Nguồn Dữ Liệu Và Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu


của từng nhân tố qua phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy bội nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

Q5: Nhân tố nào tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.

3.1.2. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.2.1. Nguồn dữ liệu

Do đề tài nghiên cứu là bối cảnh thực tiễn về kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam, tác giả cũng là một KTV trong SAV, vừa đóng vai trò là đối tượng khảo sát vừa đóng vai trò là nhà nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp thu thập dữ liệu cũng có một số điểm thuận lợi: Tác giả có thể tiếp cận được các dữ liệu sơ cấp dưới dạng các văn bản tài liệu chính thức hoặc dự thảo, những thông tin trao đổi, thảo luận trong ngành. Trong khi xác định được các chủ đề nghiên cứu, tìm hiểu đúc kết lý thuyết về kiểm toán hoạt động cũng như kinh nghiệm trong thực tiễn sẽ hữu ích cho tác giả trong việc quan sát, thu thập dữ liệu, tương tác để tìm hiểu và khái quát hóa được các quy trình, hiện tượng và sự kiện. Mặc dù, có rất nhiều điểm thuận lợi nhưng để tránh xa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, dữ liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu đều được thu thập và và phân tích theo quy trình cụ thể.

Trong luận án này, dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn liên quan đến chủ đề nghiên cứu: (i) dữ liệu thứ cấp gồm các văn bản, tài liệu trong ngành liên quan đến kiểm toán hoạt động được chia làm 02 nhóm: Các văn bản quy định13, các báo, tạp chí trong ngành có các bài báo hoặc phát biểu ý kiến của lãnh đạo SAV; các tài liệu liên quan đến một số cuộc kiểm toán14; (ii) dữ liệu sơ cấp thông qua nghiên cứu tình huống và quan sát để thu thập dữ liệu liên quan đến các chủ đề nghiên cứu15 kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, trong đó, chỉ đối tượng phỏng vấn được giới thiệu trước lý do phỏng vấn. Ngoài ra, thảo luận nhóm được tác giả thực hiện liên


13 Luật kiểm toán, chuẩn mực, quy trình, bài phát biểu, tham luận, hội thảo, tài liệu hỗ trợ học tập liên quan đến kiểm toán hoạt động;

14 Mục tiêu kiểm toán tổng thể trong từng năm, kế hoạch kiểm toán, đề cương kiểm toán, dự thảo báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm toán, biên bản họp thẩm định, biên bản họp thông qua, các tài liệu khác liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

đến việc thực hiện một cuộc kiểm toán.

15 Tác giả tiến hành quan sát độc lập trong các cuộc họp, thảo luận, hội nghị chuyên đề trong toàn ngành liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 10


quan trực tiếp đến các hai tình huống kiểm toán. Với vai trò tham gia vào cuộc kiểm toán, tác giả sẽ đề xuất và đưa ra các ý kiến tập trung vào lĩnh vực kiểm toán hoạt động, trong trường hợp này để đảm bảo khách quan và thu được đầy đủ các thông tin, tác giả không trình bày trước lý do và đề xuất các nội dung thảo luận mà dựa vào các phát hiện và nội dung trong các biên bản kiểm toán hoặc báo cáo kiểm toán.

Thời gian thu thập dữ liệu được tiến hành liên tục trong 04 năm từ năm 2010 đến tháng 04 năm 2014.

3.1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thu thập và loại dữ liệu thu thập dự định trong phần trên quyết định quy trình ghi chép dữ liệu nghiên cứu của tác giả, cụ thể:

Đối với dữ liệu là các văn bản, tài liệu: Thu thập dần từ năm 2010 đến đầu năm 2014 được phân loại, đánh số văn bản, lưu trữ theo thời gian (Các văn bản pháp lý, các tài liệu ghi chép liên quan đến các nội dung làm việc từ dự án GTZ từ năm 1998 - 2009, các văn bản hướng dẫn việc thực hiện mục tiêu kiểm toán tổng thể hàng năm (từ năm 2008- 2014) của Kiểm toán Nhà nước, khoảng 41 Báo cáo kiểm toán được phát hành từ năm 2005 - 2013;

Đối với dữ liệu trong nghiên cứu tình huống: Tác giả lựa chọn hai tình huống điển hình liên quan đến kiểm toán hoạt động, tình huống thứ nhất là kiểm toán Dự án xây dựng16, đây là cuộc kiểm toán tổng hợp (lồng ghép) kết hợp cả ba loại hình kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Tình huống thứ hai kiểm toán Chuyên đề giao đất, triển khai thực hiện dự án; bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành từ dự án (Báo cáo kiểm toán chuyên đề Đất). Mục đích của nghiên cứu tình huống nhằm (i) cung cấp bằng chứng giải thích tại sao kiểm toán hoạt động đã

hình thành về mặt pháp lý từ năm 2006 nhưng chậm phát triển, kết quả hạn chế và

(ii) tìm hiểu nguyên nhân tại sao KTV trong SAV chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến việc thực hiện và phát triển loại hình kiểm toán này nhằm trả lời câu hỏi nhân tố nào cản trở khả năng phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở


16 Do BCKT chọn khảo sát tình huống không công khai rộng rãi, vì vậy đảm bảo nguyên tắc bảo mật theo quy định của Luật KTNN, tên dự án kiểm toán và tên cuộc kiểm toán chuyên đề được thay đổi (1) Kiểm toán dự án đường Quốc lộ và (2) kiểm toán Chuyên đề Đất.


Việt Nam hiện nay. Trong các cuộc kiểm toán hoạt động mà SAV thực hiện hàng năm, tác giả chọn 02 cuộc kiểm toán cho mục đích nghiên cứu trên vì 2 lý do: Một là, hai cuộc kiểm toán này tiêu biểu cho hai loại hình kiểm toán mà SAV đang thực hiện. Tình huống 1, kiểm toán dự án đầu tư là loại hình kiểm toán tổng hợp kết hợp cả ba loại hình kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Đây là hình thức kiểm toán phổ biến nhất trong SAV. Tình huống 2, kiểm toán chuyên đề - một dạng kiểm toán hoạt động ít phổ biến hơn nhưng phạm vi kiểm toán tập chung chuyên sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực. Hai là, trong cả hai cuộc kiểm toán, tác giả với vai trò nhà nghiên cứu đều trực tiếp tham gia kiểm toán. Nhờ vậy, tác giả có điều kiện quan sát, ghi chép trong các buổi họp Đoàn kiểm toán, họp Hội đồng Thẩm định, xét duyệt Báo cáo kiểm toán nhằm tìm hiểu (i) nhận thức, quan điểm, mức độ quan tâm và thái độ của các thành viên trong Đoàn kiểm toán, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kiểm toán hoạt động; (ii) quy trình kiểm toán, phương pháp tổ chức thực hiện kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời gian lập và phát hành báo cáo kiểm toán hiện hành có phù hợp với loại hình kiểm toán hoạt động không.

Đối với dữ liệu liên quan đến việc phỏng vấn gồm (i) phỏng vấn sâu chuyên gia và (ii) phỏng vấn trực tiếp. Đầu tiên tác giả sẽ chọn có chủ đích một số đối tượng phỏng vấn đáp ứng các tiêu chuẩn KTV có nhiều kinh nghiệm và có hiểu biết về kiểm toán hoạt động (được đào tạo, tham dự các hội thảo khoa học, có kinh nghiệm xây dựng và lập kế hoạch kiểm toán năm, thường xuyên dự các cuộc họp trong toàn nghành về việc phát triển chiến lược kiểm toán của SAV). Thời gian và địa điểm phỏng vấn đối với từng người phỏng vấn được lựa chọn không theo lịch cố định mà tùy thuộc vào bối cảnh tác giả tiếp xúc trong công việc, có thể dưới hình thức trao đổi chuyên môn, dưới hình thức đặt câu hỏi để ghi chép ý kiến phản hồi và đưa ra các quan điểm khác biết để người phỏng vấn bình luận hoặc cho ý kiến. Thông tin ghi chép đối với từng người phỏng vấn được đánh máy lại lưu theo từng tập riêng và được mã hóa theo số thứ tự người được phỏng vấn chẳng hạn KTV 1 (KTV1), KTV2...Phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trong bước nghiên cứu định lượng, tác giả gửi bảng phỏng vấn cho khoảng 220 KTV.


3.2. Quy trình phân tích dữ liệu

3.2.1. Quy trình phân tích dữ liệu định tính

Power (2003, theo Ferdousi 2012), thừa nhận rằng tiến hành nghiên cứu kiểm toán hoạt động và phân tích dữ liệu là một quy trình phức tạp. Mặt khác, mỗi phương pháp tiếp cận khác nhau có các bước phân tích khác nhau. Vì vậy, áp dụng quy trình phân tích dữ liệu một cách nhất quán trong bước nghiên cứu định tính của Cresswell & cộng sự (2003), bao gồm 7 bước nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được sự tin cậy.

Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu. Sau khi thu thập và phân loại xong các dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành đánh máy lại các ghi chép phỏng vấn, các ghi chép trong các hội thảo chuyên đề, ghi chép trong thảo luận nhóm;

Bước 2: Đọc lại toàn bộ dữ liệu. Quá trình đọc lại dữ liệu được lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau mỗi lần đọc, tác giả sẽ ghi chú lại những suy nghĩ cảm nhận của mình về dữ liệu thu thập được.

