Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính – Tín Dụng Ở Mỹ Và Châu Âu

ta sẽ bị giảm sút.

Thứ hai, do lao động thất nghiệp tăng lên nên thu nhập người dân sẽ thấp đi nên chi cho tiêu dùng tất yếu giảm, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Đồng thời, do tác động của cuộc khủng hoảng tới thương mại và cán cân thương mại khu vực, các quốc gia sẽ hạn chế nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ, bảo đảm an toàn cho nền kinh tế, tạo nên rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta.

Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất nhập khẩu 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 13% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam) gồm: hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của nước ta sang thị trường ASEAN với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU là bạn hàng truyền thống nhập khẩu mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản là bạn hàng lâu năm nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. Sự suy giảm kinh tế ở các quốc gia này đã khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta gặp khó khăn lớn do nhu cầu về nhập khẩu của các quốc gia này giảm mạnh. Theo tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý IV, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm 6,4%, hay giảm khoảng 157 triệu USD; xuất khẩu vào EU giảm 9,8% , hay giảm 239 triệu USD (chủ yếu là giày dép, thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ); xuất khẩu vào ASEAN giảm 5,8%, hay giảm 129 triệu USD (trong đó dầu thô giảm 41,6%, điện tử, máy tính và linh kiện giảm 26,1%, dây điện và cáp điện giảm 47,1%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 10,3%, riêng gạo tăng 104%, hàng dệt may tăng 27,7%); Nhật Bản giảm tới 35%, hay giảm 700 triệu USD [43].

Không chỉ ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mà thị trường nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm mạnh do doanh nghiệp hạn chế nhập

khẩu trong bối cảnh khủng hoảng và giá cả biến động khó lường, nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm. Ba tháng cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ bắt đầu lan sang các quốc gia khác thì kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ một số thị trường cũng giảm mạnh. Điển hình là Trung Quốc - thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2008) của Việt Nam, giảm 31%, hay giảm 1,3 tỷ USD. Nhập khẩu từ khu vực ASEAN giảm 51,8%, hay giảm gần 2,7 tỷ USD, từ Nhật Bản giảm 26,3% hay giảm 500 triệu USD, EU giảm 18,4%, hay giảm gần 250 triệu USD từ Mỹ giảm 24%, hay giảm gần 200 triệu USD. Tính chung 5 thị trường đã giảm khoảng 4,9 tỷ USD, hay giảm 36,8%. Một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.

Ảnh hưởng dễ nhận thấy tiếp theo là tác động đến yếu tố cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên trên thị trường thế giới sự giảm giá của các mặt hàng xuất khẩu. Do các nền kinh tế trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ đã khiến cho nhiều ngân hàng, nhà máy, xí nghiệp, các công ty, tập đoàn lớn lâm vào cảnh vỡ nợ do làm ăn thua lỗ hay phá sản. Những hậu quả đó đã khiến cho chi tiêu dùng và đầu tư sản xuất giảm, khiến cung vượt quá cầu, đẩy các mặt hàng của nước ta bị mất giá trên thị trường, và bị nằm trong mối tương quan so sánh với các nước xuất khẩu khác, khiến trị giá xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của các đơn hàng giảm trong các tháng cuối năm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm là do giá cả xuất khẩu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan năm 2008, trong những tháng cuối năm 2008, dầu thô giá giảm tới 54%, đã làm giảm tới 2319 triệu USD (mặc dù lượng xuất khẩu tăng 20,2%, nhưng do giá giảm mạnh,

nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã giảm 1597 triệu USD, hay giảm 44,7%). Cà phê do giá giảm 26,4% đã làm giảm 291 triệu USD (mặc dù lượng xuất khẩu tăng 18,8%, nhưng do giá giảm , nên kim ngạch xuất khẩu cà phê đã giảm 117 triệu USD, hay giảm 12,6%). Cao su do giá giảm tới 42,7%, đã làm giảm 163 triệu USD. Gạo do giá giảm 4%, đã làm giảm 48 triệu USD. Hạt tiêu do giá giảm 34%, đã làm giảm 47 triệu USD. Hạt điều do giá giảm 13,8% đã làm giảm 29 triệu USD. Chè do giá giảm 1,8%, đã làm giảm 1 triệu USD.

