thiên thứ ba là “những phong tục trong xã hội”. Qua từng thiên viết một, Phan Kế Bính đã lần lượt tái hiện lại đời sống sinh hoạt, lễ nghi, tổ chức của xã hội cổ truyền Việt Nam với những chi tiết cụ thể và sống động.
Mở đầu cuốn sách của mình, ông giới thiệu: “Mỗi nước có một nền phong tục riêng. Phong tục ấy kì thuỷ hoặc bởi tự một vài người rồi bắt chước nhau ra thành thói quen. Hoặc bởi phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra. Hoặc bởi cái phong trào ở ngoài tràn vào rồi mà dần dần nhiễm thành tục”.
Rất uyên bác, Phan Kế Bính giới thiệu các phong tục kèm theo các huyền thoại đã sinh ra nó với lời giải thích rất kỹ càng. Với tinh thần phân tích và phê bình cao, sau khi đã giới thiệu các khái niệm đó, ông lại đưa vào mỗi cuối chương một lời bình chú. Hành động này mục đích là để giáo dục dân chúng, những người mà theo ông có thể mở mang tri thức nhờ vào chữ quốc ngữ. Ông cũng hy vọng chuyên mục này mang đến cho người dân một tầm nhìn đúng đắn và giúp họ suy xét một cách khách quan về các hành vi của mình.
Tuy mục đích chính của chuyên mục là giới thiệu nhằm lưu giữ những nét đẹp của văn hoá dân gian, tuy nhiên, không phải vì thế mà Phan Kế Bính chỉ ghi chép lại những phong tục hay mà bỏ qua những hủ tục. Tất cả những ưu khuyết của một nền văn hoá cứ thế bước vào trang biên khảo của ông như nó vốn có, sống động và chân thực với một tinh thần khoa học cao: “Dưới này tôi sẽ phân ra từng chương, từng điều theo thứ tự, từ gia tộc đến hương đảng rồi ra đến xã hội mà kể lần lần từng điều, điều gì có sự tích gì cũng xin kể cả”137.
Với tinh thần đó, Phan Kế Bính khá thẳng thắn trong việc chỉ ra các mặt trái của phong tục tập quán của dân tộc. Trước hết là tục mê tín dị đoan, đức tin vô lí, tầm phào, với đủ loại thánh thần:
“Tại sao ở Châu Á, các vị thần lại được bái quá mức như vậy, họ có thể bảo vệ đất nước hay làm cho chúng ta giàu có như những quốc gia Châu Âu đâu? Chỉ nguyên nhân này thôi cũng đủ để thấy sự sai lầm trong các tín ngưỡng của chúng ta rồi [quyển I, trang 84]. […] Chúng ta không biết do đâu mà
137 Lời giới thiệu.
Có thể bạn quan tâm!
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 21
- Nhời Đàn Bà ( Cần Hiểu Tâm Lý Nhu Cầu Của Trẻ ), Đông Dương Tạp Chí Số 10 , Jeudi 17 Juillet 1913; Đông Dương Tạp Chí Số 14 , Jeudi 14 Aout 1913 Viết Dưới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 23
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 25
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 26
- Nguyễn Văn Vĩnh, Ông Nguyễn Hữu Thu Từ Trần, L’Annam Nouveau, Số 164 Ngày 28/8/1932.
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
thánh thần ma quỷ lại trở nên kì bí nhưng chúng ta biết được mình phải tốn biết bao là tiền cho các thứ đồ vật này, thật là một khoản tiền tiêu vô lý! (quyển I, trang 119)”.
Trong vấn đề tôn giáo, Phan Kế Bính đã chọn một cách tiếp cận tích cực và mang tính khoa học, với mong muốn thuyết phục người dân Việt Nam từ bỏ sự mê tín hão huyền về những vấn đề có liên quan đến các thế lực siêu nhiên. Với cảm hứng từ các cuộc tranh luận của những người ủng hộ thuyết vô thần ở Pháp, ông thấy rò các thách thức khi đối mặt với các hoạt động liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam. Bài viết của ông về Phật giáo cho thấy một tầm nhìn sâu rộng về lĩnh vực này cũng như những tác động của nó trong đời sống của người Việt:
“Theo như đạo pháp được rao giảng, cái thiện và cái ác sẽ nhận được thưởng phạt công minh, lời giảng đó là một sự răn dạy đủ cho mọi người. Nhưng than ôi chúng ta chẳng quan tâm gì hơn đến các nguyên tắc suông và còn thêm vào đó những lời đạo biến chất. Người ta tin vào những điều mê tín và có rất ít người có thể hiểu được các thuyết giáo cao siêu. […] Do vậy, sự sùng bái này chẳng giúp gì cho việc liên kết con người ta lại mà còn gây phương hại đến các di sản, điều này bị gây ra bởi một niềm tin sai lạc. […] Có rất nhiều chùa chiền nay đã trở thành nơi trú ngụ cho những kẻ gian ác”. (quyển I, trang 124 – 125).
Vấn đề vệ sinh có vẻ là vấn đề Phan Kế Bính trăn trở nhất khi ông đề cập đến văn minh phong tục Việt Nam, từ ăn uống, sinh đẻ đến việc chôn cất, mồ mả. Đoạn văn dưới đây nói về các mộ phần bộc lộ khá rò điều đó:
“Có rất nhiều ngôi mộ lại nằm rất gần khu vực ao hồ và các con sông mà người ta lấy nước để sử dụng bị ô nhiễm bởi sự thối rữa của các xác chết, điều này rất gây hại cho việc vệ sinh. Chúng ta rất tin tưởng vào thuật phong thủy, có những người này thì được chôn ở đây, những người khác lại chôn ở kia, ngang dọc lẫn lộn, không có chút trật tự. Do vậy hay làm người ta bối rối và lầm lẫn giữa mộ này với mộ kia. Cho dù những hành vi này chẳng
mấy quan trọng nhưng nó lại không phù hợp với nền văn minh và tôi tin tưởng rằng mọi người phải cải cách chuyện này.
Giả sử như chúng ta làm theo các tập quán Châu Âu, ở mỗi địa phương ta tìm một nơi xa cách khỏi các ao hồ hay sông ngòi để bảo vệ nguồn nước làm chỗ đặt nghĩa trang. Khi ta chôn cất ai đó, ta phải chôn họ thật sâu và phải theo trật tự bởi vì như vậy hợp lý hơn và khi ta đến thăm một ngôi mộ nào đó thì sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn (quyển I, trang 135 – 136)”.
Từ đó, Phan Kế Bính kết luận rằng phương thức của Châu Âu thì hợp lý hơn và thuận tiện hơn.
Những ghi chép về tục sinh đẻ của người Việt bổ sung thêm cho mối lo ngại về vấn đề vệ sinh trong các phong tục cổ truyền Việt Nam: “nhưng chỉ hiềm ta khi xưa chưa hiểu cách vệ sinh trong khi sinh sản, nào là nằm than, uống nước tiểu, rất là một cách làm cho sinh bệnh, không trách đàn bà ta nhiều người hay sinh ra hậu sản mà ốm mòn”.
Vấn đề Phan Kế Bính nêu ra cách đây gần một trăm năm cho đến tận ngày nay vẫn chưa khắc phục được triệt để, nhất là ở các vùng nông thôn. Và từ đó, ta cũng thấy được sự tiến bộ của ông khi những lời khuyên ông đưa ra rất khoa học:
“Cứ như Châu Âu, khi sinh sản, các bà đỡ, cô đỡ chuyên môn đến đỡ, có thuốc thang, ăn uống sạch sẽ. Khi còn thơ ấu nuôi nấng có điều độ, từ lúc cho bú, lúc cho ngủ, lúc cho chơi cũng có thì giờ, thì thực là hợp với cách vệ sinh. Khi biết học thì cho vào trường học, dạy dỗ có thứ tự, có khuôn phép. Đến lúc khôn lớn, mặc sức mà lập thân, không cần gì phải lo lắng thay cho nữa. Bởi vậy con nít ít bệnh tật mà nhiều người thông thái, lại gây cái tính tự lập cho con”.
Nhìn chung, đối với Phan Kế Bính, điều quan trọng nhất sau khi xem xét lại hệ thống các phong tục, tập quán là người Việt Nam phải biết tự giải phóng mình
khỏi các phong tục lạc hậu và thực thi phong tục bằng một phương pháp có lợi hơn.138
Cũng như Nguyễn Văn Vĩnh đã viết rằng các khiếm khuyết của người Việt Nam bắt nguồn từ giáo dục, Phan Kế Bính cũng thấy được tầm quan trọng của việc phải mang phương pháp sư phạm mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam và chỉ có một cuộc cải cách giáo dục thật sự mới có thể giúp thay đổi cả xã hội.
3.4. Đông Dương tạp chívà vấn đề nữ quyền
Vấn đề nữ quyền trên Đông Dương tạp chí chủ yếu thể hiện trong chuyên mục Nhời đàn bà phụ trách bởi chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh với bút danh Đào Thị Loan (Loan là tên con gái Nguyễn Văn Vĩnh).
Thực ra chuyên mục này đã được Nguyễn Văn Vĩnh lập ra trong thời gian làm chủ bút tờ Đăng Cổ tùng báo. Đây là chuyên mục mà chủ đề không chỉ liên quan đến chị em phụ nữ mà còn nói rộng hơn đến các vấn đề lớn trong xã hội. Điều đặc biệt là các vấn đề này được nhìn nhận với vị thế của một người phụ nữ.
Qua chuyên mục này, ông muốn có một tiếng nói đại diện cho một bộ phận đông đảo công dân mà vị thế của họ còn khá mờ nhạt bởi quan niệm trọng nam khinh nữ. Khi Đăng Cổ tùng báo bị đóng cửa, mục Nhời đàn bà của Nguyễn Văn Vĩnh cũng đành phải dừng lại. Nhưng sáu năm sau, khi Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương ra tờ Đông Dương tạp chí vào năm 1913 thì mục Nhời đàn bà lại tái xuất hiện, vẫn dưới bút danh Đào Thị Loan, bài đầu tiên đăng trên Đông Dương tạp chí số 5.
Nguyễn Văn Vĩnh rất quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các bài viết của ông khá đa dạng, bao quát hầu hết các vấn đề liên quan đến hạnh phúc gia đình và sự tiến bộ của phụ nữ ở giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Có thể thấy rò điều này qua hệ thống các bài viết được liệt kê dưới đây:
138 Ví dụ như các thủ tục khai hội. Vì lý do này hay lý do khác, nó không chỉ vô dụng mà còn rất tốn kém, cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt (Phan Kế Bính, sđd)
- Cần trị thói xấu ăn chơi, cờ bạc, hát xướng của đàn ông, Đông Dương tạp chí số 5, Jeudi 12 Juin 1913.
- Phải biết chăm sóc bản thân để giữ chồng, Đông Dương tạp chí số 6, Jeudi 19 Juin 1913.
- Vấn đề sinh đẻ, Đông Dương tạp chí số 8, Jeudi 3 Juillet 1913; Đông Dương tạp chí số 9, Jeudi 3 Juillet 1913; Đông Dương tạp chí số 11, Jeudi 24 Juillet 1913.
- Giữ vệ sinh khi sinh đẻ theo khoa học, Đông Dương tạp chí số 12, Jeudi 31 Juillet 1913.
- Vấn đề giáo dục con cái, Đông Dương tạp chí số 7, Jeudi 26 Juin 1913.
- Cần hiểu tâm lý nhu cầu của trẻ, Đông Dương tạp chí số 10, Jeudi 17 Juillet 1913, Đông Dương tạp chí số 14, Jeudi 14 Aout 1913.
- Dạy con từ thưở còn thơ, Đông Dương tạp chí số 13, Jeudi 7 Aout 1913,
Đông Dương tạp chí số 14, Jeudi 14 Aout 1913.
- Vấn đề ăn mặc của người phụ nữ, Đông Dương tạp chí số 15, Jeudi 21 Aout 1913.
- Công dung ngôn hạnh, Đông Dương tạp chí số 16, Jeudi 28 Aout 1913.
- Biểu dương lòng từ thiện của chị em phụ nữ, Đông Dương tạp chí số 17,
Jeudi 4 Septembre 1913.
- Tết Trung thu, (Vai trò của người phụ nữ trong gia đình), Đông Dương tạp chí số 19, Jeudi 18 Septembre 1913.
- Phê phán nạn múa may đồng bóng ở các hội đền, Đông Dương tạp chí số 20,
Jeudi 25 Septembre 1913.
- Con sâu đổ sầu nồi canh, Đông Dương tạp chí số 21, Jeudi 2 Octobre 1913.
- Lắm vợ, Đông Dương tạp chí số 22, Jeudi 9 Octobre 1913.
- Cách sung sướng, Đông Dương tạp chí số 38, Jeudi 5 Fevrier 1914.
Trong những bài viết đầu tiên đăng trên mục Nhời đàn bà trên Đăng Cổ tùng báo, Nguyễn Văn Vĩnh đã tỏ rò quan điểm phụ nữ cần phải được học hành để tiến
bộ khi ông phê phán quan điểm của một số người (được mặc định là “các ông”), cho rằng người phụ nữ học chữ quốc ngữ dễ lăng nhăng, không chung thuỷ:
“Nhiều ông cứ nói rằng: gái học biết chữ hay đa tình. Ông có vợ biết chữ, lại lo rằng vợ viết thơ (thư) cho giai…Điều ấy các quan anh dậy thế, quả là hẹp quá. […] Những ông sợ vợ biết chữ hay viết thơ cho giai, là những ông không có tài trí gì, chỉ những mong vợ ngu dốt, cứ theo gia huấn mà thờ chuộng chồng, chớ không để cho vợ cứ tuỳ tâm tưởng mà phục...”.
Là người am tường các vấn đề xã hội, Nguyễn Văn Vĩnh hiểu rò hơn ai hết những áp lực mà người phụ nữ Việt Nam phải chịu trong xã hội cổ truyền còn nhiều thói tục lạc hậu. Trong các thói tục ấy, tệ “con sâu đổ sầu nồi canh” đã làm cho không ít chị em phải điêu đứng.
Ông lấy ví dụ rằng nhà có mấy chị em, lỡ có một cô hư hỏng cách này hay cách kia là tất cả các cô khác cũng bị mang tiếng, cha mẹ cũng bị chụp mũ “gia phong không nghiêm”; người phụ nữ Việt Nam vì thế mà thiệt thòi lại càng thêm thiệt thòi: “Thế mới biết cái nghĩa gia tộc của người nước Nam mình thực nặng. Làm thân con gái, chẳng những chất hàng phỉ phong, mà còn phải trông nom từng giờ từng phút đàn em dại, lại còn phải tuỳ cái kiên nhẫn của hai đứng thân. Người lỡ ra mà hiểu lầm cái danh phận một chút thì hại ra một đời”.139
Theo ông, “Con sâu đổ sầu nồi canh” là một thái độ xã hội vơ đũa cả nắm về đạo đức rất đáng lên án. Điều này cần phải được loại bỏ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chị em. Muốn như vậy, cần phải cải cách phong tục. Cái gì dở nên bỏ, cái hay nên tiếp tục lưu truyền: “Ân oán xem ra tuỳ cảnh. Ai vì đó mà thiệt thòi, thì làm cho điều hủ lậu nên lập tức cải lương. Ai nhờ đó mà vẻ vang hơn người thì lấy làm luân lý hay nên giữ làm đạo học thiên cổ phải theo của dân An Nam ta”.
Nguyễn Văn Vĩnh thường phân tích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Ông cho rằng người phụ nữ không phải là đồ trang sức để trang trí cho đàn ông và cũng không nên tự biến mình thành đồ trang sức hay là “một vật quí để đàn ông nuôi mà chơi”. Trong bài trả lời cho báo Phụ Nữ tân văn,
139 “Con sâu đổ sầu nồi canh”, Đông Dương tạp chí số 21, Jeudi 2 Octobre 1913.
ông bày tỏ cái nhìn về nữ quyền khá ngộ nghĩnh. Đó là phụ nữ Việt Nam đang có cái nữ quyền mà phụ nữ phương Tây phấn đấu để đạt được nhưng lại không biết đến điều đó, lại đòi có vị trí hiện tại mà phụ nữ Châu Âu đang muốn thoát ra. Bởi vì thực tế, người phụ nữ Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong gia đình. Tuy thua thiệt hơn đàn ông trong các mối quan hệ xã hội vì những quan niệm lạc hậu, phong kiến nhưng phụ nữ là “nội tướng” trong giang sơn nhỏ của họ. Họ chính là người “tay hòm chìa khóa”, lo lắng quán xuyến mọi công việc trong ngoài: “Cứ thiển ý tôi thì thế giới Âu Tây, từ chiến tranh chi hậu, dường như đang gây dựng cho phụ nữ một cái địa vị khác rồi nó ra cái địa vị như phụ nữ ở nước Nam ta. Mà phụ nữ nước ta, đương ở cái địa vị đó thì hình như lại đương thèm muốn một địa vị nào khác, có lẽ rồi nó ra cái địa vị như phụ nữ Âu Tây vậy”.
Đặt mình ở cương vị người phụ nữ, viết về các vấn đề của phụ nữ, Nguyễn Văn Vĩnh thực sự muốn trở thành một người bạn đáng tin cậy, một chuyên gia tư vấn của chị em, giúp họ mở mang hiểu biết, có những kiến thức cơ bản về khoa học thường thức để chăm sóc gia đình và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng việc kí tên dưới bài viết như là một người phụ nữ, ông có cái cớ thuận lợi để viết về những vấn đề khá riêng của chị em như là việc ăn mặc, sinh đẻ, bú mớm, vệ sinh cá nhân…mà không sợ bị cả hai phái cả nam lẫn nữ phản đối, bởi quan niệm xã hội thời bấy giờ còn rất phong kiến.
Trong bài viết đăng trên Đông Dương tạp chí số 15, vấn đề văn minh trong trang phục được ông trình bày khá thú vị. Theo ông, ăn mặc là một mặt quan trọng của văn minh. Người phụ nữ Việt Nam tuy rằng ăn mặc kín đáo nhưng vẫn chưa phù hợp lắm: “Trong cách ăn mặc không có cái tao nhã. Người xa xỉ lại xa xỉ quá, tỏ ra cái cách không phải làm mà có tiền. Người xuềnh xoàng thì lại xuềnh xoàng quá. Nhiều khi trông con người ra đường thì tuyệt trần lịch sự, mà cởi cái áo ngoài ra thì hết cả thanh tao”.
Theo ông, văn minh trong ăn mặc cũng là cách thể hiện vị thế của người phụ nữ. Người đàn bà nên chú trọng đến cách ăn mặc để vừa đẹp cho mình lại vừa văn
minh cho xã hội. Ông kết luận: “tôi thiết tưởng trong nghề làm dáng cũng có luân lý. Chớ nên lẫn sự tao nhã trong cách ăn mặc với cái nết làm đỏm là một tính xấu”.
Qua bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh mang đến cho người đọc nhiều khám phá thú vị về trang phục của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20: thói quen ăn mặc kín đáo của họ, tâm lí ưa cái đẹp giản dị, chất phác, không thích sự nổi bật, khác người: “Người đàn bà nước Nam nết thuần, khăn áo cũng thuần. Nghề làm dáng thực vụng. Cái nón, cái khăn, đôi dép, cặp áo, một nghìn người như nhau cả một nghìn. Hơn kém nhau chẳng qua ở cái đường ngôi, cái mái tóc, cái giọt khăn, cái đuôi gà, vuông tròn, ngay lệch khác nhau một chút mà thôi, sành mắt mới phân biệt được”.
Có lẽ nhiều nhất trên chuyên mục Nhời đàn bà vẫn là những bài viết chỉ dạy cho người phụ nữ cách giữ vệ sinh, cách nuôi con theo tinh thần khoa học. Nguyễn Văn Vĩnh viết khoảng 5,6 bài viết liền về vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc sinh đẻ là một việc vô cùng hệ trọng không những đối với bản thân người phụ nữ mà đối với cả loài người nói chung, vì đó là điều kiện khởi đầu để nòi giống được phát triển khoẻ mạnh. Tuy vậy, ở nước ta thời bấy giờ, việc sinh đẻ nhiều nơi vẫn chưa theo khoa học, không đảm bảo sức khoẻ của bà mẹ và em bé. Thấy được “trong cái việc tầm thường săn nom bú mớm, có cái chức phận nhớn nhao, gây nên giống nòi mạnh bạo mai sau của nước nhà”, trong bài bàn về việc sinh đẻ trên Đông Dương tạp chí số 12, Nguyễn Văn Vĩnh bàn rất kĩ càng việc đỡ đẻ theo phương pháp của các ông “đốc tờ”. Từ việc phải chú ý mời các bà đỡ đã được huấn luyện, đến việc phải chuẩn bị mua sắm những dụng cụ chuyên dùng như bông băng vô trùng, các loại thuốc…vì “thiếu những thứ ấy thì dù bà đỡ hay ông “đốc tờ” giỏi mấy cũng không làm tốt được”. Ông phản đối những quan niệm hủ lậu như quan niệm phải dùng dao nứa để cắt rốn, vì nó dễ gây bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh.
Phụ nữ Việt Nam sau khi sinh xong thường có tục kiêng ăn rất kĩ. Điều này là phản khoa học vì cơ thể không được cung cấp các chất bổ cần thiết sẽ khó hồi phục, ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con. Hiểu được nguyên nhân của quan niệm sai lầm đó là do suy nghĩ sợ ăn đồ bổ thì khí huyết sung mãn, vết thương lâu