Bước 3: Bắt đầu phân tích bằng cách mã hóa dữ liệu. Mã hóa dữ liệu là một quá trình tổ chức tài liệu thành các đoạn, trước khi gắn cho nó một khái niệm, thuật ngữ hoặc ý nghĩa. Quá trình mã hóa dữ liệu được thực hiện phân biệt giữa hai loại dữ liệu phỏng vấn và dữ liệu nghiên cứu tình huống:

Đối với dữ liệu phỏng vấn, sau khi tiến hành phân đoạn theo từng chủ đề, sắp xếp từng chủ đề tương tự nhau, đối chiếu từng chủ đề và xếp chúng theo từng cột tương ứng với các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất của Pollitt & cộng sự (1997, 1999). Nếu có những chủ đề không phù hợp với các nhân tố trong mô hình trên, sẽ được bổ sung thêm mã hiệu mới vào cột mới.

Đối với dữ liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu tình huống, tác giả bắt đầu bằng việc phân tích hai báo cáo kiểm toán liên quan đến hai tình huống lựa chọn nghiên cứu. Các phát hiện kiểm toán trong từng báo cáo kiểm toán sẽ được mã hóa và phân loại theo từng chủ đề, chỉ lựa chọn các phát hiện kiểm toán liên quan đến loại hình kiểm toán hoạt động so sánh với mục tiêu kiểm toán được thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Những nguyên nhân hạn chế từ việc so sánh này dự kiến sẽ được tác giả chỉ ra.


Bước 4: Sử dụng dữ liệu đã được mã hóa để tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kiểm toán hoạt động từ dữ liệu phỏng vấn và nghiên cứu tình huống và mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố được khám phá theo mô hình.

Bước 5: Trình bày các ý kiến phỏng vấn đã được chuyển ngữ tương ứng với từng mã hiệu được mã hóa trong bước 3 nhằm kết nối các nhân tố được khám phá trong suốt quá trình phân tích dữ liệu;

Bước 6: Lý giải và trình bày ý nghĩa của dữ liệu dựa trên mô hình phân tích đã được thiết lập trong bước 5. Ý nghĩa được rút ra trong quá trình phân tích dữ liệu được suy ra từ việc so sánh các phát hiện với thông tin từ dữ liệu thu được (phát hiện từ các nghiên cứu trước đã được tổng kết, phân tích tài liệu, dữ liệu được ghi chép qua quá trình quan sát kết hợp với sự am hiểu và kinh nghiệm của tác giả) trong suốt quá trình làm việc và nghiên cứu của mình.

Bước 7: Xác nhận tính chính xác của các phát hiện trong nghiên cứu. Mặc dù việc xác nhận giá trị của các phát hiện được diễn ra xuyên suốt các bước trong quá trình nghiên cứu, hơn nữa, xác nhận độ tin cậy (reliability) của giá trị (validity) và khả năng khái quát hóa giá trị trong nghiên cứu định tính được định nghĩa không rộng như trong nghiên cứu định lượng và đóng vai trò không đáng kể Creswell & cộng sự (2003). Tuy nhiên, Theo (Lincoln & Guba 1985, trích Creswell & cộng sự 2003,) để xác nhận tính chính xác của các phát hiện, tác giả cần phải tìm kiếm và bổ sung khả năng có thể tin được (belivevability) và tính đáng tin cậy (trustworthiness) thông qua một quá trình xác minh. Vì vậy, đối chiếu dữ liệu phân tích tài liệu, phỏng vấn, dữ liệu trong nghiên cứu tình huống (quan sát, tham gia thực hiện, thảo luận, phân tích tài liệu) một cách thường xuyên và lặp lại giúp đảm bảo giá trị của các phát hiện. Tuy nhiên, để tăng giá trị nghiên cứu và tính đáng tin cậy của nghiên cứu, bước nghiên cứu định lượng với mẫu khảo sát lớn sẽ hữu ích.

3.2.2. Quy trình phân tích dữ liệu định lượng

Như đã trình bày trong bước nghiên cứu định tính, các nhân tố được khám phá trong bước này qua phỏng vấn sâu chuyên gia, nghiên cứu tình huống kết hợp với các nhân tố được tổng kết từ các nghiên cứu trước trên thế giới đóng góp một phần vào kết quả nghiên cứu của luận án, vì đã chỉ ra mối quan hệ (ảnh hưởng) của


từng nhân tố đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của nghiên cứu còn nhằm khám phá xem nhân tố nào có tác động (tương quan) đến việc phát triển kiểm toán hoạt động, do đó nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định xem nhân tố nào trong số các nhân tố phát hiện trong bước nghiên cứu định tính có tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động thông qua việc (1) xây dựng câu hỏi khảo sát (thang đo) từ các nhân tố đã được khám phá trên cơ sở đối chiếu với lý thuyết và khái niệm được sử dụng từ một số nghiên cứu trước; (2) kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo; (3) đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động và sử dụng hồi quy bội để xác định mô hình phù hợp nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu Q5 và Q6, gồm 6 bước chính:

Bước 1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm hai phần: Phần I, gồm các câu hỏi đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự hình thành và phát triển của kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công tại Viêt nam.

