Tính Ổn Định Của Phong Cách Giao Tiếp

Vị trí độc lập: vị trí không phải để đối thoại như cách sắp xếp vị trí nghiên cứu tài liệu trong thư viện, vị trí làm việc trong phòng biên tập.

2.1.2.5. Giao tiếp bằng đồ vật

Trong giao tiếp, người ta hay dùng những đồ vật như bưu ảnh, hoa, đồ trang sức... để tặng cho nhau. Những đồ vật này thường trở thành vô giá đối với người được tặng bởi chúng chứa đựng tình cảm, mong muốn của người tặng. Có người suốt đời nâng niu, trân trọng một vật kỷ niệm cho dù giá trị vật chất không hề lớn.

Quà tặng là một trong những cách nhanh nhất để tạo tình cảm và những ấn tượng tốt đẹp ở người khác về chúng ta. Mong muốn được người khác quan tâm và quan tâm đến người khác là nhu cầu có tính tất yếu của mỗi người, do đó tặng quà và nhận quà người khác tặng cũng là một hành động thể hiện sự quan tâm đến nhau. Từ đứa trẻ nhỏ đã thích đực người lớn cho bành, kẹo, quần áo mới... cho đến các cụ già mãi nâng niu chiếc áo mới hay món quà gì đó do người thân biếu. Người xưa có câu "già được bát canh, trẻ được manh áo mới".

Trong những dịp vui như lễ, Tết, người ta thường mừng tuổi người gia và cho quà trẻ con; lãnh đạo cơ quan cũng thường trích quỹ khen thưởng chi cho người lao động. Nhân dịp bạn bè khai trương cửa hàng, người ta cũng tặng nhau lẵng hoa tươi cùng tờ bưu thiếp chúc mừng làm ăn phát đạt. Nhân dịp được thăng tiến, người ta cũng tặng hoa cho nhau hay mời nhau đi ăn liên hoan. Trong những lần gặp gỡ đầu tiên người ta cũng có thể tặng quà cho nhau để biểu thị sự tôn trọng và sẵn sàng hợp tác, cũng như người xưa từng nói "miếng trầu là đầu câu chuyện". Như vậy, tặng quà trong giao tiếp được coi là nét văn hóa đã có từ lâu. Điều đáng lưu ý là quà tặng và văn hóa khi tặng. Quà tặng có thể không lớn về giá trị vật chất nhưng cần được chuẩn bị chu đáo để tạo được ấn tượng ngay từ đầu. Ứng xử của người tặng quà cũng rất quan trọng, người ta thường nói "của cho không bằng cách cho".

Ngoài tình cảm tốt đẹp đi kèm, đôi khi quà tặng lại mang một ẩn ý sâu xa của người tặng muốn chuyển tải một thông điệp có ý nhắc nhở hay thậm chí là có ý châm biếm, mỉa mai. Ví dụ: Nếu tặng sinh nhật ai đó bó hoa chỉ vẻn vẹn có ba bông hoa đồng tiền, rất có thể được hiểu là người nhận chỉ ba hoa, khoe khoang không đúng sự thật về tài chính mà thôi.

Cần phân biệt giữa quà biếu, tặng với lợi dụng hình thức giao tiếp này để đưa "hối lộ", "đút lót" nhưng phân biệt được cũng rất khó. Người ta thường căn cứ vào tình trạng của mối quan hệ giữa người tặng quà và người nhận quà, mức độ sở hữu tài chính của người tặng quà và giá trị vật chất của món quà, lý do tặng và nhận quà để có thể phân biệt đó là quà biếu, tặng hay của "đút lót", "hối lộ".

Tặng quà là một phương tiện biểu hiện tình cảm và thái độ một cách tinh tế. Ai cũng thích nhận được quà nhưng không phải bất cứ quà gì, cách tặng như thế nào và

không phải ai cũng biết nhận quà. Đẻ mọi điều diễn ra tốt đẹp, cần lưu ý một số gợi ý sau đây:

Khi chuẩn bị quà tặng cần chú ý đến nhu cầu, sở thích của người được tặng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quà tặng phải phù hợp với mối quan hệ giữa bên tặng và bên được tặng. Qùa tặng có thể sử dụng sản phẩm của địa phương hay chính công ty làm ra, loại quà này dễ thể hiện được tình cảm chân thành và còn có ý nghĩa quảng cáo;

Quà tặng cần thể hiện được thái độ nghiêm túc và chân thành;

Nhập môn khoa học giao tiếp - 8

Cách tặng quà không nên cầu kỳ, phô trương; nên đơn gian, thể hiện sự chân thành và thái độ nghiêm túc;

Nếu có thể, quà tặng nên gói cẩn thận.

Nhận quà với thái độ vui vẻ và nói lời cảm ơn chân thành, có thể có thêm lời bình luận thể hiện sự hài lòng về món quà;

Tùy thuộc vào văn hóa từng vùng miền, hoặc do người tặng yêu cầu mà người ta có thể bóc quà ngay khi được tặng, thường thì khi người tặng ra về rồi mới bóc quà. Nếu thấy món quà là "trên mức tình cảm", không tiện nhận, người được tặng có thể gửi lại người tặng kèm theo lời giải thích với thái độ ôn tồn, vui vẻ. Nếu việc nhận quả là bất ngờ, chưa kịp có quà đáp lễ, chúng ta hoàn toàn vẫn nhận vui vẻ và hãy chờ để đáp lễ vào dịp khác.

Đối với quà tặng được chuyển qua khâu trung gian, nhưng trước đó lại chưa được biết là được nhận quà thì có thể liện hệ bằng điện thoại để nói lời cảm ơn những cũng là để xác nhận chính xác nguồn gốc của quà tặng; những quà tặng trước đó đã biết rò người tặng thì khi nhận xong nên gọi điện hoặc gửi thư nói lời cảm ơn ngay;

Ngoài ra, trong cuộc sống đời thường hay trong lao động sản xuất, mặc dù không quy ước từ trước nhưng trong bối cảnh không thuận lợi cho sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết (trong điều kiện môi trường có nguy cơ gây độc hại chẳng hạn), người ta có thể dùng loại đồ vật có tính đặc trưng cho một hoạt động kết hợp với động tác bổ trợ để thực hiện nhu cầu giao tiếp.

Trong những hoàn cảnh giao tiếp đặc thù, đồ vật được sử dụng làm phương tiện để giao tiếp có tính quy ước chính thức: dùng gậy hoặc cờ hiệu để điều khiển giao thông đường bộ hay đường thủy...

2.2. PHONG CÁCH GIAO TIẾP

2.2.1. Khái niệm

Phong cách giao tiếp là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững, ổn định của chủ thể trong quá trình tiếp xúc với đối tượng.

Phong cách giao tiếp bao gồm ba dấu hiệu cơ bản:

- Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ánh hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, giúp con người hoạt động, ứng xử... tương đối như nhau trong tình huống khác nhau. Ví dụ: Nếu ở trên lớp giáo viên nào đó có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái thì ngay cả với đồng nghiệp, người thân trong gia đình họ cũng nói chậm rãi, ung dung thư thái như vậy.

- Hệ thống các phương pháp, thủ thuật quy định sự khác biệt giữa các cá nhân. Có thể hai thầy/cô giáo đều có phong cách giảng bài ung dung, thư thái nhưng sự biểu hiện đó không thể nói là giống nhau y như đúc. Với thầy giáo, sự ung dung thư thái có thể là vẫn mạnh mẽ, dứt khoát trong cường độ, âm điệu của ngôn ngữ giảng bài; nhưng với cô giáo thì lại giọng nói có thể là hiền dịu, nhẹ nhàng, êm ái.

- Hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi của môi trường, nhất là môi trường xã hội. Biểu hiện này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật hay nghệ thuật ứng xử của các nhân.

2.2.2. Đặc trưng của phong cách giao tiếp

Khi xét từng trường hợp cụ thể trong các quá trình giao tiếp khác nhau người ta thấy phong cách giao tiếp rất đang dạng, sau đây là ba đặc trưng của phong cách giao tiếp.

2.2.2.1. Tính ổn định của phong cách giao tiếp

Tính ổn định của phong cách giao tiếp của mỗi người, mỗi nhóm người là tương đối như nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Một bạn thường có phong cách nói chuyện với bạn bè, với người thân trong gia đình một cách hay nóng nảy, đỏ mặt tía tai, thì trong quan hệ công việc bạn ấy cũng có phong cách nói chuyện tương tự; chính những hạn chế này có thể làm hỏng việc một cách không đáng có. Những chuyên gia tư vấn khuyên rằng: những người có phong cách giao tiếp dễ có thể gây mất thiện cảm cho đối tác, tốt nhất là trước khi giao tiếp tự bản thân nên dành chút thời gian để tự nhắc nhở mình cần lưu ý để kiểm soát được điểm bất lợi trong phong cách giao tiếp của mình.

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên tính ổn định trong phong cách giao tiếp của bản thân:

- Đặc điểm thể chất và tâm lý của bản thân: đặc điểm về chiều cao, tỷ lệ giữa các phần đầu, mình, chân, tay hay ánh mắt, tính cách, khí chất, xu hướng...

- Đặc thù nghề nghiệp: Trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của một nghề, mục tiêu và nội dung giao tiếp về cơ bản là có tính ổng định, quan hệ giao tiếp có tính ổn định, điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp cũng ít có sự thay đổi, do đó đã hình thành nên nét riêng trong phong cách giao tiếp của những người cùng nghề. Ví dụ: Công an và giáo viên đều là những người có nhiệm vụ giáo dục con người nhưng phong cách giao tiếp của họ không giống nhau. Phong cách giao tiếp của nhà khoa học không giống với doanh nhân...

- Đặc trưng của thời đại: Phong cách giao tiếp của một thầy giáo thời phong kiến không giống với phong cách giao tiếp của thầy giáo trong xã hội hiện nay.

Tóm lại, nhờ có tính ổn định trong phong cách giao tiếp mà mỗi cá nhân hay một nhóm người đều có những nét riêng. Khi sử dụng những đặc trưng trong phong cách giao tiếp của nhóm này để giao tiếp với các thành viên của nhóm khác rất có thể sẽ gây sự hiểu lầm không nên có.

2.2.2.2. Tính chuẩn mực của phong cách giao tiếp

Giao tiếp là một hành vi xã hội phổ biến ở con người, được quy định bởi các chuẩn mực của xã hội như đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống, lễ giáo và các nguyên tắc khác được ấn định trong giao tiếp.

Trong giao tiếp, nếu không tuân thủ các chuẩn mực, các quy tắc, thì chúng ta sẽ dễ bị đánh giá là "thiếu văn hóa", thậm chí là "hỗn láo" hay ít nhất cũng bị phê bình là "không lịch sự".

Mỗi công ty hay mỗi cơ quan thường có quy định chính thức hoặc chưa chính thức về vấn đề giao tiếp trong công ty hay cơ quan. Ngày nay, khi đến các công ty có quy mô lớn hoặc có bề dày lịch sử, những cơ quan nhà nước, chúng ta thường thấy có quy đinh riêng về trang phục hay văn hóa trong hội họp, nền nếp trong giờ làm việc... được chung là nội quy giao tiếp hay quy định về văn hóa công sở.

Ông cha ta thường nói "nhập gia tùy tục". Mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, lễ giáo, truyền thống riêng, thậm chí là trái ngược nhau; do đó để gây được thiện cảm ngay từ phút đầu tiên trong giao tiếp chúng ta cần tìm hiểu về văn hóa của họ trước khi giao tiếp với họ.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập, có những công việc như hội nghị, hội thảo... liên quan đến nhiều người ở nhiều dân tộc, khu vực, quốc gia khác nhau, sự thiếu hiểu biết về văn hóa giao tiếp của các dân tộc có người tham gia trong đó có thể vô tình bạn đã xúc phạm đến họ, hay ít nhất là bị họ đánh giá rằng mình chưa chu đáo.

2.2.2.3. Tính linh hoạt của phong cách giao tiếp

Mặc dù phong cách giao tiếp của mỗi cá nhân có tính ổn định, được quy định bởi những chuẩn mực nhất định, nhưng với những người có vị trí công việc mà họ thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người ở các dân tộc, vị trí khác nhau thì họ lại có tính linh hoạt. Thực tế cho thấy trong một số trường hợp, tình huống cụ thể những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động của chủ thể giao tiếp có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Nhờ có phần này mà chủ thể giao tiếp có được sự khéo léo ứng xử trong giao tiếp.

Ví dụ: Thầy Hiệu trưởng khi giao tiếp với các giảng viên sẽ khác so với lúc thầy giao tiếp với sinh viên, hay khi thầy giao tiếp với người thân trong gia đình.

Điều đáng lưu ý là trong giao tiếp là chủ thể cần có phong cách giao tiếp phù hợp với cương vị của mình trong mối quan hệ với đối tượng giao tiếp.

2.2.3. Các loại phong cách giao tiếp

Có ba loại phong cách cơ bản trong giao tiếp là phong cách dân chủ, phong cách độc đoán và phong cách tự do. Trong quá trình giao tiếp, mỗi loại phong cách này được áp dụng tùy thuộc vào mục đích giao tiếp, bối cảnh giao tiếp, nội dung và diễn biến của nội dung trong quá trình giao tiếp, vị trí của chủ thể giao tiếp, chủ ý của chủ thể giao tiếp. Nếu trong mọi hoàn cảnh, chủ thể giao tiếp chỉ vẫn áp dụng một phong cách giao tiếp thì nó có thể sẽ gây nên sự bất lợi cho họ trong một số trường hợp cụ thể.

2.2.3.1. Phong cách dân chủ

Phong cách dân chủ trong giao tiếp được hiểu là những thái độ, hành vi, ngữ điệu hay quyết định đưa ra của chủ thể giao tiếp luôn tạo ra cho đối tượng giao tiếp có tâm lý thấy mình được tôn trọng.

Phong cách này được nhắc đến trong quan hệ giao tiếp của người cấp trên, bề trên với cấp dưới, bề dưới hoặc trong quan hệ ngang bằng (ngang vai).

Phong cách dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, yên tâm, tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong công việc. Người có phong cách dân chủ thường được mọi người tin tưởng, yêu mến, kính trọng.

* Người có phong cách này thường có những biểu hiện như sau:

- Tạo môi trường giao tiếp bình đẳng, gần gũi, thoải mái

Người có phong cách dân chủ trong giao tiếp thường có xu hướng tạo không khí bình đẳng, thân mật, thoải mái trong giao tiếp. Họ chủ động thu hẹp khoảng cách với đối tượng giao tiếp tới mức cần thiết bằng cách thông qua trang phục, dáng điệu tự nhiên, cử chỉ thân thiện, xưng hô thân mật, cách đặt vấn đề mở, lập luận có viện dẫn ý đúng của đối tượng giao tiếp; bác bỏ ý kiến của người khác trên cơ sở ý kiến chung, vì lợi ích chung; kết luận vấn đề dựa trên các ý kiến có tính khách quan, xây dựng.

- Có những biểu hiện tôn trọng đối tượng giao tiếp

Có những biểu hiện hiểu rò và quan tâm đến sở thích, thói quen, nhu cầu, quan điểm, cá tính của đối tượng giao tiếp. Đồng thời với đề cao phẩm chất và năng lực của đối tượng giao tiếp là giao nhiệm vụ khó ở mức hợp lý, phù hợp với năng lực và sự quyết tâm; ghi nhận hoặc khen thưởng kịp thời những thành tích mà họ đạt được, công tâm trong nhắc nhở hay kỷ luật khi cấp dưới phạm lỗi và tạo ra cơ hội cho họ sửa lỗi, khắc phục.

- Lắng nghe đối tượng giao tiếp

Lắng nghe là một trong những biểu hiện thường thấy ở người có phong cách giao tiếp dân chủ. Họ luôn điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe ý kiến của người khác, phân tích

thấu đáo để người khác hiểu đúng vấn đề, đáp ứng kịp thời hoặc thời điểm đáp ứng hay sự ghi nhận và bày tỏ rò lý do chưa thể đáp ứng những ý kiến có tính xác đáng.

Dân chủ trong giao tiếp nhưng phải giữ được nguyên tắc, có khoảng cách phù hợp, tránh tình trạng "cá mè một lứa" hay dân chủ đến mức để cấp dưới "quá trớn". Cấp dưới cũng cần hiểu rằng dù được giao tiếp dân chủ nhưng không nên bỏ qua những giới hạn nhất định được quy định bởi vị thế của bản thân.

Dân chủ không có nghĩa là quá đề cao cá nhân hoặc theo đuổi những đòi hỏi không xuất phát từ quyền lợi chính đáng.

* Ưu điểm

- Tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong quá trình giao tiếp;

- Tạo điều kiện cho đối tượng chủ động, sáng tạo trong giao tiếp;

- Tạo cho đối tượng tự thấy rò được vị trí, vai trò của mình;

- Có thể dự đoán tương đối chính xác mức độ phản ứng của đối tượng giao tiếp.

Trong giao tiếp, mọi thông tin, ý nghĩ hay cảm xúc của đối tượng giao tiếp sẽ có thể bộc lộ bằng lời nói khi họ cảm thấy tinh thần thoải mái, tin tưởng vào người họ đang giao tiếp.

