động, chuyển biến của bối cảnh chính trị - xã hội và nền văn học, văn hoá Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX khi mà sự can thiệp ngày càng sâu rộng của người Pháp ở Đông Dương cùng với nền văn minh xa lạ mà họ mang theo như một cơn chấn động mạnh đã làm cho nền văn học cổ truyền bị lung lay tới tận gốc rễ.
Do chính sách của chính quyền thuộc địa, hệ thống giáo dục Hán học ở nước ta dần bị thu hẹp. Trong khi đó, hệ thống nhà trường Pháp Việt và luồng văn hóa, tư tưởng phương Tây ngày càng lan rộng, hình thành tầng lớp trí thức mới: trí thức Tây học. Tầng lớp này hào hứng với tiếp nhận và truyền bá những luồng tư tưởng mới, đặc biệt là văn học phương Tây. Từ đó, xuất hiện một lớp nhà văn mới, dần đi vào con đường chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, sự phổ biến mạnh mẽ của chữ quốc ngữ từ nửa sau thế kỷ XIX đã góp phần quan trọng cho sự thay đổi diện mạo của nền văn học, văn hoá Việt Nam. Những thành tựu của báo chí quốc ngữ, đặc biệt là báo chí quốc ngữ Nam Bộ là tiền đề rất thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của Đông Dương tạp chí.
Mối liên hệ giữa Đông Dương tạp chí với chính quyền thuộc địa rất phức tạp. Trong bối cảnh chính phủ Pháp gấp rút tìm kiếm sự tán thành của nhân dân thuộc địa để đối trọng với âm mưu lật đổ từ Trung Quốc, chính quyền thực dân thấy rằng trước hết cần phải phát triển một tờ báo vừa là để phổ biến chữ quốc ngữ giải phóng người Việt Nam khỏi ách khái niệm và văn hóa liên lụy chữ Nho, vừa làm công tác giáo dục để tạo ra một lớp dân chúng mới chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Đông Dương tạp chí từ khi xuất hiện đã lan truyền tư tưởng tích cực về một văn minh Pháp hiện đại, vì thế trở thành công cụ hoàn hảo để hoàn thành nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Đông Dương tạp chí đã phát triển xa hơn theo định hướng của chính quyền. Mục tiêu phổ biến những giá trị nhân văn của Pháp ở thuộc địa nhằm cắt đứt sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam đã
được Nguyễn Văn Vĩnh nắm lấy, biến thành cơ hội để phục vụ cho ý đồ riêng của ông, vốn không đơn giản là tuyên truyền cho chính phủ.
Có thể khẳng định rằng, Đông Dương tạp chí dần dần không chỉ là công cụ của riêng thực dân Pháp mà đã được chủ động sử dụng, khai thác để trở thành công cụ đấu tranh cho sự tiến hóa của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ban biên tập Đông Dương tạp chí đã tận dụng sự hiện diện của người Pháp, nước Pháp để làm khuôn mẫu noi theo, tìm học văn hóa phương Tây để tiếp thu những khoa học và kỹ thuật mà nhờ vào đó các nước phương Tây trở nên cường thịnh.
Tinh thần của Đông Dương tạp chí là sự tiếp nối tinh thần của Đông Kinh nghĩa thục khi mà các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam ngày càng ý thức sâu sắc về sự khủng hoảng, bất lực của chế độ phong kiến và xã hội truyền thống kiểu châu Á ở nước ta, đồng thời cũng thấy rò không thể cứu nước nếu không canh tân đất nước. Cùng với những luồng tư tưởng mới (từ tân thư, tân văn, tri thức có nguồn gốc phương Tây), với phong trào vận động cải cách, duy tân (Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục) Đông Dương tạp chí không những đã góp thêm vào quyết tâm duy tân ấy một tiếng nói mạnh mẽ mà còn bằng những hành động quyết liệt hòng đưa đất nước mau bước trên con đường văn minh.
Nguyễn Văn Vĩnh và các cộng sự của ông ở Đông Dương tạp chí không phải là những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Trước họ rất lâu, các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra chữ quốc ngữ vì mục đích truyền bá tôn giáo. Và trong vòng mấy trăm năm, chữ quốc ngữ mới chỉ được sử dụng trong một phạm vi hẹp.
Đông Dương tạp chí cũng không phải là tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ để viết báo, vì trước đó một số tờ báo như Gia Định báo, Lục tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàm… đã thực hiện điều này. Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn chỉ giới hạn ở phạm vi những thử nghiệm bước đầu, chưa đạt được những thành tựu như mong muốn. Chỉ đến khi Đông Dương tạp chí ra đời, với khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt cái mới, với những nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ cầm bút, biết sử dụng báo chí như một công cụ đắc dụng để tuyên truyền, cổ vũ cho chữ quốc ngữ một cách hệ thống và bài bản, xoá đi một số điểm khác biệt giữa ba miền, chữ
quốc ngữ mới thực sự lan truyền một cách rộng rãi, bắt rễ bền vững trong đời sống xã hội và trở thành thứ chữ viết chính thức của dân tộc, góp phần vào việc xây dựng một nền văn học lớn mạnh hơn.
Có thể thấy rằng, Đông Dương tạp chí là một diễn đàn đã tập hợp được những cây bút tinh hoa nhất thời bấy giờ. Trước yêu cầu xây dựng một nền quốc văn mới, bồi bổ văn hoá dân tộc, những người thực hiện Đông Dương tạp chí chủ trương xây dựng và phổ biến chữ quốc ngữ, dung hoà học thuật Á - Âu để làm giàu cho nền văn học nước nhà, đặt ra vai trò của báo chí trong việc khai hoá dân trí.
Đông Dương tạp chí cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Đông – Tây thông qua con đường khảo cứu và dịch thuật. Với những nỗ lực của ông và các cộng sự, các tri thức mới mẻ của phương Tây đã được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua hàng loạt các bài khảo cứu về đủ mọi lĩnh vực từ triết học yếu lược, luân lý học, các bài viết về vệ sinh, cách phòng bệnh cho đến các tác phẩm văn học, thơ, truyện ngắn….
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn tồn tại của tờ báo, với nỗ lực và sức làm việc phi thường của đội ngũ những người cầm bút, dường như phần lớn những tinh hoa của văn học Pháp thuộc đủ mọi thể loại được chuyển sang quốc ngữ. Từ những vụng về, lủng củng ban đầu, vừa dịch vừa rút kinh nghiệm, họ đã có những bản dịch uyển chuyển, thanh thoát, vừa giữ được tinh thần của nguyên tác vừa phù hợp với cách cảm nhận của người đọc.
Bằng việc sử dụng các phương thức mới từ phương Tây (có tính phân tích và phê bình), thông qua các bài viết đa dạng ở các lĩnh vực lịch sử, văn chương, ngôn ngữ học, ngữ văn, dân tộc học, địa lí, v..v… thể hiện bằng chữ quốc ngữ, tạp chí đã hướng người Việt Nam đến việc tìm lại một bản sắc Việt riêng biệt và xây dựng một hình thức mới cho chủ nghĩa yêu nước khá gần với mô hình cộng hoà Pháp144.
144 Mô hình chú trọng xây dựng một nền văn chương riêng, thể hiện được tâm hồn của người dân. Mô hình này thể hiện qua việc: phổ biến kiến thức khoa học (mở các thư viện khoa học thường thức, các tuyển tập văn chương phổ biến); bảo tồn các di sản quốc gia (gồm cả các công trình xây dựng và văn hoá dân gian)