Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Kiểm Toán Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Công Ở Việt Nam


bình phương nhỏ nhất với mô hình từng bước (STEPWISE) được sử dụng qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0 để lựa chọn mô hình phát triển kiểm toán hoạt động phù hợp nhất.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2. Hệ số này, nói lên

mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, có phạm vi biến thiên từ 0 đến 1 (100%). Khi R2 = 0 thì các biến độc lập không giải thích gì cho biến phụ thuộc và khi R2= 1 thì toàn bộ (100%) biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình. Theo Robert (1981), mặc dù R2 hiệu chỉnh là chỉ số thống kê thích hợp đo độ phù hợp của mô hình nhưng không có giá trị tuyệt đối nào được cho là tốt. Mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian có thể có R2 hiệu chỉnh là 99%, ngược lại mô hình hồi quy có dữ liệu chéo có thể có R2 hiệu chỉnh từ 10%-20% cũng được xem là khá tốt17.

Để sử dụng mô hình hồi quy bội, có thêm giả thuyết là các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mô hình hồi quy bội cần phải kiểm tra giả thuyết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF <2.20, không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ 2011, 496).

Sử dụng kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman để xem xét hiện tượng phương sai thay đổi (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2009, 125).

3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam

Từ các nội dung trình bày ở phần trên, có thể tổng kết chung về mô hình nghiên cứu như sau: Do phần lớn các nghiên cứu được tổng kết trong Chương 1 chưa đề xuất và kiểm định mô hình nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động, đặc biệt là đối với các quốc gia như Việt Nam (là quốc gia đang phát triển). Vì vậy, nghiên cứu trong luận án này bắt đầu bằng việc khám phá (nghiên cứu định tính) hơn là kiểm định. Sau bước nghiên cứu định tính, các nhân tố được tổng hợp phân loại dựa trên mô hình logic của Pollitt & cộng sự (1999) cho mục đích nghiên cứu định lượng. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm

17 http://people.duke.edu/~rnau/rsquared.htm


Yếu tố mục đích

đầu vào

Yếu tố quy trình

Nhóm nhân tố Kinh tế, Chính trị, Xã hội

Phát triển kiểm toán hoạt động

(Đầu ra, kết quả đạt được)

Đặc điểm hoạt động của đối tượng kiểm toán

toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam tạm được phân loại thành 04 nhóm chính. Trong đó, 3 nhóm nhân tố được phân loại thuộc yếu tố “mục đích”, yếu tố “đầu vào” và yếu tố “quy trình” trong mô hình logic được xác định là các nhân tố có ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động, nhóm nhân tố phát triển kiểm toán hoạt động được xác định là yếu tố “đầu ra” và “kết quả đạt được” trong mô hình logic là nhân tố phụ thuộc (nhân tố chịu tác động) như Hình 3.1.



Nhóm nhân tố Trình độ KTV, Kỹ năng KTV, Khả năng triển khai KTHĐ của SAV


Yếu tố


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động

3.4. Kết Luận

Phương pháp nghiên cứu sử dụng của Luận án là phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, sử dụng kết hợp các kỹ thuật thu thập dữ liệu: Phân tích tài liệu, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tình huống. Phương pháp hỗn hợp này vừa giúp tác giả khám phá và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động (nghiên cứu định tính) vừa giúp tác giả đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến việc phát triển kiểm toán hoạt động (nghiên cứu định lượng).


CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương này bao gồm ba nội dung chính (i) phân tích và thảo luận kết quả trong bước nghiên cứu định tính; (ii) tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam trong nghiên cứu định tính; (iii) trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng.

4.1. Kết quả phân tích, khảo sát trong bước nghiên cứu định tính.

4.1.1. Kết quả phân tích tài liệu, báo cáo kiểm toán

Việc khảo sát thực trạng phát triển kiểm toán hoạt động nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu là kiểm toán hoạt động đã hình thành trong lĩnh vực công ở Việt Nam chưa trên phương diện pháp lý và trong thực tiễn hoạt động kiểm toán. Phương pháp sử dụng là phân tích các văn bản pháp lý, các báo cáo kiểm toán cũng như tài liệu liên quan.

4.1.1.1. Kết quả phân tích tài liệu

Quá trình thành lập và phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (SAV) có thể phân chia thành hai giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn thứ nhất từ năm 1994 đến cuối năm 2005: Kiểm toán Nhà nước ra đời theo Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và điều lệ hoạt động theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn này hoạt động kiểm toán được quy định như sau:

Thành lập Kiểm toán Nhà nước để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp.

Trong giai đoạn này, Tổng kiểm toán đã ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước lần đầu tiên đính kèm theo Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN. Tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực này chưa đề cập tới kiểm toán hoạt động.

Ngoài chức năng xác nhận số liệu báo cáo tài chính (kiểm toán tài chính), SAV còn có chức năng là “đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế trong việc quản lý, sử


dụng ngân sách nhà nước và tài sản công” theo Nghị định 93/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Như vậy, về mặt quy định pháp luật, lần đầu tiên tính kinh tế đã được xem như là một mục tiêu cần đánh giá đối với hoạt động của SAV. Phạm vi kiểm toán cũng được mở rộng sang “quản lý, sử dụng”, không bị bó hẹp chỉ trong các tài liệu, số liệu kế toán. Tuy nhiên, trong giai đoạn này SAV vẫn là cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Giai đoạn thứ hai, từ đầu năm 2006 tới nay: Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 mở ra thời kỳ phát triển mới cho SAV: Địa vị pháp lý của SAV được nâng cao phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ được giao. Theo quy định tại Điều 13 của Luật Kiểm toán nhà nước: "Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Quy định về địa vị pháp lý của SAV như trên đã phù hợp Điều 5 trong Tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính công của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI).

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách khách quan và hiệu quả khi nó có vị trí độc lập với cơ quan bị kiểm tra và được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Như vậy, khác với giai đoạn trước đây, giai đoạn này, SAV không trực thuộc Chính phủ và quy định này nhằm bảo đảm tính độc lập về mặt nghiệp vụ và thiết chế của SAV. Đặc biệt, Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật KTNN) cũng đã bổ sung quy định về mục đích kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả tại Điều 3:

Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Theo quy định tại Điều 14 của Luật KTNN: SAV có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đây là các chức năng kiểm toán hiện đại được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng.


Và loại hình kiểm toán hoạt động được luật hóa chính thức tại các Điều 4- Khái niệm kiểm toán hoạt động; Điều 36 - Loại hình kiểm toán; Điều 39 - Nội dung kiểm toán hoạt động.

Sau khi Luật KTNN ra đời, SAV đã phối hợp tích cực với các cơ quan của Quốc hội xây dựng và trình Ủy Ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 917/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của UBTVQH về quy định Quy trình xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước. Trên cơ sở Nghị quyết này, Tổng Kiểm toán Nhà nước (Tổng KTNN) đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước để xây dựng Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước bảo đảm phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tình hình thực tiễn hoạt động của SAV trình Tổng KTNN ban hành.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã ban hành 6 Quy trình kiểm toán gồm: Quy trình kiểm toán chung, Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia, Quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước, Quy trình kiểm toán Doanh nghiệp nhà nước, Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư, Quy trình kiểm toán các Tổ chức tài chính-ngân hàng. Việc ban hành các quy trình kiểm toán đã giúp cho hoạt động kiểm toán được thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.

Qua khảo sát lịch sử hình thành kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam trên phương diện pháp lý, có thể khẳng định, so với các quốc gia đã phát triển kiểm toán hoạt động, Việt Nam đã ban hành khá đủ khung pháp lý cho việc hình thành để phát triển kiểm toán hoạt động.

4.1.1.2. Kết quả phân tích báo cáo kiểm toán.

Phần tiếp theo bên dưới, tác giả sẽ tiến hành đánh giá trình độ phát triển kiểm toán hoạt động của SAV trong thực tiễn theo ba nội dung chính gồm (i) thống kê thay đổi số lượng các cuộc kiểm toán, nhân sự kiểm toán và kết quả kiểm toán hàng năm 18; (ii) thay đổi mục tiêu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán và (iii) thay đổi tiêu chuẩn và phương pháp kiểm toán qua phân tích những thay đổi trong kế hoạch kiểm toán và 41 báo cáo kiểm toán trong giai đoạn từ 2005 -2013. Kết quả


18 Kết quả kiểm toán trong Luận án chỉ sử dụng số kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách Nhà nước, không thống kê số kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị trong công tác quản lý, tuân thủ pháp luật…


phân tích trên sẽ được sử dụng để so sánh với trình độ phát triển của các quốc gia khác trên thế giới đã được tổng kết trong Chương 1 và Bảng 1.1.

Thay đổi số lượng và nhân sự của các cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2014, SAV không ngừng gia tăng số lượng các cuộc kiểm toán, nhân sự kiểm toán, theo đó, kết quả kiểm toán đạt được cũng tăng lên hàng năm: Số lượng cuộc kiểm toán tăng lên gấp 2 lần sau 9 năm (từ 87 cuộc kiểm toán năm 2005 lên 185 cuộc kiểm toán năm 2014), số lượng KTV tăng gấp gần 3 lần từ (697 KTV năm 2005 lên 2.020 KTV năm 2014), kết quả kiểm toán (kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách) cũng tăng gấp trên 6 lần (từ 1.497 tỷ đồng năm 2005 lên 9.305 tỷ đồng năm 2013). Đóng góp kết quả kiểm toán của mỗi KTV cũng tăng gấp 2,21 lần (từ 2,148 tỷ đồng/KTV trong năm 2005 lên 4,755 tỷ đồng/KTV trong năm 2013). Chi tiết tại Bảng 4.1

70


Bảng 4.1. Tổng hợp tình hình và kết quả kiểm toán của SAV giai đoạn 2005 - 2013



Loại hình kiểm toán


Đơn vị

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

I

Đầu vào












1

Số cuộc kiểm toán, trong đó

Số cuộc

87

104

108

135

132

139

159

160

151

185



Kiểm toán thường xuyên



87


104


102


131


126


131


136


138


128


162


Kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia





5


2


1


4


8


4


5


1


Kiểm toán Chuyên đề (trong toàn ngành)





1


2


5


4


15


18


18


22


2


Nhân sự kiểm toán hàng năm


KTV


697


714


969


1.164


1.260


1.539


1.739


1.940


1.957


2.020

II

Đầu ra (kết quả kiểm toán)













1

Tổng số kiến nghị tăng thu, giảm chi

Tỷ đồng


1.497


3.231


4.008


4.166


7.941


7.367


7.444


4.643


9.305



2

Tổng số kiến nghị tăng thu, giảm chi tính trên mỗi KTV

Tỷ đồng

/KTV


2,148


4,525


4,136


3,579


6,302


4,787


4,281


2,393


4,755


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tăng thêm mỗi đơn vị đầu vào (KTV) của SAV trong giai đoạn từ năm 2005 - 2013 tạo ra gấp 2,21 lần đơn vị đầu ra (kết quả kiểm toán) so với kết quả kiểm toán năm 2005. Trong đó, việc chuyển sang hình thức kiểm toán Chuyên đề, kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia cũng đóng góp vào mức tăng kết quả kiểm toán này. Điều này chỉ ra, SAV đang trong giai đoạn phát triển mở rộng hoạt động kiểm toán của mình (Hình 4.1).


Hình 4 1 Xu hướng phát triển mở rộng của SAV giai đoạn 2005 2013 Nguồn 1

Hình 4.1. Xu hướng phát triển mở rộng của SAV giai đoạn 2005 - 2013.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Thay đổi phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán.


Việc SAV chuyển đổi chức năng sang thực hiện kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động cũng được phản ánh qua việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán hàng năm và thay đổi tiêu chuẩn và phương pháp kiểm toán, cụ thể:

- Thay đổi mục tiêu kiểm toán: Phân tích 8 văn bản hướng dẫn xây dựng các mục tiêu và nội dung kiểm toán tổng thể hàng năm từ năm 2006 - 2014 cung cấp bằng chứng về việc, SAV đã xây dựng và bổ sung thêm các mục tiêu kiểm toán trong từng năm, chẳng hạn, năm 2006 SAV chỉ triển khai thực hiện bốn mục tiêu kiểm toán tổng quát gồm: Đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định liên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022