Nhập môn khoa học giao tiếp - 5

Sau khi kết thúc quá trình giao tiếp, mỗi bên cần tự đánh giá về quá trình giao tiếp, những điều làm được và chưa làm được, nên hay không nên, nguyên nhân thành công hay thất bài của cuộc giao tiếp. Trên cơ sở đó để rút kinh nghiệm cho các cuộc giao tiếp sau.

Về cơ bản, quá trình giao tiếp phải trải qua các giai đoạn trên, nhất là các cuộc giao tiếp chính thức như hội họp, đàm phán, trao đổi công việc…Tuy nhiên, giao tiếp thông thường trong cuộc sống thì không phải lúc nào cũng theo đúng trình tự các bước trên mà nó có thể được rút gọn, kết hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo cho phù hợp với tình huống, đối tượng cụ thể.

* Bài tập chương 1

1. Hãy đánh số thứ tự ưu tiên vào ô tương ứng cho các dấu hiệu bên ngoài mà bạn cho rằng nó có nhiều thông tin hữu ích, giúp cho chủ thể có thể nhận biết được đối tượng (những dấu hiệu có nhiều thông tin nhất thì xếp số 1, tiếp đó là số 2, số cuối cùng chứa đựng ít nhất). Giải thích tại sao lại xếp vị trí ưu tiên của chúng như vậy?










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nhập môn khoa học giao tiếp - 5










Chiều cao Khuôn mặt

Dáng người Vai

Nét mặt Cổ

Đôi mắt Quần áo

Môi, miệng Đồ trang sức

Hàm răng Giầy, dép

Mũi Giới tính

Tóc Lứa tuổi

Tai Tư thế

2. Hãy đánh số thứ tự quan trọng cho các dấu hiệu bên ngoài mà chúng có khả năng giúp cho chủ thể có được đầy đủ thông tin. Bạn hãy xếp chúng theo thứ tự từ số một đến hết: Có nhiều thông tin nhất là xếp số một; số cuối cùng cho ta ít thông tin nhất vào các ô bên cạch











Dáng đi Tư thế Nụ cười

Sự giận dữ Giọng nói Ngữ điệu

Âm thanh ngôn ngữ Cách dùng từ

Sự vận động của tay

Sự vận động của cơ thể, tư thế


3. Hãy giải thích ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây, các câu ca dao, tục ngữ đó có ý nghĩa gì trong việc định hướng giao tiếp?

"Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ hiếng" "Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con" "Những người béo trục, béo tròn

Ăn vụng thành chớp, đánh con cả ngày" "Người khôn con mắt đen xì

Người dại con mắt nửa chì, nửa thau" "Người khôn ăn nói nửa chừng

Để cho người dại nửa mừng, nửa lo"

4. Trắc nghiệm về giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là một trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

1) Khi trò chuyện với một người nào đó,

a. Bạn thường là người nói nhiều nhất

b. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn.

c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. Đáp án hay nhất: c

2) Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:

a. Đợi người khác giới thiệu.

b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay.

c. Vui mừng và ôm chặt người đó. Đáp án hay nhất: b

Rất tốt nếu bạn bắt đầu việc tự giới thiệu bằng việc bắt tay và mỉm cười. Nếu bạn không thích hoặc gặp khó khăn khi bắt tay thì cúi chào là một thay thế tuyệt vời. Việc chủ động giới thiệu bằng nụ cười, bắt tay (hoặc chào) sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện.

3) Bạn thường thực hiện như thế nào?

a. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ.

b. Tránh những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng hơn.

c. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện Đáp án hay nhất: a

Rất hay nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ mà chủ đề có thể xoay quanh vấn đề về thời tiết, tin tức, hay ấn tượng về những hoạt động (nếu bạn tham gia một cuộc hội thảo, những buổi tiệc hoặc những cuộc họp…)

4) Bạn thường thực hiện như thế nào?

a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác.

b. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng.

c. Chỉ nhớ tên những người quan trọng.

Đáp án hay nhất: a

Rất tốt để gọi người nào đó bằng tên ở bất cứ nơi nào có thể. Nó sẽ để lại ấn tượng lâu dài và làm cho người đối diện thấy họ đặc biệt với bạn vì bạn đã nhớ tên họ.

5) Bạn thường sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi” với mức độ như thế nào?

a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng

c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a

Bạn nên thường xuyên sử dụng những từ và cụm từ lịch sự để làm cho đối phương thấy bạn là một người lịch sự và mong muốn kết bạn với bạn.

6) Bạn có khuynh hướng

a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện

b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện

c. Cười đúng lúc Đáp án hay nhất: c

Mỉm cười trong lúc chào hỏi và trong thời gian cuộc trò chuyện thể hiện bạn là một người hòa đồng vui vẻ.

7) Bạn thường dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện với mức độ như thế nào?

a. Luôn luôn

b. Thỉnh thoảng

c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a

Mắt phản ánh chân thật nhất tâm trạng của bạn, vì vậy việc nhìn chăm chú thể hiện bạn quan tâm và thích thú với vấn đề đang được thảo luận. Sự giao tiếp bằng mắt phải thỉnh thoảng gián đoạn để tránh nhìn chằm chằm vào người khác (như vậy sẽ rất bất lịch sự). Bạn có thể nhìn xuống hoặc nhìn ra cửa sổ và trở vể với điểm ban đầu, điều này tạo cho người đối diện biết bạn không xao lãng mà rất quan tâm đến những gì đang được nói.

8) Trong suốt câu chuyện, bạn:

a. Giữ yên đầu.

b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp

c. Liên tục gật đầu.

Đáp án hay nhất: b

Thỉnh thoảng gật đầu để cho người đối diện biết những gì bạn đồng ý và hiểu thế nào về vấn đề. Điều này giúp người nói hăng hái hơn.

9) Trong cuộc nói chuyện, bạn:

a. Đứng cách người nói 1 bước chân

b. Đứng cách người nói 2 - 3 bước chân

c. Đứng cách người nói 5 - 6 bước chân Đáp án hay nhất: b

Chiều dài cánh tay của bạn là khoảng cách thích hợp nhất (2 – 3 bước chân), nếu bạn đứng gần hơn sẽ làm người khác cảm thấy không thoải mái.

10) Bạn thường thực hiện như thế nào?

a. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi.

b. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi.

c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi. Đáp án hay nhất: b

Sự trao đổi bằng mắt sẽ giúp cho mối quan hệ tốt hơn, vì thế nếu người trò chuyện với bạn đang ngồi và có 1 ghế trống bên cạnh, hãy ngồi vào ghế đó. Trừ trường hợp vào phòng sếp hay đồng nghiệp của bạn, hãy hỏi họ trước khi ngồi, tốt hơn hết là hãy đợi họ mời ngồi bởi vì có thể họ không có thời gian để nói chuyện với bạn tại thời điểm đó.

11) Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện,

a. Bạn thường chỉ bỏ đi

b. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý.

c. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng. Đáp án hay nhất: c

Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện hãy ra hiệu bằng một câu bình luận đóng, như là một tín hiệu cho người đối diện biết bạn đang muốn kết thúc câu chuyện một cách lịch sự.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP


2.1. PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP

Khi xem xét về phương tiện của giao tiếp, người ta thường đề cập đến ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ thầm và phi ngôn ngữ. Trong đó ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và phi ngôn ngữ là các phương tiện để giao tiếp với người khác, ngôn ngữ thầm là phương tiện để giao tiếp với chính mình. Những nội dung sau đây tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và phi ngôn ngữ.

2.1.1. Ngôn ngữ

2.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ

a. Định nghĩa

Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động và ngôn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, phân biệt con người với con vật.

Dần dần, loài người xây dựng nên các cộng đồng chung về ngôn ngữ từ thấp lên cao về mặt tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc, dân tộc. Về sau này, khi đã xuất hiện quốc gia, thì ý thức về một quốc gia thống nhất bao giờ cũng gắn bó với ý thức về một ngôn ngữ quốc gia chung.

Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản: chức năng chỉ nghĩa, chức năng khái quát hóa, chức năng thông báo.

Để giao tiếp với người khác, người ta sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. Để giao tiếp với chính mình, người ta sử dụng ngôn ngữ thầm - còn được gọi là ngôn ngữ bên trong, có thể định nghĩa ngôn ngữ như sau:

Ngôn ngữ là cái mà mỗi chủ thể sử dụng nó để tư duy và giao tiếp.

b. Đặc điểm

Khi xem xét đặc điểm của ngôn ngữ, người ta thường đề cập ở hai khía cạnh đó là đặc điểm xã hội của ngôn ngữ và đặc điểm cá nhân của ngôn ngữ.

- Đặc điểm xã hội của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ thường được coi là một trong những tiêu chuẩn chính để nhận diện một dân tộc (bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức tự giác dân tộc, các đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa, kinh tế...). Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc; nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp xã hội, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Do đó, ngôn ngữ có bản chất xã hội - lịch sử;

Ngôn ngữ nói là dạng tín hiệu từ ngữ được truyền đi bằng âm thanh và tiếp nhận nhờ vào hoạt động của cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói bao giờ cũng có thành phần ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm (ngữ âm - hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ). Ngôn ngữ nói chứa đựng cái nghĩa xã hội trong nội hàm của khái niệm. Từ và tập hợp từ có nghĩa mang nội dung xã hội. Ngôn ngữ nói được mọi người trong mỗi vùng miền, dân tộc, quốc gia, khu vực hay cộng đồng quốc tế thống nhất sử dụng; nó được tuân thủ theo những quy tắc ngữ pháp, phát âm nhất định.

Ngôn ngữ viết là dạng ký hiệu được thể hiện bằng đường nét và các khoảng cách của đường nét trong không gian. Số lượng từ vựng của mỗi loại ngôn ngữ khác nhau là khác nhau nhưng các thành phần của câu văn viết đều có thể xây dựng giống nhau. Trật tự từ trong câu văn viết của những ngôn ngữ khác nhau có sự khác nhau nhất định; sự liên kết giữa các câu để tạo nên đoạn văn cũng có đặc trưng riêng.

- Đặc điểm cá nhân của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ luôn biểu hiện những đặc trưng tâm lý của chủ thể. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ nói được thể hiện ở cách phát âm, cấu trúc của câu, sự lựa chọn từ để biểu đạt ý, cách lập luận.

Theo lẽ thông thường, để đối tượng hiểu rò được nội dung của lời nói thì cách sử dụng từ và cách xây dựng câu của chủ thể phải tuân thủ đúng theo cấu trúc ngữ pháp chuẩn. Trong khi nói người ta hay sử dụng những ngôn từ đời thường thay vì sử dụng khái niệm khoa học. Lời nói luôn mang tính tình huống nên cách diễn đạt có thể rút gọn; tuy nhiên nếu diễn đạt không theo trật tự nhất định về chủ ngữ, động từ, vị ngữ, trạng từ… sẽ làm cho người nghe khó hiểu hoặc không hiểu ý của lời nói.

Ngôn ngữ nói là sự giao tiếp bằng một loại ngữ ngôn của một chủ thể xác định. Ngôn ngữ nói được cá nhân sử dụng trong giao tiếp, nó hàm chứa cái ý, thái độ của người nói. Cách phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu (có thể gọi chung là ngữ âm) là những đặc điểm rò nét nhất về ngôn ngữ của lời nói. Các kiểu giọng nói trầm hùng, ấm áp, nhẹ nhàng, dịu dàng, the thé, đanh, dứt khoát, (mức độ luyến âm - đối với ngoại ngữ) đều chứa đựng thái độ người nói. Giọng nói có thể phản ánh chân thật tình cảm của chủ thể với đối tượng hoặc ngược lại, và nó thực hiện chức năng thông tin trong giao tiếp như khuyến khích, động viên hay răn đe, ngăn cấm.

Cách sử dụng từ ngữ và cách xây dựng câu: Cách sử dụng từ phản ánh được trình độ văn hoá, học vấn, năng lực trí tuệ, phẩm chất nhân cách (khả năng hài hước, gây cười, hóm hỉnh...) của chủ thể. Khi dùng lời nói để diễn đạt nếu chủ thể bị ngắc ngứ một hoặc một số từ, hoặc đổi nó bằng một từ khác, hay thay đổi vị trí của từ thì người nghe sẽ hiểu rằng người nói đang thể hiện cái chủ ý của họ hoặc người nói đã vô tình thể hiện sự hạn chế về khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ.

Mỗi cá nhân khác nhau có cách dùng từ, đặt câu không giống nhau; có người thích hoặc có thói quen dùng câu chủ động, cấu trúc câu ngắn gọn... nhưng người khác lại không như vậy.

Về hình thức, chữ viết của mỗi cá nhân cũng có sự khác nhau về kiểu chữ, cơ chữ và nét chữ; đối với vẽ là nét vẽ và màu sắc được sử dụng cho nét vẽ.

c. Vai trò và tác dụng của ngôn ngữ trong giao tiếp

Ngôn ngữ được coi là phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp giữa người với người, là phương tiện chủ yếu để chuyển tải các loại thông tin đến các bên trong quá trình giao tiếp; từ đó định hướng cho hoạt động, tổ chức và quản lý hành vi. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy.

Trong giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt hoặc thông qua phương tiện trung gian, ngôn ngữ được sử dụng để có thể tác động trực tiếp, nhanh nhất đến người nghe.

Ngôn ngữ nói và viết là loại tín hiệu có thể lưu trữ được, do đó sự tương tác giữa các chủ thể không nhất thiết phải diễn ra cùng thời điểm, điều này đã góp phần làm đa dạng hóa các phương thức giao tiếp.

Lời nói hay chữ viết (viết trên giấy hay một loại chất liệu nào đó) còn bộc lộ tính cách, năng lực... của chủ thể nên thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ người ta không chỉ trao đổi được thông tin cho nhau mà họ còn có thể nhận thức được tâm lý (đức tính, năng lực...) của nhau.

"Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe" "Nét chữ - nết người"

Sự hạn chế nhất định hoặc không có khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của mỗi cá nhân sẽ là rào cản lớn đối với sự phát triển của cá nhân đó và của những người có liên quan.

Những yếu tố chi phối đến hiệu quả của ngôn ngữ nói trong giao tiếp: (1) Người ta từng nói: Lời nói như mũi tên, đã bay đi thì khó lấy lại. Việc phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói rất quan trọng để lời nói ra thể hiện đúng nội dung muốn nói. Vì thế người xưa vẫn khuyên con người uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. (2) Về cách thức phát âm (xem chi tiết ở mục 2.1.1.2): âm lượng, ngữ điệu, tốc độ phải phù hợp với vai trò, với nội dung, với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. Ví dụ: Người ta không thể nói với giọng điệu của một lời kêu gọi trong một buổi tâm sự chỉ dành cho hai người và ngược lại, người ta không thể thủ thỉ khi lên diễn đàn đọc diễn văn.

Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình dung dân tộc Việt Nam ta đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát được hiểm họa diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển được Tiếng Việt.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí