Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12


kể từ khi thành lập với 2 chỉ số VN-index và HN-index liên tục phá đáy và rất nhiều CPNY giao dịch dưới mệnh giá. Chỉ số HNX rơi xuống thấp nhất trong lịch sử từ khi thành lập với mức 56,7 điểm vào ngày 27/12/2011 so với mức giá ngày đầu năm 04/01/2011 là 113,4 điểm, tương ứng với mức giảm 50%. Chỉ số VN index cũng tương tự rớt đáy ngày 27/12/2011 với 347,8 điểm giảm 33,45% điểm so với mức điểm cao nhất 522,59 điểm ngày 9/2/2011. Năm 2012 TTCK Việt Nam diễn biến phức tạp, trong 4 tháng đầu năm thị trường tăng 40% khi đón nhận nhiều thông tin vĩ mô tích cực nhưng từ giữa tháng 5 đến tháng 11, sự bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng như tình hình nợ xấu gia tăng, thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái… khiến TTCK lao dốc mạnh. Chỉ trong một phiên giao dịch mức vốn hóa thị trường giảm xấp xỉ 20 nghìn tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 chỉ đạt khoảng 764.946 tỷ đồng. Đề án “Tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm” của UBCK được Chính phủ thông qua bằng Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 đã tạo điều kiện để phát triển TTCK.

60,000,000


50,000,000


40,000,000


30,000,000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

20,000,000


Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12

10,000,000


-

1,000,000

900,000

800,000

700,000

600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000

-

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

GTGD

KLGD

Nghìn cổ phiếu

Tỷ đồng

Giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch của 681 DNNY trên 2 sàn HOSE và HNX được thể hiện trong Hình 3.2 dưới đây đã thể hiện được phần nào sự tăng trưởng của hoạt động giao dịch cổ phiếu qua các năm.


Hình 3.2. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ ***

Giai đoạn 3 từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2016 (Giai đoạn thị trường tích lũy): Năm 2013 chỉ số VN-index và HNX-index đều tăng điểm, thị trường bắt đầu khởi sắc sau thời gian ảm đạm và suy thoái kéo dài. Hoạt động giao dịch được cải thiện đáng kể với sự tăng lên khá mạnh của khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt khoảng 948.976 tỷ đồng tăng tương đương 24,1% so với năm 2012. Năm 2014 thị trường xác lập những thành công mới nhưng cũng chịu nhiều tác


động từ các yếu tố bên ngoài như “sự kiện Biển Đông” và những biến động của giá dầu thế giới đây là những rủi ro chưa từng gặp phải của TTCK Việt Nam. Điểm sáng trong hoạt động giao dịch của thị trường tăng trưởng mạnh hơn 225% so với năm 2013 với giá trị giao dịch trung bình đạt 2.918 tỷ/phiên. Sàn HOSE bình quân mỗi ngày có gần 123,48 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương 2.171,91 tỷ đồng, tăng 90,44% về khối lượng và 104,28% về giá trị so với bình quân năm 2013. Thành tựu của thị trường khi GTVH cuối 2014 đạt mức 985.258 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013. Năm 2015, Đề án “Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin cho TTCK” đã được triển khai cho thấy mục tiêu cải thiện hệ thống công bố thông tin để hòa nhập với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do dư âm từ các sự kiện bất lợi cuối năm 2014 nên các NĐT giao dịch ảm đạm hơn. TTCK Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài như: TTCK Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4; Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (Brexit) ngày 24/6 khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới 34 điểm tương ứng giảm 5,47%… Mặc dù, các sự kiện này chỉ là những biến động bên ngoài nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các NĐT dẫn đến hành động bán tháo. Tuy nhiên, nhờ nền tảng thị trường tốt nên đã sự phục hồi dần trong các phiên giao dịch sau đó. GTVH trên sàn HOSE đạt 1.491 nghìn tỷ đồng tăng 30,7% so với năm 2015. Sàn UpCom đạt mốc 417 DNNY với mức tăng kỷ lục 168 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới. Sàn UpCom đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc thu hẹp thị trường tự do, qui tụ cổ phiếu về một đầu mối quản lý thống nhất. Hai SGD đã kết hợp để xây dựng chỉ số chung VNX-Allshare cho TTCK Việt Nam ra mắt vào ngày 24/10/2016 là bước đầu trong tiến trình hợp nhất 2 SGD.

Hình 3.3 thể hiện sự tăng trưởng GTVH trên GDP của TTCK Việt Nam qua các năm. Có thể thấy, sau gần 10 năm của thời kỳ “bùng nổ” thì GTVH/GDP của CPNY trên 2 Sở đã đạt mức ngang bằng năm 2007.


80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

GTVH/GDP

Hình 3.3. Giá trị vốn hóa thị trường trên GDP qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ ***


Giai đoạn 4 từ 2017-2019 (Giai đoạn thị trường tăng trưởng): Năm 2017 chỉ số VN-Index đạt đỉnh ngày 29/12 với 984,24 điểm, tăng hơn 43% so với năm 2016 - là mức tăng kỷ lục trong 10 năm. GTVH của cổ phiếu năm 2017 tăng mạnh mẽ lên 2.614,15 nghìn tỷ đồng, tăng 75,24% so với năm 2016 và gấp hơn 11 lần GTVH của cổ phiếu trên sàn HNX. HNX-Index lần đầu tiên đã vượt mốc 100 điểm sau 6 năm. Qui mô giao dịch trên sàn HNX cũng tăng lên mạnh mẽ với chỉ số HNX-Index duy trì mức tăng liên tục trong cả năm và đóng cửa phiên cuối năm đạt 116,86 điểm tăng hơn 45,8% so với năm 2016. Năm 2017 tiếp tục khẳng định vai trò của kiểm soát nội bộ và hoạt động quản trị công ty để đảm bảo chất lượng của thông tin công bố đối với tình hình hoạt động kinh doanh của DNNY. Điểm sáng của năm 2018 là tháng 9/2018 tổ chức FTSE Russell đưa TTCK Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp. Đồng thời, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất sau 10 năm. Trái ngược với tăng trưởng kinh tế, TTCK có đợt suy giảm, mặc dù thị trường từ tăng trưởng nóng 4 tháng đầu năm nhưng nhanh chóng tụt dốc trong tháng tiếp theo. Cụ thể, chỉ số VN- Index tăng 22,4% trong 4 tháng đầu và lập đỉnh cao nhất trong lịch sử 18 năm tại mức 1.204,33 điểm vào ngày 9/4 nhưng VN-index chỉ đạt 892,54 điểm vào ngày kết thúc năm tương ứng giảm 9,32% so với cuối năm 2017. Tương tự, diễn biễn của chỉ số HNX- index đạt mức cao nhất vào ngày 6/4 với 138,02 điểm và lao dốc thấp nhất vào ngày 5/7 với 96,39 điểm sau đó bình ổn dần và đạt mức 104,23 điểm vào phiên cuối năm giảm 10,8% so với năm 2017. Tuy nhiên, khối ngoại mua ròng kỷ lục trên cả ba sàn với tổng khối lượng khoảng 482 triệu chứng khoán tương đương 43,9 nghìn tỷ đồng, riêng sàn HOSE chiếm tới 93,8% tương ứng giá trị mua ròng 41,2 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, TTCK Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng tương đối tốt trước tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Thị trường cổ phiếu ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với phiên cuối năm chỉ số VN-index đạt 960,99 điểm tăng 7,7% so với năm 2018, chỉ số HNX-index đạt 102,51 điểm giảm 1,65% so với năm 2018. Thị trường Việt Nam giữ được lực hút với các NĐT nước ngoài khi mua ròng trên cả 2 sàn. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch giảm, sàn HOSE có GTGD giảm mạnh, trung bình phiên chỉ đạt 4,12 nghìn tỷ đổng, giảm 26,03% so với năm 2018. Tương tự trên sàn HNX, GTGD trung bình phiên chỉ đạt 0,409 nghìn tỷ đồng giảm 47,97% so với năm 2018.

Điểm sáng năm 2019, Luật Chứng khoán sửa đổi số 54/2019/QH14 được ban hành vào ngày 26/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật số 54/2019 đã có nhiều


điểm mới như qui định về việc thành lập SGDCK Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; nâng điều kiện về vốn điều lệ, cơ cấu cổ đông để trở thành công ty cổ phần đại chúng; bổ sung thẩm quyền cho UBCKNN trong việc giám sát và xử lý các giao dịch gian lận… Khung pháp lý chặt chẽ, minh bạch là tiền đề để thị trường phát triển trong các năm tới. Đồng thời, Chính phủ đã phê duyệt hai đề án quan trọng với mục tiêu tiếp tục cơ cấu toàn diện TTCK gồm: Đề án thành lập SGDCK Việt Nam và Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Mục tiêu đề án tăng qui mô thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa, hoạt động giao dịch, giảm rủi ro cho các NĐT.

TTCK Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm gần đây, đạt top tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với qui mô vốn hóa toàn thị trường tăng trưởng mạnh, thu hút dòng tiền lớn từ NĐT nước ngoài. Những thành tựu đạt được trong năm gần đây là bước đệm để thị trường tiếp tục quá trình tái cấu trúc, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý các hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán nhằm cải thiện hoạt động giao dịch và tăng thanh khoản của toàn thị trường; đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và các giải pháp để hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam.

3.1.2. Thực trạng cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu với 2 cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh năm 2000 và 9 cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Hà Nội năm 2005 cho đến nay đã có sự tăng lên mạnh mẽ cả chất và lượng của các CPNY trên cả 2 SGD. Quá trình phát triển của CPNY trên TTCK Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 từ năm 2000-2007: TTGDCK TP.Hồ Chí Minh bắt đầu với 2 mã cổ phiếu đầu tiên có số lượng CPNY khoảng 32,11 triệu cổ phiếu với GTVH khoảng 986 tỷ đồng. Đến năm 2005 tổng số lượng DNNY trên toàn thị trường là 41 công ty nhưng giá trị vốn hóa còn rất nhỏ chỉ chiếm 1,11% GDP (trong đó 9 công ty niêm yết với 150,06 triệu cổ phiếu tại TTGDCK Hà Nội và 32 công ty niêm yết tại TTGDCK TP.Hồ Chí Minh). Năm 2006, TTGDCK Hà Nội niêm yết mới 82 công ty và 3 công ty tự nguyện hủy niêm yết, số lượng CPNY là 87 mã tăng gần 10 lần so với năm 2005. TTGDCK TP.Hồ Chí Minh tăng 74 mã so với năm 2005 lên 106 CPNY. Sang đến năm 2007, số lượng các công ty niêm yết tiếp tục tăng, toàn thị trường có 250 CPNY. Trong giai đoạn đầu, số lượng CPNY tăng dần qua các năm nhưng vẫn rất dè dặt, số lượng CPNY còn rất khiêm tốn nhưng là giai đoạn chuẩn bị cho sự bùng nổ các năm tiếp sau.


Điểm nhấn trong giai đoạn này là GTVH toàn thị trường đạt 491 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,26% GDP - đây là mức tăng vượt trội của TTCK Việt Nam.

80%

800

60%

600

40%

400

20%

200

0%

0

CPNY

GTVH/GDP

GTVH/GDP (%)

Hình 3.4 mô tả biến động về số lượng CPNY và GTVH/GDP cho thấy có sự tương đồng về mức tăng GTVH với số lượng CPNY trong giai đoạn đầu nhưng giai đoạn sau, số lượng CPNY tăng ồ ạt nhưng GTVH không đạt mức tăng tương ứng.


Số lượng CPNY

Hình 3.4. Số lượng CPNY và GTVH/GDP qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ ***

Giai đoạn 2 từ năm 2008-2012 số lượng CPNY gia tăng nhanh chóng: Nhận thức được việc niêm yết trên thị trường tập trung là kênh huy động vốn hiệu quả, số lượng DNNY đã tăng vượt trội so với giai đoạn đầu. Toàn thị trường có 250 CPNY năm 2007 tăng lên 694 mã vào cuối năm 2011 nhưng chất lượng các CPNY được đánh giá không cao. Mặc dù số lượng CPNY tăng nhưng GTVH/GDP sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn này. Năm 2008-2009, chủ trương của UBCKNN đưa ra nhằm hạn chế hoạt động phát hành và niêm yết bổ sung bởi tăng số lượng CPNY phải đi kèm với chất lượng, tránh hiện tượng niêm yết ồ ạt gây thiệt hại cho NĐT và hạn chế sự phát triển của TTCK. Cuối năm 2009, toàn thị trường có 453 DNNY với tổng giá trị niêm yết đạt 141,35 nghìn tỷ đồng tăng hơn 40% so với năm 2008. Sàn HNX có 257 DNNY tập trung chủ yếu vào 2 ngành tài chính và công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượt là 41,16% và 34,36%. Sàn HOSE có 196 DNNY với GTVH đạt 494 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 191,8% so với năm 2008. Năm 2010, mặc dù tính hình kinh tế khó khăn nhưng số lượng DNNY tăng cao nhất kể từ thời điểm thành lập TTCK Việt Nam nhưng giá trị niêm yết giảm so với năm 2009. Tổng số lượng CPNY trên 2 SGD là 642 công ty có GTVH chiếm khoảng 33,52% GDP. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi TTCK thế giới đến đầu quý


