Thực Trạng Nhận Thức Của Sinh Viên Về Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rối Loạn Trầm Cảm.














Bệnh viện tâm

thần

17

17,0

40

40,0

32

32,0

24

24,0

83

83,0

16

16,0

Trung tâm tâm

lý và bênh viện tâm thần


3


3,0


17


17,0


3


3,0


4


4,0


1


1,0


16


16,0

Các cơ sở khác

1

1,0

5

5,0

2

2,0

8

8,0

1

1,0

6

6,0

Không biết

77

77,0

17

17,0

49

49,0

62

62,0

12

12,0

42

42,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm - 8


Chúng tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều sinh viên đã trả lời là không biết khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn hãy liệt kê 3 cơ sở có thể trợ giúp cho người mắc rối loạn trầm cảm. Trong đó, sinh viên trả lời là không biết tại khoa Kế toán, Cơ khí và Lịch sử chiếm tỉ lệ cao (77%; 62%; 49%). Ở khoa Y Đa khoa có số sinh viên trả lời là không biết chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (12%). Như vậy, trong tổng số sinh viên nghiên cứu tại 6 khoa thuộc 5 trường Đại học khác nhau thì sinh viên tại khoa Y Đa khoa - ĐH Y HN biết đến các cơ sở trợ giúp người trầm cảm nhiều hơn so với các trường khác khác. Cùng là sinh viên trong một trường nhưng hai khoa Tâm lý và khoa Lịch sử - ĐH KHXH & NV cũng có sự khác biệt về sự hiểu biết liên quan đến các cơ sở trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm. Cụ thể, ở khoa Tâm lý chỉ có 17% sinh viên còn ở khoa Lịch sử là 49% (tức gần một nửa) sinh viên trả lời là không biết ở câu hỏi này. Như vậy, có thể cho rằng với đặc thù các môn học tại các khoa khác nhau mà sinh viên ở mỗi khoa của mỗi trường lại có sự hiểu biết khác nhau về trầm cảm.

Bên cạnh một bộ phận sinh viên không biết đến các cơ sở có thể trợ giúp người trầm cảm thì cũng có rất nhiều sinh viên biết đến các cơ sở mà người trầm cảm có thể tìm đến mà cụ thể ở đây đa số ý kiến sinh viên đưa ra 2 cở sở là trung tâm tâm lý bệnh viện tâm thần và cũng có một số sinh viên đưa ra được cả 2 cơ sở này. Cụ thể, sinh viên hai khoa khoa Tâm lý và Tâm lý giáo dục đưa ra ý kiến cơ sở trợ giúp là “trung tâm tâm lý” chiếm tỉ lệ cao nhất, trong đó các ý kiến chủ yếu đưa ra là “trung tâm tham vấn học đường tại các trường; trung tâm tâm lý N - T; trung tâm tư vấn tâm lý Linh Tâm”. Cũng chính sinh viên của hai khoa này đưa ra ý kiến cả trung tâm tâm lý và bệnh viện tâm thần chiếm tỉ lệ cao nhất trong 6 khoa nhưng cho dù như vậy thì con số này cũng không nhiều (17/100; 16/100). Bên cạnh đó, những ý kiến cho rằng cơ sở trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm là bệnh viện tâm thần đa số là của sinh viên khoa Y Đa khoa - ĐH Y HN (83/100 sinh viên). Trong đó cơ sở cụ thể mà sinh viên tại khoa này đưa ra chủ yếu là “Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai; Bệnh viện tâm thần trung ương; Bệnh viện 103”. Từ đây chúng ta có thể thấy, với kết quả nghiên cứu ở trên, đa số sinh viên Y Đa khoa cho rằng đối tượng trợ giúp người mắc trầm cảm phù hợp là bác sĩ tâm thần thì ở kết quả nghiên cứu này cũng tương ứng là đa số sinh viên Y Đa khoa kể ra cơ sở trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm là bệnh viện tâm thần. Trong khi đó, đa số sinh viên khoa Tâm lý và Tâm lý giáo dục cho rằng đối tượng trợ giúp người trầm cảm là nhà tâm lý thì tương ứng ở đây số lượng sinh viên đưa ra ý kiến cơ sở trợ giúp là trung tâm tâm lý tập trung chủ yếu ở hai khoa

này. Như vậy, sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên về cơ sở trợ giúp người trầm cảm là do sự khác biệt trong việc nhận thức về đối tượng trợ giúp người mắc trầm cảm của sinh viên các khoa là khác nhau.

Tóm lại, với những điểm chung trong tâm lý lứa tuổi sinh viên và những đặc điểm riêng về kiến thức chuyên ngành của từng khoa thì tương ứng nhận thức của sinh viên các khoa về biện pháp chữa trị trầm cảm, người hỗ trợ, cơ sở sở trợ giúp người mắc trầm cảm cũng khác nhau.

3.7. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Chúng tôi tìm hiểu nhận thức sinh viên về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ trầm cảm, kết quả cho thấy sinh viên có nhận thức rất tốt về vấn đề này. Cụ thể, tại “nhóm biện pháp tâm lý – nhận thức” có ĐTB = 4,64 và “nhóm biện pháp lối sống – hành vi” có ĐTB = 4,32 đều thuộc mức độ cao và tương đối cao (câu 12 – phục lục 5). Trong đó, biện pháp suy nghĩ sự việc theo chiều hướng tích cực (ĐTB = 4,69) thuộc mức độ cao, ngoài ra các biện pháp còn lại như: Luôn xác định được giá trị của bản thân; Luôn cân bằng giữa thời gian làm việc/học tập và thời gian giải trí; Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh; Rèn luyện sức khỏe thể chất Thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu bạn bè; Hăng hái tham gia các hoạt động xã hội; Đề ra mục tiêu phù hợp với bản thân; Tìm hiểu những thông tin về trầm cảm đều được sinh viên nhận thức tốt.

Cụ thể hơn, khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên từng khoa về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm

Nhóm biện pháp


Biện pháp

Ngành học

Mức ý nghĩa

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Đa khoa

TLGD


Nhóm biện pháp về tâm lý

– nhận thức

Suy nghĩ sự việc theo

chiều hướng tích cực.

4,59

4,75

4,58

4,50

4,53

4,16

.625

Luôn xác định được giá

trị của bản thân.

4,36

4,45

4,34

4,17

4,29

4,48

.776

ĐTB

4,59

4,73

4,61

4,49

4,59

4,82



Tìm hiểu những thông tin

về trầm cảm.

3,93

4,25

3,91

3,85

4,09

4,08

.596


Nhóm biện pháp lối sống

- hành vi

Luôn cân bằng giữa thời

gian làm việc/học tập và thời gian giải trí.


4,40


4,43


4,21


4,37


4,38


4,32


.668

Rèn luyện sức khỏe thể

chất

4,38

4,39

4,20

4,21

4,28

4,19

.135

Xây dựng các mối quan

hệ lành mạnh.

4,30

4,41

4,30

4,33

4,29

4,37

.322

Thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu

bạn bè.


4,34


4,30


4,25


4,21


4,19


4,31


.698


Nhóm biện pháp


Biện pháp

Ngành học

Mức ý nghĩa

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Đa khoa

TLGD

Hăng hái tham gia các

hoạt động xã hội.

4,18

4,24

4,22

3,99

4,13

4,17

.724

Đề ra những mục tiêu vừa sức, phù hợp với bản thân.


4,07


4,34


4,01


3,95


4,09


4,20


.936

ĐTB

4,32

4,38

4,28

4,29

4,31

4,33



Qua bảng số liệu trên cho thấy, tại “nhóm biện pháp tâm lý – nhận thức” sinh viên khoa Tâm lý giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4,82), sau đó đến sinh viên khoa Tâm lý – Đại học KHXH & NV – ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐTB = 4,73), thấp nhất là sinh viên khoa Cơ Khí (ĐTB = 4,49) nhưng tất cả đều thuộc mức độ cao, tức là sinh viên có nhận thức rất tốt về vấn đề này. Bên cạnh đó, ở “nhóm biện pháp lối sống – hành vi” thì sinh viên khoa Tâm lý có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4,38), sau đó là sinh viên khoa Tâm lý giáo dục (ĐTB = 4,33) và thấp nhất là sinh viên khoa Lịch sử (ĐTB = 4,28), đều thuộc mức độ tương đối cao.

Như vậy, nhìn chung sinh viên có nhận thức tốt và rất tốt về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm, đặc biệt là nhóm biện pháp tâm lý – nhận thức.

Khi xét tương quan giữa nhận thức của sinh viên về yếu tố ảnh hưởng và nhận thức của sinh viên về biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm cho thấy hai yếu tố này có mối tương quan thuận (r = 0,341). Tức là sinh viên có nhận thức tốt về yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm thì cũng sẽ nhận thức tốt về biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm và ngược lại, nếu sinh viên có nhận thức kém về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm thì cũng sẽ nhận thức kém về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm. Với sig = 0,000 (p <0,05) mối tương quan trên có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự khi xét tương quan giữa nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm với nhận thức của sinh viên về biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm cũng cho thấy mối quan hệ này có tương quan thuận (r = 0,377) và với mức ý nghĩa p < 0,05. Như vậy, sinh viên có nhận thức tốt về yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của rối loạn trầm cảm thì sẽ nhận thức tốt về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm và ngược lại.

Cùng với các biện pháp phòng ngừa nguy cơ rối loạn trầm cảm thì việc ứng phó với những cảm xúc tiêu cực của cá nhân cũng vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống chúng ta khó tránh được những hoàn cảnh phát sinh cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc tiêu cực đó chính là những yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới những người có nguy cơ trầm cảm. Vậy thì khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực đó sinh viên phải làm gì? Chúng tôi đã khảo sát cách xử lý của sinh viên về vấn đề này, kết quả được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.11: Cách xử lý của sinh viên khi bản thân xuất hiện cảm xúc tiêu cực


Hoạt động

Khoa

Kế toán (%)

Tâm lý (%)

Lịch sử

(%)

Cơ khí (%)

Y Đa khoa

(%)

TLGD (%)

Chia sẻ với người thân

89

89

92

95

90

90

Chia sẻ với bạn bè

86

93

82

84

83

88

Chia sẻ với thầy cô

35

61

49

35

36

49

Tìm đến chuyên gia tâm lý

71

84

70

70

58

77

Không nói với ai cả

1

4

2

3

4

5

Tìm đến các hoạt động thư giãn, giải trí

85

66

79

91

77

81

Đi mua thuốc an thần về uống

5

11

9

6

17

7

Lao vào học thật nhiều để quên đi

6

6

5

7

6

6

Tìm hiểu về trạng thái cảm xúc đó của bản

thân

58

61

41

62

41

5

Đi xem bói để tìm hiểu về tình trạng của bản

thân

1

4

6

2

4

9

Cúng bái để chữa trị tình trạng của bản thân

1

2

0

3

6

4


Qua bảng trên ta thấy, đa số sinh viên lựa chọn cách chia sẻ với người thân khi có cảm xúc tiêu cực, trong đó sinh viên khoa Cơ khí có chiếm tỉ lệ cao nhất (95%). Như vậy, chúng ta càng thấy rõ rằng vai trò của gia đình là vô cùng to lớn đối với mỗi người, đặc biệt với những cá nhân khi rơi vào những trạng thái cảm xúc tiêu cực. Đồng thời, mối quan hệ bạn bè ở lứa tuổi sinh viên rất phong phú và đa dạng. Bạn bè có thể đưa ra những lời khuyên rất bổ ích nếu sinh viên rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ý kiến chia sẻ với bạn bè cũng được rất nhiều sinh viên tán thành, trong đó tại khoa Tâm lý là 93% và khoa Tâm lý giáo dục là 88% chiếm tỉ lệ cao nhất. Khi cá nhân xuất hiện những cảm xúc tiêu cực thì việc tìm đến chuyên gia tâm lý chính là một biện pháp đúng đắn, đa số sinh viên đã nhận thức được điều này. Cụ thể, sinh viên khoa Tâm lý (84%) và khoa Tâm lý giáo dục (77%) có sự lựa chọn này chiếm tỉ lệ cao nhất, tại Y Đa khoa sinh viên có sự lựa chọn tìm đến chuyên gia tâm lý chiếm tỉ lệ thấp nhất (58%). Ngoài ra, biện pháp tìm đến các hoạt động thư giãn giải trí khi cá nhân có cảm xúc tiêu cực cũng được nhiều sinh viên lựa chọn. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên chọn cách không nói với ai cả hoặc lao vào học để quên đi, hay đi xem bói để tìm hiểu về tình trạng của bản thân đi cúng bái để chữa trị tình trạng của bản thân. Đây là những cách thức giải quyết hoàn toàn sai lầm. Những cách thức này không những không thể giúp cá nhân giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực mà còn có khả năng tăng nặng

những cảm xúc lo âu, chán nản lại vừa gây tốn kém về kinh tế vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Như vậy, nhìn chung sinh viên có nhận thức khá tốt về các biện pháp phòng ngừa nguy cơ trầm cảm. Đồng thời cũng có đa số sinh viên lựa chọn được cách xử lý phù hợp khi cá nhân xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý tiêu cực tới sinh viên.


Tiểu kết chương 3

Sinh viên có nhận thức khá tốt về một số nội dung liên quan đến trầm cảm như: biểu hiện của rối loạn trầm cảm, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, hậu quả của rối loạn trầm cảm, các biện pháp chữa trị và biện pháp hạn chế nguy cơ mắc trầm cảm. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số những nội dung sinh viên còn nhận thức chưa tốt như: bản chất của trầm cảm, nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Khi xét tương quan nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến trầm cảm thì cho thấy, nhận thức của sinh viên về biểu hiện của rối loạn trầm cảm và nhận thức của sinh viên về biện pháp chữa trị trầm cảm có mối tương quan thuận, tức là sinh viên có nhận thức tốt về các biểu hiện của rối loạn trầm cảm cũng sẽ nhận thức tốt về các biện pháp chữa trị trầm cảm và ngược lại nếu sinh viên có nhận thức không tốt về các biểu hiện của rối loạn trầm cảm thì cũng không thể nhận thức được tốt về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm. Tương tự giữa nhận thức của sinh viên về yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm; hậu quả của rối loạn trầm cảm và biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm cũng có tương quan thuận, tức là sinh viên có nhận thức tốt về các yếu tố ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm và hậu quả của rối loạn trầm cảm thì sẽ có nhận thức tốt về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm và ngược lại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm là sự hiểu biết của họ về các kiến thức liên quan đến rối loạn trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy:

- Gần một nửa số sinh viên được nghiên cứu có nhận thức đúng về bản chất rối loạn trầm cảm, trong đó sinh viên khoa Tâm lý – ĐH KHXH & NV, khoa Y Đa Khoa – ĐH Y Hà Nội và khoa Tâm lý giáo dục học – Học viện Quản lý giáo dục có tỉ lệ sinh viên nhận thức đúng về bản chất của rối loạn trầm cảm cao hơn so với các khối ngành còn lại, tuy nhiên con số này là chưa nhiều.

- Sinh viên các khoa có nhận thức tốt và khá tốt về các biểu hiện của rối loạn trầm cảm, trong đó sinh viên khoa Tâm lý – ĐH KHXH & NV có nhận thức rất tốt về những biểu hiện cảm xúc của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên qua kết quả điều tra cũng cho thấy một số biểu hiện về bệnh cơ thể của rối loạn trầm cảm thì sinh viên nhận thức chưa tốt.

- Đa số sinh viên có nhận thức chưa đầy đủ về nguyên nhân của rối loạn trầm cảm. Hầu hết các sinh viên đều cho rằng trầm cảm có nguyên nhân là do các yếu tố tâm lý tác động, rất ít bạn biết đến nguyên nhân sinh học của căn bệnh này. Chỉ có một bộ phận rất nhỏ sinh viên nhận thức được đầy đủ nguyên nhân của rối loạn trầm cảm nhưng các ý kiến đưa ra cũng chỉ chung chung theo suy đoán cá nhân.

- Sinh viên các khoa được nghiên cứu có mức độ nhận thức khá về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm.

- Sinh viên các khoa được nghiên cứu có nhận thức tốt về hậu quả của rối loạn trầm cảm. Nhưng bên cạnh đó sinh viên vẫn còn nhầm lẫn một số những hậu quả của rối loạn trầm cảm với hậu quả của các bệnh tâm lý khác.

- Sinh viên có nhận thức tốt và rất tốt về các biện pháp chữa trị trầm cảm, trong đó sinh viên khoa Tâm lý và Lịch sử có nhận thức rất tốt còn các khoa còn lại có nhận thức tốt về vấn đề này.

- Hầu hết sinh viên cho rằng nhà tâm lý, bạn bè, cha mẹ và người thân là những đối tượng phù hợp để trợ giúp nếu sinh viên có biểu hiện của rối loạn trầm cảm. Bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa nhận thức được vai trò hỗ trợ của giáo viên và bác sĩ tâm thần trong trường hợp này.

- Sinh viên có nhận thức tốt và rất tốt về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm, đặc biệt là ở nhóm biện pháp tâm lý – nhận thức.

- Đa số sinh viên khoa Y đa khoa cho rằng cơ sở hỗ trợ người mắc rối loạn trầm cảm tốt nhất là các bệnh viện tâm thần (83%), còn sinh viên khoa Tâm lý lại cho rằng “trung tâm tâm lý và bệnh viện tâm thần” là cơ sở để hỗ trợ người mắc trầm cảm (17%). Đáng tiếc ở khoa Kế toán, Cơ

khí, Lịch sử và Tâm lý giáo dục có một số lượng lớn sinh viên không biết cơ sở nào để trợ giúp người bị trầm cảm.

- Giữa nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm với nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa rối loạn trầm cảm; giữa nhận thức của sinh viên về yếu tố ảnh hưởng với biện pháp phòng ngừa trầm cảm; giữa nhận thức về biểu hiện với biện pháp chữa trị trầm cảm đều có mối tương quan thuận với mức ý nghĩa p < 0,05.

Mặt khác, khi xét riêng giữa các nhận thức của sinh viên các khoa về tất cả các vấn đề liên quan đến trầm cảm thì chúng tôi thấy rằng khoa Tâm lý - ĐH KHXH & NV và khoa Y đa khoa – Đại học Y Hà Nội có nhận thức tốt hơn về các nội dung liên quan hến trầm cảm.

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi nhận thấy rằng kết quả này gần đúng so với giả thuyết nghiên cứu ban đầu đã đề ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trường

Nhà trường cần phát triển các chương trình, hoạt động ngoại khóa, tập huấn, hội thảo về vấn đề rối loạn trầm cảm, từ đó nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Có thể tổ chức các trung tâm tư vấn học đường tại các nhà trường, nhằm hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng sinh viên có nhu cầu chia sẻ, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời các chuyên viên tư vấn tại phòng tham vấn học đường chính là các kênh thông tin chính thống cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ và chính xác về rối loạn trầm cảm.

Nhà trường cần sắp xếp lịch học, chương trình học hợp lý, thiết kế các sân chơi lành mạnh cho sinh viên nhằm hạn chế sự căng thẳng, áp lực học tập cho sinh viên. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ tâm lý dẫn đến rối loạn trầm cảm ở sinh viên.

2.2. Đối với giảng viên

Để nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm ngoài sự quan tâm của nhà trường thì các giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Giảng viên nên đồng thời là những cố vấn giúp giải đáp những thắc mắc của sinh viên về sức khỏe tinh thần hoặc hướng dẫn sinh viên tìm đến những cơ sở phù hợp để có thể cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học và chính xác nhất về rối loạn trầm cảm.

2.3. Đối với sinh viên

Việc nâng cao kiến thức cho sinh viên về rối loạn trầm cảm, không ai làm tốt việc này hơn chính bản thân sinh viên. Sinh viên cần phải đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân. Từ đó xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và có những biện pháp phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng. Để làm được điều này, sinh viên cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về rối loạn trầm cảm, cần phải biết lựa chọn kênh thông tin tin cậy để có những hiểu biết chính xác và khoa học về vấn đề này.

Sinh viên phải hiểu được tầm quan trọng của những kiến thức liên quan đến các bệnh tâm lý nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng. Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này thì sinh viên mới ý thức được việc trang bị những kiến thức có liên quan.

Trong cuộc sống khi sinh viên xuất hiện những cảm xúc tiêu cực cần tìm hiểu ngay vấn đề của mình và tìm tới sự trợ giúp của mọi người xung quanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024