triệu chứng không đặc trong một hệ thống sinh học”. Trong triệu chứng đặc trưng này tác giả Selye gọi là triệu chứng thích nghi tổng quát (GAS), glucocorticoids được tiết ra ở tuyến thượng thận vỏ não để đáp ứng các yêu cầu thích nghi của cơ thể với những kích thích khác nhau như nóng, lạnh, đói và các tác động khác của môi trường-do đó thành ngữ “triệu chứng không đặc trưng bao gồm những sự thay đổi”.
Những dạng định nghĩa khác về stress đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Stress là một mối kích động đánh mạnh vào con người và là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là một tác nhân vật lý, hóa chất, vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội. Nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng để phản ứng. Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động. Phản ứng chung tương tự với mọi kích động thường gọi là hội chứng thích ứng chung.
Theo Selye, stress là do tình trạng của cơ thể; một số cho rằng stress là do tác nhân kích thích gây ra căng thẳng và một số cho rằng stress là do sự kết hợp tác nhân kích thích, sự đáp ứng của cơ thể và các thay đổi của sự can thiệp. Sự khác biệt hiện nay thường là giữa stress và stressors. Mặc dù stress thỉnh thoảng được sử dụng để chỉ ra các nguồn môi trường đe doạ cơ thể, stressor giới hạn thích hợp hơn trong việc tham khảo những tác nhân này.
Gần đây hơn những định nghĩa stress của con người bắt nguồn từ việc tính toán sự tác động giữa con người và môi trường để đưa ra cách giải quyết. Trong cách nhìn này stress xảy ra khi một tình huống đòi hỏi đưa ra lời kêu gọi hành động khi cách xoay sở vượt quá sự nhận thức của cá nhân. Christensen (2005) [53] đề xuất sự hành động theo định nghĩa: “Stress là một quá trình thay thế nhau giữa một cơ thể và môi trường gồm sự tự phát hoặc những sự thay đổi, một khi sự đáp ứng vượt quá nhận thức của cơ thể (bên trong hoặc bên ngoài), phá vỡ các quá trình trong hệ thống môi trường cơ thể”. Định nghĩa này bao gồm quan điểm stress cổ điển bắt đầu với yêu cầu bên ngoài (môi trường gây ra sự thay đổi) vượt quá sự đáp ứng của cơ thể. Tuy nhiên nó cũng bao gồm sự mong đợi những sự kiện thiết yếu cho kế hoạch sinh sống của con người xuất hiện mà những sự kiện này thì không thể thích nghi với môi trường (vượt quá những đáp ứng bên ngoài). Phá vỡ homeostasis trong hệ thống môi trường cơ thể có thể có biểu hiện tình trạng bệnh lý ban đầu trong cơ thể (bệnh tật hoặc phá huỷ mô) hoặc phá hủy sự biến đổi môi trường (bạo hành gia đình là một đáp ứng stress). Học thuyết về Stress của Hans Selye (1978) nhấn mạnh ảnh hưởng của cảm xúc đến sinh lý và căn nguyên của các bệnh tâm thể như loét dạ dày tá tràng, viêm trực tràng, hen suyễn, chàm một số bệnh dị ứng, bệnh của tuyến giáp, một số chứng đau nhức xương khớp, bán đầu thống tăng huyết áp vô căn bệnh Raynaud, rối loạn chức năng tình dục, thế đứng [87],[88].
1.3.2. Đặc điểm rối nhiễu Stress.
SSCT và SC có thể phải phân biệt với hậu quả hành vi của tổn thương não gây ra bởi sự kiện chấn thương. Các rối loạn stress phải được phân biệt với rối loạn thích ứng. Rối loạn này là một tình trạng thường gặp và nói chung nhẹ hơn không đáp ứng với tiêu chuẩn của SSCT hoặc SC. Các rối loạn thích ứng được đặc trưng bởi các triệu chứng cảm xúc (ví dụ, lo âu, trầm cảm, các rối loạn hành vi, hoặc các triệu chứng cảm xúc hỗn hợp) mà gây ra sự suy giảm xã hội, học tập hoặc công việc xảy ra trong vòng 3 tháng và kéo dài ít hơn 6 tháng sau khi chấm dứt của một yếu tố sang chấn nặng nhưng thường không đe doạ mạng sống (ví dụ, ly hôn, phá sản, hoặc thay đổi nơi ở). Ví dụ, một em trai 10 tuổi trước đây bình thường nay hốt hoảng và khó chịu 4 tháng sau khi dời đến nhà mới, ít hứng thú trong việc chơi với các bạn, và bắt đầu có học kém ở trường, em được chẩn đoán là rối loạn thích ứng có lo âu. Với những sang chấn mạn tính hoặc kéo dài, những triệu chứng của rối loạn thích ứng có thể tồn tại lâu hơn 6 tháng.
Tỉ lệ mắc toàn bộ cuộc đời của SSCT là 1-14% trong dân số chung và 3 đến 58% ở người có nguy cơ đặc biệt, như những người sống sót sau bạo hành tình dục, động đất, hoặc trận chiến. Những yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn stress bao gồm giới nữ, và tiền sử tâm thần gia đình hoặc cá nhân. Khoảng một phần ba người bệnh SSCT xảy ra đồng thời với rối loạn trầm cảm chủ yếu.
Hồi phục hoàn toàn xảy ra trong vòng ba tháng ở khoảng một phần ba người bệnh SSCT. Một phần ba nữa có các triệu chứng kéo dài trên 10 năm. Lạm dụng rượu và chấn thương thời thơ ấu, như lạm dụng tình dục, làm tăng thời gian của SSCT.
1.3.3. Phân loại rối nhiễu stress.
Dựa trên học thuyết của Selye, ông Holmes và Rahe (1967) nghiên cứu mối quan hệ giữa các rối loạn thể chất và đã xếp ra nhiều loại biến đổi trong cuộc sống, là chìa khóa của stress. Các tốc độ thay đổi cuộc sống gây nên một số biến chất trong môi trường bên ngoài, đòi hỏi sự điều chỉnh của con người. Holmes và Rahe xem là biến đổi dương tính (positive change) như: thi đậu, đám cưới và biến đổi âm tính (negative change) như: người thân chết, mất việc làm, là những dữ kiện gây stress.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 2
- Những Nghiên Cứu Trong Nước Về Rối Nhiễu Tâm Lý.
- Các Mức Độ Rối Nhiễu Tâm Lý. (Nguồn: Apa – Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ [33], Sức Khỏe Tâm Lý Được Biễu Diễn Là Hàm Số Liên Tục Khác Quan
- Sơ Đồ Chẩn Đoán Cho Một Người Bệnh Có Khí Sắc Trầm Sau Khi Đã Loại Trừ Các Nguyên Nhân Thực Thể Và Dược Lý Của Các Triệu Chứng (Nguồn
- Liệu Pháp Trị Liệu Rối Nhiễu Lo Âu. Bảng 1.4. Điều Trị Rối Nhiễu Lo Âu.
- Tổ Chức Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
SELYE (1978) xác định 3 giai đoạn của GAS là: báo động, đề kháng và kiệt quệ.
Giai đoạn báo động stress khơi dậy đáp ứng 'đối phó hay trốn chạy' bởi vì cơ thể huy động để đáp ứng những nguy cơ gây ra bởi yếu tố gây stress. Não tạo ra những chất trung gian hóa sinh để gửi đến hệ hô hấp, máu và cơ, gây ra sự gia tăng nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, cơ căng thẳng và co, đồng tử giãn. Hơn nữa, đường huyết, adrenalin, và cholesterol tăng.
Giai đoạn đề kháng được kích hoạt, nếu tiếp xúc với stress kéo dài qua một khoảng thời gian. Ở đây cá nhân bắt đầu đề kháng với yếu tố gây stress đến mức độ stress trở thành
phù hợp với đáp ứng và đề kháng có thể gia tăng theo tiêu chuẩn. Ở giai đoạn này, cá nhân bắt đầu bị tràn ngập bởi cảm giác mệt mỏi, lo âu và căng thẳng.
Giai đoạn kiệt quệ do sự tiếp xúc lâu dài với stress mà cơ thể đã phần nào được điều chỉnh có thể không tránh khỏi tạo ra tất cả các dạng năng lượng có thể bị sử dụng hết và cá nhân đến giai đoạn thứ ba, kiệt quệ. Bởi vì cá nhân có một số những dự trữ có giới hạn năng lượng để chiến đấu chống lại stress, một khi năng lượng khô kiệt, cá nhân có thể trở thành bệnh rất nặng, đặc biệt nếu lại bị stress thêm. Theo Selye (1978), GAS tạo nên mòn mỏi và xơ xác cho cơ thể mỗi khi nó được hoạt hóa. Kết quả là suy nhược toàn thể, già nua và bệnh tật, đặc biệt nếu nó đến giai đoạn suy kiệt.
Dù vậy, cần nhấn mạnh, không phải mọi Stress đều âm tính. Selye phân biệt giữa hai loại stress:
- 'Eustress' là khía cạnh dương tính, sáng tạo và phát huy của stress.
- Distress' là khía cạnh âm tính và gây bệnh của stress.
Cường độ của mức độ thức tỉnh gia tăng thành tích, nhưng sự thức tỉnh trở thành quá mức, thành tích bị giảm thiểu và chức năng bị rối loạn. Như Albrecht (1979) đã lưu ý, stress là một phần tự nhiên của hoạt động con người... Con người phải học được để phân biệt giữa mức độ stress vừa phải và stress quá mức,…“một trình trạng không có stress là không thể được”. Do đó, stress vừa phải hay eustress giúp mỗi người đạt đỉnh cao của thành tích, trong khi stress quá mức gây nên bất hoạt.
Nếu stress còn tiếp tục, cơ thể mất bù sẽ dẫn đến giai đoạn kiệt sức. Giai đoạn kiệt sức do quá sức chịu đựng hoặc có nhiều stress tác động trường diễn làm cho những biến đổi của cơ thể mất khả năng bù trừ, cơ thể trở nên suy kiệt và mệt mỏi, khả năng điều chỉnh và tự phòng vệ bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng thích nghi bị rối loạn và xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau về cơ thể và tâm thần. Mỗi cá thể phản ứng theo một cách riêng, phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết, cá tính, tố bẩm của mỗi người.
Thay vì cố gắng loại bỏ stress, nên phấn đấu đạt được mức stress tối ưu. Vấn đề vẫn còn cố gắng xác định mức tối ưu là bao nhiêu, bởi vì hậu quả của stress khác nhau lên mỗi người.
1.3.4. Nguyên nhân rối nhiễu stress.
Điều kiện và môi trường sinh sống thấp, thiếu thốn, tù túng, ồn ào. Bị chèn ép, oan ức, thất bại trong cuộc sống. Gặp nhiều mâu thuẫn, xung đột, bất an, thay đổi trong cuộc sống. Quá bận rộn, lo toan công việc. Nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào stress do công việc, mặc dầu chúng có liên quan với nhau. Danh sách những yếu tố gây stress rõ ràng là không đủ và có thể dễ dàng được mở rộng. Điểm quan trọng là việc xác định và bắt đầu chiến lược đối phó phải là một hoạt động liên tục trước khi yếu tố gây stress có thể thay đổi.
Yếu tố gây stress cá nhân French và Cap Land (1972) xác định tám nguyên nhân chính gây stress trong công việc của cá nhân:
- Mơ hồ về vai trò.
- Mâu thuẫn về vai trò.
- Vai trò quá nặng hoặc quá nhẹ.
- Tính lãnh thổ của tổ chức.
- Trách nhiệm cho mọi người.
- Thiếu quan tâm đến người khác.
- Thiếu sự tham gia.
- Sự khác biệt về nghề nghiệp.
Vấn đề sự khác biệt nghề nghiệp cũng thể hiện trong một số những yếu tố. Tính lãnh thổ ám chỉ rằng một người phải làm công việc mà họ cảm thấy công việc ấy không thuộc về họ. Trách nhiệm cho cá nhân có thể rất nhiều hoặc rất ít, quan hệ giữa cá nhân kém có thể khiến có rất ít sự tin tưởng về sự hỗ trợ từ người khác. Thiếu tham gia có nghĩa là bị loại bỏ khỏi sự quyết định và sự khác biệt nghề nghiệp ám chỉ những yếu tố bản chất trong công việc và gây stress.
Khoảng một nửa tất cả mọi người tiếp xúc với những chấn thương tâm lý ý nghĩa trong suốt cuộc đời. Hầu hết những người này hồi phục hoàn toàn; những người khác tiếp tục những triệu chứng và có thể được chẩn đoán là rối loạn stress-rối loạn stress sau chấn thương (SSCT) và rối loạn stress cấp (SC). Đối với những chẩn đoán này, phải có tiếp xúc với sự kiện đe dọa mạng sống hoặc nguy cơ tử vong tác động đến người bệnh hoặc bạn thân hoặc họ hàng của người bệnh. Những ví dụ về những sự kiện như vậy bao gồm bạo hành tình dục, chiến tranh, động đất, cháy, và tai nạn nghiêm trọng. Những triệu chứng phải kéo dài lâu hơn một tháng để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR cho SSCT mà trong thể mạn tính có thể kéo dài nhiều năm. Những triệu chứng kéo dài 2 ngày đến 4 tuần được chẩn đoán là SC hơn là SSCT.
Những triệu chứng của các rối loạn stress có thể được chia thành bốn loại: trải nghiệm lại, tăng thức tỉnh, tê liệt cảm xúc, và tránh né.
Trải nghiệm lại bao gồm những suy nghĩ hoặc ký ức thâm nhập về sự kiện mà xảy ra không mong đợi (hồi tưởng) cũng như ác mộng tái diễn sự kiện đó. Tăng thức tỉnh bao gồm sự lo âu, tăng đáp ứng giật mình, giảm ngủ hoặc gia tăng sự cảnh giới (ví dụ, giật mình với mỗi tiếng động). Tê liệt cảm xúc bao gồm giảm tính cảm xúc, mất khả năng trải nghiệm sự hạnh phúc, và khó kết nối về cảm xúc với những người khác. Tránh né bao gồm tội lỗi vì đã
thoát được trong khi những người khác đã chết hoặc bị thương nặng (tội lỗi của người sống sót); sự phân ly và thu rút xã hội; và những cảm xúc về sự vô vọng và bị tràn ngập.
Eysenck.H. và cộng sự đã đưa ra 4 dạng phản ứng của nhân cách trước tác động của stress [48],[47]. Kiểu nhân cách A, khi gặp stress, thường bùng nổ một cách giận giữ, tăng tiết ACTH dẫn đến tăng tiết cortisol và adrenaline gây giữ nước, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Kiểu nhân cách B khi gặp stress, thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào trong, kìm nén những phản ứng cảm xúc dẫn tới giảm niễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, thiên hướng bị ung thư. Kiểu nhân cách C biểu hiện phản ứng trước stress thường là lặng lẽ, buồn rầu. Về sinh hoá có giảm can-xi máu, giảm các yếu tố vi lượng, thường lão hoá sớm, dễ bị trầm cảm. Kiểu nhân cách D, thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định mình, không có biến đổi đáng kể, khả năng thích nghi [42],[43],[51],
Stress cấp là dạng phổ biến nhất của stress. Nó bắt đầu từ những áp lực của quá khứ, hiện tại và các kỳ vọng của người khác, áp lực đã được dự đoán trước của tương lai gần. Stress cấp với mức độ nhỏ gây xúc động và kích thích, nhưng nếu quá nhiều sẽ gây kiệt sức. Những stress ngắn và quá mức có thể dẫn đến các khó chịu về tâm lý, stress đầu óc, đau dạ dầy và các triệu chứng khác. Hầu hết mọi người đều nhận ra các triệu chứng stress cấp. Đó là những thất bại đã qua trong cuộc đời họ như: tai nạn ô tô, mất một hợp đồng quan trọng, ranh giới giữa cái sống và cái chết mà họ đã vượt qua, những vấn đề của con cái họ ở trường học. Bởi vì xuất hiện ngắn, stress cấp không đủ thời gian để gây tác hại nặng [50].
Các khó chịu về cảm xúc - một số kết hợp với giận giữ hoặc kích thích, lo âu và trầm cảm. Các vấn đề cơ bắp gồm căng thẳng đầu óc, đau lưng, đau quai hàm, và stress các cơ này dẫn đến co giật các cơ, gân và các vấn đề dây chằng. Các vấn đề dạ dày, ruột và đại tràng như ợ nóng, tăng tiết dịch vị, đầy hơi, phân lỏng, táo bón, và hội chứng kích thích đại tràng. Tăng huyết áp, tăng nhịp tim, ra mồ hôi gan bàn tay, đánh trống ngực, chóng mặt, đau nửa đầu kiểu Migraine, tay và chân lạnh, thở gấp và đau ngực. Stress cấp có thể nổi trội lên trong cuộc đời của bất kỳ ai, và ta có thể kiềm chế được stress cấp [16], [17]. Trong khi stress cấp có thể gây xúc động và kích thích, stress mãn tính thì không. Nó xẩy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Stress mãn tính hủy hoại cơ thể, trí não và cuộc sống. Đó là stress của sự nghèo khó, của các gia đình không hoàn chỉnh, của các cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc nghề nghiệp, sự nghiệp thất bại. Stress mãn tính xuất hiện khi mà con người không bao giờ tìm thấy con đường ra khỏi sự đau khổ. Đó là stress của những yêu cầu và áp lực không bao giờ giảm đi, dường như không bao giờ kết thúc. Với tâm trạng vô vọng, cá nhân đó từ bỏ việc tìm kiếm các cách giải quyết. Stress mãn tính gây tác hại qua tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quị và có lẽ thậm chí cả ung thư. Cuối cùng, con người kiệt sức dần, suy nhược nặng. Bởi vì các nguồn lực về thể chất và tâm thần bị cạn kiệt do suy giảm
kéo dài, các triệu chứng của stress mãn tính khó điều trị, có thể đòi hỏi điều trị bằng thuốc cũng như liệu pháp tập tính kéo dài kiềm chế stress.
1.4. TRẦM CẢM.
1.4.1. Khái niệm rối nhiễu trầm cảm.
Trầm cảm (depression) [98], dùng để mô tả một hội chứng bệnh tâm lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm hay còn gọi là cảm xúc buồn bã cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần [12]. Trầm cảm được xem như là một trong số các loại bệnh gây tàn phế nặng nề nhất trên thế giới. Tần suất của trầm cảm thay đổi theo từng quốc gia, nhưng các triệu chứng và hội chứng trầm cảm sẽ gặp 6% trong dân số. Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình. Họ có thể bị suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát [39].
Các nét đặc trưng để chẩn đoán bao gồm: giảm khí sắc, khí sắc trầm buồn; mất hài lòng hay mất quan tâm, hứng thú; thường có các triệu chứng kết hợp như: rối loạn giấc ngủ, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi, giảm dục năng, chậm chạp trong vận động và ngôn ngữ, mất ngon miệng, ý tưởng hay hành vi tự sát, khó tập trung chú ý. Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý tới diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu. Lo âu thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất khả năng sinh dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ. Các biểu hiện các của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó có thể thay đổi thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và stress, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân vào tương lai. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực, điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa. Đối với những người bệnh nặng hơn, những việc bình thường đơn giản cũng trở nên khó khăn đáng kể [38],[41]. Những nguyên nhân chính xác của bệnh trầm cảm khác nhau giữa các cá nhân, khó xác định. Tuy nhiên, rõ ràng là hầu hết các rối loạn tâm thần, bao gồm ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Trầm cảm cả những người trẻ tuổi và người lớn được kích hoạt bởi một sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Theo Đại học McMaster dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên phát sinh từ một rối loạn trầm cảm với một thành phần di truyền hoặc gia đình. Yếu tố nguy cơ lớn khác đối với trầm cảm trong thanh thiếu niên cũng bao gồm các sự kiện cuộc sống tiêu cực
và stress, mối quan hệ ngang hàng có vấn đề, lòng tự trọng thấp và hình ảnh tiêu cực về cơ thể [31],[33],[66].
1.4.2. Đặc điểm rối nhiễu trầm cảm.
Các triệu chứng của trầm cảm theo phân loại DSM-IV-TR (APA) [98].
Các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm:
- Khí sắc trầm.
- Mất quan tâm và thích thú.
- Mất sinh lực, dễ mệt mỏi.
- Giảm khả năng tập trung và chú ý.
- Giảm sự tự tin và quí trọng bản thân.
- Ý tưởng có tội và vô giá trị.
- Bi quan về tương lai.
- Ý tưởng hay hành vi tự sát hoặc tự huỷ hoại.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Dạy sớm hơn.
- Giảm cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.
- Mất quan tâm thích thú với các hoạt động mà mình ưa thích.
- Không có cảm xúc với các sự kiện, môi trường vui vẻ xung quanh.
- Trạng thái tinh thần rất xấu vào buổi sáng.
- Có sự bồn chồn bất an hoặc trì trệ tinh thần.
- Sụt cân.
- Giảm hoặc mất ham muốn tình dục.
Các triệu chứng cơ thể và tâm thần khác có thể gặp:
- Lo âu.
- Ám ảnh.
- Giảm trí nhớ.
- Giảm khả năng tập trung và chú ý.
- Nhức đầu.
- Các hình thức đau nhức khác như đau ngực đau lưng, đau cơ bắp.
- Ngứa; Khô da; Thị lực yếu; Nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực; Táo bón.
Phần lớn người bị rối loạn trầm cảm có kèm theo các triệu chứng lo âu. Sự phối hợp giữa lo âu và trầm cảm có thể xem như là một qui luật, nó làm cho diến biến trầm cảm dể trở thành mạn tính hơn và người bệnh bị suy giảm về mặt chức năng nhiều hơn, có nguy cơ tự tử cao hơn. Trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đa khoa hoặc nội khoa nhiều người bị rối loạn trầm cảm đã bị bỏ sót [6],[7].
Đó là vì các triệu chứng trầm cảm không điển hình hoặc các triệu chứng trầm cảm bị che lấp, giống các triệu chứng bệnh nội khoa khác, đó là dạng trầm cảm che dấu, trầm cảm ẩn.
Các triệu chứng thường gặp của trầm cảm che dấu:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau nhức mơ hồ.
- Đau đầu.
- Đau lưng, đau giống đau thần kinh.
- Rối loạn hô hấp như khó thở, hụt hơi.
- Rối loạn tim mạch như đau hay cảm giác khó chịu vùng quanh tim, hồi hộp, trống ngực.
- Rối loạn đường tiêu hoá như đau, ăn không tiêu, khó chịu thượng vị, đại tràng hoặc ỉa chảy, táo bón kéo dài.
Nhiều lần khám nội khoa, làm rất nhiều xét nghiệm mà thày thuốc không tìm thấy một nguyên nhân thực tổn nào ở những người bệnh này [82],[98].
Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu liên quan đặc trưng không chỉ sự bất hạnh mà còn giảm sự quan tâm và vui thú trong các hoạt động thường ngày của một người và giảm ưa thích đối với các kích thích vui thú như tình dục và ăn uống. Mất khẩu vị với thực phẩm thường dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể hoặc tăng trọng lượng cơ thể (giảm hay tăng khoảng 5% trọng lượng cơ thể). Người bị rối nhiễu trầm cảm cũng thường khó duy trì giấc ngủ và trở nên mệt mỏi kéo dài. Trong trầm cảm không điển hình, những người bệnh có thể tăng cân nhiều hơn là sụt cân, và có thể biểu hiện ngủ nhiều quá mức.
Những người bệnh trầm cảm có thể biểu hiện tư duy bối rối và trở ngại trí nhớ nhẹ. Ở người già, các triệu chứng nhận thức này có thể bị chẩn đoán nhầm là sa sút tâm thần.