3 TTCK tụt dốc khá mạnh, giá trị thị trường của cổ phiếu giảm đáng kể. Số lượng CPNY năm 2011 không tăng nhiều như các năm trước, trên sàn HOSE niêm yết mới 30 công ty nhưng một số công ty có qui mô lớn như: Ngân hàng TMCP Quân đội - MBB niêm yết 730 triệu cổ phiếu. Số lượng DNNY mới trên sàn HNX là 29 công ty, hủy niêm yết 3 công ty, nâng tổng số lên 393 DNNY với giá trị niêm yết đạt 79,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 chứng kiến mức đáy sâu nhất trong lịch sử của sàn HNX, chỉ có 19/393 mã cổ phiếu tăng giá so với cuối năm 2010 và 269/393 mã có giá giao dịch nhỏ hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tương tự, sàn HOSE có 157 mã cổ phiếu có giá bình quân thấp hơn mệnh giá, chiếm hơn 50% tổng số CPNY trên sàn này. Chất lượng CPNY ngày càng thấp, GTVH sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2012 bắt đầu thanh loại những cổ phiếu chất lượng kém, không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả với 11 cổ phiếu hủy niêm yết trên sàn HNX và 9 công ty trên sàn HOSE.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

760

740


720


700


680


660


640


620

2011

2012

2013

2014 2015

2016 2017

2018

2019

Giá GD nhỏ hơn MG

Giá GD lớn hơn MG

Số lượng CPNY

Tỷ lệ % CPNY có giá GD nhỏ hơn MG

Số lượng CPNY

Hình 3.5 thống kê tổng số lượng cổ phiếu trên 2 sàn và phân chia tỷ trọng cổ phiếu thành 2 loại: giá thị trường lớn hơn mệnh giá và giá thị trường thấp hơn mệnh giá.


Hình 3.5. Biến động cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX qua các năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ ***

Giai đoạn 3 từ 2013-2016: Số lượng CPNY chững lại và thị trường bắt đầu có sự thanh lọc những cổ phiếu kém chất lượng. Năm 2013-2016 hàng loạt các công ty bị buộc hủy niêm yết hoặc hủy niêm yết tự nguyện và chuyển qua sàn giao dịch UpCom với điều kiện niêm yết ít khắt khe hơn. Chất lượng của các DNNY dần tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có lãi trên 1.000 tỷ đồng như VIC, GAS, VCB, CTG… Tuy nhiên, số lượng các công ty có giá giao dịch dưới mệnh giá tiếp tục tăng lên 272 công ty trên sàn HNX và trên sàn HOSE là 144 công ty. Do đó,


số lượng cổ phiếu hủy niêm yết trong năm 2013 tăng mạnh, trên sàn HOSE có 11 mã hủy niêm yết và sàn HNX có 26 mã hủy niêm yết. Năm 2014, số lượng cổ phiếu hủy niêm yết là 30 mã. Sàn HOSE có 5 trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết trong đó có 4 trường hợp do hoạt động kinh doanh khó khăn dẫn đến bị lỗ vượt vốn, 1 trường hợp hủy niêm yết tự nguyện để tái cấu trúc công ty. Nhìn chung, việc hủy niêm yết đã giảm đáng kể so với năm trước. Giá trị vốn hóa của các DNNY có sự tăng lên đáng kể từ cuối năm 2015. Năm 2016, trước những biến động đa chiều của nền kinh tế Việt Nam, kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNY cũng có biến động đáng kể. Trên sàn HNX có 89,5% DNNY hoạt động kinh doanh có lãi với tổng giá trị lãi đạt 16,04 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2015 nhưng 10,5% số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ với tổng giá trị lỗ tăng 217% so với năm 2015. Số lượng các DNNY tăng thêm 15 công ty nhưng 16 công ty hủy niêm yết bao gồm trường hợp hủy bắt buộc và tự nguyện. Cuối năm 2016, sàn HNX có 376 DNNY với tổng giá trị niêm yết xấp xỉ 109,8 nghìn tỷ đồng và GTVH đạt 151,8 nghìn tỷ đồng. Sàn HOSE tăng thêm 19 CPNY mới có GTVH lớn như: NVL, TCH, SCR…. đặc biệt cổ phân hóa thành công Sabeco là 1 trong 3 công ty có GTVH lớn nhất trong năm và đáng kể đến thương vụ thoái vốn Nhà nước tại CTCP sữa Việt Nam được cho là thương vụ chuyển nhượng lớn nhất Đông Nam Á trong năm 2016. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện những cổ phiếu được cho là “lạ thường” với giá trị “ảo” gây tổn hại cho các NĐT như trường hợp mã cổ phiếu MTM hay ROS.

3,500 3,283450

3,000

2,879

400

2,616

350

2,500

300

2,000

250

1,490

1,500

200

1,145

983

150

1,000

841

654

449

100

500

84

87

107

136

153

152

223

192

192

50

-

0

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

SLCP_HNX

SLCP_HOSE

GTVH_HNX

GTVH_HOSE

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Số lượng CPNY

Hình 3.6 thể hiện biến động của GTVH và số lượng CPNY trên sàn HNX và HOSE trong giai đoạn 2011-2019.


Hình 3.6. Giá trị vốn hóa và số lượng CPNY trên sàn HOSE và sàn HNX

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ ***


Khái quát GTVH có thể thấy sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam qua các năm và mức tăng mạnh mẽ năm từ 2017 đến 2019. GTVH trên sàn HOSE và sàn HNX có sự chênh lệch lớn trong khi số lượng CPNY trên 2 sàn không có sự chênh lệch đáng kể. Chất lượng hàng hóa có sự khác biệt lớn giữa 2 sàn nên việc xây dựng chỉ số chung cho toàn thị trường để đánh giá sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam là điều cần thiết.

Giai đoạn 4 từ 2017-2019: Sau giai đoạn thị trường thanh lọc các cổ phiếu kém chất lượng, giai đoạn 2017-2019 CPNY duy trì được mức tăng về cả số lượng và chất lượng. Năm 2017 có 31 mã CPNY mới, tiếp tục cổ phần hóa thành công các DNNN có giá trị niêm yết lần đầu trên 1.000 tỷ đồng như: PLX, BHN, BWE... Đồng thời, TTCK đón nhận thêm rất nhiều CPNY có chất lượng tốt như VRE, VPB, VJC… và đặc biệt có 3 CTCK niêm yết mới là VCSC, VNDS, FPTS có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất năm 2017. Các thương vụ thoái vốn lớn của Nhà nước trong năm 2017 đều được chuyển nhượng cho các tổ chức nước ngoài. Thương vụ thoái vốn Vinamilk và Sabeco đã giúp Nhà nước thu về khoảng 112 nghìn tỷ đồng. Năm 2018 sàn HOSE có 6 doanh nghiệp hủy niêm yết và thêm 35 doanh nghiệp niêm yết mới, tăng GTVH xấp xỉ 90 nghìn tỷ đồng, với nhiều mã cổ phiếu có GTVH lớn như VHM, TCB, HDB, TPB, GEX, VPI… Trong 373 DNNY có 329 doanh nghiệp kinh doanh có lãi và 44 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong năm 2018. GTVH lớn và hoạt động kinh doanh hiệu quả đã dần cải thiện chất lượng hàng hóa trên sàn HOSE. Sàn HNX có thêm 10 DNNY mới và hủy bắt buộc 18 doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu niêm yết, tổng số DNNY trên sàn HNX là 376 với giá trị niêm yết khoảng 127 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2017. Kết quả kinh doanh tương đối lạc quan với 337 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tổng lãi tương đương 21,1 nghìn tỷ đồng với đóng góp chính từ ngành tài chính, ngành công nghiệp và 39 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tương đương giá trị 1,01 nghìn tỷ đồng (giảm 15,3% so với năm 2017). Năm 2019, sàn HOSE có 13 cổ phiếu niêm yết mới và 8 cổ phiếu bắt buộc hủy niêm yết; sàn HNX có thêm 10 cổ phiếu niêm yết mới và hủy bắt buộc 20 cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu năm 2019 là trên hai sàn là 743 mã ít hơn so với năm 2018 nhưng số cổ phiếu có giá giao dịch dưới mệnh giá là 287 mã tương ứng chiếm 38,63%. Số liệu cho thấy có sự chênh lệch lớn về chất lượng của CPNY trên thị trường nói chung và chênh lệch giữa hai SGDCK cũng rất lớn khi GTVH trên sàn HNX là 192,03 nghìn tỷ đồng chỉ bằng 5,85% so với GTVH của sàn HOSE.

Có thể thấy, TTCK Việt Nam đang bỏ qua rất nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn, hoạt động hiệu quả có thể giúp tăng qui mô vốn hóa thị trường, cải thiện chất

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí