Các Chỉ Tiêu Mức Độ Khối Lượng Tuyệt Đối Trong Thống Kê

- Đơn vị thời gian lao động:Đơn vị dùng đo lường thời gian lao động hao phí sản xuất sản phẩm tính theo giây, phút, ngày, tháng. Hoặc dùng đo lường lao động hao phí: giờ -công, ngày – công.

- Đơn vị giá trị:Là đơn vị tiền tệ của từng quốc gia như đồng Việt Nam, nhân dân tệ, đồng Mác Đức, đồng rúp Nga, đồng Yên Nhật, đồng bảng Anh, đồng đôla Mỹ,…

Nguyên lý của đơn vị giá trị là lấy giá cả làm đơn vị thông ước chung để tổng hợp khối lượng chung của các loại hiện tượng kinh tế - xã hội khác nhau về tên gọi, chủng loại, giá trị sử dụng, thành phần cấu tạo, tính chất vật lý – cơ học, kích thước, trọng tải… Sử dụng đơn vị giá trị (tiền tệ) tính khối lượng sản phẩm sẽ được chỉ tiêu giá trị sản lượng sản phẩm…

3.2.1.3. Các chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê

a. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời kỳ

Là số tuyệt đối phản ánh mặt lượng biểu hiện quy mô, khối lượng củahiện tượng kinh tế - xã hội được tích lũy (cộng dồn) trong một độ dài thời gian nhất định (ngày, tháng, quý, năm). Ví dụ giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong một năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh A trong 1 năm, khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng, tổng quỹ tiền lương một quý, doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu trong năm… của một đơn vị kinh tế… Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời kỳ còn gọi là chỉ tiêu mức độ tuyệt đối thời kỳ hay số tuyệt đối thời kỳ.

Đặc điểm nổi bật của chỉ tiêu mức độ tuyệt đối thời kỳ ở từng giai đoạn thời gian trong quá trình một thời kỳ nghiên cứu dài có thể cộng chung. Quá trình thời kỳ nghiên cứu càng dài, mức độ tuyệt đối thời kỳ cộng dồn sẽ càng lớn. Có thể quan sát qua ví dụ 3.1 về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh 1994 của thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2001 – 2004 trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của TP. Hồ Chí Minh (theo giá so sánh 1994) phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Thành phần KT


2001


2002


2003


2004

- Kinh tế Nhà nước

24.371

26.123

28.357

30.855

- Kinh tế tập thể

993

1.012

925

944

- Kinh tế tư nhân

8.462

11.127

14.145

17.680

Trong đó: Có vốn Nhà nước chiếm <50%

1.184

1.912

2.403

2.628

- Kinh tế cá thể

13.266

13.511

14.179

14.749

- Kinh tế có vốn nước ngoài

10.695

11.897

13.341

14.945

Tổng cộng

57.787

63.670

70.947

59.171

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nguyên lý thống kê kinh tế - 8

Các mức độ khối lượng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của từng thành phần kinh tế từ năm 2001 – 2004 hình thành dãy số mức độ khối lượng tuyệt đối thời kỳ (dãy số mức độ tuyệt đối thời kỳ). Theo dãy số liệu tổng cộng: nếu cộng chung 2 năm đầu ta có được 121.457 tỷ đồng, cộng chung 3 năm đầu ta có được 192.404 tỷ đồng và cộng cả 4 năm trong cả thời kỳ có được 271.575 tỷ đồng. Số liệu này phản ánh thành tựu phát triển kinh tế trong thời kỳ dài.

b. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm

Là mức độ tuyệt đối phản ánh mặt lượng biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế - xã hội tại một thời điểm nghiên cứu. Ví dụ, tổng dân số Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 1999; số vật tư, nguyên liệu, hàng hóa tồn kho vào cuối tháng, cuối quý hay cuối năm; số đầu gia súc từng loại vào ngày 01 tháng 4 hoặc ngày 01 tháng 10 hàng năm của một đơn vị kinh tế. Trước và sau thời điểm nghiên cứu, mức độ khối lượng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu cũng thay đổi khác.

Các mức độ khối lượng tuyệt đối của một chỉ tiêu qua nhiều thời điểm trong quá trình nghiên cứu dài không thể cộng chung vì kết quả cộng dồn các thời điểm của 1 quá trình nghiên cứu đó không có ý nghĩa nghiên cứu. Nhưng nếu lấy mức độ khối lượng tuyệt đối của thời điểm sau trừ cho thời điểm trước, kết quả chênh lệch thu được mang dấu (±), phản ánh khối lượng tuyệt đối tăng (+) hoặc giảm (-) giữa 2 thời điểm nghiên cứu. Qua đó cho ta nhận thức được mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm biến động làm thay đổi về quy mô, kết cấu mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu qua các thời điểm của một thời kỳ nghiên cứu dài. Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm gọi là chỉ tiêu mức độ tuyệt đối thời điểm hay số tuyệt đối thời điểm.

Chỉ tiêu mức độ tuyệt đối thời điểm chia thành 2 loại: dãy số khối lượng tuyệt đối thời điểm có khoảng cách giữa 2 thời điểm bằng nhau (tính theo đơn vị tháng, quý, năm) và dãy số khối lượng tuyệt đối thời điểm có khoảng cách giữa 2 thời điểm không bằng nhau (tính theo đơn vị ngày).

Dãy số mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm có khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm bằng nhau:

Ví dụ 3.2: Các dãy số mức độ khối lượng tuyệt đối của các chỉ tiêu có vào thời điểm ngày đầu của tháng trong quý I của một năm:

Bảng 3.2. Các dãy số khối lượng tuyệt đối thời điểm có khoảng cách giữa các thời điểm bằng nhau

Thời điểm

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

1/1

1/2

1/3

1/4

- Số lao động

Người

200

210

218

222

- Khối lượng sản phẩm A tồn kho

Tấn

5

7

9

6

- Giá trị hàng hóa tồn kho

Tr.đ

30

36

38

44

* Chú ý: Số liệu 1/4: cuối tháng 3 chuyển sang đầu tháng 4.

Các dãy số trong bảng 3.2 của các chỉ tiêu phản ánh quy mô khối lượng của từng chỉ tiêu vào các thời điểm ngày đầu tháng. Khoảng cách giữa 2 thời đều bằng 1 tháng.

Dãy số mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm có khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm không bằng nhau:

Ví dụ 3.3: Có số liệu lao động của doanh nghiệp X vào các thời điểm trong quý 1 năm báo cáo như sau:

Ngày 01/1: có 200 người.

Ngày 15/1: tuyển thêm 2 người.

Ngày 25/2: tuyển thêm 1 người, cho nghỉ việc 2 người, nghỉ hưu 4 người, buộc thôi việc 1 người.

Ngày 09/3: giải quyết cho chuyển công tác 2 người. Từ đó đến cuối tháng 3 không có gì thay đổi.

Qua phân tích, sắp xếp ta có dãy số số lao động của doanh nghiệp X ở các thời điểm trong quý 1:

Bảng 3.3. Dãy số khối lượng lao động ở các thời điểm có khoảng cách giữa các thời điểm không bằng nhau

Thời điểm

Chỉ tiêu

1/1

15/1

25/2

9/3

Số lao động (người)

200

202

196

194

3.2.2. Số tương đối trong thống kê

3.2.2.1. Khái niệm chung về số tương đối trong thống kê

Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng. Đó có thể là kết quả của việc so sánh giữa hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai mức độ khác loại nhưng có liên quan với nhau. Trong hai mức độ này, một mức độ được chọn làm gốc để so sánh.

Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh A năm 2016 so với năm 2015 bằng 112% (tăng 12%), còn so với kế hoạch đạt 104,3%; cơ cấu dân số Việt Nam năm 2010, nữ chiếm 50,54% và nam chiếm 49,46%; GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2010 là 22.787 nghìn đồng/ người hay 1.169 USD/người,... Những con số thống kê trên đều là số tương đối.

Trong phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình đô phổ biến,... của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định.

Cũng như số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê nói lên mặt lượng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khi các số tuyệt đối chỉ mới khái quát được về quy mô, khối lượng của hiện tượng, thì các số tương đối tính được bằng các phương pháp so sánh có thể giúp ta đi sâu vào đặc điểm của hiện tượng. Ví dụ, số liệu tại một doanh nghiệp cho thấy giá trị sản xuất năm 2016 tăng thêm 12% so với năm 2015, nhưng số lao động năm 2016 lại tăng thêm 12,5% so với năm 2015. Điều đó thể hiện tại doanh nghiệp này năng suất lao động giảm hay hiệu quả sử dụng lao động đã kém đi và lời khuyến nghị là hãy tìm cách tăng năng suất lao động thay vì tăng số lượng lao động.

Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch, số tương đối cũng giữ vai trò quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch được đề ra bằng số tương đối, còn khi kiểm tra thực hiện kế hoạch thì ngoài việc tính toán chính xác các số tuyệt đối, bao giờ cũng phải đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch bằng số tương đối.

Hơn nữa, người ta còn dùng số tương đối để biểu hiện tình hình thức tế trong khi cần bảo đảm được tính chất bí mật của các số tuyệt đối, nhất là các hiện tượng liên quan đến quân sự, an ninh quốc gia,...

3.2.2.2. Đặc điểm số tương đối trong thống kê

Các số tương đối trong thống kê không phải là con số thu thập được qua điều tra, mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê đã có hay giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu. Bởi vậy, mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu, gốc dùng để so sánh có thể lấy khác nhau: để nêu lên sự phát triển thì gốc được chọn là mức độ kỳ trước, để kiểm tra thực hiện kế hoạch thì gốc được chọn là mức độ kế hoạch, để biểu hiện quan hệ giữa bộ phận với tổng thể thì gốc là mức độ của tổng thể,... Như vậy, do khả năng sử dụng gốc so sánh khác nhau, việc tính toán số tương đối khá phong phú.

Đơn vị tính của số tương đối là số lần, số phần trăm (%) hay số phần nghìn (‰). Ba đơn vị này căn bản không có gì khác nhau về nội dung nhưng việc sử dụng đơn vị nào là do tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu. Số phần trăm thường được dùng trong trường hợp mức độ đem so sánh với mức độ dùng làm gốc không chênh lệch nhau nhiều lắm. Nếu sự chênh lệch quá lớn, số tương đối thường được biểu hiện bằng số lần; ngược lại số phần nghìn được dùng khi mức độ đem ra so sánh quá nhỏ so

với mức độ dùng làm gốc so sánh. Ngoài ra, khi dùng số tương đối để nói lên trình độ phổ biến của một hiện tượng nào đó, đơn vị tính có thể là đơn vị kép: người/km2, sản phẩm/người, ....

3.2.2.3. Các loại số tương đối trong thống kê

Căn cứ theo nội dung mà số tương đối phản ánh, có thể chia thành 5 loại số tương đối sau đây: Số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ, số tương đối không gian.

a. Số tương đối động thái

Số tương đối động thái là số tương đối biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ dùng làm cơ sở so sánh gọi là mức độ kỳ gốc. Nếu ký hiệu t là số tương đối động thái, y1 là mức độ kỳ nghiên cứu, y0 là mức độ kỳ gốc, ta có công thức tính như sau:

1

y

t = (3.1)

y0

Ví dụ 3.4: Vốn đầu tư xây dựng của một địa phương năm 2015 là 250 tỷ đồng và năm 2016 là 300 tỷ đồng. Nếu đem so sánh vốn đầu tư xây dựng năm 2016 với năm 2015, ta sẽ có số tương đối động thái:

t = 300

250

= 1,2 lần (hay 120%)

Vốn đầu tư xây dựng của địa phương năm 2016 so với năm 2015 bằng 1,2 lần hay 120%. Trong thực tế số tương đối động thái này thường được gọi là tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển.

Muốn tính số tương đối động thái chính xác, cần chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Cụ thể là phải bảo đảm giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh.

b. Số tương đối kế hoạch

Số tương đối kế hoạch là số tương đối biểu hiện tình hình thực hiện kế hoạch. Có hai loại số tương đối kế hoạch:

- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là quan hệ so sánh giữa mức độ kế hoạch (tức là mức độ cần đạt tới của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong kỳ kế hoạch) với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần trăm.

Công thức tính như sau:


Trong đó:

y

k

Kn =

y0

(3.2)

Kn: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

yk: Mức độ kỳ kế hoạch

y0: Mức độ thực tế ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh.

- Số tương đối thực hiện (hay hoàn thành) kế hoạch là quan hệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với mức độ kế hoạch đã đề ra cùng kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần trăm.

Công thức tính như sau:


Trong đó:

y

1

Kt =

yk

(3.3)

K1: Số tương đối thực hiện (hay hoàn thành) kế hoạch yk: Mức độ kỳ kế hoạch

y1: Mức độ thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu.

Đối với những chỉ tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải tăng lên mới là chiều hướng tốt (như doanh thu, lợi nhuận,...) thì số tương đối thực hiện kế hoạch tính ra trên 100% là vượt kế hoạch, còn dưới 100% là không hoàn thành kế hoạch. Nhưng cũng có một số chỉ tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải giảm đi mới là chiều hướng tốt (như giá thành, tiêu hao nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm,...) thì số tương đối thực hiện kế hoạch tính ra dưới 100% mới là vượt mức, còn trên 100% là không hoàn thành kế hoạch.

Khi tính các số tương đối kế hoạch cũng phải chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kế hoạch và thực tế về nội dung, phương pháp tính toán.

Giữa các loại số tương đối động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch (của cùng một chỉ tiêu) có mối quan hệ với nhau. Nếu đã biết hai loại số tương đối, có thể tính được số tương đối thứ ba. Cụ thể, số tương đối động thái bằng tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối hoàn thành kế hoạch.

y1= yk x y1

hay t = K x K

(3.4)

y0 y0 yk n t

Các quan hệ toán học trên đây được vận dụng rộng rãi trong các tính toán của thống kê.

Ví dụ 3.5: Kế hoạch của doanh nghiệp tăng năng suất lao động 10% so với kỳ gốc, thực tế năng suất lao động đã tăng 15% so với kỳ gốc. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng năng suất lao động bằng:

115 x 100 = 104,5% (vượt kế hoạch 4,5%)

110

c. Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu là số tương đối biểu hiện tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể.

Số tương đối này thưởng biểu hiện bằng đơn vị phần trăm hay phần nghìn và tính được bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của cả tổng thể. Nghiên cứu số tương đối kết cấu để thấy được đặc điểm cơ bản của hiện tượng trong những điều kiện khác nhau.


Trong đó:

d: Số tương đối kết cấu

ybp

d = x100 (%) (3.5)

ytt

ybp: Mức độ của bộ phận ytt: Mức độ của tổng thể.

Ví dụ 3.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế của Việt Nam năm 2010 là 528.738,9 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt là 390.767,9 tỷ đồng, ngành chăn nuôi là 129.679 tỷ đồng và ngành dịch vụ nông nghiệp là 8.292 tỷ đồng. Tính ra các số tương đối kết cấu:

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt:

390.767,9

x100 = 73,9 %

528.738,9

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi:

129.679

x100 = 24,5 %

528.738,9

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp:

8.292 x100 = 1,6 %

528.738,9

Để các số tương đối kết cấu có ý nghĩa, cần phân biệt rò các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc tính số tương đối kết cấu có quan hệ mật thiết với phương pháp phân tổ thống kê.

d. Số tương đối không gian

Số tương đối không gian là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh về mức độ giữa hai bộ phận trong một tổng thể, hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian.

Ví dụ: So sánh giá cả một loại hàng hóa giữa hai thị trường, so sánh khối lượng sản phẩm của hai xí nghiệp trong cùng một ngành, so sánh dân số của hai địa phương, hai quốc gia... Tác dụng của sự so sánh này nhằm nêu lên ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau đối với mức độ của hiện tượng nghiên cứu.

Khi tính các số tương đối không gian, cũng cần chú ý đến tính chất có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu.

e. Số tương đối cường độ

Số tương đối cường độ là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hai hiện tượng khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau nhằm biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định.

Ví dụ: Mật độ dân số = Tổng số dân (người) / Diện tích đất đai (km2).

Qua ví dụ trên, ta thấy đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép (người/km2), do đơn vị tính toán của tử số và của mẫu số hợp thành. Vấn đề quan trọng khi tính số tương đối cường độ là phải xét các hiện tượng nào có liên quan với nhau và khi so sánh thì hiện tượng nào để ở tử số hoặc ở mẫu số. Phải tùy theo mục đích nghiên cứu và mối quan hệ giữa hai hiện tượng mà giải quyết vấn đề so sánh cho thích hợp, bảo đảm số tương đối cường độ tính ra có ý nghĩa thực tế.

Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để nói lên trình độ phát triển sản xuất, trình độ bảo đảm về mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân một nước. Đó là các chỉ tiêu như: GDP bình quân đầu người, sản lượng lương thực hay thực phẩm tính theo đầu người, số bác sĩ và giường bệnh phục vụ cho 1 vạn dân và nhiều chỉ tiêu khác,... Số tương đối cường độ còn có thể được dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất giữa các nước khác nhau.

3.2.2.4. Điều kiện vận dụng chung số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê

- Khi sử dụng số tương đối và tuyệt đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để rút ra kết luận cho đúng.

Các hiện tượng kinh tế - xã hội khác nhau về nhiều mặt, quan hệ số lượng của chúng có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Có khi do đặc điểm của hiện tượng luôn luôn thay đổi, cho nên cùng một biểu hiện về mặt lượng nhưng có thể mang ý nghĩa khác nhau. Vì thế, khi so sánh, ta có thể gặp các đơn vị tuy giống nhau về mặt lượng nhưng lại khác nhau về mặt chất, ngược lại, cũng có khi các đơn vị có cùng một tính chất nhưng biểu hiện về mặt lượng có thể khác nhau do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam trong ngành giáo dục phổ thông và y tế là có thể hợp lý, nhưng cũng tỷ lệ đó trong ngành khai thác than hay ngành vận tải thì lại không hợp lý. Như vậy, khi sử dụng số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng thì các kết luận rút ra mới đúng đắn.

- Phải vận dụng một cách kết hợp các số tương đối và số tuyệt đối.

Phần lớn các số tương đối trong thống kê là kết quả so sánh giữa hai số tuyệt đối đã có, do đó, số tuyệt đối là cơ sở đảm bảo tính chất chính xác của số tương đối. Khi phân tích thống kê nếu chỉ dùng các số tương đối thì không nêu lên được tình hình thực tế của hiện tượng. Mặt khác, các nhiệm vụ phân tích thống kê cũng không thể giải quyết được tốt nếu chỉ dùng các số tuyệt đối. Nếu sử dụng kết hợp giữa các số tương đối và số tuyệt đối thì các quan hệ hơn kém, nhanh chậm, tốc độ tăng (giảm), trình độ phổ biến mới được biểu hiện rò ràng.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí