Những Yếu Tố Cản Trở Việc Lắng Nghe Có Hiệu Quả

trao đổi thẳng thắn, hiểu nhau dẫn tới giải quyết mâu thuẫn, tìm kiếm giải pháp nhanh hơn.

* Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp

Chú ý lắng nghe người đối thoại, ta sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn, đồng thời cũng có thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp như thế nào cho hợp lý, tránh được những sai sót do hấp tấp, vội vàng.

* Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề

Trong quá trình giao tiếp, có nhiều vấn đề, nhiều sự mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì hai bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng sự cởi mở của mình và bằng cách khuyến khích người ta nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và cùng nhau đưa ra các giải pháp để thoát sự xung đột đó. Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu rò hơn về quan điểm, lập trường của bên kia, xác định được nguyên nhân gây mâu thuẫn và từ đó cùng đưa ra giải pháp để thoát khỏi xung đột.

* Đối với giao tiếp trong một tổ chức, lắng nghe sẽ đem lại những lợi ích sau:

- Mệnh lệnh, chỉ thị từ trên xuống và những ý kiến đóng góp từ dưới lên được tiếp thu một cách đầy đủ và chính xác giúp nhà quản lý và các thành viên hoàn thành tốt công việc của mình hơn do hạn chế được các yếu tố gây nhiễu khi truyền thông tin.

- Cải thiện mối quan hệ giữa nhà quản lý và thành viên, hạn chế được những xung đột không cần thiết. Mọi người sẽ cảm thấy hài lòng, phấn khởi, nếu ý kiến của họ được thủ trưởng lắng nghe và hiểu họ. Hơn nữa nhà lãnh đạo biết lắng nghe sẽ thu thập được những thông tin phản hồi từ dưới lên, giúp nhà quản lý nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các thành viên để kịp thời đáp ứng, tạo động cơ tích cực giúp họ làm việc tốt hơn.

- Dựa vào thông tin phản hồi nhà quản lý lượng hóa mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định mà mình đã tạo ra.

- Nhận thức của các thành viên cũng được nâng cao thông qua biết lắng nghe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Các ý tưởng sáng tạo ở các thành viên sẽ nảy sinh nhiều hơn từ những cuộc giao tiếp với các nhà quản lý biết lắng nghe. Ngược lại, khi lắng nghe thành viên góp ý kiến, ở nhà quản lý sẽ nảy sinh ra những ý tưởng mới giúp giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.

Việc lắng nghe đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Người khôn ngoan nên nói ít, nghe nhiều, chỉ lên tiếng khi thật sự cần thiết.

Nhập môn khoa học giao tiếp - 10

3.1.2. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả

a. Lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe hiệu quả là lắng nghe được ý nghĩa thầm kín của câu nói. Để trở thành người lắng nghe hiệu quả, chúng ta phải lắng nghe để thu thập thông tin; để giải quyết vấn đề; để thuyết phục hoặc khuyên can ai. Mỗi một lý do có thể cần đến một cách lắng nghe hoặc kết hợp các kiểu lắng nghe khác nhau. Sau đây là một số cách lắng nghe:

* Lắng nghe để thu thập thông tin

Việc lắng nghe để thu thập thông tin nên hạn chế ở mức độ tìm kiếm các dữ kiện hoặc các vấn đề mà chúng ta cần biết. Chẳng hạn, trong lớp học giáo viên hướng dẫn thường có chiến lược để hướng dẫn lớp tới một mục tiêu mong muốn. Người giáo viên sẽ nhấn mạnh một số ý chính và sử dụng các ví dụ hỗ trợ để chứng minh hoặc củng cố chúng. Khi lắng nghe theo cách này, chúng ta bạn có thể trở nên quá mải mê với việc ghi chép tất cả mọi chi tiết, mà không sắp xếp chúng theo một dàn ý. Cuối cùng chúng ta chỉ thu được một mớ thông tin chi tiết, không có hệ thống.

Để thu thập thông tin cần chủ động trong quá trình lắng nghe, lái câu chuyện theo mục đích của mình nhờ những phương pháp khác nhau:

- Đặt câu hỏi: trong quá trình lắng nghe chúng ta có thể chủ động đưa ra một số câu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết. Có nhiều loại câu hỏi khác nhau như :

+ Loại câu hỏi để ghi nhớ: loại câu hỏi này chỉ đòi hỏi người trả lời nhớ lại thông tin. Ví dụ: Ba giai đoạn của hành động ý chí là gì ?

+ Câu hỏi bóng bẩy hay không rò ràng: chỉ đơn giản để tiếp tục cuộc đối thoại, để giới thiệu một đề tài cho mọi người suy nghĩ. Câu hỏi này có mục đích kích thích tranh luận, đòi hỏi trả lời.

Ví dụ: “Các bạn hỏi tôi lý do từ chối, vậy chúng đây!”; “chắc chắn các bạn muốn biết hết mọi khía cạnh của vấn đề, phải không ?”

+ Câu hỏi nhằm thu thập thông tin xác đáng. Ví dụ: “Ai sẽ làm việc này ?”

Để không bỏ qua bất kỳ khía cạnh nào của tình huống nên đặt những câu hỏi liên quan tới: Ai, cái gì, ở đâu, bằng những phương tiện nào, tại sao, khi nào.

- Phương pháp gợi mở: Khi câu chuyện sắp kết thúc, nên chủ động đưa ra chủ đề mới, gợi ý môi người tiếp tục nói.

- Phương pháp không chế: Khi nội dung câu chuyện có ích đối với bạn, bạn nên khống chế không cho người khác chen vào làm gián đoạn tư duy của người nói. Nếu thấy cần thiết, mặc dù có thể bạn đã biết rồi, nhưng vẫn giả vờ hỏi để cho người nói càng hăng say hơn.

- Phương pháp cân bằng: Gặp người nói nhiều và vu vơ, bạn nên tìm cách ngắt lời và gợi ý cho những người chưa có dịp nói phát biểu ý kiến. Đối với người ít nói, chúng ta nên chủ động gợi chuyện, gây hứng thú cho đối phương. Như vậy, chúng ta sẽ có thông tin từ nhiều phía.

- Phương pháp xoay chuyển: Khi người nói những điều vô bổ, hãy tìm cách ngắt lời họ một cách tế nhị, phát biểu ý kiến của mình, hoặc nói một câu chuyện vui để hướng dẫn tư duy của họ theo ý định của mình.

* Lắng nghe để giải quyết vấn đề

Lắng nghe để giải quyết vấn đề đòi hỏi người nghe phải dùng tới khả năng phân tích để đi tiếp các bước giải quyết một vấn đề. Chúng ta cần phải am hiểu vấn đề, nhận ra bất kỳ sự hạn chế nào có liên quan, tìm tòi và đưa ra các giải pháp... Có một số bí quyết trong kỹ năng lắng nghe nhằm giải quyết vấn đề:

- Chuẩn bị sẵn một cây bút, đây là điều không thể thiếu trong quá trình phân tích, dùng nó để ghi nhanh các ý phản hồi lại cho người nói.

- Không chỉ có lắng nghe người nói, mà còn phải cố gắng đoán trước ý nghĩ của họ.

Việc đoán trước như vậy sẽ giúp chúng ta xây dựng được tư duy logic của người nói.

- Cần có khả năng tóm tắt, khái quát, tổng hợp nhanh. Khi đến lượt chúng ta đưa ra thông tin phản hồi, hãy tổng kết lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện và sau đó bắt đầu phân tích.

- Đừng ngần ngại về chuyện nảy sinh các ý tưởng sau các ý tưởng của người khác. Các ý tưởng sáng tạo sẽ được nảy sinh trong cuộc nói chuyện cởi mở liên quan tới việc giải quyết vấn đề.

Sự sáng tạo sẽ nảy sinh từ những thói quen biết lắng nghe tốt trong các cuộc thảo luận, nói chuyện cởi mở. Phần lớn các ý tưởng của chúng ta cũng xuất phát từ những tác nhân kích thích từ bên ngoài, chứ ít khi từ sự xét đoán nội tâm. Khi biết lắng nghe một cách có hiệu quả, chúng ta sẽ nâng cao được khả năng sáng tạo của mình.

* Lắng nghe để thấu cảm

Lắng nghe thấu cảm là tự đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí, tình cảm của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào. Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi sâu vào ý kiến của người khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn nhận cuộc đời theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ. Cần phải lắng nghe nội dung công khai và nội dung hàm chứa bên trong, thường cái công khai không quan trọng bằng cái hàm chứa bên trong, phản hồi tích cực. Mỗi câu nói có khi hàm chứa ba tầng lớp ý nghĩa:

Nghĩa đen Nghĩa tình cảm

Nghĩa sâu kín trong vô thức, xuất hiện do hoàn cảnh và phản ứng tự phát của con người mà nhiều khi chính đương sự cũng không ý thức kịp, thường nó bộc lộ mối quan hệ giữa đôi bên.

Ví dụ 1: Con thấy mẹ độc tài quá!

Nghĩa đen: Cái gì mẹ cũng muốn phán ra rồi bắt mọi người tuân theo. Nghĩa tình cảm: Con mong muốn mẹ hiểu tụi con hơn.

Nghĩa quan hệ: Mẹ con mình có quan hệ tốt nên con mới dám nói thẳng như vậy.

Mong mẹ đừng giận con.

Ví dụ 2: Trời hôm nay đẹp quá phải không bạn? Nghĩa đen: Thời tiết tốt

Nghĩa tình cảm: Thích thật, mình vui sướng lâng lâng!

Nghĩa quan hệ: Mình muốn trao đổi với bạn, bạn có gì muốn nói với mình không? Ví dụ 3: Anh còn tới đây làm gì nữa?

Nghĩa đen: Tôi trách móc anh;

Nghĩa tình cảm: Tôi không muốn gặp anh nữa;

Nghĩa quan hệ: Tôi không muốn xua đuổi anh đâu, tôi muốn nói chuyện với anh, tôi muốn anh xin lỗi.

Ví dụ về kỹ năng phản hồi tích cực:

A: “Công việc hôm nay căng thẳng, mệt mỏi quá”

B: “Thôi đừng phàn nàn nữa, mọi người đều như thế cả” (phản hồi mang tính phê phán). Hoặc:

A: “Công việc hôm nay căng thẳng, mệt mỏi quá”

B: “Bạn nên làm việc ít hơn, tại sao bạn không thay đổi công việc, chuyển sang làm việc khác đi?” (Phản hồi nặng về khuyên).

Hoặc:

A: “Công việc hôm nay căng thẳng, mệt mỏi quá”

B: “Dường như bạn đã có một ngày vất vả?” (Phản hồi nặng về sự cảm thông)

Trên đây là cách phản hồi tích cực, thể hiện sự thấu cảm của người nghe, kích thích người có tâm sự bộc lộ tiếp. Nhân viên xã hội và nhà tham vấn cần phát triển kỹ năng này để có thể hiểu rò suy nghĩ của thân chủ của mình. Trong quan hệ xã hội, nếu chúng ta phản hồi tốt thì sẽ có được mối quan hệ tin tưởng nơi người khác vì họ cảm thấy được tôn trọng. Sự thấu cảm của người nghe thể hiện ở các điểm sau:

- Biết giành nhiều thời gian cho nghe: thường ta nói 125 từ/phút trong khi ta suy nghĩ nhanh gấp 4 lần nên thời gian được dùng để suy nghĩ nhiều hơn là nghe vì thói quen.

- Biết lắng nghe cả những vấn đề không phải sở thích: ta thường nghe người và đề tài mà ta thích. Khi thấy khó là bỏ, không nghe.

- Cần hiểu hết ý nghĩa của thông điệp: không phải nghe được mà là lắng nghe được vì cần hiểu hết ý nghĩa của thông điệp.

- Biết kiên nhẫn: kiên nhẫn lắng nghe hết những thông điệp

- Biết kiềm chế thành kiến tiêu cực lắng nghe một cách chủ quan do phản ứng nên bởi trang phục, tóc, giọng nói, chủng tộc, giới tính. Chúng ta từ chối nghe hoặc rất nhạy bén với những gì chúng ta ghét.

Mọi người muốn được người khác lắng nghe mình, đề cao mình, cần đến mình ... Có một cách để thỏa mãn những nhu cầu này của họ là chịu khó lắng nghe họ nói. Mặc dù, nhiều người luyện cho mình một kỹ năng giỏi để lắng nghe nhằm thu thập thông tin và giải quyết vấn đề, song lại không mấy quan tâm tới kỹ năng lắng nghe để thấu cảm.

Ví dụ: Hẳn có nhiều “sếp” sẽ cư xử như sau, khi một nhân viên nào đó muốn trình bày những khó khăn của mình:

Bình: “Thưa sếp! Em thực sự có chuyện muốn trình bày với sếp”.

Sếp: “ Thế vậy sao, Bình ?”; “Ồ, ngồi xuống đây và kể cho tôi nghe”. Sếp ần cần.

Khi Bình đã ngồi xuống, “sếp” tiếp tục: “Này Bình ! Cậu nghĩ rằng trong công ty chỉ có cậu mới có chuyện sao? Cậu có biết tôi hiện đang phải đương đầu với bao nhiêu chuyện không? Này nhé, tôi phải có mặt tại công ty B ngay bây giờ để thương lượng cho bản hợp đồng 5 năm tiếp theo. Tôi điên lên mất với những vấn đề xảy ra trong đội ngũ giám sát viên của chúng ta ở công trường, rồi chuyện giao ngay số hàng theo đơn đặt hàng của khách”.

“Sếp” kết thúc bằng một câu: “Bình! Tôi phải đi ngay vì có hẹn! ” Bình thất vọng ra về và vấn đề của anh vẫn chưa được giải quyết.

Vị “sếp” này đã không hiểu gì Bình muốn nói hoặc quá chú ý đến bản thân mình và không muốn bỏ ra một phút nào để lắng nghe người khác. Có lẽ Bình sẽ càng cảm thấy chán hơn sau cuộc gặp mặt trên. Hơn nữa, “sếp” đã không học được từ Bình một điều gì. Biết đâu vấn đề của Bình có liên quan tới vấn đề của công ty thì sao? Lúc ấy sự lắng nghe của “sếp” có thể sẽ giúp ích cho ông giải quyết các vấn đề của mình.

Nghe thấu cảm không phải đơn thuần chỉ là hiểu từng lới nói của người khác. Trên thực tế, những chuyên gia giao tiếp chỉ ra rằng chỉ khoảng 10% thông tin được thể hiện qua lời nói, 30% được thể hiện qua âm thanh còn hơn một nửa thông tin còn lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể. Trong nghe thấu cảm chúng ta không những nghe bằng tai, mà quan trọng hơn là chúng ta nghe bằng mắt, bằng cả trái tim. Lắng nghe không chỉ những điều người ta nói nên lời, mà cả những gì không nói lên được bộc lộ qua ngôn ngữ không lời: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, tư thế, điệu bộ. . . Lắng nghe cảm xúc, nhu cầu của người kia. Lắng nghe cả chính những phút giây im lặng.

Nghe thấu cảm có một uy lực rất lớn bởi nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu đúng đắn để hành động. Thay vì đựa vào những cảm giác, động cơ, những giả định, suy nghĩ của mình, chúng ta làm việc với thực tế bằng suy nghĩ và tình cảm của người khác. Chúng ta nghe để hiểu, để tiếp nhận những thông tin sâu kín nhất trong tâm hồn của con người. Nghe thấu cảm một cách hoàn toàn có thể không bao giờ đạt được, bởi một điều đơn giản là hai người không giống nhau như đúc. Lắng nghe thấu cảm đòi hỏi người phải có trình độ, phải khéo léo và tế nhị. Sự lắng nghe để thấu cảm càng đạt được hiệu quả, khi các thành viên bày tỏ chân tình những cảm xúc, có sự tin tưởng lẫn nhau. Điều

đó giúp tạo dựng một tình cảm tốt đẹp với người đối thoại. Khi lắng nghe thấu cảm người khác, chúng ta đã làm cho họ thỏa mãn về mặt tâm lý. Sau khi đã đáp ứng nhu cầu chủ yếu đó, bạn có thể tập trung phát huy sự ảnh hưởng và giải quyết vần đề.

b. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả

Lắng nghe có nhiều lợi ích như vậy nhưng trên thực tế, không có nhiều người biết lắng nghe. Các nhà nghiên cứu đã cho biết 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý nghĩ sâu sắc trong lời nói của người khác thì lại càng hiếm. Điều này cho thấy, việc lắng nghe có hiệu quả không hoàn toàn đơn giản như một số người vẫn nghĩ là: Muốn lắng nghe thì chỉ cần im lặng. Việc lắng nghe có nhiều yếu tố cản trở, cụ thể:

* Tốc độ tư duy

Tốc độ tư duy của con người cao hơn nhiều tốc độ nói. Vì vậy, khi nghe người khác chúng ta thường có dư thời gian và chúng ta thường dung thời gian dư thừa này để suy nghĩ một vấn đề khác, nghĩa là tư tưởng của chúng ta bị phân tán. Cho nên, khi trình bày một vấn đề nào đó, bạn cần đi thẳng vào vấn đề và nói một cách ngắn gọn, không nên dài dòng và cũng không nên nói quá chậm, vừa lãng phí thời gian vừa làm cho người nghe mất tập trung.

* Sự phức tạp của vấn đề

Trước một vấn đề phức tạp, chúng ta thường có xu hướng chọn con đường dễ nhất, đó là bỏ ngoài tai, không chú ý lắng nghe nữa.

* Sự tập luyện lắng nghe chưa được quan tâm

Lắng nghe là một kỹ năng. Vì vậy để “biết lắng nghe”, chúng ta cần được tập luyện, có quá trình và cần thời gian để tập luyện. Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, chúng ta ít được dạy và rèn luyện cách lắng nghe. Chúng ta dành nhiều thời gian cho việc học nói, học viết nhưng học nghe thì rất ít. Đây là một nghịch lý vì, như chúng ta đã biết, trong giao tiếp thời gian dành cho việc lắng nghe nhiều hơn thời gian dành cho việc đọc, viết và nói.

* Thiếu sự kiên nhẫn

Để lắng nghe có hiệu quả, chúng ta phải biết kiên nhẫn với ý kiến của người khác. Tuy nhiên, thực tế lại thường không phải như vậy. Trong cuộc sống, hiện tượng “ cả hai cùng nói”, “ tranh nhau nói”, ... vv không phải là ít. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường bị kích thích, nghĩa là chúng ta cũng có những ý kiến đáp lại và muốn nói ngay ra ý kiến đó. Nếu không biết kìm chế, không biết kiên nhẫn nghe người kia thì việc lắng nghe của chúng ta không thể có hiệu quả.

* Kỹ năng quan sát kém

Trong giao tiếp, khoảng 80% lượng thông tin được truyền đi qua các phương tiện phi ngôn ngữ. Vì vậy, muốn lắng nghe có hiệu quả, chúng ta không chỉ dùng thính

giác mà phải dùng cả các giác quan khác, đặc biệt là mắt, để nắm bắt tất cả các thông tin bằng lời và cả không bằng lời. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách tổng hợp các thông tin thu thập được, chúng ta mới có thể hiểu chính xác ý của người đối thoại.

Ví dụ: Về lời trách cứ của người con gái đối với người con trai đã không hiểu ý cô gái chỉ vì:

“Sao mà anh ngốc thế Không nhìn vào mắt em”

Không chỉ nhân vật nam trong hai câu thơ nói trên mà đa số chúng ta đều ít sử dụng hoặc chưa biết sử dụng mắt trong giao tiếp.

* Những thành kiến, định kiến tiêu cực

Nghe là một quá trình nhận thức. Quá trình nghe và kết quả của nó không những phụ thuộc vào thông tin và người phát ra thông tin đó, mà cả đặc điểm tâm lý của người nghe, đặc biệt là cả những định kiến, thành kiến của họ. Khi chúng ta có thành kiến, định kiến về người đối thoại hoặc về vấn đề mà người đối thoại trình bày, thì chúng thường ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng nghe của chúng ta. Chẳng hạn, trước một người bạn mà cho là “ba hoa” thì bạn thường không để ý đến lời nói của họ, ngay cả khi họ nghiêm túc thì bạn vẫn dễ đánh giá không nghiêm túc, không đáng lưu tâm.

* Những thói quen xấu khi lắng nghe

Trong khi nghe người khác, chúng ta thường mắc phải những thói quen xấu, như: lười suy nghĩ, cắt ngang lời người đang nói, giả vờ chú ý, đoán trước ý người nói... những thói quen này làm giảm hiệu quả của việc lắng nghe.

3.1.3. Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả

Trong quá trình giao tiếp, khi nghe người khác nói, tuỳ theo tình huống mà chúng ta thể hiện một trong các mức độ nghe sau đây:

a. Các mức độ lắng nghe

* Làm lơ: lờ đi không nghe gì cả: chẳng hạn một học sinh chăm chú đọc truyện trong lúc giáo viên giảng bài, một nhân viên đăm chiêu nhìn ra cửa sổ mà không để ý đến lời phát biểu của giám đốc. mức độ lắng nghe này là phớt lờ người đối thoại với mình, không thèm nghe, bỏ ngoài tai tất cả, thực sự không nghe gì cả.

Các biểu hiện của không nghe: làm việc khác, nói chuyện riêng, cười khẩy... vv

* Giả vờ nghe: bằng cách lặp đi lặp lại một cách máy móc và đôi khi không đúng chỗ như: “ừ, đúng, đúng…”. Trong trường hợp này, người nghe thường đang suy nghĩ về một vấn đề khác, nhưng lại tỏ vẻ chú ý người đối thoại để an ủi họ, đồng thời để che giấu việc mình chẳng nghe gì cả.

Các biểu hiện: Gật đầu, chăm chú nghe nhưng không hiểu nội dung, thỉnh thoảng có những cử chỉ đi ngược lại với nội dung người nói.

* Nghe và chọn lọc: tức là chỉ nghe một phần lúc nói chuyện, chỉ nghe những phần mà mình quan tâm, cách nghe này khó có hiệu quả, bởi vì người nghe không theo dòi liên tục nên không nắm được đầy đủ, chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra.

Các biểu hiện: Thỉnh thoảng làm việc riêng, nói chuyện... vv

* Chăm chú nghe: tập trung chú ý và sức lực vào những lời mình nghe được. Tập trung mọi sự chú ý vào lời người đối thoại và cố gắng hiểu họ, nhưng vì nghe thụ động nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Các biểu hiện: Tập trung lắng nghe người đối thoại, không làm việc riêng, nhưng không có các hành động cử chỉ thể hiện mình hiểu thông tin người nói và khuyến khích người nói.

* Nghe thấu cảm: có rất ít người thực hiện mức độ nghe này, đây là hình thức nghe cao nhất, là đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào. Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi sâu vào ý kiến của người khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ. Trong trường hợp này, người nghe không những chăm chú nghe mà còn mình vào vị trí của người nói để hiểu người nói có cảm nghĩ gì. Như vậy, khi nghe thấu cảm, chúng ta không những hiểu được lời nói của người đối thoại mà còn hiểu tại sao họ lại nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì. Nghĩa là chúng ta đi sâu vào nội tâm của họ, lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim, lắng nghe được cả thông tin nói thành lời và cả những gì không được nói thành lời, lắng nghe cả những phút giây im lặng. Nghe thấu cảm không những chăm chú lắng nghe mà còn tự đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu được một cách thấu đáo người nói. Nghe thấu cảm là nghe chủ động, tích cực.

Các biểu hiện: Chăm chú nghe, có các cử chỉ thể hiện lắng nghe, đặt câu hỏi, tóm tắt thông tin...

b. Các kiểu nghe

* Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động nghe, người ta chia thành một số kiểu nghe như sau:

- Nghe giao tiếp xã hội: không nhằm mục tiêu trao đổi thông tin chuyên biệt, chỉ để giao tiếp xã hội; độ xác thực và ý nghĩa của thông tin không phải là mục tiêu quan trọng của giao tiếp. Ví dụ: chào hỏi xã giao, trò chuyện trong các buổi tiệc, gặp mặt.

- Nghe giải trí: để thư giãn, thưởng thức, không nhằm đánh giá hay phân tích. Ví dụ: nghe nhạc trên ô tô, trong phòng làm việc.

- Nghe có phân tích, đánh giá. Ví dụ: nghe để phản biện trong các cuộc chia sẻ thông tin, bảo vệ luận án, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022