Nguyên Nhân Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Trong Bckt Chuyên Đề Đất


- Phát hiện thứ (13): Đưa ra ý kiến đánh giá tính hiệu lực thấp trên các khía cạnh (i) tổ chức thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chậm, không phù hợp, thiếu đồng bộ; (ii) khu đô thị Nam thành phố phát triển không đạt được mục tiêu đề ra. Báo cáo chỉ đưa ra những nhận định chung mang tính chủ quan mà chưa có được những số liệu phân tích thống kê chỉ rõ kết quả chưa đạt được cụ thể là bao nhiêu.

- Phát hiện thứ (14): Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả chưa đạt trên các khía cạnh (i) triển khai chậm, không thực hiện đúng cam kết; (ii) mua bán, chuyển nhượng lòng vòng qua nhiều chủ đất tư. Đối tượng đo lường tính kinh tế, hiệu quả chưa xác định cụ thể, chưa xây dựng tiêu chuẩn đo lường và thước đo sử dụng cho việc đo lường kết quả đạt được. Nguyên nhân do mục tiêu kiểm toán chưa được cụ thể hóa chi tiết cho từng nội dung và mức độ cần đạt được.

Kết quả khảo sát tình huống thứ hai, cũng chỉ ra một số nguyên nhân hạn chế tương tự như kết quả khảo sát tình huống thứ nhất. Chúng phụ thuộc vào các nhân tố lựa chọn chủ đề kiểm toán, đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, khả năng của SAV, mức độ quan tâm, thái độ, nhận thức của KTV. Trong tình huống thứ nhất có 10 nhân tố chính đóng góp vào hạn chế trong kết quả kiểm toán hoạt động, tình huống thứ hai, ngoài 10 nhân tố trên, có hai nhân tố mới (i) lựa chọn vấn đề kiểm toán và (ii) kinh nghiệm chuyên sâu của KTV về từng lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán. Nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán hoạt động trình bày chi tiết tại Bảng 4.5

Bảng 4.5. Nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng trong BCKT Chuyên đề Đất


Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hạn chế trong BCKT Chuyên đề Đất

Các nhân tố ảnh hưởng

I. Đặc điểm đơn vị được kiểm toán


(1) Phạm vi kiểm toán quá rộng liên quan tới nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án.

(1.1). Phụ thuộc vào bản chất của hoạt động: Tổ chức hoạt động, quản lý, phân cấp, ủy quyền;

(1.2). Phụ thuộc vào việc lựa chọn vấn đề kiểm toán;

(1.3). Phụ thuộc vào lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán;

(1.4). Phụ thuộc vào thời kỳ lựa chọn kiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 14




toán.

II. Khả năng hạn chế của SAV

(2) Chưa xây dựng các mục tiêu kiểm toán chi tiết phục vụ cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

(2) Phụ thuộc trình độ chuyên môn của KTV: chưa được đào tạo cơ bản về kiểm

toán hoạt động, thiếu hiểu biết về lý thuyết kiểm toán hoạt động.

(3) Không xác định được các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn đo lường và chỉ số kết quả so sánh mức độ đạt được.

(3) Kỹ năng, kinh nghiệm của KTV: Chưa có khả năng thu thập dữ liệu, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán phục vụ cho việc

đánh giá.

(4) Tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đánh giá chung chung, không đi sâu vào phân tích theo từng giai đoạn của chu trình hoạt động từ quy hoạch, tổ chức thực hiện quy

hoạch, giao đất, triển khai thực hiện dự án.

(4) Phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên sâu của KTV về từng lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán.

(5) Có rất ít bằng chứng, số liệu phục vụ cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

(5) Phương pháp tổ chức kiểm toán hoạt động chưa phù hợp: Không phân bổ đủ thời gian cho việc khảo sát, thu thập số liệu, lập kế hoạch kiểm toán.

(6) Các ý kiến đánh giá chủ yếu dưới dạng mô tả kết quả hoặc tình hình thực hiện, chưa xác định được các chỉ tiêu kết quả cần đạt được, mức độ kết quả đạt được so với các chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân và ước lượng tác động do chưa đạt được mục tiêu

đề ra.

(6.1). Thiếu phương pháp luận định hướng cho cách tiếp cận trong kiểm toán chuyên

đề, kiểm toán hoạt động;

(6.2) Kiểm toán viên chưa có đủ kỹ năng và trình độ để có thể đưa ra được các ý kiến đánh giá thuyết phục.

III. Mức độ quan tâm, thái độ, nhận thức của KTV


(7) Báo cáo kiểm toán vẫn chứa đựng nhiều nội dung kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.

(7) Mức độ quan tâm của kiểm toán viên đối với loại hình kiểm toán tuân thủ cao hơn kiểm toán hoạt động khi họ mong muốn sẽ phát hiện được những sai sót trong việc thu tiền sử dụng đất hoặc việc chấp hành các nghĩa vụ thuế khi tiến hành triển khai, bán, chuyển nhượng các dự án hơn là đi sâu vào đánh giá trách nhiệm

quản lý của các cơ quan, tổ chức liên quan.

(8) Phát hiện kiểm toán hoạt động thiếu thuyết phục do không có đủ số liệu sử

dụng cho việc phân tích, đánh giá.

(8) Nhận thức về việc không có đủ khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá về tính

hiệu quả và hiệu lực.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


4.1.3. Kết quả khảo sát phỏng vấn sâu chuyên gia

Có 5 câu hỏi chính được thiết kế cho buổi phỏng vấn liên quan đến các nội dung chính:

(1) Liệu việc triển khai kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay có phù hợp hơn so với các loại hình kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính?;

(2) Có cần thiết phải tiến hành kiểm toán hoạt động?;

(3) Lý do nào ảnh hưởng tới việc triển khai kiểm toán hoạt động đối với

SAV?;


(4) Những khó khăn, thách thức nào khi triển khai kiểm toán hoạt động?;

(5) Giải pháp nào khắc phục những khó khăn thách thức đó?. (Chi tiết Phụ

lục 03).

Như đã trình bày trong Chương 3 - phương pháp nghiên cứu, mục đích phỏng vấn sâu nhằm xác định xem có bao nhiêu nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và những trở ngại mà SAV có thể gặp trong quá trình triển khai hoạt động của mình. Phỏng vấn sâu được tiến hành lần lượt đối với từng KTV tại các thời điểm khác nhau. Nếu người được phỏng vấn tiếp theo không bổ sung thêm nhân tố mới nào khác so với những người đã phỏng vấn trước, thì tác giả có thể dừng lại và sử dụng các nhân tố mới được khám phá để xây dựng mô hình nghiên cứu cho những nhân tố phát hiện mới này.

Có tám KTV được tác giả đề nghị phỏng vấn nhưng khi phỏng vấn đến KTV thứ năm tác giả thu được đủ dữ liệu cho việc phân tích do vậy không tiếp tục đề nghị phỏng vấn các KTV còn lại. Điểm thuận lợi là những KTV đồng ý trả lời đều đã từng được đào tạo về kiểm toán hoạt động trong nước và nước ngoài, có kinh nghiệm từng làm Trưởng Đoàn kiểm toán, tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng chiến lược phát triển của SAV, lập kế hoạch kiểm toán, thẩm định báo cáo kiểm toán.

(1) Đối với câu hỏi thứ nhất: “Triển khai kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay liệu có phù hợp hơn so với loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính”: Tất cả các ý kiến đều cho rằng, kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán mới nếu triển khai sẽ phù hợp hơn so với loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm


toán báo cáo tài chính đang áp dụng hiện nay. Có 4 nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến việc triển khai loại hình kiểm toán này gồm: Hỗ trợ bên ngoài; hạn chế khuôn khổ pháp lý ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán tuân thủ; hiện tượng tham nhũng, lãng phí, thất thoát khó có thể phát hiện trong loại hình kiểm toán truyền thống; yêu cầu của công chúng.

(2) Đối với câu hỏi thứ hai “Có nên triển khai kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay không?”. Có 4/5 ý kiến cho rằng, nên triển khai loại hình kiểm toán này nhưng còn nhiều băn khoăn về khả năng triển khai cũng như khả năng thành công của loại hình kiểm toán này. Có 3 nhân tố được xác định nhưng có 1 nhân tố trùng với nhân tố trong câu hỏi 1 vì vậy, xác định thêm 2 nhân tố gồm: nâng cao vai trò của SAV; thực hiện nhiệm vụ theo Luật KTNN.

(3) Đối với câu hỏi thứ ba: “Lý do nào ảnh hưởng đến việc triển khai kiểm toán hoạt động đối với SAV?”. Có rất nhiều nhân tố được chỉ ra ảnh hưởng tới khả năng phát triển kiểm toán hoạt động, theo đó, tạm phân loại thành 17 nhân tố chính. Tuy nhiên, do có 4 nhân tố trùng với các nhân tố phát hiện từ câu hỏi trước vì vậy, chỉ còn 13 nhân tố gồm:

- Nhận thức của các bên (lãnh đạo và KTV, đơn vị được kiểm toán, các bên liên quan khác về kiểm toán hoạt động);

- Khung pháp lý đầy đủ quy định trách nhiệm cá nhân, tổ chức đối với kết quả hoạt động;

- Các đơn vị được kiểm toán xây dựng các mục tiêu hoạt động không phù hợp hoặc không xây dựng các mục tiêu;

- Tiêu chuẩn đánh giá và các chỉ tiêu đo lường;

- Sự quan tâm từ các bên liên quan, hỗ trợ quốc hội, chính phủ

- Ban hành tiêu chuẩn, định mức trong hoạt động của đơn vị.

- Chuẩn mực, quy trình, phương pháp kiểm toán;

- Kinh nghiệm kiểm toán hoạt động;

- Hệ thống thông tin kết quả;

- Kinh phí, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm toán;


- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng KTHĐ;

- Trợ giúp của chuyên gia;

- Vai trò của các cấp lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.

(4) Đối với câu hỏi thứ tư: “Những thách thức, khó khăn nào nảy sinh khi triển khai kiểm toán hoạt động”. Có rất nhiều khó khăn được chỉ ra như là sự thiếu hiểu biết từ phía KTV, từ nhà quản lý (thủ trưởng) được vị được kiểm toán và từ người sử dụng báo cáo kiểm toán. Những khó khăn này cũng phù hợp với các phát hiện từ các nghiên cứu trước đặc biệt là nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Có 8 nhân tố được phát hiện bổ sung trong câu hỏi này, gồm:

- Kiến thức và sự hiểu biết của KTV về kiểm toán hoạt động;

- Kinh nghiệm chuyên sâu của KTV về các lĩnh vực hoạt động của đối tượng kiểm toán;

- Khả năng vận dụng phương pháp kỹ thuật kiểm toán hiện đại;

- Kỹ năng của KTV;

- Tuân thủ quy định và đạo đức nghề nghiệp;

- Khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán;

- Mức độ phức tạp trong hoạt động của đối tượng kiểm toán;

- Quy mô hoạt động của đối tượng kiểm toán.

(5) Đối với câu hỏi thứ năm: “Giải pháp khắc phục khó khăn khi triển khai kiểm toán hoạt động”. Có 4/5 người được phỏng vấn đề xuất tám giải pháp phát triển kiểm toán hoạt động. Các giải pháp này sẽ được sử dụng để khảo sát thêm quan điểm của những kiểm toán viên khác trong SAV tại bước nghiên cứu định lượng. Mục đích để xác định mức độ quan trọng, thứ tự ưu tiên của các giải pháp trên mà SAV cần phải đề ra và thực hiện trong quá trình phát triển kiểm toán hoạt động (Phụ lục số 04).

Đối chiếu với các nhân tố được xác định từ các nghiên cứu trước, kết quả phỏng vấn sâu (từ câu hỏi phỏng vấn 1 đến 4) phát hiện thêm một nhân tố chưa được ghi nhận từ các nghiên cứu trước “Hệ thống dữ liệu thông tin không được ghi chép đầy đủ”. Bên cạnh đó, có 2 nhân tố đã đề cập các nghiên cứu trước chưa được người


được phỏng vấn chỉ ra gồm: Phương pháp tiếp cận lựa chọn chủ đề kiểm toán, cải cách quản trị công sẽ tác động tới việc triển khai kiểm toán hoạt động.

4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính

Như đã giới thiệu trong Chương 3, có ba phương pháp thu thập dữ liệu chính được sử dụng trong bước nghiên cứu định tính (i) phân tích văn bản, tài liệu và báo cáo kiểm toán, (ii) khảo sát tình huống; (iii) phỏng vấn sâu. Trong đó, phân tích văn bản, tài liệu nhằm mục tiêu chính là khẳng định kiểm toán hoạt động đã hình thành trên phương diện pháp lý và thực tiễn kiểm toán chưa; phân tích báo cáo kiểm toán nhằm đánh giá trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam; khảo sát tình huống nhằm mục tiêu chính đánh giá kết quả kiểm toán hoạt động đạt được, nguyên nhân và thách thức trong triển khai kiểm toán hoạt động; phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm mục tiêu chính khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động, xác định những thách thức mà SAV phải đối mặt khi triển khai độc lập kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên, dữ liệu khi được xử lý, phân tích ngoài việc cung cấp bằng chứng nhằm đạt được các mục tiêu chính còn hỗ trợ cho các mục tiêu còn lại. Vì vậy, thảo luận và phân tích kết quả nghiên cứu trong bước này sẽ sử dụng những dữ kiện, tình huống, dữ liệu kết hợp để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:

Q2: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự xuất hiện kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.

Q3: Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực công hiện nay ở Việt Nam ở giai đoạn nào so với thế giới?.

Q4: Những nhân tố nào cản trở khả năng phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.

4.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành kiểm toán hoạt động giai đoạn 2006-2013

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, “Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự xuất hiện kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?”. Tác giả đã tiến hành kết hợp ba phương pháp thu thập dữ liệu chính đã trình bày trên và đặt chúng trong bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội quanh thời điểm SAV chính thức sửa đổi Luật KTNN


năm 2005 và triển khai kiểm toán hoạt động lồng ghép với loại hình kiểm toán truyền thống. Theo đó, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự ra đời kiểm toán hoạt động.

4.2.1.1. Vai trò của nhà tài trợ

Kết quả nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu cho thấy nhà tài trợ (là các cơ quan tổ chức bên ngoài) cung cấp nguồn lực hỗ trợ phát triển kiểm toán hoạt động tại Việt Nam: Các SAI thuộc INTOSAI; Dự án tài trợ GTZ có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của kiểm toán hoạt động qua những đóng góp quan trọng liên quan tới việc hỗ trợ xây dựng SAV chẳng hạn, đề xuất nội dung kiểm toán hoạt động vào trong Luật KTNN năm 2005; hỗ trợ xây dựng các văn bản quy định, các chuẩn mực, quy trình kiểm toán, hỗ trợ đào tạo, trao đổi học tập kinh nghiệm trong một thời gian dài (10 năm) với nhiều đối tượng tham gia; hỗ trợ tập huấn và triển khai thí điểm kiểm toán hoạt động; tổ chức đào tạo trong nước và nước ngoài, tổ chức hội thảo trong phạm vi SAV và trong phạm vi cả nước; hỗ trợ tham gia làm thành viên của INTOSAI, AROSAI. Phát hiện này cũng phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Nath (2011) và Lonsdale (2011). Trong đó, sự ra đời kiểm toán hoạt động tại các quốc gia đang phát triển thường bắt đầu từ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (ADB, World Bank, INTOSAI...).

4.2.1.2. Vai trò của Tổng kiểm toán

Từ khi thành lập năm 1994 đến nay có năm người đảm nhận vị trí Tổng KTNN. Giai đoạn trước khi Luật KTNN 2005 được ban hành có một Tổng KTNN trước đó từng là giảng viên đại học chuyên ngành về tài chính - kế toán. Chính sự am hiểu về lý thuyết kiểm toán trên cương vị là Tổng KTNN đã góp phần thúc đẩy việc quy định thêm loại hình kiểm toán hoạt động trong Luật KTNN, Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước và các Quy trình kiểm toán liên quan.

Vị Tổng KTNN thứ tư, được bổ nhiệm trong năm 2011. Ảnh hưởng lớn nhất của Tổng KTNN này là những kết quả tạo ra liên quan tới việc chuyển đổi phạm vi công việc kiểm toán truyền thống sang kiểm toán hoạt động, cụ thể:


Thứ nhất, tìm kiếm sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội chấp thuận bổ sung vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 địa vị pháp lý của SAV, cùng với quy định việc bổ nhiệm và thẩm quyền của Tổng KTNN.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung hầu hết các chuẩn mực, quy trình kiểm toán của SAV trong đó bổ sung nhiều nội dung liên quan đến kiểm toán hoạt động. Chẳng hạn, yêu cầu phải thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá liên quan tới tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu trong các quy trình kiểm toán.

Thứ ba, khi ban hành những mục tiêu tổng quát để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể trong toàn ngành, nhiều mục tiêu kiểm toán mới được yêu cầu bổ sung liên quan tới các khía cạnh kiểm toán hoạt động. Ví dụ, từ năm 2011, Tổng KTNN yêu cầu tất cả các kế hoạch kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình phải thiết lập các mục tiêu đánh giá "chất lượng, tiến độ, giá cả” là các khía cạnh trong một cuộc kiểm toán hoạt động. Trong lĩnh vực kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty, các công ty nhà nước nắm cổ phần chi phối, Tổng KTNN đều yêu cầu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị này nhất là đầu tư vốn ra ngoài ngành, đồng thời phải xác định những yếu kém trong quản lý điều hành.

Thứ tư, yêu cầu toàn ngành tiến hành nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc thực hiện kiểm toán lồng ghép21, trong đó tập trung vào kiểm toán và đánh giá công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...là những lĩnh vực có nhiều thất thoát lãng phí.

Thứ năm, Tổng KTNN cũng khẳng định rõ trong việc đề ra chiến lược phát triển của SAV, mở rộng tiến hành kiểm toán chuyên đề nhằm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm tạo cơ sở chuẩn bị tiến hành kiểm toán hoạt động độc lập. Khẳng định này được lặp lại trong nhiều cuộc họp giao ban, hội thảo trực tuyến trong toàn ngành. Chẳng hạn, trong cuộc họp tổng kết cuối năm 2011, Tổng KTNN đã phát biểu tại Kiểm toán Nhà nước khu vực IV "Cần tập trung vào kiểm toán chuyên đề và chuyển dần sang tiến hành kiểm toán hoạt động một cách độc lập”.



21 Kiểm toán lồng ghép: Là việc kết hợp cuộc kiểm toán chuyên đề và kiểm toán ngân sách hàng năm trong một cuộc kiểm toán. Ví dụ năm 2013, KTNN kiểm toán NSNN thành phố Hồ Chí Minh trong đó có chuyên đề nhà ở tái định cư, chuyên đề đất, tài nguyên khoáng sản.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022