Nhận Thức Của Sinh Viên Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rối Loạn Trầm Cảm

yếu tố tâm lý xã hội”, sự khác biệt này có ý nghĩa giữa các khoa vì có mức ý nghĩa p < 0,001 (câu 7

– phụ lục 6). Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm



Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm

Khoa


Mức ý nghĩa


Kế toán


Tâm lý


Lịch sử


Cơ khí

Đa khoa

Tâm lý giáo dục

Nhóm yếu tố sinh học

3,70

3,48

3,36

3,62

3,46

3,67

0.713

Nhóm yếu tố tâm lý xã hội

3,19

3,45

3,40

3,25

3,35

3,36

0.000

Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân

3,71

3,76

3,81

3,65

3,63

3,58

0.311

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Để đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm thành “nhóm các yếu tố đúng” và “nhóm các yếu tố sai”, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3 4 Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm 1

Biểu đồ 3.4: Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm (phân chia theo nhóm những yếu số đúng và yếu tố sai)

Căn cứ vào biểu đồ trên ta thấy rằng, trong cả 6 khoa được chọn nghiên cứu đều có nhận thức tốt về “nhóm các yếu tố Đúng” (ĐTB = 3,56). Trong đó, tại nhóm yếu tố Đúng thì sinh viên khoa tâm lý có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,72); tiếp đến là khoa Kế toán (ĐTB = 3,57); Lịch sử (ĐTB

= 3,56); Đa khoa (ĐTB = 3,54); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 3,50) và sinh viên khoa Cơ khí có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 3,48) (câu 7 – phụ lục 05). Sự khác biệt đó có ý nghĩa giữa các khoa trong “nhóm yếu tố Đúng” với mức ý nghĩa (p<0,001). Bên cạnh đó thì tại “nhóm yếu tố Sai” sinh viên các khoa chỉ có nhận thức ở mức khá về các yếu tố thuộc nhóm này (ĐTB = 3,29) (Câu 7 – phụ lục

05). Cụ thể, tại nhóm yếu tố sai thì sinh viên khoa Kế toán có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,52); tiếp tục lần lượt là khoa Cơ khí (ĐTB = 3,48); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 3,38); Đa khoa (ĐTB = 3,16); Lịch Sử (ĐTB = 3,13) và thấp nhất là khoa Tâm lý (ĐTB = 3,06) (câu 7 – phụ lục 05). Ở nhóm yếu tố sai các khoa cũng đều có sự khác biệt lớn với mức ý nghĩa p<0,001 (câu 7 – phụ lục 06).

Như vậy, nhìn chung sinh viên các khoa đều có nhận thức khá tốt về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm, đặc biệt là các yếu tố thuộc nhóm yếu tố tâm lý cá nhân và yếu tố sinh học. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn nhầm lẫn một số yếu tố không phải là yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm. Qua đó có thể thấy rằng sinh viên có hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm nhưng không chắc chắn về kiến thức.

3.5. Thực trạng nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh phổ biến hiện đứng hàng thứ tư trên thế giới về nguyên nhân gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của người bệnh. Người mắc rối loạn trầm cảm sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của người bệnh mà còn trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 8 trong bảng hỏi nghiên cứu dành cho sinh viên (câu 8 – phụ lục 1), kết quả cho thấy: ĐTB của “nhóm hậu quả cho bản thân và gia đình” với ĐTB = 3,95 thuộc mức độ tương đối cao và nhóm hậu quả cho xã hội ĐTB = 3,45 thuộc mức độ trung bình. Cụ thể, trong đó các hậu quả như: Giảm sức lao động (ĐTB = 4,31); Chất lượng cuộc sống giảm sút (ĐTB

= 4,30); Hiệu quả công việc thấp (ĐTB = 4,23) và Giảm khả năng giao tiếp (ĐTB = 4,2) đều có ĐTB thuộc mức độ cao, tức là sinh viên có nhận thức rất tốt về những hậu quả này của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những hậu quả mà sinh viên nhận thức kém như: Mất hoàn toàn nhận thức về bản thân (ĐTB = 2,83); Gây thương tích cho người xung quanh (ĐTB = 2,53) và Mất khả năng giao tiếp (ĐTB = 2,39) đều thuộc mức độ tương đối thấp.

Phân tích cụ thể nhận thức của sinh viên tại các khoa về hậu quả của rối loạn trầm cảm, chúng tôi thu được kết quả như sau:


4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Đa khoa

Tâm lý giá

dục

Biểu đồ 3.5: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm

Qua biểu đồ trên ta thấy sinh viên ở tất cả các khoa đều có nhận thức về những hậu quả của rối loạn trầm cảm gây ra cho bản thân người trầm cảm và gia đình tốt hơn nhóm hậu quả của rối loạn trầm cảm gây ra cho xã hội. Cụ thể, tại “nhóm hậu quả cho bản thân và gia đình” thì khoa Tâm lý giáo dục có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4,05) thuộc mức độ cao, tức là sinh viên khoa Tâm lý giáo dục có nhận thức rất tốt về vấn đề này. Còn lại ở các khoa khác thì sinh viên cũng có nhận thức tốt về nhóm hậu quả này (ĐTB đều ở mức độ tương đối cao). Tuy nhiên, ở “nhóm hậu quả cho xã hội” thì chỉ có khoa Tâm lý có ĐTB ở mức độ tương đối cao, còn lại các khoa khác đều có ĐTB ở mức độ trung bình. Tức là chủ yếu sinh viên được nghiên cứu chỉ nhận thức ở mức độ khá về nhóm các hậu quả mà trầm cảm gây ra cho xã hội. Trong đó sự khác biệt có nghĩa ở mức cao với p<0,001 thuộc về nhóm “hậu quả cho bản thân và gia đình” (Câu 8 – phụ lục 06).

Đồng thời, khi nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm chúng tôi cũng đã đưa vào một số item không phải là hậu quả của rối loạn trầm cảm để kiểm tra sự chắc chắn về kiến thức của sinh viên. Qua phương pháp xử lý thống kê, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm (phân chia theo nhóm hậu quả đúng – hậu quả sai)


Nhóm hậu quả

Khoa

Mức ý nghĩa

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Đa khoa

TLGD

Nhận thức về hậu quả đúng

4,2

4,55

4,35

4,13

4,11

4,35

0.005

Nhận thức về hậu quả sai

3,01

2,48

2,58

3,09

2,91

2,99

0.000

Từ bảng số liệu trên ta thấy ĐTB về nhóm “hậu quả đúng” của sinh viên các khoa cao hơn rất nhiều so với ĐTB về nhóm “hậu quả sai”. Cụ thể, ở nhóm những hậu quả đúng của rối loạn trầm cảm, sinh viên khoa Tâm lý (ĐTB = 4,55); Lịch sử (ĐTB = 4,35); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 4,35); Kế toán (4,2); Cơ khí (ĐTB = 4,13) và Y Đa khoa (ĐTB = 4,11) đều có ĐTB thuộc mức cao, có nghĩa là sinh viên ở tất cả các khoa được nghiên cứu đều có nhận thức rất tốt về những hậu quả trong nhóm “hậu quả đúng”. Ngược lại, ta thấy rằng ở “nhóm hậu quả sai” tức là những hậu quả không phải của rối loạn trầm cảm thì lại có ĐTB khá thấp. Cụ thể, chỉ có sinh viên khoa Cơ khí (ĐTB = 3,09) là có ĐTB thuộc mức độ trung bình, tức là sinh viên tại khoa này có nhận thức khá về những hậu quả thuộc nhóm “hậu quả sai” (tức là những hậu quả của các bệnh tâm lý khác, không phải của rối loạn trầm cảm), còn lại ở các khoa khác như: Lịch sử (ĐTB = 2,58); Kế toán (ĐTB = 3,01); Tâm lý giáo dục (ĐTB = 2,99); Y Đa khoa (ĐTB = 2,91) đều có ĐTB thuộc mức độ tương đối thấp, có nghĩa là sinh viên ở các khoa có nhận thức kém về những hậu quả thuộc “nhóm hậu quả sai”. Đặc biệt, sinh viên ở khoa Tâm lý có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,48) thuộc mức độ thấp, tức là sinh viên khoa Tâm lý có nhận thức rất kém về nhóm hậu quả này. Qua đây ta thấy rằng sinh viên các khoa vẫn còn nhầm lẫn về những hậu quả của các bệnh tâm lý khác và những hậu quả của rối loạn trầm cảm. Đáng chú ý nhất là sinh viên khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nôi là đối tượng sinh viên được nghiên cứu chuyên sâu về các hội chứng tâm lý của con người thì lại có ĐTB thấp nhất ở nhóm “hậu quả sai”. Về mức ý nghĩa, thì ở nhóm “nhóm hậu quả sai” sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ lớn giữa các khối trường với ý nghĩa p<0,001; ở nhóm “nhóm hậu quả đúng” cũng có sự khác biệt với mức ý nghĩa p<0,01 (câu 8 – phụ lục 06).

Như vậy, nhìn chung đa số sinh viên được nghiên cứu có sự nhận thức tốt về hậu quả của trầm cảm. Tuy nhiên nhận thức của sinh viên không đồng đều giữa hai “nhóm hậu quả đúng” và “nhóm hậu quả sai”, tức là sinh viên vẫn còn nhầm lẫn một số những hậu quả của rối loạn trầm cảm với hậu quả của các bệnh tâm lý khác.

3.6. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm

Trị liệu trầm cảm được dựa trên cơ sở tâm lý và sinh học. Trị liệu trên cơ sở tâm lý là tiến trình trong đó bệnh nhân và nhà trị liệu làm giảm bớt các rối loạn tâm lý nhấn mạnh vào sự thay đổi là kết quả của sự tương tác giữa bác sĩ trị liệu và bệnh nhân. Cùng với đó, liệu pháp dựa trên cơ sở sinh học là dựa vào thuốc và các tiến trình y khoa khác để cải thiện chức năng hoạt động tâm lý. Tìm hiểu thêm mức độ hiểu biết của sinh viên về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm

Nhóm

biện pháp


Biện pháp

Khoa

ĐTB

chung

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Y Đa khoa

TLGD


Các biện pháp Sai

Điều trị bằng phẫu thuật

4,09

4,00

4,18

4,22

4,12

4,27

4,15

Không cần điều trị, trầm cảm sẽ

tự mất đi.

4,42

4,35

4,38

4,38

4,25

4,59

4,4

Điều trị bằng cách truyền máu

4,58

4,55

4,43

4,57

4,55

4,59

4,55

Điều trị bằng thuốc bắc

3,94

3,92

3,90

3,78

3,64

4,26

3,91

Chữa bằng mẹo dân gian

3,80

4,04

3,85

3,88

3,85

4,22

3,94

ĐTB

3,93

3,95

3,93

3,93

3,85

4,17


Các biện pháp

Đúng

Trị liệu tâm lý kết hợp với điều trị bằng thuốc


4,41


3,71


3,64


4,49


4,18


4,56


4,17

ĐTB

4,41

3,71

3,64

4,49

4,18

4,56



Qua đây ta thấy, sinh viên tại các khoa đều có sự nhận thức khá tốt về các biện pháp điều trị trầm cảm. Trong đó ở “nhóm biện pháp đúng” thì khoa Tâm lý giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục có ĐTB cao nhất (4,56) và khoa Cơ khí ĐTB 4,49, sau đó là khoa Kế toán (ĐTB = 4,41) đều thuộc mức độ cao, điều đó thể hiện sinh viên có nhận thức rất tốt về biện pháp điều trị trầm cảm. Còn lại, khoa Đa khoa; Tâm lý; Lịch sử có ĐTB ở mức độ trung bình. Đồng thời, “trong nhóm những biện pháp sai” thì sinh viên các khoa cũng đều có ĐTB thuộc mức độ tương đối cao. Điều đó cho thấy sinh viên các khoa đều có nhận thức tốt về các biện pháp không phải là biện pháp chữa trị trầm cảm. Cụ thể, ý kiến điều trị bằng cách truyền máu có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4,55), thuộc mức cao, tức là sinh viên có nhận thức rất tốt về phương pháp này, sinh viên nhận thức rất rõ rằng đây không phải là biện pháp để chữa trị rối loạn trầm cảm. Ngoài ra, ý kiến không cần điều trị, trầm cảm sẽ tự mất đi cũng được sinh viên nhận thức rất tốt, tức là sinh viên hiểu được rằng rối loạn trầm cảm bắt buộc cần phải điều trị kịp thời. Đáng chú ý, phương pháp điều trị bằng châm cứu có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,82) thuộc mức độ trung bình, tức là một số sinh viên vẫn cho rằng đây là biện pháp chữa trị trầm cảm. Điều này cho thấy bên cạnh một số biện pháp được sinh viên nhận thức rất tốt thì cũng có những biện pháp sinh viên chỉ nhận thức ở mức khá, điều đó có nghĩa là sinh viên chưa có sự chắc chắn trong trong việc đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Nhìn chung, sinh viên tại các khoa có nhận thức khá tốt về các biện pháp chữa trị trầm cảm. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số biện pháp trong nhóm biện pháp sai sinh viên nhận thức chưa tốt.

Khi xét tương quan giữa nhận thức của sinh viên về biểu hiện của rối loạn trầm cảm và nhận thức của sinh viên về biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm, kết quả cho thấy nhận thức về biểu hiện rối loạn trầm cảm và nhận thức về biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm có tương quan thuận (r = 0,133). Điều đó có nghĩa là sinh viên có nhận thức tốt về biểu hiện của rối loạn trầm cảm thì cũng sẽ có nhận thức tốt về biện pháp chữa trị trầm cảm và ngược lại nếu sinh viên có nhận thức kém về biểu hiện của rối loạn trầm cảm thì cũng sẽ nhận thức kém về các biện pháp chữa trị rối loạn trầm cảm. Với sig = 0,016 (p < 0,05) mối tương quan trên có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như chúng ta đã biết, để điều trị hiệu quả nhất cho người mắc rối loạn trầm cảm thì cần phải có sự kết hợp giữa biện pháp tâm lý và các biện pháp y học nên người mắc rối loạn trầm cảm rất cần đến những bác sĩ chuyên khoa về thần kinh và cả các chuyên gia tâm lý. Đồng thời, người mắc rối loạn trầm cảm cũng rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ những người xung quanh. Đó là sự hỗ trợ rất lớn giúp người bệnh có thể phục hồi và hòa nhập với cuộc sống. Để tìm hiểu thêm nhận thức của sinh viên về những người có khả năng trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Theo bạn, ai là người thích hợp trong việc trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm” và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3 6 Nhận thức của sinh viên về đối tượng trợ giúp người trầm 2

Biểu đồ 3.6: Nhận thức của sinh viên về đối tượng trợ giúp người trầm cảm

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, đối tượng trợ giúp là Nhà tâm lý cha mẹ và người thân được nhiều sinh viên lựa chọn nhất. Đối với mỗi người chúng ta mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, khi bệnh tật hay khi có cảm xúc tiêu cực thì thường nghĩ tới gia đình đầu tiên. Gia đình và người thân luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi cá nhân, dù chúng ta có như thế nào thì gia đình vẫn luôn bao dung, yêu thương và quan tâm. Đặc biệt đối với sinh viên, lứa tuổi chưa hoàn

toàn độc lập về tài chính và cuộc sống nên càng cần sự hỗ trợ lớn từ phía gia đình. Nhận thức được điều này, có tới 90% sinh viên khoa Kế toán và 86% sinh viên khoa Cơ khí lựa chọn đối tượng trợ giúp là cha mẹ và người thân, riêng sinh viên khoa Tâm lý giáo dục thì chỉ có 59% đồng ý với điều này (câu 14 - phụ lục 05).

Cùng với người trợ giúp là cha mẹ và người thân thì nhà tâm lý cũng là đối tượng trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm được đa số sinh viên lựa chọn. Cụ thể, tại khoa Tâm lý giáo dục có tới 96% lựa chọn đây là đối tượng có thể trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm, cùng với đó là khoa Tâm lý (91%) và khoa Lịch sử (90%). Các chuyên gia tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trợ giúp những người có biểu hiện về rối loạn trầm cảm. Trên cơ sở thiết lập và phân tích hồ sơ tâm lý của cá nhân đó, các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị như: Liệu pháp nhận thức hành vi, giải thích hợp lý; liệu pháp thư giãn luyện tập; liệu pháp trị liệu tâm lý gia đình; liệu pháp hoạt động, liệu pháp giao tiếp; liệu pháp tâm lý nhóm… Những liệu pháp tâm lý này có tác dụng rất lớn với những cá nhân có cảm xúc tiêu cực, có biểu hiện trầm cảm và người mắc trầm cảm ở mức độ nhẹ. Như vậy, đa số sinh viên tại các khoa đã có nhận thức đúng về vai trò của nhà tâm lý trong việc hỗ trợ người mắc rối loạn trầm cảm.

Thêm nữa, như phân tích ở trên, phương án tối ưu nhất để chữa trị bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm là cần có sự kết hợp giữa các biện pháp dựa trên sơ sở sinh học và tâm lý. Vì vậy, để tiến hành các biện pháp chữa trị theo cơ sở sinh học thì điều cần thiết là phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, mà ở đây cụ thể là bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Nhưng qua khảo sát trên ta có thể thấy số lượng sinh viên lựa chọn đối tượng trợ giúp là bác sĩ tâm thần không nhiều. Cụ thể, tại khoa Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội có số sinh viên lựa chọn nhiều nhất cũng chỉ chiếm hơn một nửa tổng số sinh viên (57%), tương tự ở khoa Tâm lý là 54% và đặc biệt sinh viên tại khoa Lịch sử và khoa Kế toán chưa nhận thức đúng vai trò trợ giúp của bác sĩ tâm thần đối với người mắc rối loạn trầm cảm nên số sinh viên lựa chọn đối tượng trợ giúp này chỉ chiếm 32% (câu 14 - phụ lục 05). Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên với câu hỏi đưa ra là “Theo em, bác sĩ tâm thần có phải là đối tượng trợ giúp cho người mắc rối loạn trầm cảm không? Vì sao?” thì bạn P.T.H.M khoa Lịch sử - Trường ĐH KHXH & NV đã chia sẻ rằng “Theo em, khi bị trầm cảm thì người bệnh nên tìm đến các nhà tâm lý chứ không phải bác sĩ tâm thần. Vì bị trầm cảm cứ có phải bị thần kinh đâu ạ”. Như vậy, đa số sinh viên chưa nhận thức được bản chất và biểu hiển của rối loạn trầm cảm nên họ cũng chưa nhận thức đúng được biện pháp điều trị cũng như những đối tượng có thể trợ giúp cho những người mắc bệnh này.

Tiếp theo, với đối tượng trợ giúp là chuyên gia giáo dục đặc biệt thì rất đáng mừng là đa số sinh viên đã có nhận thức đúng khi cho rằng chuyên gia giáo dục không phù hợp với vai trò là người trợ giúp bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm. Chuyên gia giáo dục đặc biệt là những nhà giáo dục thực hiện các hoạt động chăm sóc và giảng dạy kiến thức theo những phương thức đặc biệt

dành cho những đối tượng có khiếm khuyết về các giác quan hoặc khiếm khuyết về trí tuệ. Vì vậy chuyên gia giáo dục đặc biệt không phải là đối tượng phù hợp để trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm.

Bạn bè là đối tượng trợ giúp người mắc trầm cảm được khá nhiều sinh viên lựa chọn. Trong đó, ở khoa Kế toán có tỉ lệ sinh viên lựa chọn đông nhất với 81%, khoa Tâm lý giáo dục có số sinh viên lựa chọn ít nhất cũng tới 54%. Điều này phù hợp với tâm lý lứa tuổi sinh viên với sự phong phú về các mối quan hệ xã hội, đa số sinh viên lại sống xa gia đình nên thời gian giao lưu gặp gỡ, tâm sự chia sẻ với bạn bè có thể nhiều hơn thời gian bên gia đình. Vì vậy, đa số sinh viên cho rằng bạn bè là đối tượng phù hợp trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm.

Chúng tôi khá ngạc nhiên khi bảng số liệu cũng cho thấy rằng, Giáo viên là đối tượng trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm được ít sinh viên lựa chọn nhất. Cụ thể, sinh viên khoa Tâm lý có tỉ lệ lựa chọn đối tượng trợ giúp này cao nhất cũng chỉ chiếm 34% (câu 14 - phụ lục 05) Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên về nội dung này, kết quả nhận được ý kiến chia sẻ của sinh viên như sau: Bạn N.T.T.B sinh viên khoa Tâm lý - ĐH KHXH & NV cho rằng “em nghĩ người mắc rối loạn trầm cảm thì tốt nhất nên tìm đến chuyên gia tâm lý, mà thầy cô bọn em chính là chuyên gia tâm lý rồi”, một ý kiến khác của bạn P.Đ.N khoa Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân lại cho rằng “giáo viên bận lắm chị ơi, làm gì có thời gian mà giúp đỡ sinh viên bị trầm cảm hả chị!”. Qua đây có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của sinh viên về trai trò hỗ trợ người mắc trầm cảm của đối tượng này. Đa số sinh viên lại chưa nhận thức được rằng, giảng viên là những người dày dạn về kiến thức và kinh nghiệm sống, dù được tào tạo chuyên môn tâm lý hay không nhưng với vốn kiến thức xã hội của mình chắc chắn các thầy cô cũng sẽ có những cách thức sáng suốt để hỗ trợ người mắc trầm cảm. Vì vậy những người giáo viên cũng là một trong những đối tượng phù hợp để hỗ trợ nếu có sinh viên mắc rối loạn trầm cảm.

Nhìn chung, hầu hết sinh viên cho rằng nhà tâm lý, bạn bè, cha mẹ và người thân là những đối tượng phù hợp để trợ giúp nếu sinh viên có biểu hiện trầm cảm. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa nhận thức được vai trò hỗ trợ của giáo viên và bác sĩ trâm thần trong trường hợp này.

Thêm nữa, do nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị và đối tượng trợ giúp người mắc rối loạn trầm cảm có sự khác nhau giữa các khối trường nên nhận thức của sinh viên về các cơ sở trợ giúp người trầm cảm cũng khác nhau.

Bảng 3.9: Ý kiến của sinh viên về các cơ sở hỗ trợ người trầm cảm



Cơ sở trợ giúp người trầm cảm

Khoa

Kế toán

Tâm lý

Lịch sử

Cơ khí

Y Đa khoa

Tâm lý giáo dục

Tần Số

TL (%)

Tần số

TL (%)

Tần số

TL (%)

Tần số

TL (%)

Tần số

TL (%)

Tần số

TL (%)

Trung tâm tâm

2

2,0

21

21,0

14

14,0

2

2,0

3

3,0

20

20,0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024