2.2. Ảnh hưởng của diễn biến một số đồng tiền

Trong hợp đồng mua bán quốc tế của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam với bạn hàng nước ngoài, đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 70% và có vai trò chi phối trong thanh toán quốc tế. Chính vì thế diễn biến tăng giảm thất thường của đồng USD so với đồng VND đang có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND năm 2008 đã tăng khoảng 9%, vượt xa mức thay đổi quanh 1% những năm gần đây. Đặc biệt vào cuối quý III, đầu quý IV khi đồng USD giảm giá liên tục so với các đồng tiền khác do ảnh hưởng của các đợt cắt giảm lãi suất của Fed. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến. Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong nửa đầu năm 2008 (giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Việc đồng USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác, trong đó có đồng VND của Việt Nam ( hay đồng VND lên giá so với đồng USD) đã khiến xuất khẩu của nước ta vào các thị trường sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng USD sẽ bị lỗ về tỷ giá. Nguyên nhân là do khi vay tiền để sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tỷ giá VND/USD ở mức cao hơn sau khi xuất

khẩu thu được USD đổi ra VND. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu, do sức ép về nhập siêu. Khi xuất khẩu vào các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ sẽ bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác cùng mặt hàng do hàng hoá của họ giá thấp hơn. Lâu nay đồng tiền nước ta được định giá gắn với đồng USD. Khi giá USD giảm trên thị trường thế giới nếu không chấp nhận cho đồng VND lên giá thì sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng lên, tức là “nhập khẩu lạm phát”, đồng thời người tiêu dùng sẽ phải chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007 tăng cao do tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm 12,3% và đóng góp 9,6%; Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng 9,6%. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu, khi qui đổi về USD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Trở thành “thông lệ” của hội nhập những năm gần đây, năm 2008, trước sự biến động của tỷ giá đồng USD/VND nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đứng trước nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, nhất là sản phẩm dệt may và giày da. Giữa tháng 5/2008, Ấn Độ chính thức điều tra bán phá giá đối với mặt hàng sợi vải của Việt Nam. Tiếp đó đến tháng 12/2008, Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil cũng chính thức nộp đơn khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá… Nổi bật nhất là trường hợp Ủy ban châu Âu (EC) lên kế hoạch rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu giày sẽ phải tiếp tục chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10%. Tính đến cuối năm 2008, ước tính đã có tổng cộng hơn 30 vụ kiện về chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam xuất khẩu. Có sự hậu thuẫn của Hội đồng Tư vấn Chống bán phá giá - Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp ứng phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá của nước ngoài, tuy nhiên thiệt hại của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta là không thế xuất khẩu được các mặt hàng của mình để thu ngoại tệ.

Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 9

CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

I. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009


1. Tình hình giá cả thế giới


1.1. Giá thép

Tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính toàn cầu Morgan Stanley đã đưa ra dự đoán về giá thép trên thị trường thế giới trong năm 2009. Theo dự đoán của tổ chức này giá thép thế giới năm 2009 sẽ giảm 19% so với ước tính ban đầu, do nhu cầu của ngành xây dựng và ngành ô tô giảm và tình trạng dư dư thừa do tồn kho tại Trung Quốc, nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Giá thép thế giới năm 2009 được dự đoán sẽ ở mức trung bình 502 USD/tấn, giảm so với mức dự đoán 619 USD/tấn trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 854 USD/tấn của năm ngoái. Nhu cầu thép trên thế giới được dự đoán sẽ giảm 11% trong năm 2009. Tại Châu Á và Châu Âu, các nhà sản xuất thép đang giảm mạnh sản lượng và cắt giảm việc làm do nhu cầu sụt giảm vì kinh tế thế giới suy thoái.

1.2. Giá gạo

Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu xảy ra vào đầu năm 2008 đã đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục. Theo dự đoán của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2009 ảm đạm sẽ kéo theo giá gạo tăng lên, tuy nhiên mức tăng sẽ giảm 23% so với mức tăng bình quân năm 2008. Cũng theo dự báo của FAO, tổng mậu dịch gạo thế giới năm

2009 dự báo đạt 29,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với 28,9 triệu tấn năm 2008, thấp hơn so với kỷ lục 31,0 triệu tấn của năm 2007. [48]

Theo các nhà phân tích, những yếu tố đẩy giá gạo tăng là do thời tiết không thuận lợi, đầu tư không thoả đáng và nhu cầu ngày càng tăng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến điều kiện vay vốn tín dụng tại các ngân hàng trở nên hà khắc hơn, nguyên nhân khiến đầu tư vào nông nghiệp giảm mạnh, do đó năng suất sản xuất sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, nhu cầu về lương thực tiếp tục tăng cao ở nhóm các nước đang phát triển (tỷ lệ gia tăng dân số nhanh) và chương trình sản xuất nhiên liệu sinh học của nhiều nước phát triển sẽ đẩy giá gạo lên cao. Bên cạnh đó, trước lo ngại của cuộc khủng hoảng toàn cầu và để đảm bảo an ninh lương thực, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo. Điều này càng làm cho nguồn cung gạo bị thắt chặt hơn nữa và sẽ đẩy giá gạo lên mức cao hơn trong năm 2009.

1.2. Giá dầu

Nhu cầu mua dầu thô của OPEC trên thị trường thế giới dự báo sẽ đạt 28,7 triệu thùng/ngày trong năm 2009, giảm 2,1 triệu thùng/ngày so với năm 2008. Đặc biệt, nhu cầu dầu của các quốc gia tiêu thụ dầu thô chủ yếu trên thế giới là thành viên của OECD dự kiến sẽ giảm mạnh, trong đó nhu cầu của khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm còn 23,7 triệu thùng/ngày và khu vực Tây Âu giảm còn 14,75 triệu thùng/ngày. Trước tình hình đó Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo giá dầu thô thế giới năm 2009 sẽ có sự nhích dần lên và sẽ dao động quanh ngưỡng 50 USD/thùng vào quí I và quí II. Nguyên nhân là do triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa nên cầu về dầu sẽ vẫn giảm và bởi vậy giá khó có thể tăng thêm. Trong quí III và quí IV, do các nước sẽ bắt đầu hồi phục từ khủng hoảng nên nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng lên, do vậy giá dầu sẽ tăng lên và dao động trong khoảng 60 USD/thùng.


2. Thị trường tài chính tiền tệ

2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ và Châu Âu

Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ đang bao phủ “màn đêm u ám” lên các nền kinh tế ở Mỹ và Châu Âu. Cuộc khủng hoảng đang buộc chính phủ và NHTƯ các nước phải thực hiện hàng loạt các biện pháp, các chính sách toàn diện để cứu thị trường tài chính trong nước và kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Căn cứ vào những nỗ lực của các chính phủ và các ngân hàng Trung ương, các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều nhận định thị trường tài chính các nước ở Mỹ và Châu Âu sẽ có những bước cải thiện đáng kể và phục hồi vào năm 2009, tuy nhiên trong khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Các chuyên gia kinh tế cũng cho biết thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu sẽ chưa thể phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2009 do những chính sách đã và đang triển khai vẫn cần thêm thời gian để phát huy tác dụng của nó. Theo IMF, thị trường tài chính năm 2009 khó có khả năng rơi vào khủng hoảng sâu hơn nữa, tuy nhiên cũng sẽ không nhanh chóng được cải thiện.

2.2. Diễn biến một số đồng tiền

Giai đoạn 2007 – 2008 đã được chứng kiến sự biến động liên tục của nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới. Các chuyên gia và nhà đầu tư tiền tệ hàng đầu trên thế giới dự báo các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, EUR, JPY sẽ chấm dứt chuỗi sụt giá khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục. Theo khảo sát của hãng tin tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg, đồng USD trong năm 2009 có thể mạnh lên so với EUR và JPY nhưng sẽ giảm giá so với đồng Bảng Anh. Đồng Bảng Anh có thể tăng 3,5% so với đồng USD trong năm nay lên mức 1 Bảng đổi được 1,51 USD. Trong khi đó, đồng EUR sẽ giảm 8,4% so với USD xuống mức 1,28 USD đổi được 1 EUR. JPY - một trong những đồng tiền tăng mạnh nhất trong năm 2008 sẽ giảm 10% so với USD xuống

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí