Trang Phục, Trang Điểm Và Trang Sức

Nếu đảo mắt, đưa mắt nhìn một cách vụng trộm khi giao tiếp với ai đó, người ta sẽ hiểu chủ nhân của ánh mắt ấy là người không đường hoàng, thậm chí được hiểu là kẻ xảo trá, thâm độc, kẻ gian hùng.

Khi đang giao tiếp với một người, nếu không vì quá cấp bách, nếu muốn nhìn sang một người khác hay một sự vật khác, hãy đưa ánh mắt chuyển hướng một cách từ từ, nhẹ nhàng để vẫn đạt được mục đích quan sát và thể hiện được sự quang minh chính đại, sự tự tin của bản thân.

Thứ năm, không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác

Nheo mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt trong một khoảng thời gian nhất định khi chúng ta đang nhìn được hiểu là cách nhìn có nhiều ẩn ý đi kèm.

Nheo mắt có thể được hiểu là sự lừa gạt hay cổ vũ một điều gì đó có thể gây bất lợi cho người đang đối thoại.

Ở phương Tây, trước mặt một người khác giới nếu nheo mắt hai lần liên tiếp thì được hiểu đó là động tác gợi tình, chủ yếu là cách đưa tín hiệu của nam giới; nếu nhắm cả hai mắt và cười thì dễ làm người đang đối thoại liên tưởng đến chuyện tình ái.

b. Nét mặt

Nét mặt trong quá trình giao tiếp dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể. Có sáu loại cảm xúc thường biểu lộ qua nét mặt: vui, buồn, ngặc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. Sự sợ hãi, tức giận hay đang âm mưu điều gì đó được biểu hiện rất rò thông qua sắc mặt kết hợp với nét mặt nếu chủ nhân của nó thiếu bản lĩnh.

Nét mặt có hai phần: Phần động gồm mắt, miệng, bờ mi, trán thường vận động theo sự kích thích của đối tượng, hoàn cảnh cụ thể. Phần tĩnh được phân bố ở các bộ phận trên khuôn mặt. Chúng hợp thành nét mặt chung của chủ thể khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như mặt lạnh như tiền - Phớt Ăng lê, nét mặt đôn hậu, nét mặt thể hiện tâm trạng đượm buồn, hiếu thắng, khắc khổ, nét mặt điềm đạm, tinh anh...

Sự vận động của các bộ phận trên mặt được gọi là nét mặt. Sự biểu lộ của các trạng thái tâm lý trên nét mặt của con người rất phức tạp và bị phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và cá tính của từng chủ thể. Do các dân tộc có phong tục - tập quán khác nhau, cách gia đình giáo dục con cái có sự khác biệt mà các mức độ biểu cảm của nét mặt giữa mọi người cũng có sự khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bộ mặt có kèm theo râu tóc được cắt tỉa và trang điểm một cách có chủ ý của chủ thể sẽ phản ánh trung thực hoặc không phản ánh trung thực nét tính của chủ thể. Các cơ cổ vận động có tác dụng tạo ra các điệu bộ. Sự cúi đầu biểu hiện sự phục tùng, lễ độ, cung kính đối với bề trên còn lắc đầu - không đồng ý, gật đầu - tán thành, lắc qua lắc lại - biểu hiện sự nhòng nhẽo, vòi vĩnh.

Nét mặt mang giá trị thông tin rất đa dạng, phong phú khi có sự giao tiếp giữa người với người và nhóm xã hội. Khi lông mày nhíu lại biểu hiện sự suy nghĩ về hoàn

Nhập môn khoa học giao tiếp - 7

cảnh có vấn đề hoặc khi chủ thể chưa nhận thức được một sự kiện, hiện tượng nào đó hoặc kết quả của nhận thức ở chủ thể không đem lại cho chủ thể cảm xúc như mong muốn trước đó.

Cũng nên lưu ý rằng, ngoại trừ những chi tiết được cải biến thì mỗi người vốn đã có nét mặt do yếu tố di truyền hay bẩm sinh tạo nên. Đôi khi nét vốn có này tạo nên cho người khác dễ gần, dễ mến hoặc "bị át vía"... tuy nhiên đối tượng giao tiếp không nên chỉ căn cứ vào nét mặt để vội quy kết về nhân cách của họ hoặc quá phụ thuộc vào nó mà mục đích giao tiếp bị ảnh hưởng.

c. Nụ cười

Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh, vì nụ cười không những đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành. Khi chúng ta tươi cười với người khác, điều đó sẽ chuyển tải một thông điệp là: rất vui mừng được gặp họ, sẵn sàng giao tiếp với họ.

Nụ cười tự nhiên được biểu lộ về thái độ tích cực, thái độ mời chào cởi mở, có thể giải tỏa được những ý tưởng đối địch ở người khác. Sự vận động của môi, miệng bao gồm cả lưỡi, răng có tác dụng biểu cảm rò nét khi chủ thể mỉm cười.

Nụ cười tạo không khí ấm cúng trong gia đình, thể hiện sự sẵn sàng trong kinh doanh, là dấu hiệu của tình bạn.

Nụ cười bồi dưỡng tinh thần cho người mệt nhọc, gạt bỏ lo âu.

Trái lại, nụ cười miễn cưỡng (cười nhạt) lại biểu lộ sự giả tạo, nịnh bợ hay mỉa mai; cười hô hố, ha hả hay cười ré lên ở nơi công cộng lại thể hiện sự vô ý, vô duyên.

Trong nghệ thuật tuồng chèo, người ta đã đề cập đến hình ảnh của ba mươi sáu kiểu cười thể hiện các trạng thái xúc cảm khác nhau. Trạng thái giận dữ được biểu hiện bằng sự mím miệng hoặc nghiến răng, bậm môi.

Nhờ có sự biểu cảm qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt mà quá trình giao tiếp được diễn ra hợp lý, nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc hơn.

2.1.2.2. Trang phục, trang điểm và trang sức

a. Trang phục

Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ thể chất, nhân phẩm mà còn là phương tiện giao tiếp, đặc biệt là khi tiếp xúc với người lạ. Tục ngữ ta có câu “quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo”.

Trang phục được coi là có tính thẩm mỹ, có văn hóa trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

Trang phục còn thể hiện thái độ của chủ thể đối với người khác hay đối với công việc. Tại nơi làm việc, mặc trên người bộ trang phục phù hợp sẽ thể hiện chủ nhân của nó coi trọng, nghiêm túc, có lương tâm, có trách nhiệm, chuyên nghiệp trong công việc.

Trong trường hợp xã giao, có hai cách ăn mặc: lễ phục và thường phục. Trong những trường hợp cần sự nghiêm trang, long trọng, nghi lễ chính thức thì lễ phục phù hợp hơn. Những trường hợp còn lại thì thường phục phù hợp hơn. Cho dù lễ phục hay thường phục thì yêu cầu chung đều là sự phù hợp về màu sắc, về họa tiết với bối cảnh giao tiếp, với dáng vóc và màu da, màu tóc, gương mặt; vừa về số đo, sạch sẽ, chỉnh tề. Trong trường hợp buộc phải lựa chọn một trong hai thì "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng nếu điều kiện có thể thì "gỗ tốt" và tốt cả "nước sơn" thì sẽ là hoàn chỉnh hơn, trường hợp này "sơn" không chỉ là bảo vệ cho "gỗ" mà còn là trang điểm cho "gỗ".

Trang phục biểu hiện ở kiểu - mode theo đặc điểm của giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc. Màu sắc của trang phục được thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc, các mùa trong năm, cá nhân.

Trang phục bao gồm quần, áo, mũ, thắt lưng, giầy… những thứ này chúng đi với nhau theo bộ để tạo nên những bộ trang phục hoàn chỉnh, biểu hiện sự phát triển trong văn hóa; sự lắp ghép tùy tiện sẽ là lố bịch, thiếu văn hóa trong con mắt của người khác.

b. Trang điểm và trang sức

Trang sức, trang điểm đi kèm trang phục, góp phần tạo nên hình ảnh của cá nhân trong quá trình giao tiếp. Nó cũng nói lên tính cách, hoàn cảnh sống, trình độ thẩm mĩ của người mang nó.

Nói đến trang điểm và trang sức người ta hình dung ngay đến nữ giới. Nữ giới vốn được mệnh danh là tượng trưng cho phái đẹp. Có người nói "không có người phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp". Trong giao tiếp xã giao, nữ giới có trang điểm hợp lý và mang theo trang sức phù hợp là điều cần thiết. Trang điểm và trang sức sẽ phát huy tác dụng khi nó phù hợp với gương mặt, vóc dáng và vị thế của cá nhân trong xã hội cũng như trong mối quan hệ giao tiếp; trang điểm và trang sức để tôn thêm vẻ đẹp và khắc phục những hạn chế bề ngoài của bản thân, qua đó giúp chủ thể tự tin để tạo ấn tượng trong giao tiếp. Không nên trang điểm lòe loẹt, trang sức thái quá đến mức đối tượng giao tiếp suy đoán sai về tính cách của bản thân.

Đối với nam giới, trang điểm thường chỉ dừng lại ở mái tóc được cắt, chải phù hợp, đeo cà vạt. Đồng hồ đeo tay hay điện thoại thường không được đánh giá là trang điểm. Nhẫn thường cũng chỉ là vật kỷ niệm, vật tín chấp (nhân cưới chẳng hạn) và cũng không được coi là trang sức.

Sự lựa chọn trang sức, trang điểm nên hài hòa, phù hợp với trang phục, hình thể, địa vị, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi của từng cá nhân cũng như hoàn cảnh giao tiếp. Phải đảm bảo được yêu cầu về tính lịch sự, thẩm mĩ, tôn trọng đối tượng giao tiếp.

Sự thái quá trong trang phục, trang điểm hay trang sức sẽ gây phản cảm, tạo hiệu ứng tiêu cực trong quá trình giao tiếp.

2.1.2.3. Tư thế và động tác

a. Tư thế

Tư thế biểu hiện sự vận động của toàn thân hướng theo một chủ đích nào đó. Tư thế con người được hình thành do những tác động giáo dục từ thời ấu thơ, do gia đình xây dựng thông qua những thói quen thoả mãn nhu cầu. Tư thế được coi là một bộ phận quan trọng trong các nghi thức giao tiếp với những người xung quanh. Trong quan hệ người lớn - trẻ nhỏ, người lớn phải biết thể hiện được tư thế mẫu mực của mình để trẻ nhỏ bắt chước, học theo.

- Xét theo quan hệ xã hội, có ba loại tư thế có tính cơ bản của hành vi như sau:

Tư thế bề trên thể hiện ở cách ngồi thoải mái, đầu hơi ngửa ra phía sau; Tư thế người bề dưới ngồi hơi cúi xuống tựa như lắng nghe;

Tư thế ngang bằng trong quan hệ bạn bè bình đẳng.

- Xét theo quỹ đạo vận động của thân thể, có các tư thế như: nằm, ngồi, quỳ, khom lưng, thẳng lưng, ưỡn người về phía trước, cúi đầu, đi, đứng.

- Xét theo nội dung tâm lý được biểu hiện, có các tư thế như: nịnh bợ, xum xoe, hánh dịch, trịch thượng, bề trên, khiêm nhường, cung kính, tôn trọng lẫn nhau... Các nhà danh hoạ Trung Quốc đã thể hiện rò được những trạng thái tâm lý của trên 6000 tư thế của con người ở các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính khác nhau bằng những hình tượng trong tranh vẽ. Tư thế được biểu hiện ra trong thực tế rất phong phú và đa dạng.

- Với tư cách là ngôn ngữ tình huống, hoàn cảnh, tư thế thực hiện các chức năng tâm lý cơ bản như sau:

Truyền đạt và lĩnh hội vốn sống, kinh nghiệm, tri thức khoa học, kỹ năng; Đánh giá thái độ, trình độ nhận thức của chủ thể và đối tượng giao tiếp; Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi;

Chức năng kích thích, khích lệ hoặc ngăm cấm, chấm dứt sự giao tiếp; Chức năng nhận thức;

Chức năng giáo dục.

Trong quá trình tiếp xúc, tư thế của chủ thể và đối tượng luôn luôn tác động trực tiếp vào giác quan của nhau để gây ra nhận thức cảm tính.

- Đối với tư thế đi

Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế này không những chứng tỏ đó là con người tự tin, năng động, giàu nghị lực, đang hướng đến những công việc quan trọng, mà còn góp phần tạo nên những phẩm chất đó

Có người đi nhanh nhưng đầu lại cúi xuống, nghĩa là lầm lũi đi, biểu thị sự tất bật, vất vả, không biết nhìn xa, trông rộng.

Có người dò dẫm đi từng bước ngắn, biểu hiện là người hay nghi ngại, thiếu tự tin.

Có người chậm dãi, ung dung thư thái để thả chân theo từng bước một, biểu hiện là con người nhàn rỗi, không có việc gì quan trọng để giải quyết; chỉ nên đi như vậy khi đi dạo mát trong công viên hay di chuyển trong phòng làm việc, hay khi đang suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó.

Do đặc thù của vị thế trong công việc, khi đi nếu có mang theo túi, cặp sách hay một thứ gì đó, tốt nhất là chúng ta nên mang bên tay trái để có thể sẵn sàng chìa ra cho người khác.

- Đối với tư thế đứng

Đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía trước, ngực thẳng, hai tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay giữa hơi chạm vào quần, mép tai cho tới mắt cá tạo nên một đường thẳng được coi là tư thế đứng đẹp. Tư thế này được đánh giá là con người đường hoàng, tự tin và phóng khoáng.

Trong khi đứng không nên thỏ tay trong túi quần, không chắp tay ra sau lưng hoặc khoanh tay để tránh bị đánh giá là thiếu cởi mở hay tự mãn.

- Đối với tư thế ngồi

Khi ngồi phải có tư thế thoải mái, tự nhiên, thanh thản, đứng đắn. Trong những quan hệ giao tiếp chính thức, dù là ngồi trên ghế thường hay trên ghế đệm sa lông, tốt nhất không nên ngồi choán hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để biểu hiện là người có tinh thân cao, sẵn sàng tiếp chuyện.

Nếu cuộc đàm thoại thực hiện trong khoảng thời gian dài, để khỏi bị mỏi mệt, lúc này mới nên tựa lưng một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhưng không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm nửa ngồi.

Hai tay có thể để lên tay vịn của ghế hoặc để lên đùi, có thể để lên bàn ở phía trước nếu thấy hợp lý, hai chân khép hờ hoặc bắt chéo (không bắt chéo chân khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn) nhưng không nghếch chân cao quá hoặc duỗi thẳng chân ra phía trước, không rung chân.

b. Động tác

Động tác được coi là loại ngôn ngữ không có âm thanh (phi ngôn ngữ). Động tác trong giao tiếp bao gồm gật đầu, lắc đầu, đưa tay ra, vẫy tay, chỉ trỏ. Chính những biểu hiện đó phối hợp với ngôn ngôn ngữ nói làm cho quá trình giao tiếp trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, động tác chỉ có tác dụng tốt nếu thực hiện đúng cách, đúng chỗ; cần tránh những tình huống sau:

Đưa một ngón tay ra chỉ trỏ, thậm chí là chỉ vào mặt người khác;

Gác ngang ống chân lên đầu gối chân còn lại, mũi giầy, dép chĩa về phía người đối thoài hay người ngồi kế bên;

Ngáp, vươn vai, ngoáy tai, ngoáy mũi, gãi đầu; Dậm chân, rung đùi hoặc gò gò ngón tay xuống bàn; Xem đồng hồ;

Vắt tay sau cổ, khoanh tay trước ngực; Bỏ tay vào túi quần, xoa hai tay vào nhau; Chúm miệng như huýt sáo;

Dụi mắt;

Vừa nói vừa hếch cằm (hất hàm).

c. Phối hợp tư thế và động tác khi bắt tay

Qua cách bắt tay bạn có thể để lại cho người tiếp xúc những ấn tượng sâu sắc. Một cái bắt tay hoàn hảo chính là chìa khóa để dẫn tới thành công, do vậy hãy dành một chút thời gian để luyện tập kỹ năng này.

