Sử Dụng, Khai Thác Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kdcn

Nhìn vào bảng trên có thể thầy rằng công tác tiếp nhận và xử lý đơn về sở hữu KDCN có nhiều chuyển biến tích cực khi số lượng đơn KDCN được tiếp nhận và số Văn bằng bảo hộ được cấp tăng lên theo từng năm. Thực tiễn trên đánh dấu chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận một số điểm hạn chế của hoạt động này để có những giải pháp hoàn thiện kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể là người sở hữu hợp pháp các sản phẩm trí tuệ và ngăn chặn hành vi vi phạm. Mặc dù số lượng đơn nộp gia tăng nhưng tốc độ xử lý đơn của cơ quan có thẩm quyền chưa đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể nộp đơn hay nói cách khác công tác xét nghiệm, cấp văn bằng bảo hộ KDCN vẫn chậm trễ, kéo dài trong xét nghiệm nội dung đơn. Theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành, thời hạn giải quyết đối với hoạt động đăng kí bảo hộ quyền sở hữu KDCN như sau: thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nhận đơn), công bố đơn (02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ), thẩm định nội dung (06 tháng kể từ ngày công bố đơn) [53]. Tuy nhiên trên thực tế cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục SHTT vẫn chưa đáp ứng sự kỳ vọng của các tổ chức và doanh nghiệp về thời gian xử lý đơn. Cụ thể, trong quý II/2011; số lượng đơn tồn đọng vẫn còn rất lớn (trên 10.000 đơn các loại) và là vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.Do quá tải về số lượng đơn nộp đến Cục SHTT và do vẫn còn tồn tại hạn chế trong việc kết nối mạng khai thác thông tin dữ liệu nên công tác xét nghiệm, cấp văn bằng bảo hộ KDCN cũng như các văn bằng bảo hộ khác ở Việt Nam trong những năm qua vẫn còn tồn tại những bất cập như chậm trễ, kéo dài, thủ tục phức tạp. Tình trạng này xuất phát từ sự quá tải về số lượng đơn nộp đến Cục SHTT kết hợp với hạn chế trong việc kết nối mạng khai thác thông tin dữ liệu giữa Cục SHTT và các địa phương, cũng như các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này [19, tr.26] Mặc khác, quan hệ giữa Cục SHTT với người nộp đơn xin đăng ký KDCN vẫn còn mang nét quan hệ hành chính, mệnh lệnh. Trong quá trình đăng ký KDCN, người nộp đơn thường thụ động, lệ thuộc vào cơ quan đăng ký và có thái độ e ngại khi thực hiện các quyền của mình. Bên cạnh đó Bộ Khoa học- Công nghệ chưa ban hành văn bản

hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thủ tục, các yêu cầu và các công việc của cơ quan đăng kí cũng như người đăng kí kinh doanh. Thực trạng này dẫn tới hiện tượng chủ thể nộp đơn không biết một cách chính xác và chắc chắn mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt thủ tục giấy tờ theo yêu cầu hay chưa và vì thế thường xuyên phụ thuộc vào cơ quan đăng kí kinh doanh mà không có sự chủ động đưa ra các yêu cầu hoặc thắc mắc do vậy vô hình chung làm cho quá trình cấp văn bằng không đáp ứng được nhu cầu trên thực tế.

Mối quan hệ mang tính mệnh lệnh, hành chính và phụ thuộc trên dẫn đến hiện tượng sau khi khiếu nại liên quan đến các quyết định hành chính của cơ quan đăng ký, chủ thể nộp đơn thường khiếu nại theo thủ tục hành chính lên Cục SHTT và sau đó lên Bộ Khoa học- Công nghệ. Bảng sau đây sẽ minh họa cho số lượng đơn khiếu nại đã được giải quyết tại Cục SHTT trong giai đoạn từ 2005-2006:

Bảng 3.3. Giải quyết khiếu nại về SHCN [3]



2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Sáng chế và giải pháp

hữu ích


11

7

10

15

16

22

43

Kiểu dáng công nghiệp

7

12

10

3

13

11

11

22

Nhãn hiệu

428

367

363

409

882

884

1172

1288

Tổng số

435

390

380

422

910

911

1205

1353

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


Việc kiện một quyết định hành chính của Cục SHTT theo thủ tụng tố tụng tại tòa rất hiếm khi xảy ra xuất phát từ tâm lý e ngại và không có thói quen nhờ đến tòa án giải quyết tranh chấp liên quan tới việc đăng ký KDCN với Cục SHTT.Như vậy, vô hình chung việc đảm bảo quyền lợi của các chủ thể liên quan bị hạn chế.

3.1.2. Sử dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN

Một trong những quyền năng của chủ sở hữu KDCN được pháp luật qui định đó là quyền sử dụng hay cho phép người khác sử dụng tài sản này thông qua các hành vì sau: sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm mang KDCN được

bảo hộ và cho phép người khác thực hiện những quyền trên. Như vậy mọi hành vi sử dụng KDCN mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu sẽ bị cấm.

Trong thời gian qua, vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu KDCN nói riêng diễn ra khá phổ biến, đặc biệt những vi phạm về sở hữu KDCN có những biểu hiện khá phức tạp. Hiện Việt Nam chưa có một đánh giá chính thức nào về tình hình vi phạm KDCN trên phạm vi lãnh thổ tuy nhiên có thể liệt kê những dạng vi phạm chính sau đây:

- Hàng trong nước vi phạm kiểu dáng hàng trong nước: Các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện nay đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã. Do vậy các hành vi vi phạm về mẫu mã không ngừng gia tăng nhằm thu nguồn lợi nhuận riêng. Các sản phẩm trong nước bị vi phạm về kiểu dáng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực như tạp phẩm, may mặc…

Hàng trong nước vi phạm kiểu dáng hàng nước ngoài lợi dụng tâm lý ưa đồ 1


- Hàng trong nước vi phạm kiểu dáng hàng nước ngoài: lợi dụng tâm lý ưa đồ ngoại của một bộ phận người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường hàng loạt mặt hàng nhái kiểu dáng của các sản phẩm nổi tiếng thế giới nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thường thấy ở các sản phẩm như quần áo, giày dép, mỹ phẩm…

- Hàng nước ngoài vi phạm kiểu dáng hàng trong nước: Hiện nay hàng hóa Việt Nam đã có những bước cải tiến đáng kể về chất lượng và mẫu mã các mặt hàng

trong nước vì vậy đã thu hút được một số lượng lớn người tiêu dùng trong nước sử dụng những sản phẩm này. Tiêu biểu là những nhóm hàng thời trang, may mặc, giày dép (các thương hiệu lớn như Việt Tiến, May 10, Biti’s,…) không chỉ nổi tiếng ở nội địa mà còn dần tìm được chỗ đứng nhất định trong khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ nguồn lợi khổng lồ mà các sản phẩm này đem lại cho nên hiện tượng vi phạm về kiểu dáng, mẫu mã diễn ra không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

- Ngoài ra, còn có hiện tượng vi phạm các quy định về đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, hợp đồng li xăng về KDCN. Những vi phạm này thường xảy ra đối với các sản phẩm hàng dệt may, những phụ tùng máy móc theo đơn đặt hàng của nước ngoài.

Hiện tượng vi phạm về quyền sở hữu KDCN xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Dưới khía cạnh kinh tế, nguồn lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất lớn.

Việc ban hành Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi 2009) đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu KDCN. Tuy nhiên, trên thực tế một số qui định về bảo hộ quyền sở hữu KDCN vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là các qui định về trình tự thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Thủ tục đăng ký KDCN còn rườm rà, phức tạp. Nhiều yêu cầu trong quá trình đăng kí KDCN chưa được Cục SHTT giải thích rõ ràng cho nên các nhà sản xuất khó xác định được sản phẩm của mình thuộc tiêu chí nào. Mặc dù thời hạn xét cấp văn bằng độc quyền KDCN được rút ngắn so với qui định trước khi ban hành Luật SHTT là 07 tháng nhưng tính tổng thời gian kể từ khi thẩm định hình thức cho tới khi Cục SHTT thẩm định kéo dài đến 08 tháng. Khoảng thời gian tương đối dài cho nên có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp hoặc không ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm từ phía những nhà sản xuất khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tiến hành đăng ký bảo hộ KDCN và đây chính là một trong những nhân tố thuận lợi cho hành vi vi phạm KDCN được thực hiện.

Ý thức pháp luật của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn tương đối hạn chế. Hiện này tâm lý ưa chuộng sản phẩm có giá thành rẻ, hàng ngoại trong một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đang tạo môi trường thuận lợi cho hàng nhái, hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đòi hỏi các cơ quan quản lý tìm kiếm cách thức để nâng cao ý thức của người dân trong việc chống hàng nhái, hàng giả trên thi thị trường. Bên cạnh đó hiểu biết của doanh nghiệp đối với các qui định về bảo vệ quyền sở hữu KDCN còn hạn chế. Mặc dù là những chủ thể tạo ra các sản phẩm trí tuệ, nhưng các doanh nghiệp trên thực tế họ vẫn chưa nắm bắt được các qui định của pháp luật. Hệ quả của tình trạng trên đó là doanh nghiệp không những không bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình mà còn xâm phạm đến quyền SHCN của người khác. Bên cạnh đó phần lớn các chủ sở hữu KDCN chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng kí bảo hộ độc quyền KDCN sản phẩm của mình. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về SHTT, coi vấn đề này là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình, việc phát hiện vi phạm SHTT do đó cũng thường không kịp thời và bản thân doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại[19, tr.33].

3.1.3. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN

Từ thực trạng về tình hình vi phạm quyền sở hữu KDCN như tác giả đã trình bày ở phần trên có thể thấy sự cần thiết của sự can thiệp từ phía các cơ quan nhà nước nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi trên xảy ra. Tại Việt Nam, hành vi vi phạm quyền sở hữ KDCN có thể bị xử lý bằng một trong số các biện pháp sau: hành chính, dân sự và hình sự.

Xử lý vi phạm hành chính về quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN:

Trên thực tế, xử lý hành chính các vi phạm KDCN là biện pháp được áp dụng nhiều nhất và hiệu quả. So việc giải quyết các vụ việc thông qua con đường tòa án thì ưu thế của biện pháp này là tiết kiệm được về mặt chi phí, thời gian và từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực này cũng có một số điểm hạn chế cơ bản sau:

- Thẩm quyền xử lý vi phạm được giao cho nhiều cơ quan: cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an, Cục quản lý cạnh tranh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện. Từ đó dẫn đến tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm và làm cho hoạt động xử lý hành chính trở nên rắc rối trong thực tế.

- Mức độ xử phạt vi phạm hành chính còn quá nhẹ, chưa đảm bảo được tính răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm xảy ra. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp qui định mức xử phạt cao nhất lên tới 500.000.000 đồng. Tuy nhiên mức phạt này chưa tương xứng với mức độ thiệt hại mà hành vi vi phạm gây ra. Tham khảo qui định của pháp luật Hoa Kỳ cho thấy nếu việc vi phạm KDCN là cố ý thì có trường hợp phải bồi thường gấp 3 lần thiệt hại và vấn đề này là do tòa án quyết định. Tại Trung Quốc, hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt với mức tiền bằng từ 1 đến 3 lần thu nhập bất hợp pháp từ việc vi phạm.

- Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu KDCN nói riêng còn kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của doanh nghiệp và thậm chí có những trường hợp còn qua nhiều cấp xét xử và mỗi cấp xét xử lại có những quyết định khác nhau thậm chí là trái ngược nhau gây tâm lý lo ngại, hoang mang cho các doanh nghiệp. Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng cũng như đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung chủ yếu được giải quyết bằng biện pháp hành chính, biện pháp xử lý dân sự rất ít và hầu như không đáng kể.Xuất phát từ nhược điểm trên cho nên tại Việt Nam, các vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN ít khi được đưa ra tòa mà chủ yếu giải quyết thông qua biện pháp hành chính đồng thời các vụ tranh chấp trong lĩnh vực này được đưa ra tòa cũng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác của quyền sở hữu công nghiệp [23, tr52]. Trong khi đó ở các nước khác trên thế giới các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN chủ yếu được giải quyết thông qua con đường tòa án. Do đó hoạt động đấu tranh

phòng chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn chưa phát huy hiệu quả trên thực tế.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, năm 2007 Cục đã xử lý 2423 vụ (KDCN là 256 vụ, nhãn hiệu 2156 vụ, tên thương mại 3 vụ, sáng chế và giải pháp hữu ích 2 vụ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6 vụ), tổng số tiền phạt trên 3,5 tỷ đồng (KDCN thu được trên 1,2 tỷ đồng, nhãn hiệu trên 2,2 tỷ đồng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh 74,5 triệu đồng). Các Sở Khoa học và Công nghệ tại 32 tỉnh, thành phố đã xử lý 761 vụ xâm phạm quyền SHCN với tổng số tiền phạt gần 2 tỷ đồng. Tại các cơ quan Hải quan trên toàn quốc cũng đã tiếp nhận và xử lý 27 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ, tạm dừng thủ tục hải quan, bắt giữ và xử lý 13 vụ với tổng số tiền phạt 970 triệu đồng.

Trong năm 2008, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã xử lý 18539 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả (tăng 20% so với năm 2007). Tổng số vụ xử lý hành vi xâm phạm SHCN là 2589 vụ (KDCN là 404 vụ, nhãn hiệu 2172 vụ, chỉ dẫn địa lý 6 vụ, tên thương mại 2 vụ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 5 vụ); tổng số tiền xử phạt thu được là trên 7,9 tỷ đồng (KDCN là trên 1,8 tỷ đồng; nhãn hiệu trên 5,9 tỷ đồng; chỉ dẫn địa lý trên 70 triệu đồng; tên thương mại 6 triệu đồng; hành vi cạnh tranh không lành mạnh 60,5 triệu đồng); lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, đấu tranh với 2615 vụ, trong đó đã khởi tố 426 vụ, 607 đối tượng, xử lý hành chính 2205 vụ; thu giữ lượng hàng hóa trị giá hàng chục tỷ đồng, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng [6].

Năm 2009, Cục Quản lý thị trường thống kê tổng số vụ xử lý xâm phạm quyền SHCN là 1794 vụ (KDCN là 220 vụ, nhãn hiệu 1518 vụ, chỉ dẫn địa lý 52 vụ, tên thương mại 4 vụ) tổng số tiền xử phạt hành chính thu được trên 5,8 tỷ đồng (KDCN là trên 455 triệu đồng; nhãn hiệu trên 5,2 tỷ đồng; chỉ dẫn địa lý trên 147 triệu đồng; tên thương mại 5,3 triệu đồng) [7].

Xử lý vi phạm về quyền sở hữu KDCN bằng biện pháp dân sự

Trước năm 1989 tòa án không được giao thẩm quyền xét xử các tranh chấp về quyền SHCN theo thủ tục tố tụng dân sự. Mặc dù điều này ít nhiều ảnh hưởng

tiêu cực đến hoạt động bảo hộ quyền SHCN, nhưng xuất phát từ thực tế các hành vi vi phạm quyền sở hữu KDCN xảy ra không nhiều nên qui định đó trong một chừng mực có thể chấp nhận. Tuy nhiên từ năm 1989 với những thay đổi lớn trong hoạt động cải cách kinh tế từ đó dẫn đến nhu cầu cấp thiết về bảo hộ quyền SHCN do vậy ngày 28/10/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN. Pháp lệnh này lần đầu tiên ghi nhận thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc xét xử một số tranh chấp về quyền SHCN, trong đó có các tranh chấp về KDCN. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng vụ việc vi phạm quyền sở hữu về KDCN được đưa ra trước tòa dân sự chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng số các vụ việc được thống kê. Tình trạng này có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau:

- Trình tự thủ tục tố tụng dân sự còn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian cho nên gây ra tâm lý e ngại của doanh nghiệp trong việc đưa vụ việc ra xét xử trước tòa. Trình tự tố tung dân sự kéo dài không chỉ gây ra tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp, mà còn gây ra những thiệt hại lớn về mặt kinh tế do sự đình trệ hoạt động kinh doanh để theo đuổi vụ việc trước tòa.

Theo quy định tại Điều 179 của BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4 tháng, đối với các vụ án kinh doanh - thương mại là 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự và 1 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại. Trên thực tế, đa số các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tòa án thường bị kéo dài. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan cho nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Thậm chí có trường hợp Tòa án còn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chuyên môn

- Khó khăn trong việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí