Phần Trăm Các Dòng Thuế Quan Được Cam Kết Trước Và Sau Các Cuộc Đàm Phán Từ 1986- 1994

WTO thừa nhận thuế quan là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Các hàng rào bảo hộ phi thuế quan phải được bãi bỏ. Có như vậy, thuế quan mới mới trở thành biện pháp bảo hộ ít bóp méo thương mại nhất và cũng là biện pháp minh bạch hơn cả. Thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc MFN cho tất cả những thành viên của WTO. Khi một thành viên cam kết “ràng buộc” thuế suất đối với một dòng thuế, thành viên đó không được nâng thuế nhập khẩu cao hơn mức ràng buộc đó. Đối với nông sản, các nước thành viên cam kết ràng buộc thuế quan đối với toàn bộ các mặt hàng. Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước phát triển ràng buộc thuế 99% số mặt hàng, các nước đang phát triển 73% và các nước có nền kinh tế chuyển đổi 98%.

Bảng 1: Phần trăm các dòng thuế quan được cam kết trước và sau các cuộc đàm phán từ 1986- 1994

Đơn vị:%


Các nước

Trước đàm phán

Sau đàm phán

Các nước phát triển

78

99

Các nước đang phát triển

21

73

Các nền kinh tế chuyển đổi

37

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 3

Nguồn:WTO, hiểu biết chung về WTO, tái bản lần 3, tháng 9/2003, NXB Thống kê, tr. 12)

Sau khi ràng buộc thuế, các nước phải không ngừng cam kết cắt giảm thuế quan. Ví dụ, tại vòng đàm phán Uruguay trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước phát triển cam kết cắt giảm trung bình 36% tính gộp với tất cả các dòng thuế, cắt giảm tối thiểu 15% một dòng, tiến hành trong 6 năm kể từ 1/1995 trong lĩnh vực công nghiệp, tuy không phải ràng buộc toàn bộ các dòng thuế nhưng xu hướng cắt giảm diễn ra mạnh mẽ “thuế quan theo ngành” và “hài

hoà thuế quan” [3, tr.13]. Thuế quan của tất cả các mặt hàng trong ngành cắt giảm theo các hình thức này có mức thuế rất thấp (thậm chí bằng 0%) đối với các sản phẩm CNTT, dược phẩm, một số một số sản phẩm kim loại, gỗ, bột giấy….

Các biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng phải tiến hành “thuế hoá” (tức là chuyển thành một mức thuế quan có tác dụng tương đương). Các nước chỉ có thể sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, văn hoá truyền thống, môi trường sức khoẻ con người…Trong nông nghiệp, người ta còn sử dụng hạn ngạch thuế quan. Mức thuế sau khi thuế hoá sẽ tiếp tục được ràng buộc và cắt giảm hơn nữa thông qua đàm phán.

Về trị giá tính thuế hải quan và các phụ thu tại cửa khẩu: WTO quy định trị giá tính thuế hải quan là trị giá giao dịch (thường là giá trị hợp đồng), nếu không áp dụng được trị giá giao dịch thì phải sử dụng những cách tính khác nhưng không đựơc sử dụng giá tối thiểu để tính thuế; hải quan chỉ được thu các khoản phí và lệ phí tương ứng với các khoản chi phí cần thiết cho việc thông quan, WTO không cho phép thu các khoản phí và phụ thu vì các mục đích bảo hộ hay thu ngân sách.

Về thủ tục cấp phép nhập khẩu: WTO quy định cấp phép nhập khẩu phải đơn giản, rõ ràng và dễ dự đoán. Chính phủ phải công bố đầy đủ thông tin cho các nhà kinh doanh biết giấy phép được cấp như thế nào và căn cứ để cấp. Khi đặt ra các thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hay thay đổi các thủ tục hiện tại, các thành viên phải thông báo theo những qui định cụ thể cho WTO. Các biện pháp bảo vệ tạm thời như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng và hành động tự vệ khẩn cấp được WTO cho phép sử dụng theo những qui định nghiêm ngặt trong các trường hợp đặc biệt.

Các mặt hàng nhạy cảm như sản phẩm nông nghiệp và hàng dệt may còn được điều chỉnh bởi những hiệp định riêng như Hiệp định về Nông nghiệp và Hiệp định về hàng dệt và quần áo (ATC).

1.1.2.2. Hiệp định GATS


GATS là bộ quy tắc đa phương đầu tiên và duy nhất điều chỉnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên. GATS ngày càng được phát triển trước tốc độ tăng trưởng như vũ bão của nền kinh tế dịch vụ và tiềm năng thương mại dịch vụ ngày càng lớn do cuộc cách mạng thông tin mang lại.

GATS chia dịch vụ thành 155 phân ngành thuộc 12 ngành:

- Dịch vụ kinh doanh: gồm các dịch vụ chuyên môn như kế toán, kiểm toán, kiến trúc, cơ khí và các dịch vụ kinh doanh khác (quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn, vi tính).

- Dịch vụ truyền thông: Gồm bưu chính viễn thông và các dịch vụ nghe

nhìn


- Xây dựng và các dịch vụ cơ khí kĩ thuật có liên quan

- Phân phối: Bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh

- Các dịch vụ có liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội

- Du lịch và các dịch vụ có liên quan tới đi lại

- Giáo dục

- Dịch vụ môi trường

- Dịch vụ tài chính: Gồm bảo hiểm, ngân hàng và các dịch vụ có liên

quan đến phát hành chứng khoán, ký nhận và quản lí tái sản.

- Các dịch giải trí văn hoá thể thao

- Dịch vụ vận tải

- Các dịch vụ khác không nằm trong các ngành trên

Theo GATS các dịch vụ được cung cấp qua 4 phương thức:

- Mode 1: Cung cấp qua biên giới nghĩa là dịch vụ được cung cấp từ nước này qua nước khác, ví dụ như các cuộc gọi điện quốc tế

- Mode 2: Tiêu dùng ở nước ngoài nghĩa là người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ ở nước ngoài, như đi du lịch nước ngoài,

- Mode 3: Hiện diện thương mại nghĩa là một công ty thành lập công ty con, chi nhánh hay liên doanh để cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Hình thức cung cấp dịch vụ này có liên quan tới hoạt động FDI.

- Mode 4: Hiện diện của tự nhiên nhân nghĩa là các cá nhân di chuyển từ nước nọ sang nước kia để cung cấp dịch vụ, ví dụ như những người mẫu thời trang, ca sĩ đi lưu diễn nước ngoài hay các tư vấn viên.

Tóm lại, GATS đã đưa ra các nghĩa vụ quan trọng chung như nguyên tắc MFN, công khai, công nhận lẫn nhau, các qui tắc luật lệ độc quyền và nhượng quyền kinh doanh trong cung cấp dịch vụ, đối xử quốc gia, mở của thị trường và các luật lệ trong nước.

Về mở cửa thị trường dịch vụ, GATS không xác định các nghĩa vụ chung cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài quyền thâm nhập thị trường, nhưng các thành viên nên đàm phán về mỗi một lĩnh vực dịch vụ và mỗi một phương thức cung cấp dịch vụ. Một số nước đã cam kết mở của thị trường trong khung cam kết trước. Các nước được phép hạn chế độ mở cửa thị trường tới một mức nào đó thông qua các hạn chế về: số nhà cung cấp dịch vụ, tổng số giao dịch và tổng lượng giao dịch, tổng số nhân viên làm trong một lĩnh vực hoặc làm cho một nhà cung cấp dịch vụ, phần trăm cổ phần nước ngoài trong tổng số cổ phần hoặc tổng số đầu tư nước ngoài.

Một trong những qui tắc của GATS là tự do hoá từ tự do mức độ phát triển khác nhau của các thành viên. Các nước đang phát triển được phép mở cửa thị trường hẹp hơn và ít tự do hơn trong các loại dịch vụ, họ cũng có thể duy trì mức độ bảo hộ tổng thể và trong một số lĩnh vực ở mức cao hơn các

nước phát triển, còn các nước phát triển phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển tiếp cận thị trường của mình.

1.1.2.3. Hiệp định TRIMs


Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bao gồm các qui định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài có tác động tới thương mại hàng hoá. Trong quá trình đàm phán tại vòng Uruguay các thành viên có nêu ra một số biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại là:

Yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá ( local content requirements): Qui định tỷ lệ nguyên liệu mua tại nước nhận đầu tư được dùng làm đầu vào sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Yêu cầu về xuất khẩu (Export performance Requirements): Qui định nhà đầu tư phải XK một tỷ lệ sản phẩm nhất định.

Yêu cầu cân bằng mậu dịch (Trade Balance requirements): qui định lượng NK của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá lượng XK hoặc ở một tỷ lệ nào đó.

Yêu cầu tiêu thụ nội địa (Domestic Sales requirements) Qui định tỷ lệ sản phẩm được phép tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Hạn chế chuyển ngoại hối (Remittance Restrictions): bao hàm các qui định chuyển lợi nhuận, tiền vốn, lãi cổ phần và các khoản tiền liên qua khác ra nước ngoài.

Hạn chế sản xuất (Manufacturing Limitation) Cấm nhà ĐTNN sản xuất một sản phẩm nào đó.

Yêu cầu về sản xuất (Manufacturing requirements): qui định một số sản phẩm phải được sản xuất tại địa phương.

Yêu cầu sản phẩm chỉ định (Product Mandating requirements): qui định các nhà ĐTNN nhất thiết phải sản xuất sản phẩm chỉ định và XK đến các thị trường nước ngoài qui định.

Yêu cầu cấp giấy phép (Licensing Requirements): buộc các nhà ĐTNN cấp giấy phép cho các công nghệ tương tự hay khác với các công nghệ mà nhà đầu tư đó dùng trong nước họ đối với các hãng của nước nhận đầu tư.

Yêu cầu chuyển giao công nghệ (Technology Trasfer Requirements): qui định các công nghệ chỉ định cần được chuyển giao theo các điều khoản phi thương mại và/ hoặc ở một mức độ cụ thể và một số hoạt động R&D cần được tiến hành tại các nước nhận đầu tư.

Yêu cầu tỷ lệ cổ phần trong nước (Local Equity Requirements): Qui định số phần trăm cổ phần cuả một hãng phải do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.

Điều 2 Hiệp định TRIMs qui định không một nước thành viên nào được áp dụng các biện pháp đối xử chống lại người nước ngoài và hàng hoá nước ngoài, tức là không được vi phạm nguyên tắc NT (Điều 3 GATT 1994) và không cho phép sử dụng các biện pháp đầu tư có thể dẫn tới hạn chế số lượng (Điều 11 GATT 1994). Có 5 biện pháp đầu tư cụ thể bị cấm là : yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá, yêu cầu cân bằng mậu dịch, yêu cầu cân bằng mậu dịch dẫn tới hạn chế NK, hạn chế giao dịch ngoại hối dẫn đến hạn chế NK, yêu cầu tiêu thụ nội địa dẫn đến hạn chế XK. Các nước thành viên phải thông báo cho WTO và các nước thành viên khác tất cả các biện pháp đầu tư không tuân thủ hiệp định. Đến 2002 tất cả các thành viên phải hoàn thành nghĩa vụ xoá bỏ toàn bộ các biện pháp không phù hợp với hiệp định TRIMs. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong việc xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá, cân đối XNK, cân đối ngoại tệ.. nên một số nước thành viên như Argentina, Chile, Mexico… đã xin gia hạn áp dụng các biện pháp nói trên.

1.1.2.4. Hiệp định TRIPs


Hiệp định TRIPs được đàm phán trong vòng Uruguay đã lần đầu tiên đưa vào hệ thống thương mại thế giới các nguyên tắc về sở hữu trí tuệ. Hiệp

định TRIPs được xây dựng dựa trên các công ước quốc tế hiện hành có liên quan đến QSHTT và đã đưa phần lớn các điều khoản của các công ước như: Công ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne 1971 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, Công ước Rome 1961 về bảo hộ người trình diễn, nhà sản xuất băng đĩa ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình… Hiệp định TRIPs đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu để bảo hộ QSHTT trong các lĩnh vực bản quyền và các quyền liên quan, thương hiệu hàng hoá và dịch vụ, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế. Hiệp định cũng bao gồm các điều khoản về nguyên tắc và biện pháp nhằm thực hiện QSHTT và về việc thành lập một cơ chế hiệp thương, giám sát cấp quốc tế để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của các thành viên ở cấp độ quốc gia.

Các điều khoản của hiệp định TRIMs được chia thành 5 nhóm lớn đó là:

- Các nguyên tắc cơ bản và nghĩa vụ chung

- Những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, thời hạn bảo hộ và việc giám sát các biện pháp chống cạnh tranh trong giấy phép hợp đồng

- Các biện pháp bảo đảm thực thi QSHTT

- Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT giữa các thành viên

- Thoả thuận đặc biệt về thời kì chuyển đổi để thực hiện các qui định ở cấp quốc gia.

QSHTT (trừ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, và thông tin không được tiết lộ) được bảo hộ trong một thời gian nhất định. Thời hạn bảo hộ có khác nhau giữa các nước, còn hiệp định TRIPs đưa ra thời gian cụ thể là:

Văn bằng sáng chế: 20 năm kể từ ngày nhận hồ sơ đăng kí văn bằng sáng chế.

Bản quyền các tác phẩm không phải là điện ảnh tranh ảnh: 50 năm kể từ ngày được phổ biến hoặc trong suốt thời gian tác giả sống cộng thêm 50 năm.

Tác phẩm điện ảnh: 50 năm sau khi tác phẩm được phổ biến ra công chúng hoặc từ khi tác phẩm đó ra đời.

Tác phẩm tranh: 25 năm kể từ khi tác phẩm đó ra đời

Thương hiệu: 7 năm kể từ lần đăng kí đầu tiên và sau mỗi lần gia hạn sau đăng kí

Người biểu diễn và sản xuất băng đĩa ghi âm: 50 năm kể từ khi kết thúc năm mà băng đĩa được ghi hoặc khi chương trình biểu diễn được thực hiện

Kiểu dáng công nghiệp: ít nhất là 10 năm

Thiết kế bố trí mạch tổ hợp: 10 năm kể từ ngày đăng kí hoặc kể từ ngày khai thác đầu tiên

Trong thời gian bảo hộ người nào muốn sử dụng phải được sự đồng ý của chủ SHTT. Sau thời gian bảo hộ, bất kì ai trong công chúng đều có thể khai thác các tài sản trí tuệ mà không cần xin phép chủ SHTT nữa.

1.1.3. Các qui định của WTO về đối xử đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển

Các qui định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and Differential Treatment- S&D) dành cho các nước đang và kém phát triển được chia thành 3 nhóm chính

1.1.3.1. Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại các nước đang và kém phát triển

a) Các biện pháp ưu đãi đơn phương của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Các ưu đãi này gồm có:

Thứ nhất, hệ thống thuế ưu đãi phổ cập (GSP). Hệ thống GSP là biện pháp đơn phương do các nước phát triển đưa ra để áp dụng riêng cho các nước đang phát triển. Hệ thống GSP qui định rằng, hàng hoá nhập từ các nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022