Đến ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Đối với các tội phạm về tham nhũng trong Bộ luật này, về cơ bản không có sự thay đổi lớn, ngoài nội dung sửa đổi liên quan đến vấn đề định lượng, đó là: không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tham ô tài sản (Điều 278) và hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác (Điều 280).
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp LHS của Việt Nam từ trước đến nay chưa có điều luật nào quy định khái niệm thế nào là tội phạm tham nhũng mà mới chỉ quy định khái niệm về tội phạm về chức vụ nói chung tại Điều 277 BLHS năm 1999: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ” [42].
Thuật ngữ “tham nhũng” được các tổ chức, các quốc gia trên thế giới sử dụng và định nghĩa. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Theo Ngân hàng Thế Giới, tham nhũng là sự "lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân". Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng Châu Âu đã đưa ra khái niệm tham nhũng:
Tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực Nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi ích bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác [78, tr. 42].
Ngân hàng Thế giới định nghĩa, tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi”. Điều này cho rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với Nhà nước và các
hoạt động của Nhà nước, việc Nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Khái niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân, chỉ tập trung duy nhất vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công.
Có thể nói Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về chống tham nhũng là kết quả của nhiều nỗ lực đàm phán nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về tham nhũng, mà chỉ có một số điều khoản mô tả các loại hành vi tham nhũng, đồng thời Công ước đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải hình sự hoá các hành vi: hối lộ công chức quốc gia; hối lộ công chức nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế công; tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức; Lạm dụng ảnh hưởng để trục lợi; Lạm dụng chức năng; Hối lộ trong khu vực tư; Biển thủ tài sản trong khu vực tư; Che dấu tài sản; Cản trở hoạt động tư pháp; Hành vi làm giàu bất hợp pháp và hành vi tẩy rửa tiền và tài sản do phạm tội mà có
Ở Việt Nam, thuật ngữ “tham nhũng” lần đầu tiên được sử dụng trong văn bản pháp LHS là trong Luật số 57/L-CTN sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 10 tháng 5 năm 1997. Theo Luật này, có 11 tội danh trong BLHS được xác định là “tội phạm tham nhũng”. Trong BLHS năm 1999, các tội phạm về tham nhũng được quy định thành mục riêng - Mục A, Chương XXI của BLHS với 7 tội danh khác nhau [42].
Trong quá trình hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về đấu tranh chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền như Toà án nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao… cũng có nhiều văn bản hướng dẫn việc xử lý các hành vi tham nhũng, các tội phạm về tham nhũng.
Trong quá trình nghiên cứu, có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về “tham nhũng”: Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, TS. Bùi Minh Thanh trong cuốn Phòng chống tham nhũng ở Việt
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1
- Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Các Tội Phạm Tham Nhũng Trong Lhs Việt Nam
- Các Tội Phạm Tham Nhũng Trong Công Ước Quốc Tế Về Chống Tham Nhũng Và Lhs Một Số Nước
- Các Dấu Hiệu Pháp Lí Hình Sự Của Các Tội Tham Nhũng Trong Blhs Việt Nam Hiện Hành
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nam và Thế giới” cho rằng: “Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử xuất hiện và tồn tại trong xã hội phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước, được thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cho cá nhân hoặc người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân hoặc đe dọa gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” [85, tr 26]. GS.TSKH. Phan Xuân Sơn và ThS. Hoàng Thế Lực trong cuốn “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, cho rằng: “Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, trong đó các tổ chức, tập đoàn, cá nhân… lợi dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của pháp luật để trục lợi bất chính” [91, tr .37].
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, khái niệm “tham nhũng” được hiểu: “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [47, tr .5].
Có thể thấy khái niệm tham nhũng đã được Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 khái quát cao, không còn tình trạng việc mô tả, liệt kê những hành vi tham nhũng cùng với những đặc điểm cụ thể của nó như trong Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 nữa vì tham nhũng hiện nay có biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau.
Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như của Việt Nam về tham nhũng, có thể thấy nổi lên hai nhóm quan điểm như sau: Thứ nhất, coi tham nhũng là lạm dụng công quyền với mục đích tư lợi cho bản thân mình hoặc cho người khác, chỉ xảy ra ở khu vực công, người phạm tội với mục đích chiếm đoạt tài sản công và biến tài sản công thành tài sản của riêng mình. Tham nhũng có lịch sử xuất hiện và tồn tại phát triển trong xã hội phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước. Tham nhũng gây
thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; Thứ hai, coi tham nhũng cũng là lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản nhưng xảy ra ở cả khu vực công và khu vực tư.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam về hành vi tham nhũng, trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khoa học của thế giới và Việt Nam về khái niệm tham nhũng, tác giả cho rằng tham nhũng là hiện tượng xã hội trong đó chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân.
Có nhiều hành vi được xem là hành vi tham nhũng, tuy nhiên không phải hành vi tham nhũng nào cũng bị tội phạm hóa thành các tội phạm về tham nhũng. Việc tội phạm hóa các hành vi tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Để phòng và chống tham nhũng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp mang tính đồng bộ, song pháp luật vẫn giữ vai trò chủ đạo, tạo khuôn khổ pháp lý nhằm phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng và có các chế tài thích hợp đối với người có hành vi tham nhũng. Vì thế để phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản, các qui định trực tiếp liên quan đến tội phạm tham nhũng. Thông qua các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng để làm căn cứ xác định một cách cụ thể, rõ ràng về loại tội phạm này.
Qua phân tích các quan điểm về tham nhũng và tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam cũng như trên thế giới [24]; [65]; [86], có thể đưa ra khái niệm tội phạm tham nhũng như sau: Tội phạm tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm uy tín và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ nhằm mục đích vụ lợi.
Từ khái niệm tội phạm về tham nhũng nêu trên và trên cơ sở nghiên
cứu, phân tích, xem xét các tội phạm về tham nhũng được quy định trong BLHS năm 1999, thì mỗi tội phạm về tham nhũng cụ thể đều có những dấu hiệu, đặc điểm riêng biệt, song, tất cả các tội phạm đó đều có một số dấu hiệu, đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, các tội phạm về tham nhũng xâm hại đến uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Chủ thể bị loại tội phạm này xâm hại là các cơ quan, tổ chức, Nhà nước và công dân bị người có chức vụ, quyền hạn hướng tới để trục lợi cá nhân. Chính hành vi đó làm sai lệch hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và hạ thấp uy tín của chính cơ quan, tổ chức đó; ngoài ra đã xâm hại trực tiếp đến lợi ích chính đáng của Nhà nước và công dân. Các quan hệ xã hội này là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, ở mỗi giai đoạn khác nhau, PLHS quy định mức độ xâm hại đến các quan hệ xã hội của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn cũng khác nhau. PLHS chỉ điều chỉnh các hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi trái với công vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi, và những lợi ích đó có giá trị vật chất đáng kể còn nếu là những lợi ích vật chất nhỏ, hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ thì hành vi đó không xác định là tội phạm về tham nhũng mà sẽ xử lý như ci phạm phạm luật phi hình sự.
Thứ hai, chủ thể của các tội phạm về tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
Theo quy định tại Điều 277 BLHS năm 1999: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”.
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ nhất định, có hưởng lương hoặc không hưởng lương và có quyền hạn nhất định đối với công vụ đó. Chức vụ quyền hạn phải gắn với quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế Nhà nước hoặc lực lượng vũ trang từ trung ương đến địa phương. Những người mà quyền hạn của họ có được do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác.
Đây là dấu hiệu phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác tuy cũng có yếu tố vụ lợi nhưng không phải là tham nhũng vì nó được thực hiện bởi những người không có chức vụ, quyền hạn như hành vi trộm cắp, lừa đảo, buôn lậu… tuy nhiên, những người không phải là người có chức vụ, quyền hạn hoặc không được giao nhiệm vụ nhưng đã có hành vi tiếp tay cho người thực hiện hành vi tham nhũng (xúi dục, giúp sức, tổ chức) thì được coi là đồng phạm tham nhũng.
Thứ ba, các hành vi của những người có chức vụ quyền hạn là hành vi trái với công vụ
Hành vi trái với công vụ là dạng hành động hoặc không hành động trái quy định mà người có chức vụ, quyền hạn phải làm để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu những mong muốn lợi ích vật chất mà người có chức vụ quyền hạn mong muốn đạt được nhưng nó chỉ nằm trong tư tưởng của họ mà không trở thành hành vi cụ thể thì sẽ không bị xác định là tội phạm tham nhũng. Hoặc nếu những hành vi trái với công vụ nhưng không có mục đích vụ lợi thì cũng không xác định hành vi đó có dấu hiệu tội phạm tham nhũng
Thứ tư, hành vi trái công vụ của người có chức vụ quyền hạn là hành vi cố ý và có mục đích vụ lợi.
Khoản 5, Điều 2 Luật PCTN của Việt Nam năm 2005 quy định: Vụ lợi
là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, chỉ được xem là hành vi tham nhũng khi người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần có tính chất cá nhân (vụ lợi) [43]. Có thể hiểu là, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng quyền hạn có được từ chức vụ để thực hiện các hành vi không xuất phát từ nhu cầu công việc mà vì những lợi ích của riêng của mình như nhận tiền hoặc tài sản hoặc một lợi ích phi vật chất nào đó, thậm chí dùng ảnh hưởng của mình để mang lại lợi ích cho những người thân thích. Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng cơ bản, không thể thiếu của tội phạm tham nhũng.
Mục đích tham nhũng là kết quả hay giới hạn cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được. Thông thường mục đích mà các chủ thủ tham nhũng muốn đạt được chủ yếu là những giá trị. Trong nhiều trường hợp rất khó xác định bởi lợi ích vật chất được ẩn nấp dưới nhiều hình thức và có sự chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc được thu hồi để đánh giá lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được là không đầy đủ. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể các lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất đan xen lẫn nhau, cho nên việc xác định mục đích tham nhũng ở những lợi ích phi vật chất rất khó khăn.
Việc chứng minh được dấu hiệu mục đích vụ lợi nhằm truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội luôn là vấn đề phức tạp trong các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Như vậy, dấu hiệu vụ lợi đối với các hành vi tham nhũng được xác định, không chỉ riêng trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được lợi ích nhìn thấy định lượng được cả lợi ích vật chất và tinh thần mà còn bao gồm cả trường hợp người đó sẽ đạt được lợi ích trong tương lai.
Lợi ích vật chất có thể xác định được một cách rõ ràng và có các tiêu chí cụ thể để xác định. Theo PLHS Việt Nam, thì lợi ích về vật chất đối với
các tội phạm về tham nhũng được xác định là có giá trị ở mức từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một số trường hợp nhất định (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một số tội được quy định trong BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm v.v...) [42].
Lợi ích về tinh thần là một khái niệm chưa được xác định một cách rõ ràng và khó có thể đưa ra tiêu chí chung để xác định. Tuy nhiên, có thể kể đến một số danh hiệu như huân chương, huy chương, bằng khen, thậm chí là một số danh hiệu cao quý như “Anh hùng lao động”, “Anh hùng lực lượng vũ trang” hoặc một số hình thức khen thưởng khác cho những người không xứng đáng được hưởng nhưng do họ đã đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn nên họ được khen tặng. Đặc biệt quyền lực có được do tham nhũng mà có cũng là một dạng lợi ích về tinh thần. Trường hợp quan hệ tình cảm của một người có chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết công việc cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức được đưa ra như một điều kiện để người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc, đó cũng có thể coi là lợi ích về mặt tinh thần.
Đối tượng thụ hưởng những lợi ích có được từ hành vi tham nhũng cơ bản là chính bản thân người thực hiện hành vi tham nhũng nhưng cũng có thể là những người thân, những người có liên quan hoặc cơ quan, tổ chức, địa phương của người thực hiện hành vi tham nhũng.
Trong thực tiễn, việc xử lý các tội phạm về tham nhũng chủ yếu dựa trên kết quả xác định lợi ích vật chất mà chủ thể đã đạt được để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng. Theo quy định của BLHS năm 1999, thì các tội phạm về tham nhũng được xác định trên cơ sở giá trị tài sản tham nhũng, từ đó xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và quyết định hình phạt, điều này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn và cũng không phù hợp với quy định của Luật PCTN, với tư cách là một đạo luật gốc