CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
3.1. NHẬN ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN
3.1.1. Điểm mạnh
- Thành phố Đà Nẵng có vị trí là cửa ngõ chào đón khách du lịch quốc tế đến với con đường di sản miền Trung.
- Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
- Thành phố Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; tập trung nhiều cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế; có nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng.
- Thành phố Đà Nẵng là nơi tổ chức lễ hội bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, đây là một điểm nhấn nhằm tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh du lịch thành phố.
- Thành phố Đà Nẵng có nguồn lao động dồi dào là những công dân trẻ của thành phố.
- Thành phố Đà Nẵng đang có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch với những ưu đãi và hỗ trợ từ phía chính quyền.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Khai Thác Loại Hình Du Lịch Sự Kiện Tại Đà Nẵng
- Một Số Công Ty Chuyên Chở Khách Du Lịch Tại Tp.đà Nẵng
- Cuộc Thi Dù Bay Quốc Tế Đà Nẵng Từ Năm 2012-2013
- Tăng Cường, Khuyến Khích Các Chuyến Bay Quốc Tế Đi- Đến Đà Nẵng
- Kiến Nghị Với Ubnd Thành Phố Đà Nẵng
- Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 15
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
- Thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang được xem là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.
- Thành phố Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm của đối tượng khách du lịch MICE trên toàn thế giới.
3.1.2. Điểm yếu
- Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô còn nhỏ nên không thể khai thác nhiều đường bay quốc tế đến thẳng thành phố Đà Nẵng.
- Thành phố Đà Nẵng thiếu những trung tâm tổ chức hội nghị và những trung tâm hội chợ - triển lãm lớn với sức chứa từ 5.000 khách. [32]
- Thành phố Đà Nẵng tuy đã có những cố gắng nhưng vẫn chưa xây dựng được chiến lược hiệu quả nhằm quảng bá tiềm năng loại hình du lịch MICE tại thành phố.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch còn yếu.
- Một số quy định về du lịch còn chưa hợp lý của chính quyền đã gây cản trở trong việc phát triển du lịch sự kiện.
- Tại thành phố Đà Nẵng, một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm trễ và gây mất thời gian.
- Thành phố Đà Nẵng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện.
- Thành phố Đà Nẵng chưa xây dựng được những sản phẩm và chương trình riêng biệt cho từng thị phần khách du lịch sự kiện.
3.1.3. Cơ hội
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng lớn để phát triển loại hình sự kiện với mức tăng trưởng cao trong những năm vừa qua: Úc tăng trưởng 144%; Fiji tăng trưởng 140%; Thái Lan tăng trưởng 69%; Hàn Quốc tăng trưởng 18%...
- Việc phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường du lịch sự kiện của các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành và các hãng vận chuyển đang dẫn đến sự hình thành của một tập đoàn kinh doanh các sản phẩm du lịch sự kiện tại Việt Nam.
- Thành phố Đà Nẵng được khách du lịch MICE trên thế giới biết đến như một điểm đến mới, an toàn và thân thiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho các cuộc nghị, hội thảo.
3.1.4. Thách thức
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa những quốc gia đang khai thác thị trường sự kiện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Việt Nam.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về phương diện thu hút đối tượng khách du lịch sự kiện.
- Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng chưa có thị trường khách du lịch sự kiện thân thiết và chưa có danh tiếng trên thị trường du lịch sự kiện thế giới.
3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020
Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục, nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế
toàn cầu đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng doanh thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Mặc d đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010 (34,8%) và năm 2011 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).
hách du lịch trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là thế hệ sinh năm 1977 đến 1993. Họ có thói quen phản hồi về chất lượng dịch vụ qua các mạng xã hội và đến năm 2020 sẽ là những nhà lãnh đạo, quản lý và lực lượng tiêu d ng chính. Xu hướng đi du lịch sẽ là theo hoạt động hơn là theo điểm đến; du lịch nội v ng đến các điểm đến gần.Vì vậy, các điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ cần có chiến lược phát triển du lịch ph hợp. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh; các sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh được chú trọng cũng đặt ra yêu cầu đối với công tác quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn hóa ngành du lịch.
Thực trạng và xu hướng du lịch thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du lịch nội v ng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc th nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiếp cận từ bên ngoài.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, dự báo xu hướng du lịch thế giới cũng như cơ hội, thách thức đối với du lịch Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất đối với ngành du lịch Việt Nam như: đề cao vai trò phát triển du lịch; kiện toàn tổ chức bộ máy ngành du lịch, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, áp dụng chính sách tài chính, marketing điểm đến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư, quản lý phát triển du lịch bền vững.
3.2.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch của Việt Nam và Đà Nẵng
3.2.2.1. Dự báo nhu cầu khách du lịch của Việt Nam
- Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4% năm và nội địa 5,7% năm.
- Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 7% năm, nội địa là 5,1% năm.
- Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3% năm.
- Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1% năm.
- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.
- Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%.
- Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có
580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động trong đó 620 ngàn lao động trực tiếp ; năm 2020 là 2,9 triệu trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp ; năm 2025 là 3,5 triệu trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp ; năm 2030 là 4,7 triệu trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp. [53]
3.2.2.2. Dự báo nhu cầu khách du lịch đến Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Định hướng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được Tổng cục Du lịch xác định khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của v ng để phát triển du lịch biển, đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đồng thời, sẽ đầu tư xây dựng các đô thị du lịch hiện đại, các khu, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp.
Phấn đấu đến năm 2020, du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam.
Đến năm 2020, v ng Duyên hải Nam Trung Bộ phấn đấu thu hút khoảng 14 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 4,5 triệu lượt. Đến năm 2030, vùng thu hút khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 7,5 triệu lượt.
Dựa vào các căn cứ, dự báo mức tăng trưởng của du lịch v ng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định: “Để phát huy các yếu tố thuận lợi của v ng cũng như bảo đảm tính khả thi cao, cần phát triển đồng thời du lịch biển, đảo, du lịch văn h a, du lịch sinh thái, trong số đ lấy du lịch biển, đảo làm mũi nh n và du lịch văn h a với hạt nhân là các giá trị văn h a Chămpa, Sa Huỳnh, văn h a các dân tộc Đông Trường Sơn, văn h a dân cư v ng biển và các di tích gắn với lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch đ c thù cho vùng và cho t ng địa phương trong v ng”.
Cũng theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, từ nay đến năm 2030, v ng đầu tư phát triển 3 đô thị là Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Thiết trở thành các đô thị du lịch hiện đại; trùng tu, tôn tạo đô thị cổ Hội An thành đô thị du lịch văn hóa điển hình…
Dự báo một số ch tiêu c thể đối với Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Năm 2015 thu hút 3,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 7,3 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 7,4% năm và nội địa 7,0% năm.
- Năm 2020 thu hút 4,3 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 9,8 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 6,8% năm, nội địa là 6,1% năm.
- Năm 2025 thu hút 5,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6,2% và 5,0% năm.
- Năm 2030 thu hút 7,6 triệu lượt khách quốc tế và 16,0 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,5% và 5,1% năm. [54]
3.2.2.3. Dự báo nhu cầu khách du lịch đến Đà Nẵng
- Năm 2015 thu hút 1,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 2,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 11,0% năm và nội địa 7,0% năm.
- Năm 2020 thu hút 1,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 3,3 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 10,4% năm, nội địa là 5,7%/năm.
- Năm 2025 thu hút 2,3 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 4,2 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,7% năm và 5,0% năm.
- Năm 2030 thu hút 2,8 triệu lượt khách quốc tế và 5,4 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 4,5% năm và 5,1% năm. [54]
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG
3.3.1. Định hướng chung
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của miền Trung và của cả nước, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Vì vậy, tầm nhìn của thành phố trong thời gian tới là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn trong cả nước có cơ cấu kinh tế hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững đồng thời là hạt nhân gắn kết các địa phương trong khu vực để cùng nhau phát triển. Tập trung phát triển du lịch một cách đồng bộ để trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
3.3.2. Các định hướng cụ thể
Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, cố gắng phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây Nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng xây dựng một cách đồng bộ, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm du lịch biển quốc tế như: xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc thù với các dịch vụ thể thao trên biển, cáp treo…; phát triển khu vực Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn, chất lượng cao; xây dựng khu Làng Vân, Nam Ô thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn; phát triển vẹt ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước, vệt đường Phạm Văn Đồng và ven biển khu vực Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, hình thành các khu phức hợp, dịch vụ, mua sắm, nhà hàng, giải trí…; phát triển một số khách sạn lớn tại trung tâm thành phố và hai bên sông Hàn, khu đảo xanh và xây tượng đài Quảng trường 2 tháng 9…
Phát triển các dịch vụ giải trí, ưu tiên giải trí cao cấp như: casino, sân golf, thể thao giải trí trên biển (thuyền bồm, lướt sóng, lặn biển; xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng nóng; phát triển các tour, tuyến du lịch mới… Nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hoá - sinh thái đặc thù; phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng công viên, vườn cây xanh, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động… Xây dựng phố đi bộ, phố ẩm thực, phố du lịch, các dịch vụ giải trí về đêm phong phú để thu hút và phục vụ du khách. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái sông Hàn, tàu du lịch cao tốc, du thuyền, nhà hàng nổi, tour du lịch sinh thái sông Cu Đê - Trường Định…
Xây dựng các sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo, du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng biển… Chú trọng tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hoá - lịch sử - du thuyền truyền thống của địa phương theo định kỳ.
3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
Bên cạnh những thế mạnh, những điều kiện thuận lợi thì những hạn chế, khó khăn trong việc khai thác phát triển du lịch sự kiện ở Đà Nẵng đâng đặt ra cho ngành du lịch địa phương những thách thức to lớn. Từ thực tế về các sự kiện và phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng trong những năm tới, nhằm góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, cần xem xét thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
3.4.1. Phát huy vai trò của Trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng
Do những tính chất đặc thù của thị trường khách sự kiện hoàn toàn khác biệt so với thị trường du lịch thông thường mà thị trường khách sự kiện cần tổ chức chuyên nghiệp đứng ra để điều phối các hoạt động, sao cho phát triển xứng với tiềm năng, để sản phẩm không chỉ đảm bảo đúng yêu cầu mà còn đạt mức sáng tạo, hấp dẫn.
Chính thức hoạt động vào ngày 14/6/2011, Trung tâm tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng ngoài việc xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch. Làm đầu mối tổ chức các sự kiện, lễ hội về văn hóa, thể thao, du lịch do UBND thành phố và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao. Trung tâm nên xúc tiến quảng bá thu hút du lịch sự kiện ra nước ngoài, hoạch định chính sách chiến lươc đẩy mạnh phát triển du lịch sự kiện cũng như đề xuất những kiến nghị lên các cơ quan chức năng để tháo gỡ nhanh chóng những vướng mắc, liên kết các doanh nghiệp trong lĩnh vực sự kiện để tránh khỏi những cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
3.4.2. Đầu tư xây dựng trung tâm Hội nghị, triển lãm, liên hợp thể thao
Theo các chuyên gia về du lịch, để phát triển loại hình du lịch sự kiện, cần phải có trung tâm hội nghị, triển lãm đủ lớn (với sức chứa ít nhất vài ngàn người) và mang tầm quốc tế nhưng Đà Nẵng vẫn đang thiếu Trung tâm hội nghị, triển lãm trầm trọng. Hiện nay, việc tổ chức các đoàn khách trên 1000 người cũng là vấn đề với những tổ chức làm du lịch tại Đà Nẵng
Nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng để tổ chức các kỳ họp quốc tế lớn và các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị của thành phố. Đây cũng là trung tâm Hội nghị cho cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Giao cho trung tâm quản lý sự kiện Đà Nẵng quản lý.
Trung tâm Hội nghị này phải có sức chức trên 1000 người cùng với một không gian kiến trúc thoáng rộng, đầy đủ trang thiết bị hội nghị, hội thảo, triển lãm…đạt tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống âm thanh, thông tin liên lạc, biên dịch…
Quy hoạch để đầu tư xây dựng trung tâm. Trong đó việc xác định vị trí xây dựng là rất quan trọng, phải gần sân bay, cơ sở lưu trú và nhà hàng để thuận tiện