Để xây dựng không khí tâm lý thoải mái thì người có vai trò chính cần có thái độ vui vẻ, có thể mở đầu cuộc giao tiếp bằng những lời thăm hỏi về sức khỏe, trao đổi nhanh về tiến độ hay những thuận lợi, khó khăn đối với những công việc đang thực hiện..., thậm chí có thể bằng một câu nói có tính hài hước. Tiếp đó, chủ động nêu vấn đề một cách gợi mở, chủ động thể hiện quan điểm của cá nhân theo hướng để người khác góp ý kiến cho vấn đề được phát triển. Động viên để các bên cùng phát biểu ý kiến, bộc lộ quan điểm bằng câu hỏi hoặc lời dẫn có tính định hướng như sau:

Đề nghị chúng ta cho ý kiến phát biểu về vấn đề....

Tôi muốn được nghe thêm cách/ý tưởng giải quyết khác được không?

Nếu không thực hiện như thế này... mà thực hiện như thế kia... thì sao nhỉ? Anh có thể nói rò hơn vì sao lại làm như vậy?

Theo tôi, cách giải quyết như thế có những thuận lợi... nhưng cũng gặp phải một số khó khăn... ý các anh thế nào?

Căn cứ vào điều này, nhẽ kia... tôi thấy vấn đề nếu giải quyết thế này... thì sẽ mang lại những lợi ích này... sẽ gặp phải những khó khăn này... nhưng đó là những khó khăn có thể khắc phục được bằng cách này, cách kia... các anh thấy như vậy không và hãy phân tích cụ thể thêm đi.

Tổ chức để các ý kiến phát biểu theo trình tự. Kiên trì nghe tất cả các ý kiến.

Nếu thấy ý kiến nào đó quá dài dòng hay có phần lạc chủ đề, hoặc lặp lại một cách không cần thiết các ý kiến trước, người chủ tọa không nên ngắt hẳn lời của họ, chỉ nên nhắc nhở khéo, ví dụ:

Tôi xin lỗi vì đã tạm ngắt lời anh, tuy nhiên chúng ta nên cô đọng để vấn được được giải quyết một cách có trọng tâm, thời gian cho anh phát biểu cũng không còn nhiều nữa đâu vì còn nhiều nội dung cần trao đổi, mời tiếp tục có ý kiến ngắn gọn hơn.

Cách khác, người chủ tọa có thể đôn đốc người nói theo hướng nhắc khéo hơn, ví như: tôi thấy còn vài ý kiến nữa đang chờ được phát biểu đấy, hay chỉ còn ít phút nữa là chúng ta đến giờ nghỉ rồi và tôi cũng muốn chia sẻ thêm mấy lời nữa; hoặc những điều anh đang nói là cần thiết nhưng ta sẽ trao đổi kỹ nó trong bối cảnh khác, còn bây giờ ta tập trung vào hướng này/cách này.

Nếu thấy có tình trạng hoặc có nguy cơ một hoặc một số thành viên có biểu hiện phát biểu ý kiến với thái độ hay hướng phân tích theo kiểu lấn lướt, hoặc "cá mè một lứa"... người chủ tọa có thể nhắc nhở: tôi lưu ý là các ý kiến cần tập trung, dân chủ và có tổ chức hơn, nếu cứ thế này... thì sẽ thế kia... và ở đây tôi đang chủ tọa để trưng cầu ý kiến theo hướng xây dựng đấy nhé.

Như vậy, phong cách dân chủ sẽ tạo cơ hội để phát huy thế mạnh, tính trách nhiệm, óc sáng tạo của người tham gia giao tiếp, có cơ hội tìm hiểu rò tâm tư, nguyện vọng hay những phản ứng của họ về một quyết định hay một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, phong cách này khó áp dụng trong những tình huống cần phải xử lý có tính cấp bách, hoặc khi triển khai nhiệm vụ có tính chất nhậy cảm, tính chất phức tạp được giao bởi cấp trên.

* Nhược điểm:

- Dễ có thể gây mất kiểm soát về vị thế, lợi ích...;

- Cần nhiều thời gian cho mỗi cuộc giao tiếp.

Việc áp dụng phong cách dân chủ trong giao tiếp cũng có nghĩa là khoảng cách về vị thế giữa các bên sẽ rút ngắn. Nếu vị thế của cấp dưới dịch chuyển nhiều hơn về phía vị thế của cấp trên thì nguy cơ đề cao quá mức cấp dưới diễn ra, cấp dưới "quá trớn" với cấp trên. Nếu vị thế của cấp trên dịch chuyển nhiều hơn về phía vị thế cấp dưới thì nguy cơ "cá mè một lứa" có thể xuất hiện. Do đó, nếu người cấp trên chưa thật sự có uy, mức độ gây ảnh hưởng và kiểm soát còn có hạn chế với các thành viên thì có thể gây mất kiểm soát về vị thế. Về mặt lợi ích: Những lợi ích có được trên cơ sở những quy định, quy chế thì không bị mất kiểm soát, nhưng những lợi ích có được từ sự thương lượng, thỏa thuận sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Lý do là cấp trên dễ bị ảnh hưởng bởi sức ép của cấp dưới, nhất là sức ép của số đông; hoặc các thành viên đã có sự cấu kết ngầm từ trước để gây sức ép, tạo sự chống đối lãnh đạo.

Để đảm bảo tính dân chủ thì đương nhiên phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người đối thoại, sau đó lại phải trao đổi qua lại để mọi ý kiến đều được phân tích, giải thích thỏa đáng, do đó đối với phong cách dân chủ đòi hỏi có nhiều thời gian cho giao tiếp hơn các phong cách khác.

2.2.3.2. Phong cách độc đoán

Phong cách độc đoàn được hiểu là trái ngược với phong cách dân chủ. Người có phong cách giao tiếp độc đoán thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới phải được tôn trọng.

Những người có phong cách độc đoán trong giao tiếp (thường hành động một cách cứng rắn, kiên quyết, đánh giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, cứng nhắc, xuất phát từ ý của mình, ít chú ý đến người khác) thường làm cho một số đối tượng ngại tiếp xúc, ngại chia sẻ hay tranh luận những ý tưởng mới có liên quan đến công việc, hoặc những khó khăn của riêng cá nhân họ có thể làm ảnh hưởng đến công việc chung.

* Biểu hiện

- Xem nhẹ đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp;

- Đặt ra mục đích giao tiếp chủ yếu xuất phát từ mục đích công việc một cách thuần túy và giới hạn thời gian thực hiện cứng nhắc;

- Hay áp đặt ý chủ quan đối với đối tượng giao tiếp;

- Đánh giá, ứng xử đơn phương, một chiều;

- Không xem xét đối tượng giao tiếp trong tính toàn diện và phát triển;

- Trái ngược với phong cách dân chủ.

* Ưu điểm

- Loại bỏ được những ý kiến bảo thủ, cố chấp, "đó rách ngáng chỗ";

- Giải quyết công việc nhanh gọn, dứt khoát trong những tình huống khẩn cấp;

- Phù hợp với những cá nhân có tính thẳng thắn và quyết đoán.

Mỗi cá nhân trong xã hội ngoài điểm chung về quan điểm, lý tưởng, định hướng giá trị.. và có những nét tính cách riêng. Nếu cái riêng đó là sự tiến bộ vượt trội, có tác dụng tốt đối với sự phát triển của cá nhân và tập thể thì đó là điều đáng quý, đáng được phát huy. Nếu cái riêng đó là lạc hậu hoặc chỉ để bao biện hay phục vụ cho lợi ích, nhu cầu thấp hèn của riêng cá nhân thì cần phải loại bỏ.

Trong giao tiếp, đôi khi người ta vẫn gặp phải những cá nhân không muốn thay đổi những điều không còn phù hợp, không bỏ qua những điều đáng phải bỏ qua, cố ý gây cản trở sự phát triển, muốn mọi người phải áp dụng ngay ý tưởng mới có tính đúng đắn nhưng chưa thể áp dụng trong bối cảnh hiện tại vì thiếu các điều kiện bổ trợ... những biểu hiện đó được lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống giao tiếp, hoặc chỉ diễn ra lần đầu nhưng trong bối cảnh nhiệm vụ cần giải quyết có tính cấp bách thì phong cách độc đoán trong giao tiếp phải được áp dụng. Vì vậy, phong cách độc đoán không nhất thiết cần nhiều thời gian cho giao tiếp.

Trong tập thể, người có phong cách giao tiếp độc đoán cũng có một số người ủng hộ, hưởng ứng: một số cá nhân có tính cách thẳng thắn, quyết đoán và không quá chi

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí