Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ANAO

Văn phòng Kiểm toán quốc gia Úc

GAO

Văn phòng Giải trình Trách nhiệm Hòa Kỳ

INCOSAI

Hội nghị Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao

INTOSAI

Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao

NAO

Văn phòng Kiểm toán quốc gia Anh

NPM

Mô hình quản trị công mới

NZAO

Văn phòng Kiểm toán quốc gia New ZeaLand

OECD

Các quốc gia Khối hợp tác Kinh tế và Phát triển chung Châu Âu

SAI

Cơ quan Kiểm toán tối cao

ISSAI

Chuẩn mực Kiểm toán quốc gia

SAV

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Tổng KTNN

Tổng kiểm toán

KTV

Kiểm toán viên Nhà nước

Luật KTNN

Luật Kiểm toán Nhà nước

BCKT

Báo cáo kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các giai đoạn chuyển đổi mô hình kiểm toán. 6

Bảng 2.1. Phân loại nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động

.............................................................................................................................................. 52

Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình và kết quả kiểm toán của SAV giai đoạn 2005 - 2013 70

Bảng 4.2. Quá trình thay đổi chức năng của SAV giai đoạn 2005 - 2014 74

Bảng 4.3. Phân loại tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm toán của SAV giai đoạn 2005-2013 76

Bảng 4.4. Nguyên nhân hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng trong BCKT dự án 85

Bảng 4.5. Nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng trong BCKT Chuyên đề Đất 88

Bảng 4.6. Thang đo nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội 111

Bảng 4.7. Thang đo nhóm nhân tố khả năng của SAV 112

Bảng 4.8. Thang đo nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động 112


Bảng 4.9. Thang đo phát triển kiểm toán hoạt động 113

Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường kinh tế, chính trị và xã hội. 114

Bảng 4.11. Kiểm định độ tin cậy của thang đo khả năng của SAV 114

Bảng 4.12. Kiểm định độ tin cậy của thang đo đặc điểm hoạt động 115

Bảng 4.13. Kiểm định độ tin cậy của thang đo phát triển kiểm toán hoạt động 115

Bảng 4.14. Kết quả EFA thang đo nhân tố môi trường 116

Bảng 4.15. Kết quả EFA thang đo khả năng của SAV 117

Bảng 4.16. Kết quả EFA thang đo đặc điểm hoạt động đơn vị được kiểm toán 117

Bảng 4.17. Kết quả EFA thang đo phát triển kiểm toán hoạt động 118

Bảng 4.18. Ký hiệu các biến nghiên cứu 119

Bảng 4.19. Trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố ảnh hưởng 120

Bảng 4.20. Các nhân tố tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động 121

Bảng 4.21. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố chính trị 123

Bảng 4.22. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố kỹ năng của KTV 125

Bảng 4.23. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố khả năng của SAV 126

Bảng 5.1. Mức độ tác động và hạn chế của các nhân tố 132


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình khái niệm kiểm toán hoạt động của Pollitt & cộng sự (1999) 46

Hình 2.2. Khung phân tích - mô hình đầu vào, đầu ra 47

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động 65

Hình 4.1. Xu hướng phát triển mở rộng của SAV giai đoạn 2005 - 2013. 71

Hình 4.2. Các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động 119

Hình 4.3. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động 127

Hình 5.1. Mô hình phát triển kiểm toán hoạt động 136


PHẦN GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài.

Kiểm toán hoạt động bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực công ở một số quốc gia thuộc OECD từ cuối những năm 1960 và phát triển nhanh đầu những năm 90 cùng với những cải cách sâu, rộng trong quản trị công tại các quốc gia này. Trong số đó, một số quốc gia được cho là thành công trong việc thực hiện kiểm toán hoạt động chẳng hạn Mỹ, Anh, Canada, Úc, Hà Lan nhưng tiến trình và mô hình phát triển có nhiều điểm khác biệt (Pollitt & cộng sự 1999). Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khảo sát thực tiễn hình thành và phát triển loại hình kiểm toán này nhằm tìm hiểu bản chất và xây dựng lý thuyết về kiểm toán hoạt động. Theo Lonsdale & cộng sự (2011), đến nay, chúng ta đã gần hiểu biết đầy đủ về kiểm toán hoạt động và hầu hết các SAI trên thế giới đều thừa nhận rằng phát triển kiểm toán hoạt động trong

lĩnh vực công1 là một nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng kỳ vọng của công chúng. Ngoài

ra, kiểm toán hoạt động có thể đóng góp giá trị tăng thêm qua việc thực hiện hai mục tiêu kiểm toán hoạt động cơ bản là nâng cao trách nhiệm giải trình và giúp đơn vị được kiểm toán cải tiến hiệu quả hoạt động. Nhiều SAI khác cũng đã áp dụng lý thuyết kiểm toán hoạt động vào trong chức năng của mình, nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể triển khai và phát triển thành công loại hình kiểm toán này. Thống kê các nghiên cứu học thuật về kiểm toán hoạt động được công bố tính đến tháng 7 năm 2009, có gần 400 bài báo, nghiên cứu liên quan đến kiểm toán hoạt

động2, nhưng chỉ có một số ít khám phá và giải thích sự hình thành và phát triển

kiểm toán hoạt động. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội; cải cách quản trị công; những yếu kém trong quản lý và sử dụng nguồn lực công và khả năng của SAI, những thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Nhìn chung, những nghiên cứu trước chủ yếu tập trung khảo sát sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động tại các nước OECD – là những quốc gia có nhiều khác biệt về thể chế


1 Thuật ngữ “Lĩnh vực công” trong luận án này được sử dụng theo quy định của Luật KTNN có ý nghĩa tương tự “Khu vực công”.

2 Kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công trong luận án này có ý nghĩa tương đương và được sử dụng thay thế lẫn nhau


chính trị, kinh tế và xã hội với Việt Nam - quốc gia đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình các nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động. Phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại tìm hiểu và giải thích vai trò ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công qua nghiên cứu định tính.

Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, kiểm toán hoạt động đã thừa nhận chính thức trong Luật KTNN năm 2005. Năm 2007, nhận sự hỗ trợ chuyên môn từ dự án GTZ, SAV đã tổ chức triển khai độc lập một cuộc kiểm toán hoạt động trong dự án bao gồm 15 chủ đề kiểm toán được xây dựng. Sau đó, nội dung kiểm toán hoạt động thuộc dự án này đã phải tạm dừng, đến năm 2007, SAV lần đầu tiên bổ sung thêm mục tiêu kiểm toán đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu3 trong các cuộc kiểm toán hàng năm4. Theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2013-2017 sẽ tiếp tục triển khai loại hình kiểm toán này. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến chủ đề này được công bố, trong khi đó, SAV đang triển khai thực hiện loại hình kiểm toán này trên thực tế một cách độc lập.

Vậy, động cơ nào thúc đẩy các SAI quyết định mở rộng chức năng từ kiểm toán truyền thống (kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính) sang kiểm toán hoạt động, chúng phụ thuộc nhân tố nào, đâu là xu hướng phát triển chung của loại hình kiểm toán này, liệu lý thuyết kiểm toán hoạt động đến từ các quốc gia phát triển có thể áp dụng phù hợp cho các quốc gia đang phát triển có nhiều khác biệt về kinh tế, chính trị - xã hội như Việt Nam không?.

Xuất phát từ khoảng trống trong lý thuyết và nhu cầu thực tiễn, việc khảo sát lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam sẽ đóng góp thêm hiểu biết tại sao SAV mở rộng chức năng sang kiểm toán hoạt động, nhưng quá trình triển khai tổ chức thực hiện bị gián đoạn và chậm phát triển?.


3 Hiện nay chưa có định nghĩa đầy đủ để phân biệt thuật ngữ “hữu hiệu” và “hiệu lực”. Thuật ngữ hữu hiệu được sử dụng nhiều trong các giáo trình kiểm toán hoạt động ở Việt Nam nhưng thuật ngữ “hiệu lực” được sử dụng có ý nghĩa tương đương tại các văn bản quy định của SAV. Vì vậy, trong luận án này, hai thuật ngữ trên được sử dụng có vai trò tương đương.

4 Công văn số 22/KTNN-TH của Tổng KTNN ngày 12/01/2007 hướng dẫn xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm lần đầu tiên bổ sung mục tiêu đánh giá tinh kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.


Nhân tố nào thúc đẩy việc SAV tìm kiếm thêm chức năng mới này,và nhân tố nào cản trở sự phát triển của loại hình kiểm toán này trên thực tế. Liệu các phát hiện trong các nghiên cứu trước có phù hợp với bối cảnh phát triển kiểm toán hoạt động ở Việt Nam hay không?.

Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu chung: Khám phá các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển kiểm toán hoạt động của một số quốc gia trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này;

Xác định trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam;

Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong SAV.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được bốn mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sau giúp xác lập quy trình nghiên cứu của luận án:

Q1: Tại sao một số SAI trên thế giới chuyển đổi chức năng từ kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán truyền thống) sang kiểm toán hoạt động?.

Q2: Nhân tố nào ảnh hưởng5 đến sự xuất hiện kiểm toán hoạt động trong lĩnh

vực công ở Việt Nam?.

Q3: Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực công hiện nay ở Việt Nam đang ở giai đoạn nào so với thế giới?.

Q4: Những nhân tố nào cản trở sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.


5 Thuật ngữ “ảnh hưởng” trong luận án này có ý nghĩa ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên, thuật ngữ “tác động” nhằm chỉ các nhân tố có mối tương quan tới việc phát triển kiểm toán hoạt động.


Q5: Nhân tố nào tác động đến việc phát triển6 kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong luận án này là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng, không nghiên cứu kiểm toán hoạt động trong các doanh nghiệp, các tổ chức khác.

Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khảo sát sự hình thành và phát triển cũng như khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình này qua việc kết hợp ba phương pháp thu thập dữ liệu (i) phân tích tài liệu, báo cáo kiểm toán; (ii) khảo sát tình huống kiểm toán, (iii) phỏng vấn sâu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bước tiếp theo. Các nhân tố được xác định trong bước nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới việc phát triển kiểm toán hoạt động. Quy trình nghiên cứu trình bày hình bên dưới.


6 Phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công trong luận án này chính là khả năng và mong muốn của SAV có thể triển khai độc lập các cuộc kiểm toán hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động cũng có nghĩa là các nhân tố tác động tới việc triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập.


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết nền tảng về kiểm toán hoạt động và các nghiên cứutrước liên quan



NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

1. Thu thập dữ liệu từ báo cáo kiểm toán, tài liệu liên quan, khảo sát tình huống, phỏng vấn sâu chuyên gia.

2. Phân tích và thảo luận kết quả khảo sát so với cơ sở lý thuyết.

3. Khám phá, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động để dựa vào đó tiến hành nghiên cứu định lượng.


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động

1. Thiết kế và khảo sát thử Bảng câu hỏi

2. Xác định đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

3. Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời

4. Xử lý dữ liệu

5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’Alpha) và giá trị bằng EFA

6. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố qua mô hình hồi quy bội



ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Kết quả nghiên cứu định tính + kết quả nghiên cứu định lượng


Quy trình nghiên cứu của luận án


Đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý thuyết:

+ Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình này;

+ Qua nghiên cứu định tính cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng có 33 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam;

+ Qua nghiên cứu định lượng, phát hiện 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán hoạt động, chúng bao gồm (i) nhân tố chính trị; (ii) nhân tố khả năng của SAV; (iii) nhân tố kỹ năng KTV và (iv) nhân tố kinh tế (trong đó, có 3 nhóm nhân tố thúc đẩy và nhân tố kinh tế là lực cản);

+ Phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu này là khả năng và tốc độ phát triển kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố nội tại (khả năng của SAV, kỹ năng KTV) nhiều hơn các nhân tố bên ngoài (nhân tố chính trị, kinh tế);

+ Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp bổ sung bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển, mức độ minh bạch và giải trình trách nhiệm thấp, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ có “cầu” kiểm toán hoạt động cao hơn nhưng kiểm toán hoạt động chậm phát triển, do khả năng “cung” về kiểm toán hoạt động thấp.

- Về phương diện ứng dụng: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (nền kinh tế chuyển đổi) cùng với những hạn chế và những thách thức mà SAV phải đối mặt khi triển khai kiểm toán hoạt động tương ứng với từng nhân tố đã xác định. Kết quả nghiên cứu này sẽ gợi ý cho lãnh đạo trong SAI lựa chọn xây dựng chiến lược phát triển loại hình kiểm toán này một cách phù hợp với khả năng hiện có của mình.

Cấu trúc luận án

Luận án gồm năm chương, trình bày theo thứ tự và nội dung chính sau đây:

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí