nhất và được xuất chủ yếu sang các thị trường lớn như Philippin, Indonêsia. Cụ thể trong tháng 2/2008 xuất khẩu loại gạo này đạt 156 nghìn tấn với trị giá gần 64 triệu USD, tăng 68,24% về lượng và tăng 74,04% về trị giá so với tháng 1/2008. Xuất khẩu gạo 5% tấm tăng mạnh đạt 117 nghìn tấn, trị giá 49,34 triệu USD, tăng 1,33 lần về lượng và tăng 1,46 lần về trị giá so với tháng trước. Đặc biệt tiêu thụ gạo loại này chủ yếu là các nước châu Phi như Angôla (44 nghìn tấn), Kenya (21,2 nghìn tấn), Tanzania (12,8 nghìn tấn).
Tháng 3/2008, Chính phủ đã ban hành lệnh cấm ký thêm các hợp đồng mới về xuất khẩu gạo cho tới cuối tháng 6 để đảm bảo đủ gạo cho nhu cầu trong nước. Việc cắt giảm xuất khẩu gạo củaViệt Nam đã góp phần làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường toàn cầu và làm cho giá gạo năm nay tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Theo Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, từ đầu năm đến tháng 8/2008, Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo, giảm 5,7% về lượng nhưng lại gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm nay đã tăng tới 104% so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 597USD/tấn FOB vào tháng 8/2008.
Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt quyết định đánh thuế tuyệt đối vào mặt hàng gạo nhằm hạn chế việc xuất khẩu gạo của doanh nghiệp xuất khẩu và áp dụng mức thuế này trong các than đầu quí III/2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm). Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn. Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng/tấn - 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD/tấn - 1.300 USD/tấn. Lo sợ về cuộc khủng hoảng an ninh lương thực và mất mùa sẽ gây suy thoái nền kinh tế, chính sách cấm xuất khẩu gạo trong những tháng của đầu năm đã khiến doanh nghiệp dù nguồn
cung vẫn dồi dào trong bối cảnh thế giới “khát lương thực”, giá cả tăng cao vẫn không thể xuất khẩu gạo, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân. Tại Chicago (Mỹ), gạo Mỹ giảm xuống mức thấp nhất của 10 tuần sau khi có tin nước ta, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, sắp khôi phục xuất khẩu gạo nhờ triển vọng sản lượng bội thu. Tại Chicago ngày 30/5, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 giá giảm tới 4,1% xuống 17,70 USD/100 lb. Gạo, lương thực chính của một nửa dân số thế giới, đã giảm 28% so với mức kỷlục cao 25,07 USD/100 lb đạt được ngày 24/4. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đã được phép ký hợp đồng xuất khẩu mới kể từ tháng 7, trong bối cảnh giá gạo đã tăng trở lại, giá tăng 71% so với một năm trước đây. Các tháng cuối năm việc Chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đã khiến sản lượng gạo xuất khẩu tăng vào các tháng cuối năm 2008. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước đẩy mạnh tốc độ ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo để tận dụng đà tăng giá. Theo số liệu của tổng cục Thống kê, tháng 10 và tháng 11 các doanh nghiệp đều xuất khẩu 300.000 tấn gạo, nhưng về trị giá là khác nhau, trị giá các hợp đồng xuất khẩu gạo tháng 10 đạt 1,44 triệu USD, tháng 11 đạt 1,30 triệu USD. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do giá gao biến động giảm vào cuối năm. Tính chung, xuất khẩu gạo của nước ta năm 2008 đạt 4,7 triệu tấn, tổng trị giá xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD tăng hơn 48,8% so với năm 2007 do giá tăng cao trên thị trường.
1.3. Ảnh hưởng của giá dầu
Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm. Hiện tượng giá dầu trên thế giới liên tiếp có những đợt tăng giá và giảm giá kỷ lục trong giai đoạn 2007 – 2008 đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và giá cả của các mặt hàng xuất nhập khẩu khác.
Giá dầu thô thế giới tăng lên, một mặt khiến giá xăng dầu phải tăng theo; mặt khác nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô cũng tăng lên. Tuy nhiên, khả
năng xuất khẩu dầu thô Việt Nam vẫn hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng không ngừng. Thực tế, xuất khẩu dầu thô không đủ chi phí nhập khẩu xăng dầu thành phẩm. Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 12 triệu tấn xăng dầu thành phẩm, trung bình, để có một tấn xăng dầu thành phẩm cần 1,5-1,7 tấn dầu thô. Như vậy, số lượng xăng dầu Việt Nam nhập khẩu tương đương 18-20 triệu tấn dầu thô. Trong khi xuất khẩu dầu thô năm 2007 của Việt Nam ước đạt khoảng 15 triệu tấn. Vì thế, xuất khẩu dầu thô không đủ chi phí nhập khẩu xăng dầu.
Theo số liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2007 của Tổng cục Thống kê, năm 2007, xuất khẩu dầu thô của nước ta đạt trị giá 7,5 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2006. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2007. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm, dầu thô xuất khẩu đạt kim ngạch 3,08 tỷ USD và chỉ bằng 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tính toán của Bộ Thương mại, mục tiêu đặt ra từ đầu năm là phải xuất khẩu bình quân 1,46 triệu tấn/tháng, trong khi lượng dầu thô xuất khẩu từ đầu năm chỉ đạt bình quân 1,29 triệu tấn do sản lượng khai thác giảm. Dầu thô là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Sự sụt giảm của nhóm hàng này có tác động lớn đến tốc độ tăng xuất khẩu chung. Nếu loại bỏ dầu thô ra thì tốc độ tăng trưởng các mặt hàng khác cao hơn so với mọi năm và đạt 26,8% trong 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nếu tính chung thì xuất khẩu cả nước năm tháng đầu năm 2007 chỉ tăng 18,4% không bằng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây. Mặc dù là nước xuất khẩu dầu đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia và Indonesia), nhưng cả năm 2007, lượng dầu thô khai thác đã giảm khoảng 1,5 triệu tấn so với kế hoạch, dẫn đến sản lượng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 15,3 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá dầu tăng cao nên tổng giá trị xuất khẩu vẫn đạt tới 8,59 tỉ USD (tăng 21% so với kế hoạch là 7,11 tỉ USD). Nhận định về nguyên nhân sụt giảm sản lượng - theo
một chuyên gia trong ngành dầu khí - là do một số mỏ dầu trong nước giảm sản lượng và mục tiêu khai thác 1 triệu tấn dầu thô từ nước ngoài không đạt. Năm 2008 vẫn sẽ tiếp tục đà khó khăn, bởi sản lượng khai thác vẫn tiếp tục đi xuống. Một số mỏ mới dự định đưa vào khai thác chưa hoàn tất các công việc chuẩn bị phát triển mỏ. Chuyên gia này cho biết: Do phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp thiết bị đặt hàng của nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp thiết bị khoan, khai thác đều bị quá tải do bội thực khả năng đáp ứng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đồ Thị Diễn Biến Đồng Eur So Với 1 Jpy Năm 2008
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
- Diễn Biến Lượng Nhập Khẩu Thép Năm 2007 Và 10 Tháng Đầu Năm 2008
- Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính – Tín Dụng Ở Mỹ Và Châu Âu
- Các Giải Pháp Nhằm Đối Phó Với Những Biến Động Kinh Tế Thế Giới Giai Đoạn 2007 – 2008 Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam
- Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Các số liệu tổng hợp từ Bộ Công thương và Bộ Tài chính cho thấy, xuất khẩu dầu thô năm 2007 không đạt kế hoạch và giảm thu so với dự kiến. Cụ thể, theo kế hoạch, xuất khẩu dầu thô cả năm 2007 là 17,5 triệu tấn. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm chỉ xuất được 12,43 triệu tấn không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác ở một số mỏ mới không đạt kế hoạch, tính ra, hụt nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô do hụt sản lượng có thể lên đến 7.210 tỷ đồng. Trong khi đó, việc tăng thu nhờ giá xuất khẩu dầu tăng là
2.300 tỷ đồng. Như vậy, tính ra, xuất khẩu dầu thô vẫn giảm thu so với kế hoạch 2007 là 4.910 tỷ đồng. Và như vậy, nếu không điều chỉnh giá dầu thì cả năm sẽ phải bù lỗ hơn 12 ngàn tỷ đồng. Trong đó, riêng hai tháng cuối năm 2007 là bù lỗ mỗi tháng 3.000 tỷ đồng. Sau khi điều chỉnh giá dầu vẫn tiếp tục phải bù lỗ 1.780 tỷ đồng mỗi tháng.
Biểu đồ 12: Sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2008
Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng xuất khẩu dầu thô của Hiệp hội dầu khí Việt Nam năm 2008
Năm 2008, sản lượng xuất khẩu dầu thô của cả nước đạt 13,9 triệu tấn, tuy sản lượng giảm 7,7% so với năm 2007 nhưng tăng 23,1% về kim ngạch do được hưởng lợi từ mức giá cao. Trong suốt năm 2007 và quý I và quý II của năm 2008 giá dầu thô tiếp tục diễn biến tăng cao không ngừng. Giá cả dầu thô trên thế giới leo thang vào 6 tháng đầu năm 2008 và xác lập các kỷ lục mới khi giá cả tăng từ mức 120 USD/thùng vào tháng 2/2008 đã “vượt rào” tăng tốc và đạt mức 130 USD/thùng, và xác lập kỷ lục 147,27 USD/thùng trên thị trường New York vào ngày 11/7/2008. Đây là mức giá cao kỷ lục của mọi thời đại. Trước diễn biến tăng cao của thị trường dầu mỏ thế giới các doanh nghiêp kinh doanh xuất khẩu dầu đã tăng mạnh sản lượng khai thác và sản lượng xuất khẩu. Sau mức tăng kỷ lục vào tháng 7, các doanh nghiệp đã tăng sản lượng nhập khẩu vào tháng 8 nhằm tận dụng mức giá cao trên thị trường. Theo số liệu về tình hình xuất khẩu hàng hóa năm 2008 của Tổng cục Thống kê thì sản lượng xuất khẩu dầu tháng 8 đạt mức cao thứ hai
trong năm đạt 1,290 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,170 tỷ USD, cao hơn mức sản lượng xuất khẩu 991 nghìn tấn và trị giá 1,049 tỷ USD của tháng 7. Trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 8,988 triệu tấn dầu thô với tổng trị giá 7,880 tỷ USD
Biểu đồ 13: Giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2008
Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng xuất khẩu dầu thô của Hiệp hội dầu khí Việt Nam năm 2008
Đang từ ngưỡng đỉnh cao 147,27 USD/thùng ngày 11/7/2008, giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp và chạm đáy vào ngày 24/12/2008 với mức giá 33,83 USD/thùng giảm gần 5 lần so với mức giá ở thời điểm cao nhất. Chính vì vây, dù có sản lượng xuất khẩu cao nhất cả năm nhưng trị giá xuất khẩu của dầu thô tháng 12/2008 vẫn đạt thấp. Giá dầu giảm là tin vui đối với các doanh nghiệp nhập khẩu 100% sản phẩm dầu trong nước. Giá dầu thế giới hạ nhiệt sẽ giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính, doanh nghiệp được chủ động trong định giá, cũng chủ động tính toán thời điểm nhập hàng, cân đối
cung- cầu để đảm bảo không lỗ. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô thì việc dầu giảm giá lại là một tín hiệu không vui. 9 tháng đầu năm, giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trung bình đạt 116USD/thùng (tương đương với 872USD/tấn) với sản lượng xuất khẩu đạt 10,43 triệu tấn. Với mức giá khả quan này, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã vượt trội, đạt 9,097 tỷ USD, tăng 66% so với kế hoạch đề ra 9 tháng và tăng 20% so với kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008, kinh tế thế giới bước vào suy thoái khiến giá dầu giảm mạnh. Giá dầu giảm đương nhiên sẽ tác động đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam.
Năm 2008, trong tổng sản lượng khai thác quy dầu, dự kiến đạt 22,8 triệu tấn thì dầu thô khai thác chỉ đạt 15,3 triệu tấn (bằng 96% kế hoạch năm). Sản lượng dầu thô xuất khẩu còn thấp hơn, chỉ đạt 13,9 triệu tấn so với mức dự kiến 14,68 triệu tấn, bằng 94% kế hoạch, nhưng doanh thu xuất khẩu thì đạt tới 11,31 triệu tấn, tăng xấp xỉ 50% kế hoạch năm. Với giá dầu tăng cao, giai đoạn 2007 - 2008 mặc dù doanh nghiệp xuất nhập khẩu dầu không đạt sản lượng khai thác, song kim ngạch xuất khẩu vẫn "ăn theo" giá và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Ảnh hưởng của giá dầu thô tăng cao không chỉ tác động lên ngành xuất nhập khẩu dầu mỏ của nước ta mà còn ảnh hưởng đến các ngành xuất khẩu khác của nước ta. Giá dầu tăng cao và diễn biến khó lường trong năm 2007 và 8 tháng đầu năm 2008 đã đẩy chi phí đầu vào của các ngành sử dụng nhiều xăng dầu để đầu tư cho sản xuất như: ngành khai khoáng, ngành công nghiệp hoá dầu, nhất là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt may, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp khác như: dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp cũng như các ngành sản xuất vật chất như sản xuất xi măng, than, thép, điện, và do đó lợi nhuận của các doanh nghiệp này giảm xuống. Giá dầu tăng cao khiến hàng hóa của các ngành xuất khẩu của nước ta tăng, do đó giảm năng lực cạnh
tranh trên thị trường – đây là vấn đề gây “nhức nhối” cho các doanh nghiệp. Việc giá dầu giảm nhiệt vào quý III và quý IV/2008 là một tín hiệu vui với các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào sản xuất là dâu mỏ. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của dầu mỏ trong đời sống và các ngành kinh tế. Giá dầu tăng, tất yếu sẽ kéo theo giá cả của các mặt hàng tăng và ngươc lại.
2. Ảnh hưởng của biến động thị trường tài chính tiền tệ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ và Châu Âu
Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất, trực tiếp nhất, sớm nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới xảy ra vào cuối quý III/2008 đối với Việt Nam là lĩnh vực xuất, nhập khẩu ở tất cả các mặt: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng, trong đó nổi bật là thị trường và giá cả.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khó khăn về thị trường. Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng từ Mỹ đã lan sang Châu Âu và một số quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới như Nhật Bản và khu vực EU, Trung Quốc và các nền kinh tế khác cũng không thoát khỏi hệ lụy của cơn bão suy thoái kinh tế. Tăng trưởng kinh tế liên tục giảm, chi cho tiêu dùng ở các quốc gia là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ở mức thấp là một trong những bài toán nan giải cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua. Thứ nhất, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, hàng loạt nước lâm vào khó khăn. Xét riêng về lĩnh vực sản xuất thì họ đều gặp trở ngại, do các doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Trong tình thế này, nhu cầu nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất giảm, một nghịch lý là hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng sơ chế, nguyên liệu thô (dầu thô, thủy sản, …). Do vậy, sản lượng xuất khẩu của nước