TK 3853
(Các tài khoản khác có số dư hợp lý)
Trong tháng 12 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, giao tự chủ) bằng chuyển khoản qua ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển số tiền 720.000.000 đồng.
2. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (ĐD) trực thuộc thanh toán tiền cho Cty (H) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh số tiền là 70.000.000 đồng.
3. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh của các đơn vị dự toán tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, giao tự chủ) bằng chuyển khoản qua ngân hàng Sài Gòn Công thương số tiền 440.000.000 đồng.
4. Nhận Lệnh chuyển Có của Ngân hàng ACB các DN nộp thuế vào NSNN số tiền là 1.570.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
5. Nhận Quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế cho các DN bằng chuyển khoản qua ngân hàng Kiên Long số tiền 200.000.000 đồng.
6. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính thực chi kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ cấp vào tài khỏan tiền gửi cho đơn vị dự toán (K) số tiền 340.000.000 đồng.
7. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng thành thực chi ngân sách trung ương (không có CKC, giao tự chủ) của các đơn vị dự toán số tiền 300.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Hạch Toán Ghi Thu, Ghi Chi Ngân Sách Từ Nguồn Vốn Trong
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 17
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 18
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 20
- Phương Pháp Kế Toán Vay Nợ Và Trả Nợ Vay Bằng Đồng Việt Nam
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 22
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
8. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (L) tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, không giao tự chủ) thanh toán cho đơn vị sự nghiệp (T) mở tài khoản tiền gửi thu phí tại KBNN tỉnh số tiền 60.000.000 đồng.
9. Nhận Bảng kê nộp thuế của ngân hàng TMCP Ngoại thương thu thuế của các DN số tiền 840.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
10. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản qua ngân hàng TMCP Công thương của các đơn vị thực chi thường xuyên số tiền 480.000.000 đồng.
11. Nhận Lệnh thanh toán đến từ ngân hàng TMCP Công thương: thu thuế của các DN số tiền 380.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
12. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên (không có CKC, giao tự chủ) số tiền 330.000.000 đồng, tạm ứng chi thường xuyên (không có CKC, giao tự chủ) số tiền 200.000.000 đồng.
13. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt thu phí và lệ phí số tiền
50.000.000 đồng (NST 100%).
14. Nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan có thẩm quyền cho các DN mở tài khoản tại ngân hàng Đông Phương số tiền 40.000.000 đồng (NST 100%).
15. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (S), trích tài khoản tiền gửi dự toán thanh toán cho đơn vị (Y) mở tài khoản tại KBNN huyện (UM) trực thuộc số tiền là
70.000.000 đồng.
16. Nhận Giấy rút dự toán NS tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) thực chi thường xuyên bằng chuyển khoản cho các đơn vị nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền 270.000.000 đồng.
17. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (ĐD) trực thuộc thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (V) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền 150.000.000 đồng.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
- Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T (các tài khoản nhóm 15, 16, 17, 38, 71, 73, 74, 81, 82, 83, 55).
- Xác định chênh lệch thu, chi của từng cấp NS và hạch toán theo quy định hiện hành vào ngày 31/12/N.
Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.
Bài 12.
Tại KBNN tỉnh (H) có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Nhận Lệnh chuyển Có của ngân hàng Sài Gòn Công thương: Các DN nộp thuế vào NSNN số tiền 550.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
2. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án số tiền là 210.000.000đồng.
3. Nhận Biên bản giao nhận tiền mặt điều chuyển vốn cho kho bạc huyện (V) là 300.000.000 đồng.
4. Nhận Giấy rút vốn đầu tư (có CKC) kiêm lĩnh chuyển khoản tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách tỉnh cho chủ đầu tư (Y) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP chi nhánh tỉnh số tiền 700.000.000 đồng.
5. Nhận Giấy rút dự toán NS trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản chuyển vào tài khoản tiền gửi của đơn vị (B) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 500.000.000 đồng.
6. Nhận Bảng kê nộp thuế của ngân hàng TMCP Ngoại thương: các DN nộp thuế vào NSNN số tiền 428.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
7. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của đơn vị (N) thực chi thường xuyên thanh toán cho đơn vị dự toán (T) mở tài khoản tại KBNN tỉnh khác số tiền 30.000.000 đồng.
8. Nhận Lệnh chi tiền của Sở tài chính thực chi kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ, thanh toán tiền cho đơn vị (D) có mở tài khoản tại ngân hàng OCB chi nhánh tỉnh số tiền 200.000.000 đồng.
9. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) bằng tiền mặt của đơn vị (L) thực chi thường xuyên số tiền là 440.000.000đồng.
10. Nhận Giấy báo Nợ của ngân hàng Nhà nước về khoản rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ kho bạc là 400.000.000 đồng.
11. Nhận Lệnh hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế cho DN (M), KBNN đã chi bằng tiền mặt số tiền là 170.000.000 đồng.
12. Nhận Ủy nhiệm chi của UBND tỉnh về khoản cho ngân sách tỉnh vay quỹ dự trữ tài chính của tỉnh số tiền là 1.500.000.000 đồng.
13. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính tạm ứng kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ cấp vào tài khoản tiền gửi dự toán cho đơn vị sự nghiệp (T) số tiền 240.000.000 đồng.
14. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của các đơn vị dự toán nộp BHXH cho cơ quan BHXH mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền 148.200.000 đồng.
15. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (T) thanh toán cho DN (H) có mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh số tiền 60.000.000 đồng.
16. Nhận Lệnh chi tiền của Sở Tài chính chi chuyển giao cho ngân sách huyện
(P) trực thuộc số tiền 700.000.000 đồng.
17. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng chi ngân sách tỉnh bằng dự toán được giao tự chủ thành thực chi của các đơn vị dự toán số tiền là 350.000.000 đồng.
18. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, không được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị (K) thực chi ngân sách tỉnh thanh toán tiền cho DNNN (P) mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư phát triển số tiền là 100.000.000 đồng.
19. Nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan có thẩm quyền trả khoản thu thuế sai chế độ cho DN (N) mở tài khoản tại ngân hàng ACB chi nhánh tỉnh số tiền
20.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).
20. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị (S) thực chi ngân sách thanh toán tiền cho đơn vị N mở tài khoản tại KBNN tỉnh khác số tiền là 25.000.000 đồng.
21. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng tiền mặt của các đơn vị dự toán thực chi lương, phụ cấp lương số tiền 635.000.000 đồng và tạm ứng chi mua hàng hoá, chi khác số tiền 315.000.000 đồng.
22. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư thuộc ngân sách tỉnh của chủ đầu tư (Y) đã được Phòng thanh toán vốn đầu tư kiểm soát số tiền là 700.000.000 đồng
23. Nhận Lệnh chuyển Có LKB đến từ KBNN tỉnh (BL) thanh toán tiền cho DNTN (X) có mở tài khoản tại ngân hàng công thương tỉnh số tiền 180.000.000 đồng.
24. Nhận Quyết định của Giám đốc KBNN tỉnh xử lý số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý ghi thu NST số tiền là 100.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên một chứng từ ghi sổ.
Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.
Bài 13.
Tại một KBNN Tỉnh (BL) có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Nhận Giấy rút tiền từ tài khoản gửi dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh số tiền là 20.000.000 đồng.
2. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt của cá nhân (C) nộp thuế vào ngân sách số tiền 60.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 40%, NSH 30%).
3. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính thực chi kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ cấp vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị dự toán (X) số tiền 360.000.000 đồng.
4. Nhận Lệnh chuyển Có của ngân hàng Đông Á: DN (L) nộp thuế TNDN số tiền 150.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
5. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển số tiền 440.000.000 đồng
6. Nhận Lệnh hoàn thuế GTGT cho DN (X) có mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh số tiền là 260.000.000 đồng.
7. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) bằng chuyển khoản của các đơn vị dự toán tạm ứng chi thường xuyên thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng ACB số tiền 150.000.000 đồng
8. Nhận Bảng kê nộp thuế của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT về khoản thu NSNN số tiền là 400.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).
9. Nhận Giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (S) số tiền là 55.000.000 đồng.
10. Nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng ACB: Cty (L) nộp thuế xuất nhập khẩu số tiền 400.000.000 đồng (NSTW 100%).
11. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện trực thuộc thanh toán cho đơn vị dự toán (D) có mở tài khoản tiền gửi khác tại kho bạc Tỉnh số tiền 25.000.000 đồng.
12. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng thành thực chi ngân sách tỉnh bằng dự toán không được giao tự chủ của đơn vị dự toán số tiền là 310.000.000 đồng.
13. Nhận Giấy rút vốn đầu tư (có CKC) kiêm chuyển khoản thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương của đơn vị dự toán (T) thực chi thanh toán tiền cho DN (N) có mở tài khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh (CT) số tiền 700.000.000 đồng.
14. Nhận Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính tạm ứng kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách tỉnh đã có trong dự toán được giao tự chủ thanh toán cho công ty (F) mở tài khỏan tại ngân hàng TMCP Công thương số tiền 300.000.000 đồng.
15. Nhận Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, các DN mở tài khoản tại KBNN tỉnh nộp thuế vào NSNN số tiền 300.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 60%, NSH 20%).
16. Nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN bằng chuyển khoản cho các DN mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP công thương tỉnh số tiền 200.000.000 đồng (NSTW 100%).
17. Nhận Giấy nộp tiền bằng tiền mặt của anh (D) thanh toán tiền cho Cty cổ phần (I) mở tài khoản tại KBNN huyện (GR) trực thuộc số tiền là 250.000.000 đồng.
18. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên bằng chuyển khoản thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á số tiền là 310.000.000 đồng.
19. Nhận Ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (N), trích tài khoản tiền gửi dự toán thanh toán tiền cho DN(H) mở tài khoản tại kho bạc tỉnh số tiền 18.000.000 đồng.
20. Nhận Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách do cơ quan Tài chính chuyển đến, thanh toán tạm ứng kinh phí chi thường xuyên bằng Lệnh chi tiền thuộc ngân sách tỉnh của đơn vị (F) thành thực chi số tiền 300.000.000 đồng.
21. Nhận Giấy rút dự toán ngân sách huyện (không có CKC, được giao tự chủ) của các đơn vị dự toán thực chi thường xuyên bằng chuyển khoản thanh toán cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT số tiền là 240.000.000 đồng.
22. Nhận Lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Công thương: Các công ty, DN nộp thuế vào NSNN số tiền là 500.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 70%).
23. Nhận Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (PL) trực thuộc tỉnh, thanh toán tiền cho DN (T) mở tài khoản tại ngân hàng ACB chi nhánh tỉnh số tiền 110.000.000 đồng.
24. Nhận Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng chi NS tỉnh thành thực chi thường xuyên NS tỉnh (không CKC, được giao tự chủ) số tiền 140.000.000 đồng
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
Cho biết: KBNN tỉnh mở tài khoản chuyên thu NSNN tại ngân hàng TMCP Ngoại thương và ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; mở tài khoản thanh toán song phương tại ngân hàng TMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển.
BÀI 3.
KẾ TOÁN TIỀN GỬI ĐƠN VỊ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Bài kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN trình bày được những vấn đề chung và phương pháp hạch toán kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN.
- Định khoản được các nghiệp vụ kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN. Nội dung:
1. Những vấn đề chung
- Kế toán tiền gửi đơn vị phải được thực hiện đúng theo các quy định trong Chế độ hiện hành về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN và các quy định tại Chế độ này; Kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ KBNN có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị, đơn vị chỉ được quyền rút tiền chi tiêu trong phạm vi số dư tài khoản hiện có; kiểm tra việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, các thể thức thanh toán của đơn vị; cung cấp và phân tích các thông tin kinh tế kịp thời cho Lãnh đạo KBNN các cấp trong việc quản lý và điều hành vốn, nguồn vốn của KBNN.
+ Các tài khoản tiền gửi có mục đích (TK 3741), tài khoản tiền gửi của các quỹ (TK 3761) được theo dõi chi tiết theo mã Chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết.
+ Kế toán tiền gửi không theo dõi chi tiết tạm ứng, thực chi; không thực hiện cam kết chi và được hạch toán trên hệ thống TABMIS theo ngày hiện tại, không hạch toán kỳ năm trước; hết ngày 31/12 hàng năm số dư tài khoản tiền gửi được và xử lý theo quy định hiện hành.
+ Hàng tháng, căn cứ Bảng đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN của đơn vị, khách hàng giao dịch, đơn vị KBNN thực hiện đối chiếu số liệu và ký xác nhân cho đơn vị, bao gồm: Số dư đầu tháng, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư cuối tháng; nếu có chênh lệch phải phối hợp với đơn vị để xử lý kịp thời.
- Việc trả lãi tiền gửi và thu phí dịch vụ thanh toán các đối tượng mở tài khoản tại KBNN thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Phương pháp kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN
2.1. Chứng từ sử dụng
- Giấy nộp tiền vào tài khoản.
- Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử.
- Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Séc lĩnh tiền mặt.
2.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:
- Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị HCSN
- Tài khoản 3720 - Tiền gửi của xã
- Tài khoản 3730 - Tiền gửi của dự án
- Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích
- Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
- Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ
- Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị
- Tài khoản 3790 - Tiền gửi của đơn vị khác
2.3. Phương pháp kế toán tiền gửi các đơn vị tại KBNN
2.3.1. Kế toán tiền gửi các đơn vị, các quỹ
- Căn cứ Lệnh chi tiền (giấy) của cơ quan Tài chính chuyển tiền cho đơn vị hưởng có tài khoản tiền gửi tại các đơn vị KBNN: Chuyên viên cơ quan tài chính (đối với ngân sách trung ương, tỉnh, huyện), kế toán KBNN (đối với ngân sách xã) nhập vào hệ thống và thanh toán cho đơn vị.
(Tham chiếu phần C. Kế toán chi NSNN, Chương II, Phụ lục này).
- Căn cứ Phiếu thu, Giấy nộp tiền vào tài khoản, Lệnh chuyển Có từ ngân hàng chuyển về, ghi (GL):
Nợ TK 1112, 1191, 1192, 3931, 3932, ...
Có TK 3711, 3721, 3741, 3761, ... (chi tiết đơn vị)
- Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi từ KBNN khác chuyển về, ghi
(GL):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến - (LCC)
Có TK 3711, 3721, 3731, 3741, 3761... (chi tiết đơn vị )
- Căn cứ Uỷ nhiệm chi của đơn vị chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản
tại cùng 1 đơn vị KBNN, ghi (GL) :
Nợ TK 3711, 3721... (chi tiết đơn vị chuyển tiền)
Có TK 3711, 3721, 3741, 3761, ...(chi tiết đơn vị nhận tiền)
- Căn cứ Uỷ nhiệm chi của đơn vị chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, ghi (AP):
Nợ TK 3711, 3721, 3741, 3761, ... (chi tiết đơn vị chuyển tiền) Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Đồng thời áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1191, 1192, 3931, 3932, ...
- Căn cứ Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi và hồ sơ liên quan (nếu có), ghi
(AP):
Nợ TK 3711, 3721, 3731, 3741, 3761, ... (chi tiết đơn vị)
Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1112, 3911
- Căn cứ Ủy nhiệm chi và hồ sơ liên quan (nếu có), ghi (GL): Nợ TK 3711, 3721, 3731, 3741, 3761, ... (Chi tiết đơn vị)
Có TK 3853, 3863 - LKB đi (LCC)
- Căn cứ Ủy nhiệm chi và hồ sơ liên quan (nếu có), ghi (AP): Nợ TK 3711, 3721, 3731, 3741, 3761, ... (Chi tiết đơn vị)
Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Đồng thời áp thanh toán, ghi (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP
Có TK 3853, 3863 - LKB đi (LCC)
- Căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản để nộp thu NSNN:
+ Trường hợp nộp tại Kho bạc, nơi đơn vị mở tài khoản, ghi (GL): Nợ TK 3711, 3721, 3731, ...
Có TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN
Đồng thời ghi (tại Chương trình TCS-TT và giao diện sang TABMIS - GL): Nợ TK 3711, 3721, 3731, ...
Có TK 7111 - Thu NSNN
Bút toán giao diện sang GL
Nợ TK 3391 - Phải trả trung gian về thu NSNN Có TK 7111 - Thu NSNN
+ Trường hợp chuyển số thu NSNN về KBNN khác, ghi (GL): Nợ TK 3711, 3721, 3731, ... - Chi tiết đơn vị
Có TK 3853, 3863 - Liên kho bạc đi - (LCC)
- Căn cứ số tiền tại cột “Nộp thuế” trên Uỷ nhiệm chi ghi nội dung khấu trừ thuế giá trị gia tăng , xử lý:
+ Tại Chương trình TABMIS, ghi (GL): Nợ TK 3711, 3721, 3731, ...
Có TK 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả khác
+ Tại Chương trình TCS-TT, ghi:
Nợ TK 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả khác Có TK 7111 - Thu NSNN
Bút toán trên giao diện sang TABMIS - GL:
Nợ TK 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả khác