Quá Trình Thay Đổi Chức Năng Của Sav Giai Đoạn 2005 - 2014

72


quan; xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, những yếu kém trong quản lý; kiến nghị sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách. Năm 2007, SAV bổ sung thêm mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng ngân sách. Năm 2009, bổ sung thêm các mục tiêu đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Năm 2012, kiểm toán việc chống thất thu ngân sách nhà nước thông qua kiểm toán hoạt động chuyển giá. Đến năm 2014, SAV đã mở rộng thành 22 mục tiêu kiểm toán tổng quát (Chi tiết Bảng 4.2).

- Thay đổi nội dung và phạm vi kiểm toán: Cùng với việc bổ sung thêm các mục tiêu kiểm toán hàng năm, phạm vi và nội dung kiểm toán cũng thay đổi theo hướng tập trung chuyên sâu vào một số ngành, lĩnh vực mà xã hội đặc biệt quan tâm, chẳng hạn như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ra ngoài ngành (năm 2010) hoặc đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của các quỹ dự trữ quốc gia, nợ công (năm 2011) và chuyển sang xác nhận số liệu nợ công (năm 2013), (Chi tiết Bảng 4.2).

- Thay đổi tiêu chuẩn kiểm toán sử dụng: Chọn mẫu phân tích 41 báo cáo kiểm toán, 5 báo cáo kiểm toán một năm thuộc hầu hết các lĩnh vực trong giai đoạn từ năm 2005 - 2013 để thống kê việc sử dụng các tiêu chuẩn kiểm toán. Kết quả phân tích cho thấy có một số thay đổi trong việc sử dụng tiêu chuẩn kiểm toán và mối liên hệ của các tiêu chuẩn kiểm toán này với mục tiêu và nội dung cho từng cuộc kiểm toán, cụ thể:

Trong 7 báo cáo kiểm toán (3 báo cáo năm 2005 và 4 báo cáo năm 2006) chỉ có 4 loại tiêu chuẩn được sử dụng liên quan đến 4 mục tiêu kiểm toán gồm (i) mục tiêu kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trên cơ sở tiêu chuẩn kiểm toán chính là chuẩn mực kế toán, kiểm toán; (ii) mục tiêu đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định, tiêu chuẩn kiểm toán sử dụng chính là các văn bản pháp luật; (iii) mục tiêu đánh giá những yếu kém trong quản lý và sử dụng nguồn lực công, tiêu chuẩn sử dụng là tính kinh tế và (iv)


mục tiêu phát hiện những bất cập của chính sách, chế độ, tiêu chuẩn kiểm toán sử dụng là thực trạng và kết quả triển khai chính sách trong thực tế;

Từ năm 2007 - 2013, thống kê các loại tiêu chuẩn kiểm toán sử dụng của 34 báo cáo kiểm toán trong tất cả các lĩnh vực. Có 10 loại tiêu chuẩn kiểm toán được sử dụng phổ biến trong các cuộc kiểm toán và mức độ phổ biến theo thứ tự sau:

+ Quy định pháp luật được sử dụng như là tiêu chuẩn kiểm toán có mặt hầu hết trong các cuộc kiểm toán 33/34 cuộc, tương đương 97% số cuộc kiểm toán;

+ Tính hiệu quả có mặt 26/34 cuộc, tương đương 76% số cuộc kiểm toán;


+ Tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán có mặt trong 25/34 cuộc, tương đương 73,5% số cuộc kiểm toán;

+ Đạt được mục tiêu (đạt được kết quả) có mặt 23/34 cuộc kiểm toán, tương đương 68%;

+ Tính kinh tế có mặt 12/34 cuộc; nguyên tắc quản lý phù hợp 11/34 cuộc; bất cập chính sách, chế độ 9/34 cuộc; tính hữu hiệu có mặt 6/34 cuộc; đánh giá việc thực hiện đúng tiến độ 5/34 cuộc; chất lượng dịch vụ có mặt 1/34 cuộc.

Đối chiếu với nghiên cứu của Pollitt & cộng sự (1999) đã chỉ ra rằng 8 loại tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động thường được sử dụng trong các cuộc kiểm toán hoạt động ở 5 quốc gia khảo sát đều có mặt trong các báo cáo kiểm toán của SAV trong giai đoạn 2007 - 2013, loại trừ hai loại tiêu chuẩn được sử dụng trong loại hình kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính (Chi tiết Bảng 4.3).


Bảng 4.2. Quá trình thay đổi chức năng của SAV giai đoạn 2005 - 2014


Loại hình kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán

Phạm vi kiểm toán

Nội dung kiểm toán

Năm

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14


Kiểm toán tổng hợp


Kiểm toán tuân thủ

Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan


Tất cả các lĩnh vực

Đánh giá việc tuân thủ pháp luật nhằm phát hiện các hành vi không tuân thủ, gian lận và lạm quyền


X


X


X


X


X


X


X


X


X


X

Phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm


Phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí

Kiểm toán báo cáo tài chính

Xác nhận tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán


Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính trong tất cả các lĩnh vực


X


X


X


X


X


X


X


X


X


X


Kiểm toán hoạt động (kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia, đề án và kiểm toán chuyên đề)


Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả

Tất cả các lĩnh vực

Xác nhận, tổng hợp số liệu báo cáo của Bộ, ngành, địa phương










X


Các lĩnh vực

(1) ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;

(2) Các dự án đầu tư;

(3) Chương trình mục tiêu quốc gia;

(4) Các chuyên đề liên quan tới từng ngành, chức năng nhiệm vụ thực hiện lồng ghép

Quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước




X


X


X


X


X


X


X


X

Quản lý, sử dụng đất gắn liền với các dự án phát triển nhà và đô thị






X

X

X

X

X

Quản lý, khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản









X


X


X

Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp





X

X

X

X

X

X

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các đơn

vị sự nghiệp công lập (biên chế, tiền lương)




X


X


X


X


X




X

Chống thất thu NSNN đối với hoạt động chuyển giá








X

X

X

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 12

75







Chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo








X

X


Chính sách thưởng vượt thu, dự phòng, ngân sách quỹ dự trữ, nợ công










X


X

Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ





X

X

X

X

X

X

Chính sách kích cầu





X

X





Công tác quản lý thu NSNN theo Luật quản lý thuế





X





X


(5) Doanh nghiệp nhà nước;

(6) Ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

Quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước



X

X

X

X

X

X

X

X

Quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ






X


X

X

X

Quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản


X

X

X

X

X

X

X

X

X

Đề án tái cơ cấu DNNN









X

X

Quy chế giám sát DNNN, tổ chức tín dụng









X

X

Hiệu quả đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực




X

X

X

X

X

X

X

Hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính










X

Khắc phục yếu kém trong quản lý


Tất cả các lĩnh vực


Tất cả các nội dung


X


X


X


X


X


X


X


X


X


X

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, cơ chế

chính sách


Tất cả các nội dung


X


X


X


X


X


X


X


X


X


X

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Bảng 4.3. Phân loại tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm toán của SAV giai đoạn 2005-2013



STT


Năm


Tổng số báo

cáo khảo sát

Tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm toán tuân thủ,

kiểm toán tài chính


Tiêu chuẩn sử dụng trong kiểm toán hoạt động

Chuẩn mực kế toán, kiểm toán

Luật và quy định liên quan


Cộng

Đạt được mục tiêu


Kinh tế


Hiệu quả


Hữu hiệu


Quản lý phù hợp

Chất lượng dịch vụ


Tiến độ


Bất cập chính sách


Cộng

I

Giai đoạn I

7

7

7

14

4

0

2

0

0

0

0

2

8

1

Năm 2005

3

3

3

6

2







1

3

2

Năm 2006

4

4

4

8

2


2





1

5

II

Giai đoạn II

34

25

33

58

23

12

26

6

11

1

5

9

93

1

Năm 2007

5

4

4

8

2


3





2

7

2

Năm 2008

4

3

4

7

2

2

2


1


1


8

3

Năm 2009

5

4

5

9

3

1

4


2


1

1

12

4

Năm 2010

5

3

5

8

4

2

4

2

1


1

1

15

5

Năm 2011

5

3

5

8

4

2

4


2


1

2

15

6

Năm 2012

5

4

5

9

4

2

4

1

3

1

1

1

17

7

Năm 2013

5

4

5

9

4

3

5

3

2



2

19


Tổng cộng

41

32

40

72

27

12

28

6

11

1

5

11

101

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


- Thay đổi phương pháp kiểm toán: Ngược lại sự phát triển nhanh về quy mô các cuộc kiểm toán và thay đổi nhanh chức năng kiểm toán của SAV khi chuyển sang kiểm toán hoạt động, phương pháp kiểm toán hoạt động trong giai đoạn này chậm thay đổi hơn. Qua xem xét phương pháp kiểm toán hoạt động được trình bày trong các kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán chi tiết, SAV chỉ bổ sung thêm phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán qua khảo sát các đối tượng thụ hưởng kết quả từ việc thực thi các chương trình, chính sách so với giai đoạn trước khi Luật KTNN năm 2005 có hiệu lực. Đối chiếu phương pháp kiểm toán sử dụng được tổng kết trong các nghiên cứu của Pollitt & cộng sự (1999), có điểm khác biệt: Các quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu của Pollitt & cộng sự (1999) đã áp dụng một số phương pháp kiểm toán và các kỹ thuật phân tích, đánh giá hiện đại phù hợp với từng cuộc kiểm toán khác nhau chẳng hạn, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chi phí hiệu quả, các phương pháp thống kê, định chuẩn. Trong khi đó, SAV chưa áp dụng phương pháp kiểm toán nào trong số phương pháp trên.

4.1.2. Kết quả khảo sát tình huống kiểm toán.

Tác giả lựa chọn hai tình huống kiểm toán thuộc hai lĩnh vực khác nhau chứa đựng nội dung liên quan đến kiểm toán hoạt động để tiến hành phân tích nhằm xác định kết quả kiểm toán hoạt động, những hạn chế, thách thức và nguyên nhân ảnh hưởng. Tiêu chuẩn đánh giá là mục tiêu kiểm toán hoạt động được xây dựng trong kế hoạch kiểm toán cũng như các nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện kiểm toán hoạt động của INTOSAI (2004). Kết hợp với bước phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Những nguyên nhân và thách thức nào cản trở khả năng phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.

Hai tình huống được lựa chọn phân tích: Thứ nhất là tình huống kiểm toán Dự án xây dựng đường Quốc lộ, đây là cuộc kiểm toán tổng hợp (lồng ghép) kết hợp cả ba loại hình kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Thứ hai là cuộc kiểm toán chuyên đề giao đất, triển khai thực hiện dự án; bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành từ dự án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2010 (Đây là cuộc kiểm toán Chuyên đề Đất - một hình thức kiểm toán hoạt động). Các vấn đề liên quan tới hình thức và cấu trúc của Báo cáo kiểm toán hoạt


động không được xem xét, bởi mục tiêu của nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán hoạt động cùng với những thách thức trong việc triển khai kiểm toán hoạt động của SAV ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi xem xét chi tiết các báo cáo kiểm toán, cần phải hiểu được quy trình kiểm toán của SAV diễn ra như thế nào. Tại SAV, hướng dẫn kiểm toán hoạt động được lồng ghép trong quy trình kiểm toán chung. Trong từng lĩnh vực cụ thể có các quy trình kiểm toán riêng. Quy trình kiểm toán chung thường bao gồm bốn giai đoạn: Lập kế hoạch tổng thể hàng năm và

lập kế hoạch chi tiết; thực hiện kiểm toán; lập và phát hành báo cáo19; theo dõi việc

thực hiện kiến nghị. Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán chương trình mục tiêu hoặc kiểm toán hoạt động (trong từng lĩnh vực cụ thể) ngoài bốn giai đoạn trên, trước khi lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán, SAV sẽ tiến hành soạn thảo đề cương, trao đổi, thảo luận trong toàn ngành các nội dung kiểm toán liên quan đến chủ đề kiểm toán đã lựa chọn, xác định mục tiêu kiểm toán. Trên cơ sở đó, Tổng KTNN sẽ ban hành đề cương kiểm toán chính thức áp dụng cho từng cuộc kiểm toán trước khi tiến hành khảo sát lập kế hoạch chi tiết. Điểm mới trong quy trình kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán chuyên đề là sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán chuyên đề, các Đoàn kiểm toán sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cho các cuộc kiểm toán chuyên đề tiếp theo.

Mỗi tình huống được tác giả bắt đầu tiếp cận theo từng vấn đề trong báo cáo kiểm toán đến các tài liệu làm cơ sở lập báo cáo kiểm toán, các biên bản họp thẩm định, họp phê duyệt báo cáo kiểm toán, các ý kiến đóng góp hình thành nên báo cáo kiểm toán và cuối cùng đến kế hoạch kiểm toán (quy trình phân tích ngược với quy trình kiểm toán)

4.1.2.1. Tình huống 1- Kiểm toán dự án đường Quốc lộ

Báo cáo kiểm toán Dự án đường Quốc lộ, thời gian kiểm toán từ tháng 4 tới tháng 6 năm 2010. Mục đích đầu tư của dự án nhằm hoàn chỉnh tuyến giao thông trục chính Thành phố, phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ, đảm bảo an ninh


19 Theo Quy trình Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành phải thông qua bước họp xét duyệt của Lãnh đạo Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực (họp thẩm định cấp vụ), sau đó trình Kiểm toán Nhà nước họp thẩm định trước khi gửi đơn vị được kiểm toán lấy ý kiến.


quốc phòng vùng biển Đông và cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 1.386 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu kiểm toán của dự án:

- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán và vốn đầu tư thực hiện của dự án.

- Đánh giá việc chấp hành, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các quy định quản lý khác có liên quan đến dự án.

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn;

- Kiến nghị với đơn vị được kiểm toán khắc phục những sai phạm, yếu kém trong quản lý; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách chế độ, quản lý kinh tế - kỹ thuật và quản lý tài chính kế toán.

Nội dung kiểm toán:

- Kiểm tra, đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án có đảm bảo phù hợp với quy hoạch, môi trường sinh thái.

- Công tác rà phá bom mìn, di dời đường điện: Đánh giá việc lập, phê duyệt dự toán, hồ sơ thanh toán so sánh đơn giá, định mức theo qui định.

- Công tác đấu thầu: Đánh giá việc chỉ định thầu của UBND Thành phố có đúng quy định tại Quy chế đấu thầu do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về quy chế đấu thầu.

- Công tác thanh toán vốn đầu tư: Xác định tính đúng đắn, trung thực của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo vốn đầu tư thực hiện của dự án hàng năm.

- Kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn.

- Kiểm toán nguồn vốn của dự án;

Phát hiện kiểm toán: Có 12 phát hiện kiểm toán chính được trích từ báo cáo kiểm toán (Chi tiết tại Phụ lục số 5)

Thảo luận kết quả kiểm toán:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022