Phần II, các câu hỏi thu thập thông tin chung về KTV và các giải pháp thúc đẩy phát triển kiểm toán hoạt động. Phiếu khảo sát sau khi thiết kế xong, được dùng để phỏng vấn thử 3 KTV để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi cũng như việc sử dụng các thuật ngữ (danh sách KTV được phỏng vấn thử trình bày trong Phụ lục 10).

Bước 2. Đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu.

Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng là phương pháp khảo sát ý kiến đánh giá của các KTV. Do hiện nay, kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam chỉ có duy nhất SAV thực hiện và đang trong giai đoạn thí điểm một số cuộc kiểm toán hoạt động độc lập. Vì vậy, đối tượng khảo sát trong luận án là các KTV thuộc các chuyên ngành, khu vực và các vụ tham mưu thuộc SAV.

Có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau, nhưng có thể được chia thành hai nhóm chính (1) chọn mẫu theo xác suất hay còn gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên và


(2) chọn mẫu phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Chọn mẫu xác suất thì tham số của nó có thể ước lượng hoặc kiểm định tham số của đám đông nghiên cứu, trong khi đó, chọn mẫu phi xác suất thì ngược lại (Nguyễn Đình Thọ 2011). Vì vậy, để có thể ước lượng được mô hình hồi quy, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu xác xuất.

Để kết quả khảo sát đảm bảo giá trị, cần xác định kích thước mẫu phù hợp. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cũng phụ thuộc vào các phương pháp phân tích thống kê trong nghiên cứu (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM…) được đánh giá qua công thức mang tính kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước mẫu bao nhiêu và như thế nào là đủ lớn vẫn chưa xác định rõ ràng. Theo Hair & cộng sự (1998) để có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu đảm bảo ít nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Mô hình nghiên cứu trong Luận án là 33 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu là 33x5 =165 mẫu. Nghiên cứu này sử dụng kích thước mẫu là 220 đơn vị mẫu được chọn từ toàn bộ tổng thể là phù hợp.

Bảng phỏng vấn được xây dựng chủ yếu dựa trên thang đo Likert 5 điểm, từ mức độ ảnh hưởng không quan trọng đến mức độ ảnh hưởng vô cùng quan trọng để đánh giá tác động của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.

Bước 3. Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời

Thông tin được thu thập thông qua việc gửi 220 phiếu khảo sát được phát cho các KTV trong SAV Việt Nam. Phiếu khảo sát thu về nếu không hợp lệ sẽ được loại ngay. Có 35 phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại do không điền đầy đủ các câu hỏi, ghi sai thông tin, để trống quá 10% câu hỏi. Phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu là 185.

Bước 4. Xử lý dữ liệu: Nhập dữ liệu điều tra và xử lý dữ liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Exel để nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu thô như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống. Các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.


Bước 5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số Cronbach’Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (i) tương quan giữa bản thân các biến quan sát và (ii) tương quan giữa các điểm số của từng biến với điểm số của toàn bộ các biến của người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không sẽ không thể biết được độ biến thiên cũng như lỗi của các biến. Theo đó, chỉ có hệ số tương quan có biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’Alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Tuy nhiên, trước khi loại một biến nào đó, nhà nghiên cứu phải cân nhắc nội dung của biến đo lường cần loại và mức độ tin cậy thay đổi khi loại bỏ các biến này.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA sẽ giúp rút trích thành các nhân tố phục vụ cho việc phân tích tiếp theo. Theo Hair & cộng sự (1998) các hệ số chuyển tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số này lớn hơn 0,3 được xem là mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, sau khi phân tích EFA những nhân tố có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5 sẽ được chọn. Phân tích nhân tố được sử dụng khi hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1) và tổng phương sai trích lớn hơn 0.5. Trong nghiên cứu này, phương pháp Principal Component và phép quay Varimax sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố.

Bước 6. Đề xuất mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu. Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo (biến quan sát), các nhân tố được rút trích thành các nhóm nhân tố chính. Các nhóm nhân tố trên được mã hóa theo các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc là nhân tố thể hiện quan điểm đánh giá của đối tượng khảo sát liên quan đến việc phát triển kiểm toán hoạt động. Để ước lượng các tham số trong mô hình, các nhân tố được tính toán bằng tổng các biến đo lường các biến quan sát đó (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2009, 123). Do bản chất nghiên cứu trong luận án này là khám phá hơn khẳng định, vì vậy, phương pháp

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí