Phương Pháp Nghiên Cứu Lý Thuyết Được Sử Dụng Để

Xác định vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn), qua đó xác định nội dung kiến thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học lịch sử.

Đề xuất một số biện pháp, hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử.

Tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, những thành tựu nghiên cứu mới về lí luận giáo dục, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà nghiên cứu khoa học , giáo dục lịch sử, nghiên cứu lịch sử.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng để

Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của bộ GD&ĐT, của các cấp ngành có liên quan đến đề tài. Các công trình của các tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet…về các vấn đề có liên quan đến giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS.

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

- Quan sát, điều tra thu thập thông tin về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học lịch sử: điều tra bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh ở trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Hà Đông - Hà Nội.

- Sưu tầm các tàu liệu có liên quan đến đề tài

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 3


15

- Thực nghiệm sư phạm các biện pháp và hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biên, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 để minh chứng cho tính đúng đắn, khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề ra.

7. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 12, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử, phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường THPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

8. Ý nghĩa của luận văn

8.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận, khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh Trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử. Đồng thời, đề tài đề xuất những phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử cho học sinh lớp 12 nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp, đặc biệt đối với giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông nói chung, ở Hà Nội nói riêng.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông.

Chương 2: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông.


16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm “ý thức” và “giáo dục ý thức”

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Giáo dục là khái niệm cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục học.

Về bản chất: giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người.

Về hoạt động: giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.

Về mặt phạm vi: giáo dục được hiểu là quá trình sư phạm. Quá trình sư phạm là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường tới học sinh nhằm giúp học sinh nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách.[16.tr.12]

Như vậy, “giáo dục ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan, hình thức thông qua quá trình giáo dục ý thức con người. Như ý thức về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ Quốc. Giáo dục ý thức chính là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách quan cho con người” [34.tr. 38-43].



17

1.1.1.2. Khái niệm “chủ quyền biển, đảo”

Chủ quyền là “Quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo”[15]

Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Vì vậy, “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Một số khái niệm nằm trong khái niệm chủ quyền biển, đảo tổ quốc. Nội thủy: “Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Công ước Luật Biển

1982, nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở, dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý như vùng nước hồ, ao, sông ngòi trong lục địa và thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối của quốc gia ven biển”. [1.tr.87]

Lãnh hải: “là vùng biển nằm giữa nội thủy và vùng biển thuộc quyền chủ quyền (vùng tiếp giáp) và có chiều rộng là ≤ 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Ranh giới bên trong của lãnh hải là đường cơ sở của quốc gia ven biển, còn ranh giới ngoài của lãnh hải là đường song song với đường cơ sở và có chiều


18

rộng bằng chiều rộng lãnh hải của quốc gia này đã được chính thức công bố. Đây là đường biên giới quốc gia trên biển, có ý nghĩa giới hạn chủ quyền của quốc gia ven biển”.[1.tr.101]

Lãnh hải rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hãi.

Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Vùng đặc quyền kinh tế: là một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Thềm lục địa: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nếu nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách


19

đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

Bảo vệ “chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” chính là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

Như vậy, “giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo” là giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ Quốc và giáo dục cho các em ý thức cần phải bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thời đại hiện nay.

1.1.2. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường Phổ thông

Mục tiêu của chương trình Lịch sử THPT nói chung và của chương trình Lịch sử lớp 12 nói riêng được xác định dựa trên mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được quy định trong luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Theo đó, khoản 4, điều 27 quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động…”

Môn Lịch sử có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách cá nhân, do vậy, cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam coi Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong nhà trường phổ thông. Mục tiêu chung của môn học này là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Trên cơ sở đó, giúp hình thành thế giơi quan, nhân sinh quan khoa học cho các em; giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành các năng lực tư duy hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong


20

đời sống xã hội, có hoài bão góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể mục tiêu của môn Lịch sử THPT được xác định là:

Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở bậc THCS.

Khác với hệ thống tri thức ở bậc THCS, ở bậc THPT, kiến thức lịch sử Việt Nam vẫn được ưu tiên dành nhiều thời lượng hơn nhưng vẫn đảm bảo được hệ thống tri thức lịch sử thế giới (từ thời công xã nguyên thủy đến thời hiện đại) để các em học sinh có thể hình dung một cách toàn diện, sâu sắc hơn về lịch sử quốc tế và lịch sử dân tộc.

Cụ thể, bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại của khoa học Lịch sử, bao gồm: các sự kiện lịch sử, các khái niệm, thuật ngữ, niên đại, tên người, tên đất,…của lịch sử dâ tộc và lịch sử thế giới; những quy luật lịch sử, các quan điểm lý luận sơ giản để nhận thức lịch sử, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn cho các em.

Về kĩ năng: rèn luyện năng lực tư duy và các năng lực thực hành cho học sinh theo hướng tăng các nội dung khái quát hóa, nội dung suy luận giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho học tập Lịch sử, từ việc có quan điểm lịch sử như xem xét sự kiện và nhân vật, làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát…, có năng lực tự học, phát hiện, đề xuất, giải quyết vấn đề, học sinh nâng cao hơn năng lực tư duy và thực hành. Vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào cuộc sống hiện đại.

Các nội dung được thiết kế cho chương trình Lịch sử THPT đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển trí tuệ của học sinh ở giai


21

đoạn này. Các câu hỏi không chỉ dừng lại ở việc liệt kê, trình bày mà đi đến yêu cầu phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định về một sự kiện, hiện tượng lịch sử. hơn nữa, trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì học sinh sẽ làm việc nhiều hơn là giáo viên trình bay bài giảng. Như vậy, sau khi hoàn thành chương trình học, học sinh sẽ được phát triển nhiều kĩ năng cần thiết cho việc tự học, tự nghiên cứu và nhiều kĩ năng khác phục vụ cho cuộc sống sau này.

Về thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn mình, tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ. Thông qua kiến thức lịch sử giáo dục cho các em lòng biết ơn, noi gương theo các thế hệ cha anh, phấn đấu trong học tập và lao động có ý thức làm nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quốc tế…Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ; hình thành những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng….

Như vậy, mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người, rèn kĩ năng tư duy và thực hành qua học tập bộ môn. Trên cơ sở đó, giáo dục thái độ, tình cảm đúng đắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

1.1.3. Những yêu cầu cơ bản của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

1.1.3.1. Xác định rõ mục tiêu

Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải có những mục tiêu nhất định để làm định hướng cho hoạt động giáo dục được thể hiện có hiệu quả. Trước khi thực hiện tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ


22

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023