Một cái bắt tay thường được thực hiện khi đang đứng ở vị trí đối diện trừ trường hợp đối tác của bạn cũng đang ngồi. Đứng dậy chính là biểu hiện bạn tôn trọng đối tác cũng như đang tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn đang ngồi hãy đứng dậy khi cái bắt tay sắp diễn ra. Sau đó thực hiện bắt tay theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây. Bạn chỉ được ngồi xuống khi đối tác đã đi khỏi hay ngồi xuống cùng bạn.

- Các bước thực hiện một cái bắt tay thành công:

Hãy đặt một chân ở phía trước để tạo ra khoảng cách giữa hai chân ở mức vừa đủ, tư thế đứng thoải mái và lấy đó làm điểm tựa để vươn nhẹ người về phía trước;

Nhìn vào mắt người đối diện và nở một nụ cười trong khi đưa tay ra. Quan trọng là hãy cố gắng tránh nhìn vào tay bởi chúng biết cách làm thế nào để tìm thấy nhau mà không cần sự trợ giúp của đôi mắt (các đấng mày râu nên nhớ không bao giờ nhìn xuống tay phụ nữ trong khi bắt tay vì điều đó có thể gây hiểu lầm rằng bạn đang nhìn vào phần ngực của cô ấy và sẽ khiến họ không thoải mái);

Lòng bàn tay nên có sự tiếp xúc hoàn toàn trong khi các ngón tay siết chặt vừa đủ; Rung tay khoảng ba đến bốn lần trong khi mắt nhìn vào đối tác;

Thực hiện một cuộc trò chuyện nhỏ cho đến khi hai tay tách rời một cách tự nhiên.

- Đảm bảo rằng:

Bàn tay sạch và khô ráo;

Da bàn tay mềm mại (sử dụng kem dưỡng da nếu cần thiết); Móng tay được cắt sửa cẩn thận;

Ngón tay được xòe rộng tự nhiên; Hơi thở thơm tho;

Hàm răng sạch sẽ.

- Bắt tay trong buổi phỏng vấn xin việc:

Ấn tượng mà bạn muốn để lại qua cái bắt tay trong buổi phỏng vấn đó là sự chuyên nghiệp, chân thành và tự tin. Hãy tập cách bắt tay khi bắt đầu và kết thúc buổi phỏng vấn;

Cái bắt tay của bạn có thể bắt đầu với câu nói như “Xin chào bà A, tôi là B và tôi rất hân hạnh được gặp bà. Tôi rất hy vọng được học hỏi nhiều hơn từ bà và từ công ty”. Khi bắt tay để kết thúc buổi phỏng vấn bạn nên nói “Bà A à, tôi rất vui khi được nói chuyện cùng bà và được hiểu thêm về công việc này. Tôi hy vọng những gì bà cảm nhận về tôi sẽ giúp bà quyết định tôi có phải là người phù hợp với vị trí công việc này hay không”;

Luôn ghi nhớ để tăng hiệu quả cho những gì bạn nói bằng cách luôn giữ liên lạc qua ánh mắt và nở một nụ cười ầm áp trên môi. Đừng bao giờ bỏ qua cái bắt tay khi mở đầu và kết thúc buổi phỏng vấn bởi vì chúng chính là một trong những dấu ấn vô cùng quan trọng trong buổi phỏng vấn.

2.1.2.4. Khoảng cách, vị trí

Khoảng cách và vị trí mặc dù không hoàn toàn tạo nên kết quả của những cuộc giao tiếp nhưng nó đóng một vai trò nhất định đối với quá trình giao tiếp.

a. Khoảng cách

Trong giao tiếp, khoảng cách địa lý giữa các bên tham gia đối thoại cũng có ý nghĩa nhất định. Khoảng cách có thể nói lên mức độ tình cảm trong quan hệ giữa các cá nhân trong quá trình giao tiếp. Theo Edwwand Hall và nhiều tác giả khác, có thể chia khoảng cách giao tiếp như sau:

- Khoảng cách công cộng: Từ 3,5 m đến 7,5 m trở lên, dùng trong quan hệ tiếp xúc giữa một người với nhiều người. Đây là khoảng cách thích hợp cho thính giả và diễn giả trong cuộc nói chuyện công cộng.

- Khoảng cách xã hội: Từ 1 m đến 3,5 m là khoảng cách áp dụng cho quá trình giao tiếp với những người xa lạ, hoặc các nhóm chính thức như giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giáo viên và học sinh…

Khoảng cách cá nhân: Từ 0,5 m đến 1 m là khoảng cách đối với quan hệ bạn bè thân thiết giữa các cá nhân, khi tham dự các bữa tiệc, giao tiếp ở cơ quan.

- Khoảng cách thân tình: Từ 0 đến 0,5 m là khoảng cách giữa những người có quan hệ thân mật, gần gũi, ruột thịt, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Người ta còn nói đây là "khoảng trời riêng" của mỗi người. Chỉ một số người thuộc các trường hợp nêu trên mới được bước vào. Ở vùng thâm mật có một vùng hẹp khoảng 15 cm tính từ cơ thể, được gọi là vùng đặc biệt thân mật. Vùng này chỉ chạm tới khi có sự tiếp xúc thân thể.

Đối với các vùng khoảng cách trong giao tiếp, cần lưu ý một số điểm sau đây:

Thứ nhất, các vùng khoảng cách trong giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, những người đến từ các vùng văn hóa khác nhau thường có vùng giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Người châu Âu thường có vùng giao tiếp thân mật hẹp hơn người Mỹ. Vùng thân mật của cư dân sống ở thành thị thường duy trì hẹp hơn vùng thân mật của cư dân sống ở vùng nông thôn.

Thứ hai, trong giao tiếp, cần chọn khoảng cách cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ. Nếu mối quan hệ giữa hai người theo thời gian có sự phát triển theo hướng thân mật hơn thì khoảng cách giao tiếp của hai người giữa lần đầu tiên và các lần tiếp theo sẽ có chiều hướng thu hẹp dần và ngược lại.

Do đó, trong giao tiếp, nếu khoảng cách không được tuân thủ sẽ tạo nên sự khó chịu ở người kia, gây ảnh hưởng đến mức độ giải quyết nhiệm vụ giao tiếp; thậm chí có thể gây hiểu lầm hay đối phương phản ứng bất thường do hiểu lầm hay giật mình.

Thứ ba, tùy theo nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp để thiết lập khoảng cách giao tiếp cho phù hợp.

Trong cơ quan, mặc dù hai người vốn có quan hệ thân mật, nhưng khi giao tiếp để giải quyết một việc công, họ cũng có thể không duy trì khoảng cách thân mật để khỏi bị đánh giá là tình cảm riêng chi phối việc chung. Hoặc ít ra là không bị nói là lúc nào cũng "kè kè" như sợ mất.

Trong quan hệ với đối tác, lần đầu gặp gỡ, khoảng cách được thiết lập theo phép xã giao, nhưng lần kế tiếp nếu muốn chủ động để thể hiện sự tin tưởng ở đối tác hay muốn có mối quan hệ gắn bó thì chúng ta có thể chủ động rút ngắn thêm khoảng cách, tuy nhiên sự rút ngắn ấy phải rất tinh tế và có giới hạn nhất định.

Thứ tư, có thể thay đổi khoảng cách cho phù hợp với tình huống trong quá trình giao tiếp. Khi ngồi nói chuyện, có lúc chúng ta có thể hơi nghiêng người về phía trước để thể hiện vấn đề là quan trọng hay đang chú ý nghe người kia nói.

Tương tự, khi được bạn hỏi ý kiến về một số nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách giao tiếp hơn để thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của họ và chứng tỏ rằng ý kiến của mình được đưa ra trên cơ sở có quan sát kỹ.

b. Vị trí

Vị trí góc: người nói chuyện không thể quan sát hoàn toàn những dấu hiệu phi ngôn ngữ của nhau. Góc bàn có tác dụng như một chướng ngại vật cho mỗi bên, có thể có ích nếu hai người không hoàn toàn thoải mái với nhau;

Vị trí hợp tác: vị trí ngồi cạnh nhau, không nhìn thẳng vào mắt nhau, không cho phép quan sát những dấu hiệu phi ngôn ngữ;

Vị trí cạnh tranh: ngồi đối diện qua chiếc bàn như vị trí khi chơi cờ hay cách trò chơi có tính cạnh tranh, chiếc bàn như chướng ngại vật phòng thủ;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022