Các Tiêu Chí Nghiên Cứu Nhận Thức Của Sinh Viên Về Rối Loạn Trầm Cảm

Theo từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của một cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp” [7, tr.343]. Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị: “Sinh viên đại học là những thanh niên thuộc thời kì tiếp sau” [13, tr.37-44]. Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kì chuyển tiếp và sinh viên đại học thuộc thời kì chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan niệm của nhà tâm lý học người Mĩ Niky Hayes khi cho rằng “thời thanh niên như một thời kì chuyển tiếp vai trò càng tăng, đến lượt dẫn đến sự thay đổi nhân cách” [6, tr.803].

1.3.2. Một số đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên

Tuổi sinh viên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể chất. Thông thường đây là giai đoạn hoàn tất quá trình thay da đổi thịt của tuổi thiếu niên đạt tới sự chín muồi về mặt sinh lý. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về các chỉ số của cơ thể. Sự phát triển của hệ thống thần kinh, cấu trúc các tế bào của đại não cũng có đặc điểm như cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não hoàn thiện. Đó chính là tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa quá trình nhận thức.

Sự tự ý thức của sinh viên cũng ở mức độ cao giúp người sinh viên có thể điều chỉnh hành vi và hoàn thiện nhân cách của mình. Sự tự ý thức của sinh viên xuất phát từ sự đánh giá và khả năng đánh giá về các mặt của đời sống xã hội.

1.3.3. Các nguy cơ dễ dẫn đến trầm cảm ở sinh viên

Quá trình học tập ở trường là giai đoạn quan trọng trong quá trình xã hội hóa nhân cách. Giai đoạn học đại học là giai đoạn sinh viên có cuộc sống lao động trí óc căng thẳng để tiếp nhận tri thức và phát triển các chức năng tâm lý như tư duy, chú ý, trí nhớ… Đây cũng là giai đoạn sinh viên tham gia nhiều hoạt động và các mối quan hệ xã hội. Do vậy, học tập, nghiên cứu khoa học, giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội là những hoạt động chính của sinh viên.

Tuy nhiên, sinh viên lại là đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao hơn khi gặp khó khăn: trong việc tìm bạn mới, khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, tham gia các hoạt động xã hội, hay khi gặp rắc rối trong gia đình.

Khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sinh viên trở nên mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, nếu mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết dễ dẫn đến trầm cảm.

Khi tham gia các hoạt động xã hội sinh viên cần phải năng động, hòa đồng và cần có cách giải quyết công việc thích hợp, nếu không dễ rơi vào trạng thái cô lập thất vọng và có suy nghĩ tiêu cực về xã hội, điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Áp lực học tập và những thói quen sinh hoạt không hợp lý khiến cơ thể lâm vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, buồn chán và cáu gắt. Điều này cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Những sinh viên có vấn đề về sức khỏe cũng có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với những sinh viên có sức khỏe tốt. Vì khi không đảm bảo sức khỏe, sinh viên mất sự tập trung trong việc

học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kém bạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thất bại và bất lực. Từ đó có khả năng dẫn đến trầm cảm.

Nguy cơ trầm cảm cũng cao hơn đối với những sinh viên mất đi người thân. Do sự mất mát tình cảm quá lớn, thiếu đi sự quan tâm chia sẻ khiến sinh viên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tự cô lập mình với thế giới xung quanh.

Sinh viên được đặt nhiều kì vọng của gia đình và chính bản thân thì áp lực học tập tăng, thời gian biểu không hợp lý, giờ học kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi giải trí, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng dẫn đến suy giảm trí nhớ, tâm thần bất an.

Trong môi trường sống lộn xộn, bừa bãi, sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với những sinh viên khác. Môi trường là nơi diễn ra mọi hoạt động sống và học tập, do đó nếu môi trường bừa bãi, lộn xộn thì sinh viên không thể tập trung học tập, bất an và mệt mỏi, đặc biệt là sẽ xuất hiện cảm giác buồn chán kéo dài [8].

Ngoài ra, đa số sinh viên khi học đại học là bắt đầu cuộc sống xa nhà, có những sinh viên một năm chỉ về thăm gia đình được hai lần. Điều này có thể gây ra sự gắn bó giữa cá nhân sinh viên với gia đình không còn như xưa và việc hỗ trợ từ phía gia đình nếu sinh viên có những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không kịp thời.

Đồng thời, khi môi trường sống thay đổi, môi trường học tập thay đổi cùng với những thay đổi trong nội dung và phương pháp học tập cũng khiến sinh viên gặp nhiều khó khan. Sinh viên cần có sự thích ứng với tất cả những điều mới mẻ đó để hạn chế những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra khi có những thay đổi đột ngột.

1.3.4. Đặc điểm nhận thức của sinh viên

Sinh viên là nhóm xã hội trẻ tuổi, trong quá trình xã hội hóa, chuẩn bị kiến thức, năng lực để trở thành những người chuyên gia phát triển toàn diện, có tầm hiểu biết khoa học rộng, sáng tạo, có trình độ nghiệp vụ cao. Sinh viên có cuộc sống lao động trí óc căng thẳng cùng với sự tăng lên về tri thức, hoạt động nhận thức của sinh viên được phát triển.

Hoạt động nhận thức của sinh viên có những đặc điểm khác hẳn lứa tuổi học sinh về sự phát triển về tính chọn lọc và tính độc lập sáng tạo. Điều đó thể hiện ở quá trình tiếp thu ghi nhớ tri thức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu (hoạt động học tập và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên). Sinh viên có khả năng tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề nhiều chiều hướng khác nhau, sinh viên có khả năng suy đoán, khả năng ứng dụng những nhận thức cơ bản mình nắm được vào những tình huống muôn hình vạn trạng của cuộc sống một cách linh hoạt.

Sinh viên phát triển tư duy sáng tạo nhạy cảm với cái mới, với những điều tiến bộ và hoài nghi khoa học. Vốn kinh nghiệm của sinh viên tương đối phong phú.

Trình độ nhận thức của sinh viên có sự biến đổi về số lượng, chất lượng bắt đầu có sự vận dụng những hiểu biết của mình vào giải quyết các lĩnh vực khác nhau.

Tư duy lý luận của sinh viên diễn ra trên cơ sở phân tích tổng hợp, khái quát hóa, phán đoán, suy lý trước khi đi đến kết luận. Tư duy của sinh viên luôn thể hiện khả năng phê phán, trước thực tế cuộc sống của sinh viên có khả năng sử dụng tư duy của mình để nhận diện và đưa ra những đánh giá riêng của bản thân dựa trên những kiến thức đã học, những tri thức đã biết.

Trí nhớ có lựa chọn phát triển, sức tập trung chú ý, khả năng chú ý lớn và sinh viên có khả năng chú ý tương đối bền vững và lâu dài.

Từ đặc điểm nhận thức của sinh viên cho thấy, các trường đại học cần nâng cao nhận thức của sinh viên, kích thích tư duy và tưởng tượng sáng tạo của sinh viên, phát triển khả năng tư duy khái quát, trừu tượng qua các khái niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất định.

Hoạt động nhận thức của sinh viên là một quá trình lao động trí óc. Quá trình nhận thức của sinh viên phụ thuộc vào tính chất phức tạp của nhiệm vụ, trình độ tri thức, động cơ, tâm thế, sự tự ý thức và kỹ năng của sinh viên. Vì vậy, nhà trường có nhiệm vụ tạo ra mục đích, định hướng, động cơ, môi trường, phương tiện cho sinh viên phát huy tính độc lập và khả năng tích cực nhận thức.

Trong những năm gần đây, sinh viên ngày càng năng động và tích cực trong quá trình rèn luyện các em không chỉ bó hẹp trong học đường mà có xu hướng vươn ra chiếm lĩnh tự khẳng định mình trong môi trường xã hội và thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, hoạt động nhận thức tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên là phương tiện tốt nhất cho họ chiếm lĩnh hoạt động nghề nghiệp tương lai hình thành những phẩm chất tri thức nghề nghiệp cần thiết.

