Đánh Giá Hiệu Quả Của Hoạt Động Đầu Tư Trong Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Nhân Thọ:

Hình thức đầu tư này cũng có vai trò quan trọng vì:

-Duy trì sự ổn định giá trị, việc đầu tư vào bất động sản ít chịu ảnh hưởng bởi tác động của yếu tố lạm phát.

-Phát huy tác dụng khuếch trương, quảng cáo, nâng cao hình ảnh của công ty.

-Cung cấp nơi làm việc thuận lợi cho khách hàng để thắt chặt thêm mối quan hệ với

họ.

Chính vì những lý do trên mà hiện nay nhiều DNBH chiếm vị trí vững chắc trên thị

trường bất động sản. Ví dụ như ở Đài Loan, công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay Life vào cuối những năm 90 sở hữu tới 189 tòa nhà tại Đài Loan, trong đó công ty chỉ sử dụng 106 toà nhà, còn lại là cho thuê.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào bất động sản có rủi ro thị trường cao và có tính thanh khoản thấp. Do đó, các hoạt động kinh doanh bất động sản của DNBH luôn phải chịu những hạn chế nhất định.

Những số liệu thống kê về thị trường bảo hiểm các nước OECD năm 1989 cho thấy đầu tư vào bất động sản của các công ty bảo hiểm chiếm tỷ trọng không lớn, nhất là DNBH phi nhân thọ do yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán.


5.1.4.Đầu tư khác :

Ngoài những hình thức đầu tư trên, DNBH còn có thể đầu tư dưới các hình thức khác như: góp vốn liên doanh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cầm cố, thế chấp, ký cược ký quỹ dài hạn ... tuỳ theo luật pháp của từng quốc gia.

Với DNBH nhân thọ, nên nguồn vốn đầu tư thường là dài hạn nên danh mục đầu tư dài hạn của họ lớn hơn các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.Trước đây, các khoản cho vay có đảm bảo bằng thế chấp là hình thức đầu tư chủ yếu của DNBH nhân thọ ở nhiều nước. Những khoản đầu tư này thường mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ, mặc dù tính thanh khoản không cao.

5.2.Tổ chức hoạt động đầu tư :

Hình thức tổ chức hoạt động đầu tư của các DNBH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là qui mô của doanh nghiệp,tính chất nghiệp vụ bảo hiểm và những quy định của pháp luật có liên quan của từng nước. Có 3 hình thức tổ chức phổ biến được các

công ty bảo hiểm trên thế giới sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư của mình, đó là các hình thức sau:

5.2.1.Thành lập công ty đầu tư thuộc doanh nghiệp bảo hiểm

Việc thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do công ty bảo hiểm sở hữu toàn bộ cổ phần hoặc nắm cổ phần chi phối là hình thức áp dụng khá phổ biến ở các DNBH trên thế giới. Mô hình này phù hợp với các DNBH có quy mô lớn và phát triển, nó giúp các DNBH tập trung các nguồn lực của mình nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư.Các quỹ này có thể chỉ tập trung vào một khu vực địa lý hay nhóm ngành nghề nhất định hoặc có phạm vi hoạt động rộng và có lĩnh vực đầu tư tổng hợp.

Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm có quy mô lớn chẳng hạn như AIG hay Prudential đã chuyển sang thành lập các quỹ đầu tư để tập trung các nguồn lực của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư.

5.2.2.Tổ chức phòng đầu tư trực thuộc công ty.

Mô hình tổ chức này thường được áp dụng đối với những DNBH có quy mô nhỏ hoặc DNBH mới thành lập . Do đó hoạt động đầu tư còn hạn chế hoặc chưa phát triển.

Theo mô hình này, phòng đầu tư được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách về đầu tư. Phòng này có trách nhiệm thực hiện chương trình đầu tư của doanh nghiệp mà hội đồng quản trị đã đề ra. Ngoài việc thông qua các tiêu chuẩn đầu tư của doanh nghiệp để trình trước ban tài chính của doanh nghiệp phê chuẩn, phòng đầu tư còn là nơi lưu giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ đầu tư khác của DNBH; đồng thời phòng này cũng được giao nhiệm vụ thu lãi và cổ tức từ các khoản đầu tư, được trực tiếp tham gia vào việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản thế chấp... Bên cạnh đó , phòng đầu tư còn hoạt động với tư cách là cố vấn cho tổng giám đốc và hội đồng quản trị khi có hoạt động sát nhập hoặc mua lại một công ty khác.

5.2.3.Mua cổ phần ở mức không chi phối của các công ty đầu tư khác

Các DNBH có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác nhằm mở rộng và đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình.

Hoạt động đầu tư trong các DNBH đòi hỏi cán bộ chuyên môn làm trong lĩnh vực này phải có những kỹ năng và kiến thức rộng về các loại hình đầu tư mà DNBH được phép hoạt động và kinh doanh theo luật định.


6.Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:


6.1.Mục tiêu đánh giá

Hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp, được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh. Nhưng với tư cách là một tổ chức hạch toán kinh doanh trên thị trường, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn về đầu tư trong DNBH chính là hiệu suất sinh lời của đồng vốn. Đồng thời lợi ích của DNBH cũng không được đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội mà phải gắn liền với lợi ích của xã hội.

Mục tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong DNBH là để doanh nghiệp có thể kiểm soát và làm chủ những hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư hiệu quả và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.

6.2.Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH như:

Giá trị hiện tại thuần NPV

Thời gian hoàn vốn PP

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư

Nhưng suy cho cùng thì mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hoá lợi nhuận. DNBH phải tính toán sao cho một đồng vốn bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư của DNBH không nằm ngoài sự đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư

Trong thực tế , với mỗi sản phẩm bảo hiểm, DNBH thường bán được một số lượng lớn hợp đồng nên gía trị quỹ đầu tư cũng lớn. Doanh nghiệp phải đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau với thời gian và tỷ suất lợi nhuận đầu tư khác nhau. Do vậy khi đánh giá hiệu quả đầu tư, DNBH phải so sánh lãi kỹ thuật với tỷ suất lợi nhuận đầu tư bình quân.

Ngoài hiệu quả kinh tế có thể tính toán được, hoạt động đầu tư của DNBH còn mang lại nhiều lợi ích xã hội mà việc đánh giá hiệu quả là không đơn giản. Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả xã hội hoạt động đầu tư của DNBH có thể xem xét dựa trên một số khía cạnh sau:

-Sự phù hợp của danh mục đầu tư đối với mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

- ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác đối với đời sống xã hội.

- Công ăn việc làm tạo ra qua các lĩnh vực đầu tư của DNBH.

6.3.Những phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư.

6.3.1.Giá trị hiện tại ròng(NPV)

Để thấy được danh mục nào đầu tư có lợi hơn,DNBH cần sử dụng phương pháp giá trị hiện tại ròng.Theo phương pháp này,DNBH phải dự kiến được lợi nhuận thu được,thời gian đầu tư,tỷ lệ hoàn vốn và các khoản chi.Công thức tính giá trị hiện tại ròng như sau:

n

NPV=

Ti

Ci

n

i0 (1 r)n i0 (1 r) n

Trong đó VPV :giá trị hiện tại ròng

Ti :Thu của doanh mục đầu tư thứ i Ci: Chi của doanh mục đầu tư thứ i n Thời gian đầu tư

r: Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu

Nếu NPV >0 :có thể chấp nhận đầu tư và lựa chọn danh mục có NPV lớn nhất Nếu NPV<0: danh mục đầu tư bị loại bỏ

6.3.2.Tỷ suất lợi nhuận đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận do đầu tư đầu tư = Tổng vốn đầu tư

Với DNBH nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm cho phép doanh nghiệp có thể đầu tư vào những lĩnh vực dài hạn. Nhưng việc đánh giá hiệu quả đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ là phức tạp và khắt khe hơn nhiều so với bảo hiểm nhân thọ. Đánh giá hiệu quả đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ phải đưa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận lên hàng đầu . DNBH nhân thọ không chỉ đơn giản cần đầu tư có lời mà còn phải lớn hơn lãi suất kỹ thuật dùng để tính phí

. Có như vậy DNBH mới đảm bảo có đủ tiền để trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Vấn đề này được xem xét qua ví dụ:

DNBH x có sản phẩm BHNT hỗn hợp thời hạn 5 năm,số tiền bảo hiểm 50 tr đ.tuổi của NĐBH là 50 tr.Bảng tỷ lệ tử vong tính phí như sau:


Độ tuổi

Tỷ lệ tử vong

Số người sống

Số người chết

50

2,0

100.000

200

51

2,3

99.800

230

52

2,4

99.570

239

53

2,7

99.331

268

54

3,1

99.063

307

55

3,7

98.756

365

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ - 3


Phí thuần đóng 1 lần trong bảo hiểm hỗn hợp tính như sau:


n

f=

d xj 1 * Sb (1 i) j

lxn * Sb (1 i) n

j 1 lx

Trong đó: x :độ tuổi tham gia bảo hiểm i :lãi suất kỹ thuật

Giả sử lãi suất kỹ thuật DNBH áp dụng tính phí là 5% thì

f =39.000.000đ .như vậy DNBH có thể dùng 39 tr khai thác từ hợp đồng để đem đầu tư.Giả sử tất cả phí được đem đầu tư thời hạn 5 năm thì tỷ suất lợi nhuận đầu tư phí bảo hiểm i2 là:

5

8

S

i2= 1


trong đó S:giá trị tương lai đưa việc đầu tư phí thuần

Nếu i2= i1 =5% => S= 49.774.980,94đ DNBH chỉ đủ tiền trả cho NĐBH

Nếu i2< i1 =5% => S< 49.774.980,94đ DNBH không đủ dự phòng toán học để trả cho người được bảo hiểm

Như vậy chỉ khi tỷ suât lợi nhuận đầu tư lớn hơn 5% thì DNBHNT mới đảm bảo đủ tiền chi trả cho người được bảo hiểm và trang trải các chi phí phát sinh.

6.3.3.Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đầy đủ khoản đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được.

Công thức: T = Error!

Trong đó Wpv là lợi nhuận thuần thu được T là thời gian thu hồi vốn đầu tư

Ivo là tổng số vốn đầu tư tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.

Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, càng rút ngắn được thời gian hoàn vốn sẽ càng tốt hơn.

Mặt khác để đánh giá hiệu quả đầu tư bằng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, các nhà quản trị còn thiết lập chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được.Nếu thời gian hoàn vốn dài hơn thời gian tối đa cho phép thì dự án đầu tư sẽ bị loại bỏ.

Phần hai

thực trạng hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở việt nam.

I. Khái quát thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Là một trong những quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, Việt Nam rất có tiềm năng về bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm nhân thọ bắt đầu được nghiên cứu để triển khai ở Việt Nam vào năm 1987 tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành. Lúc đó thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư , chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người tham gia và công ty bảo hiểm cũng chưa được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư.

Hiện nay, Quốc hội đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ ban hành NĐ42, 43. Môi trường kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi.

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có sự góp mặt của 20 công ty, trong đó có 5 công ty bảo hiểm nhân thọ, còn lại là các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Bảng 1: Danh sách các DNBH nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam:



STT

Tên doanh nghiệp

Năm thành

lập

Hình thức sở

hữu

Vốn điều lệ

hiện nay


1

Tổng công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam(

Bảo Việt )


1964


Nhà nước

586

tỷ VND


2

Công ty bảo hiểm

nhân thọ Prudential UK


1999

100% vốn nước ngoài


71 triệu USD


3

Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA)


2000

100% vốn nước ngoài

25

triệu USD


4

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo

Minh- CMG


1999


Liên doanh


10 triệu USD

5

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife


1999

100% vốn nước ngoài


10 triệu USD


(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm năm 2003)

Thị trường bảo hiểm nhân thọ với sự góp mặt của 5 công ty cả dưới hình thức công ty nhà nước và công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trước kia Bảo Việt luôn là công ty chiếm vị trí độc quyền nhưng hiện nay thị phần của các công ty bảo hiểm như sau:

Biểu 1: Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ theo doanh thu phí bảo hiểm năm2002


Thịphần của cá c công ty bảo hiểm nhân thọ nă m 2002


Bảo Việt Prudential

Bảo Minh-CMG AIA

Manulife


(Nguồn: Vinare)

Doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 23%/ năm, trong đó doanh thu bảo hiểm nhân thọ từ 0,05 tỷ đồng năm 1996 lên đến 2778 tỷ đồng năm 2001.

Tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP của Việt Nam cũng tăng, nhất là trong vòng 3 năm trở lại đây: năm 2000 là 0,68%, năm 2001 lên 0,97%, và năm 2002 lên đến 1,4%GDP.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ có doanh thu phí khá cao. Năm 2002 là năm có mức tăng trưởng kỷ lục về số lượng hợp đồng khai thác mới với 1.300.000 hợp đồng, tăng 58% so với năm 2001. Các công ty bảo hiểm nhân thọ tiếp tục coi đại lý là kênh phân phối sản phẩm chính. Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng chú trọng đến kênh phân phối qua ngân hàng. Cho đến nay các ngân hàng nước ngoài như ACB và HSBC là những ngân hàng đi đầu trong việc liên kết bán bảo hiểm nhân thọ.

Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường giai đoạn 1998 - 2002 được thể hiện ở biểu đồ sau:


Biểu 2: Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của toàn

Xem tất cả 60 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí