tuần nhiều hơn là 13%. Các mức độ nhiều hơn trên đây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ. Mỗi sinh viên, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.
Rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên có liên quan đến việc lập kế hoạch học tập, sinh viên có kế hoạch học tập theo tuần, tháng hoặc năm thì rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress thấp hơn sinh viên không có kế hoạch học tập, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001.
Nếu so sánh rối nhiễu trầm cảm của những sinh viên có kế hoạch học tập cho từng năm học so với sinh viên không có kế hoạch học tập cho từng năm học của cá nhân là 56%, (KTC 95% là 0,48% đến 0,63%).
Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên có kế hoạch học tập từng tháng học so với sinh viên không có kế hoạch học tập của cá nhân là sinh viên có kế hoạch học tập theo tháng là 0,79 lần (PR=0,79), KTC 95% là từ 0,72 đến 0,87. Hay nói cách khác sinh viên không có kế hoạch học tập thì có mức độ trầm cảm nhiều hơn 21% sinh viên có kế hoạch học tập từng tháng, tỉ lệ này dao động trong khoảng từ 13% đến 28% (so với nhóm không có kế hoạch học theo tháng).
Kết quả bảng 3.37, cho thấy rối nhiễu trầm cảm của sinh viên có kế hoạch học tập từng tuần ít hơn so với sinh viên không có kế hoạch học tập theo tuần là 37% (từ 33% đến 41%).
Có thể kết luận rằng kế hoạch học tập của sinh viên rất là quan trọng, nó tác động một cách rõ rệt với các rối nhiễu tâm lý của sinh viên ngành y. Việc sinh viên lập kế hoạch học tập (theo tuần, tháng, năm) phần lớn tùy thuộc vào kế hoạch của nhà trường, bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay sinh viên vẫn học tập theo niên chế, do đó việc sắp xếp lịch học có thể ít bị động hơn so với việc học theo tính chỉ.
Nếu so sánh từng nhóm sinh viên trong việc lập kế hoach học tập, có sự khác nhau về trầm cảm lo âu, và stress, người nghiên cứu có thể đưa ra lý thuyết kỹ năng học tập của sinh viên - yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sinh viên. Nếu họ có kỹ năng tốt cho học tập chính là làm giảm phần nào đó những rối nhiễu tâm lý. Sinh viên phải được trang bị cho mình về kỹ năng lập kế hoạch chiến lược học tập cần, đó là những kỹ năng mền bắt buộc.
3.6. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu và rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên.
30
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Đọc Sách Tham Khảo Và Giải Trí Của Sinh Viên
- Tỉ Lệ Có Khả Năng Các Mức Độ Rối Nhiễu Stress Của Sinh Viên
- Mối Quan Hệ Giữa Thái Độ Với Việc Quan Hệ Tình Dục Trước Hôn Nhân Với Trầm Cảm, Lo Âu, Stress Ở Sinh Viên.
- Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 14
- Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
40
3.5.1. Mối quan hệ giữa trầm cảm và lo âu ở sinh viên.
D
0
10
20
0 10 20 30 40 5
A
Biểu đồ 3.17: Biễu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và lo âu
(trục tung biễu diễn cho trầm cảm, trục hoành lo âu)
Màu đỏ biểu hiện của sinh viên bị trầm cảm, màu xanh lá cây biểu hiện của sinh viên bị lo âu
Mức độ tập trung tương quan giữa trầm cảm và lo âu ở sinh viên rất cao. Mối quan hệ hệ này là tuyến tính. Tính phân tán thấp.
Có sự tương quan mạnh giữa lo âu và trầm cảm là r = 0,83.
30
40
3.5.2. Mối quan hệ giữa trầm cảm và stress ở sinh viên.
D
0
10
20
0 10 20 30 40 50
S
Biểu đồ 3.18. Biễu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress
(trục tung biễu diễn cho trầm cảm, trục hoành stress)
Màu đỏ biểu hiện trầm cảm trầm cảm, Màu xanh dương biểu hiện stress ở sinh viên
Mức độ tập trung tương quan giữa trầm cảm và lo âu ở sinh viên rất cao. Mối quan hệ hệ này là tuyến tính. Tính phân tán thấp.
Có sự tương quan mạnh giữa stress với trầm cảm là r = 0,88.
30
40
3.5.3. Mối quan hệ giữa lo âu và stress ở sinh viên.
A
0
10
20
0 10 20 30 40 50
S
Biểu đồ 3.19. Biễu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress (trục tung biễu diễn cho trầm cảm, trục hoành stress)
Màu xanh lá cây biểu hiện trầm lo âu ở sinh viên Màu xanh dương biểu hiện stress ở sinh viên
Mức độ tập trung cao của mối liên quan giữa lo âu và stress ở sinh viên.
Kiềm định hệ số tương quan giữa stress với lo âu hệ số tương quan r = 0,91.
Biểu đồ 3.20. Biểu diễn hệ số tương quan giữa lo âu, trầm cảm, và stress của sinh viên, phân phối không chuẩn, theo luật phân phối Poisson.
Chú giải: viết tắt trên sơ đồ D là trầm cảm, A là lo âu, S là Stress.
Các mối liên hệ bên trong của các triệu chứng rối nhiễu sức khỏe tâm lý của sinh viên, các công trình của các tác giả cũng chỉ ra rằng những mối quan hệ DAS rất cao trong các công trình nghiên cứu.
Căng thẳng và lo lắng không phải là điều tương tự, nhưng họ có xu hướng củng cố và duy trì mỗi yếu tố khác nhau. Căng thẳng làm cho sinh viên lo lắng, và lo lắng làm tăng căng thẳng của sinh viên, và nó rất quan trọng để gián đoạn chu kỳ đó. Qua kết quả có thể thấy biểu hiện mối tương quan giữa stress với lo âu rất cao, hệ số tương quan r = 0,91. Kỹ thuật quản lý stress làm giảm các phản ứng stress có thể hữu ích trong việc giảm stress, các can thiệp nhằm ngăn chặn stress, chẳng hạn như quản lý thời gian, kế hoạch học tập, kiểm soát chỗ ở, thư giãn như nghe nhạc,…của sinh viên phải được nhà trường, khoa chú trọng trong chính sách về sinh viên.
Có sự liên quan chặt chẽ giữa stress với trầm cảm là r = 0,88, quan hệ nhân quả giữa các sự kiện đời sống căng thẳng và trầm cảm.
Có sự tương quan mạnh giữa lo âu và trầm cảm là r = 0,83. Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả khác trên thế giới về hệ số tương quan giữa các yếu tố rối nhiễu tâm lý với nhau.
So sánh mối liên hệ giữa các tác giả Hunt J, Eisenberg.D rối loạn tâm lý phổ biến trong số các sinh viên đại học và các rối loạn này xuất hiện để được gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng [56].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Rối nhiễu tâm lý mức độ nặng trong sinh viên ngành y tế là đáng báo động.
- Tỉ lệ sinh viên trầm cảm ở mức độ nặng là 15%, trầm cảm rất nặng là 9%.
- Tỉ lệ sinh viên lo âu ở mức độ nặng là 13%, mức độ rất nặng 11%.
- Tỉ lệ sinh viên bị stress nặng là 7%, stress rất nặng là 5%.
1.1.Trầm cảm.
Có mối liên hệ giữa trầm cảm vò chỗ ở của sinh viên. Sinh viên ở nhà trọ/nhà thuê có tỉ số nguy cơ trầm cảm cao nhất, cao hơn sinh viên ở ký túc xá là 56%. Sinh viên sử dụng thường xuyên xe buýt trầm cảm nhiều hơn sinh viên đi xe gắn máy, sinh viên sử dụng phương tiện khác. Sinh viên có sử dụng internet rối nhiễu trầm cảm cao hơn sinh viên không sử dụng mạng vi tính là 9%. Rối nhiễu trầm cảm không có sự khác biệt giữa sinh viên có hút thuốc lá và sinh viên không hút thuốc lá. Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên có kế hoạch học tập từng năm học so với sinh viên không có kế hoạch học tập của cá nhân là 0,56.
1.2.Lo âu.
Sinh viên ở với cha mẹ có mức độ lo âu thấp nhất, thấp hơn sinh viên ở ký túc xá là 10%, đa động từ 3% đến 17%. Rối nhiễu lo âu của sinh viên sử dụng thường xuyên xe buýt nhiều hơn sinh viên đi xe gắn máy so với sinh viên sử dụng phương tiện khác. Sinh viên có sử dụng internet rối nhiễu lo âu cao hơn sinh viên không sử dụng mạng vi tính là 20%. Rối nhiễu lo âu ở sinh viên hút thuốc lá hấp hơn sinh viên hút thuốc lá cao hơn sinh viên không hút thuốc lá là 10%. Rối nhiễu lo âu ở nhóm sinh viên có rượu /bia hơn nhóm không hút thuốc lá là 15%. Rối nhiễu lo âu của sinh viên về chung sống trước khi kết hôn không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sinh viên có thái độ khác nhau.
1.3. Stress.
Rối nhiễu stress của sinh viên sử dụng thường xuyên xe buýt nhiều hơn sinh viên đi xe gắn máy và sinh viên sử dụng phương tiện khác. Sinh viên có sử dụng internet rối nhiễu stress cao hơn sinh viên không sử dụng mạng vi tính là 17%. Sinh viên có hút thuốc lá bị stress nhiều hơn sinh viên không hút thuốc lá là 14%. Trong nhóm sinh viên uống rượu /bia thì mức độ trầm cảm, lo âu, stress cao hơn nhóm sinh viên có sử dụng rượu /bia, các tỉ số nguy cơ lần lượt là 19%, 9%, 20%. Rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên có liên quan đến việc lập kế hoạch học tập, sinh viên có kế hoạch học tập theo tuần, tháng hoặc năm thì rối nhiễu tràm cảm, lo âu, stress thấp hơn sinh viên không có kế hoạch học tập.
Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên.
- Có sự liên quan chặt chẽ giữa stress với lo âu.
- Có sự tương quan mạnh mẽ giữa stress với trầm cảm.
- Có sự tương quan mạnh mẽ giữa lo âu và trầm cảm.
2. Kiến nghị.
2.1.Đối với Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh/ bệnh viện.
- Có trung tâm tư vấn sức khỏe tâm lý cho sinh viên, kịp thời hỗ trợ sinh viên rối nhiễu nặng về tâm lý, chú trọng đến sinh viên năm nhất.
- Chỗ ở của sinh viên ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý sinh viên, nên chăng có đủ chỗ ở cho sinh viên ở ký túc xá, hoặc có thể quản lý được các chỗ thuê trọ của sinh viên nhằm có môi trường lành mạnh cho sinh viên học tập.
- Kế hoạch học tập: nhà trường/bệnh viện ổn định và thống nhất nhằm tạo yếu tố thuận lợi tốt hơn cho sinh viên duy trì kế hoạch học tập của mình.
- Tăng cường các hoạt động thể lực lành mạnh cho sinh viên, nhằm giải phóng năng lượng cần thiết nhằm hạn chế việc sử dụng các chất gây nghiện như hiện nay.
- Hỗ trợ sinh viên, khuyến khích sinh viên sử dụng biện pháp an toàn tình dục trong quan hệ tình dục.
2.2. Đối với sinh viên.
- Xây dựng cho mình kế hoạch học tập.
- Khám sức khỏe thể chất và tâm lý định kỳ.
- Có kiến thức, thái độ, cách thực hành an toàn trong tình dục.