1.4. Các tiêu chí nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

Dựa trên những kiến thức về “nhận thức”, “trầm cảm”, “sinh viên” đã được trình bày ở các phần trên, chúng tôi xây dựng khái niệm “nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” làm khái niệm công cụ của để tài như sau:

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm là sự hiểu biết của họ về rối loạn trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Nhận thức về rối loạn trầm cảm được nghiên cứu trên các tiêu chí sau:

- Nhận thức thể hiện ở việc quan tâm và tìm hiểu về rối loạn trầm cảm.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu được bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị rối loạn trầm cảm

- Nhận thức thể hiện ở việc ứng xử khi bản thân hoặc người thân có biểu hiện trầm cảm Nhận thức về rối loạn trầm cảm đó là việc bản thân mỗi người ở những cách hiểu khác

nhau về vấn đề này. Từ việc nhận thức như thế nào về rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến việc bản thân mỗi người có biểu hiện cảm xúc, thái độ và hành vi tương ứng.

Tóm lại: Nhận thức về rối loạn trầm cảm là một quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan xung quanh chúng ta, trong chính chúng ta. Nhận thức về rối loạn trầm cảm là quá trình phức tạp với nhiều mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát. Mức độ nhận thức về rối loạn của sinh viên phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng sống, khả năng và nhu cầu nhận thức của sinh viên đối với các kiến thức có liên quan đến trầm cảm và cũng chịu tác động của những yếu tố khách quan khác như kinh tế - xã hội, văn hóa, gia đình, nhà trường và bạn bè…


Tiểu kết chương 1

Nhận thức của sinh viên về Rối loạn trầm cảm là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên có kiến thức đúng đắn về sức khỏe tinh thần nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng. Từ sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp sinh viên có những cách ứng phó kịp thời và hợp lý trước những cảm xúc tiêu cực của bản thân và có thể trợ giúp cho những người xung quanh khi họ có những dấu hiệu của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm có ý nghĩa lớn đối với việc triển khai trong thực tiễn.

Trong phần nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm chúng tôi đã khái quát được một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ như: nhận thức, rối loạn trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm và xác định một số nội dung nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Chúng tôi cũng bước đầu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Chúng tôi thống nhất khái niệm công cụ của đề tài:

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm là sự hiểu biết của họ về rối loạn trầm cảm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Từ việc xây dựng lý luận tâm lý học về vấn đề nghiên cứu như trên đã cho phép chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm một cách cụ thể và khách quan.

Chương 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu lý luận

2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận

Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm.

Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: nhận thức, trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Bên cạnh đó, luận văn còn làm rõ các tiêu chí đánh giá nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.

2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến rối loạn trầm cảm, nhận thức về rối loạn trầm cảm. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định được khái niệm công cụ và khái niệm có liên quan

- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn: chúng tôi dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và phần lý thuyết chung để lựa chọn các yếu tố cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở đó, đề tài đã xác định được khung lý luận cơ bản cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn.

2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề tài của mình.

Những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu có nội dung tập trung vào vấn đề nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Cụ thể, những tài liệu này bao gồm: một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh về vấn đề nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Ngoài ra, còn có một số bài viết, công trình đăng trên một số sách báo, tạp chí, internet…

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống, khái quát hóa tư liệu để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện thực trạng nhận thức trầm cảm của sinh viên ở năm trường đại học.

Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản: nhận thức, sinh viên, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung liên quan đến nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, phỏng vấn sâu).

2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.1.2.1. Mẫu nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm riêng của khách thể mà việc lựa chọn khách thể được tiến hành theo các quy định chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực và mang tính đại diện cao. Cụ thể theo 2 bước sau:

- Bước 1: Chọn khoa, chọn trường. Chọn 5 trường Đại học đại diện cho các khối ngành, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, Y học.

+ Khoa Tâm lý - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Khoa Lịch Sử - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách Khoa.

+ Khoa Tâm lý - Giáo dục học thuộc Học viện Quản lý giáo dục.

+ Khoa Y Đa khoa thuộc Đại học Y Hà Nội

+ Khoa Kế toán thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân

- Bước 2: Liên hệ với sinh viên các trường đại học đã chọn để tiến hành lựa chọn thô số khách thể nghiên cứu.

Danh sách số lượng sinh viên được chọn là 600 sinh viên năm cuối thuộc 5 trường Đại học đã chọn. Cụ thể mỗi khoa là 100 sinh viên.

2.1.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu rộng: Chúng tôi lựa chọn 600 khách thể là sinh viên năm cuối đang học tại 5 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội theo các căn cứ sau.

Sinh viên năm cuối tại các trường Đại học là đối tượng có trình độ nhận thức về chuyên môn, khoa cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội tương đối tốt.

Môi trường đại học là nơi các sinh viên học lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên. Đặc biệt có 3/6 khoa học có khoa nghiên cứu liên quan đến con người.

Bảng phân bố các đặc điểm của khách thể:

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể


Khoa - Trường

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tâm lý - ĐH KHXH & NV

100

16,67

Lịch sử - ĐH KH XH & NV

100

16,67

Cơ khí - ĐH Bách Khoa

100

16,67

Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân

100

16,67

Tâm lý - Học viên Quản lý Giáo dục

100

16,67

Y Đa khoa - Đại học Y Hà Nội

100

16,67

Tổng

600

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm - 4



Qua bảng số liệu trên ta thấy khách thể có một số đặc điểm sau: Số lượng sinh viên của các khoa thuộc các trường có số lượng, tỉ lệ như nhau. Điều đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.

2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015 với các bước thực hiện cụ thể như sau:

STT

Thời gian

Nội dung nghiên cứu

1

Tháng 3/2013

- Chính xác hóa tên đề tài

- Xây dựng đề cương

2

T4/2013 - T7/2013

- Hoàn thiện phần cơ sở lí luận của đề tài

3

T8/2013 - T1/2014

- Xây dựng bộ công cụ

- Liên hệ với cơ sở

4

T1/2014 - T8/2014

- Tiến hành nghiên cứu thực tiễn

5

T8/2014 - T10/2014

- Xử lý và phân tích số liệu

6

T10/2014 – T5/2015

- Viết báo cáo và hoàn thiện luận văn


2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.

Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 03 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về rối loạn trầm cảm. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến của giảng viên. Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại các trường trong diện nghiên cứu. Tổng hợp thông tin từ 03 nguồn trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên.

Nguyên tắc điều tra: Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.

Bảng hỏi bao gồm 16 câu được chia làm các phần như sau:

Phần 1: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh về rối loạn trầm cảm. Trong đó bao gồm các nội dung sau:

Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về khái niệm, bản chất của rối loạn trầm cảm: câu 3, câu

4.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những biểu hiện của rối loạn trầm cảm: câu 5. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của trầm cảm: câu 6

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm: câu 7. Tìm hiểu nhận thức của sinh về hậu quả của trầm cảm: câu 8

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp điều trị trầm cảm: câu 9.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa trầm cảm, bao gồm: câu

11; câu 12.

Phần 2: Tìm hiểu việc tự đánh giá của sinh viên về sự hiểu biết các nội dung liên quan đến trầm cảm: câu 1, câu 2,

Sự cần thiết phải trang bị những kiến thức có liên quan đến rối loạn trầm cảm: câu 11

Phần 3: Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vấn đề ứng xử khi người quen có biểu hiện trầm cảm: câu 13, 14, 15.

Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin cá nhân

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thông tin để bổ sung thông tin đã thu được ở phạm vi rộng.

Nội dung phỏng vấn sâu: Phỏng vấn về thực trạng nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Nguyên tắc phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái cởi mở,

tin cậy. Sinh viên được tự do trình bày vấn đề của mình, được tự do sử dụng các cách thức trao đổi như trực tiếp, qua mạng, qua điện thoại. Việc phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở bao gồm cả những câu được chuẩn bị và có thể tùy theo câu chuyện các bạn trao đổi.

Khách thể phỏng vấn sâu: 12 sinh viên

Cách thức lựa chọn khách thể phỏng vấn sâu: lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên tại các khoa nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS 16.0. Đây là phần mềm được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội đem lại độ chính xác cao cho số liệu khảo sát.

2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau:

Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng yếu tố.

Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024