Khái Niệm, Ý Nghĩa Và Nhiệm Vụ Của Tổng Hợp Thống Kê

chức tuyên truyền mục đích yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng đối với điều tra viên và đối tượng người được điều tra; tập huấn điều tra viên nắm vững nghiệp vụ điều tra…

Phương án điều tra được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ sẽ là sự đảm bảo quan trọng có tính quyết định kết quả điều tra đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

2.2. Tổng hợp thống kê

2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê

Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta sẽ thu được số liệu về hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, những tài liệu này mới chỉ phản ánh được những đặc trưng riêng rẽ về từng đơn vị tổng thể, có tính rời rạc. Do vậy ta chưa thể sử dụng các tài liệu này vào phân tích để nêu rò bản chất, quy luật phát triển của toàn bộ hiện tượng. Muốn làm được điều này, ta phải tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa các tài liệu đã thu được trong điều tra để làm cho các tài liệu riêng rẽ về từng đơn vị tổng thể trở thành những con số phản ánh đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng, trên cơ sở đó giúp ta có nhận định chung về toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Đây chính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê và được gọi là tổng hợp thống kê.

Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu được trong điều tra thống kê, nhằm làm cho các đặc trưng riêng biệt về từng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu bước đầu chuyển thành những đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng.

Ví dụ như sau khi tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ta đã thu được một khối lượng lớn các tài liệu ban đầu phản ánh các đặc trưng riêng biệt của từng nhân khẩu như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú...Nếu các tài liệu này không được tổng hợp lại, ta sẽ không thể rút ra kết luận về những đặc trưng chung của tình trạng dân số của cả nước ta. Chỉ dựa trên cơ sở tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa các số liệu riêng biệt của từng nhân khẩu đã thu được trong giai đoạn điều tra, ta mới có thể biết được những đặc điểm chung về tình hình dân số nước ta có tại thời điểm điều tra, như: tổng số dân của cả nước là 85.846.997 người, trong đó nam có 42.413.143 người, chiếm tỷ trọng 49,41% và nữ có 42.433.854 người chiếm tỷ trọng 50,59%.

Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho những đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Trong ví dụ trên, nhờ có tổng hợp thống kê mà các đặc trưng riêng của từng nhân khẩu, các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra về giới tính, nơi cư trú, độ tuổi đã chuyển thành các đặc trưng chung của toàn

bộ dân số nước ta về tổng số dân, số nam, nữ, số dân thành thị, nông thôn, số dân ở các nhóm tuổi....

Tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu thống kê. Việc tổ chức tổng hợp đúng đắn và khoa học có ý nghĩa rất lớn với kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Nhờ có các số liệu thống kê đã được tổng hợp một cách khoa học, ta mới có thể rút ra kết luận chính xác về bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Trong ví dụ trên, nếu chỉ căn cứ vào những số liệu thống kê riêng rẽ của từng nhân khẩu đã điều tra được, ta không rút ra được kết luận gì về đặc trưng cơ bản của dân số nước ta. Ngược lại, với một vài con số thống kê đã được tổng hợp, ta có thể thấy sự mất cân bằng giữa nam và nữ của dân số nước ta năm 2009 là không lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

2.2.2. Yêu cầu của tổng hợp thống kê

Tổng hợp thống kê không phải đơn giản chỉ là những thao tác kỹ thuật nhằm sắp xếp lại cho có thứ tự các tài liệu ban đầu. Nó cũng không phải chỉ là việc dùng máy tính để có một vài con số cộng và tổng cộng. Để cho các số liệu được tổng hợp nói rò bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng, đòi hỏi tổng hợp thống kê phải có kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu nhất định. Những yêu cầu chủ yếu của tổng hợp thống kê là:

Nguyên lý thống kê kinh tế - 5

- Xây dựng kế hoạch tổng hợp một cách khoa học

Như trên đã chỉ rò: Tổng hợp thống kê không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các con số cộng và tổng cộng, không chỉ là việc ghép một cách cơ học các con số, các mức độ lại với nhau mà nó là một công việc lớn, rất phức tạp, bao gồm nhiều bước công việc kế tiếp nhau một cách có hệ thống từ việc kiểm tra, đánh giá tài liệu điều tra được, nhập số liệu, kiểm tra số liệu đã được nhập, xác định các chỉ tiêu tổng hợp để nói rò đặc trưng của từng bộ phận cũng như của tổng thể, xây dựng hệ thống biểu mẫu tổng hợp, chạy chương trình để điền các số liệu đã tổng hợp được vào hệ thống biểu mẫu, phân chia tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau,... Số đơn vị điều tra càng nhiều, nội dung điều tra càng phong phú thì công tác tổng hợp càng phức tạp, khó khăn. Do đó, nếu không xây dựng được một kế hoạch tổng hợp khoa học thì sẽ khó tiến hành công việc một cách suôn sẻ, thậm chí các bước có thể chồng chéo lên nhau hoặc quên không triển khai một số bước công việc nào đó. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu được tổng hợp.

- Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để lựa chọn các chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa Các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu, nhất là các hiện tượng kinh tế - xã hội

luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hầu hết các mối quan hệ này đã được đúc rút, tổng kết thành những lý luận khoa học nhất định. Tuy nhiên, trong mỗi điều kiện lịch sử cụ thể, biểu hiện về lượng của các mối liên hệ này không hoàn toàn giống nhau, trong khi vẫn tuân theo các quy luật đã được đúc kết. Chẳng hạn như mối liên hệ nghịch đảo giữa sản lượng sản phẩm được sản xuất ra và giá thành đơn vị

sản phẩm đã được tổng kết thành quy luật lý thuyết. Nhưng trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, tác động ngược của sản lượng sản phẩm được sản xuất ra đến giá thành đơn vị sản phẩm lại không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, để lượng hóa tác động ngược này trong mỗi trường hợp nghiên cứu cụ thể, trước hết ta phải tiến hành phân tích lý luận để xác định mối liên hệ của các chỉ tiêu trên, từ đó tiến hành tổng hợp tài liệu một cách chính xác.

Tiến hành phân tích lý luận để tìm ra chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa chẳng những giúp ta tìm được những chỉ tiêu tổng hợp phù hợp với mục đích nghiên cứu, tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu chỉ tiêu cho việc phân tích sau này, đảm bảo tính khoa học của các chỉ tiêu tổng hợp, lại vừa tiết kiệm được thời gian, công sức trong quá trình tổng hợp và phân tích.

- Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể

Việc phân tích lý luận giúp ta xác định được chính xác hệ thống chỉ tiêu cần tổng hợp một cách đầy đủ và chính xác về mặt lý luận. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý luận cũng phù hợp một cách tuyệt đối với thực tiễn sinh động. Phân tích các nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường, nhận thức lý luận có thể giúp ta tìm ra hàng loạt nguyên nhân khác nhau như: áp lực dân số, ý thức bảo vệ môi trường của người dân, hạ tầng cơ sở yếu kém, hệ thống tiêu nước không đảm bảo, nhà nước thiếu đầu tư,... Tuy nhiên, tùy điều kiện lịch sử cụ thể, có thể lúc này yếu tố này nổi trội nhưng khi khác nó lại là thứ yếu, thậm chí chỉ còn ảnh hưởng rất nhỏ đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.2.3. Nội dung tổng hợp thống kê

Nội dung tổng hợp thống kê được xác định để đáp ứng mục đích nghiên cứu. Nội dung tổng hợp là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu hiện của tiêu thức điều tra đều được đưa vào nội dung tổng hợp, mà phải chọn lọc để nội dung tổng hợp vừa đủ đáp ứng mục đích nghiên cứu. Nói một cách cụ thể, nội dung tổng hợp là danh mục các biểu hiện của tiêu thức điều tra được chọn lọc và theo mỗi biểu hiện chúng được phân chia thành các nhóm khác nhau để đáp ứng yêu cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Nội dung tổng hợp cũng là danh mục của một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp.

Cần lưu ý, trước khi thực hiện tổng hợp thống kê cần phải làm một số công việc chuẩn bị sau:

- Tập trung đầy đủ số lượng phiếu điều tra hoặc tài liệu khác để có thể đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ tổng hợp. Tài liệu tập trung không đầy đủ từ đầu mà tiến hành tổng hợp, sau đó phải tiến hành tổng hợp bổ sung sẽ làm cho khối lượng công việc tổng hợp tăng thêm gần như một lần, mỗi khi tổng hợp bổ sung.

- Khi tài liệu đã được tập trung đầy đủ, phải đóng các câu hỏi mở đối với những nội dung điều tra mở. Trong một số cuộc điều tra, ngoài những nội dung điều tra đã cố định các khả năng trả lời còn có nội dung không cố định các khả năng trả lời, người được hỏi có thể trả lời tự do. Điều đó dẫn đến nội dung cũng như số lượng câu trả lời là không tương tự nhau. Khi tổng hợp phải xác định sử dụng những nội dung trả lời nào vào tổng hợp, đó là đóng câu hỏi mở. Thường thì các nội dung này chưa được mã hóa trên phiếu điều tra, nên sau khi đóng câu hỏi mở, phải mã hóa chúng để thuận lợi cho tổng hợp.

- Lượng hóa các biểu hiện của tiêu thức thuộc tính. Nội dung điều tra không chỉ có các tiêu thức số lượng mà còn có các tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện của nó là các đặc điểm, tính chất hoặc tên gọi,... Khi tổng hợp và phân tích thống kê cần nêu rò mức độ khác nhau của các biểu hiện này và tính toán được đặc trưng chung của tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu như tần số, cho nên phải lượng hóa các biểu hiện của nó. Muốn vậy, người ta dùng các thang đo khác nhau phù hợp với những tiêu thức khác nhau như đã trình bày trong phần thang đo.

- Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp: đây là một việc làm không thể thiếu vì chất lượng, kết quả tổng hợp phụ thuộc vào chất lượng tài liệu dùng vào tổng hợp. Kiểm tra tài liệu đã được thực hiện trong khâu điều tra. Việc kiểm tra này được tiến hành trên nhiều mặt và kiểm tra toàn bộ, do những người trực tiếp tham gia điều tra làm. Tuy vậy, khi tổng hợp vẫn phải kiểm tra tài liệu một lần nữa để đảm bảo tính chính xác của tài liệu, loại bỏ hoàn toàn hay một phần nội dung của những phiếu điều tra không đúng, nếu không có điều kiện điều tra lại. Đối với các cuộc điều tra lớn, khối lượng phiếu điều tra nhiều, không thể kiểm tra toàn bộ được, người ta chọn mẫu một số phiếu điều tra để kiểm tra.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thống kê

Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp thống kê là phải nêu được cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu. Để đáp ứng yêu cầu này, người ta sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.

2.2.4.1. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê

a. Khái niệm phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hoặc 1 số tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị trong tổng thể thành các tổ, nhóm tổ, tiểu tổ có tính chất khác nhau nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu.

Ví dụ phân tổ dân số theo giới tính, tuổi lao động, tuổi học, phân tổ sản phẩm của ngành công nghiệp theo nhóm sản phẩm: nhóm A gồm sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất, nhóm B gồm sản phẩm thuộc tư liệu tiêu dùng…

b. Phân loại phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê gồm các loại sau:

- Căn cứ vào số lượng tiêu thức sử dụng tiến hành phân tổ thống kê chia thành phân tổ giản đơn và phân tổ phức tạp.

Phân tổ giản đơn là phân tổ theo một tiêu thức. Ví dụ: phân chia dân số theo tiêu thưc giới tính; phân tổ các cửa hàng bán lẻ của ngành thương mại theo tiêu thức doanh số bán hàng; phân tổ doanh nghiệp công nghiệp theo số công nhân.

Phân tổ phức tạp là phân tổ theo nhiều tiêu thức. Ví dụ: phân tổ dân số theo các tiêu thức giới tính, độ tuổi lao động, độ tuổi học, thành phần giai cấp, dân tộc. Phân tổ sản lượng sản phẩm của một ngành công nghiệp theo các tiêu thức nhóm A, B, thành phần kinh tế, cấp quản lý, sản phẩm chủ yếu. Phân tổ tổng mức bán lẻ và dịch vụ theo các tiêu thức khu vực kinh tế, cấp quản lý ngành.

- Căn cứ theo tính chất biểu hiện của tiêu thức phân tổ thống kế chia thành phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, phân tổ theo tiêu thức số lượng và phân tổ kết hợp cả 2 loại tiêu thức.

Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính là căn cứ vào những tiêu thức không thể trực tiếp không thể biểu hiện bằng con số cụ thể để thực hiện phân tổ. Ví dụ phân tổ doanh nghiệp công nghiệp theo tiêu thức nhóm A, B; theo tiêu thức thành phần kinh tế; theo tiêu thức khu vực quản lý; theo ngành kinh tế; theo lãnh thổ.

Phân tổ theo tiêu thức số lượng là căn cứ vào những tiêu thức có thể trực tiếp biểu hiện được bằng những con số cụ thể để tiến hành phân tổ. Ví dụ phân tổ của hàng bán lẻ của ngành thương mại theo các tiêu thức: tiêu thức số lượng nhân viên bán hàng, theo doanh số bán hàng, theo doanh thu bán hàng.

Phân tổ kết hợp cả 2 loại tiêu thức thuộc tính và tiêu thức lượng biến. Ví dụ phân tổ doanh nghiệp của một ngành kinh tế theo các tiêu thức: thành phần kinh tế, cấp quản lý, nhóm A, B; số lượng công nhân; giá trị sản phẩm, doanh thu.

- Căn cứ vào khoảng cách các tổ có thể phân chia thành phân tổ có khoảng cách tổ và phân tổ không có khoảng cách tổ.

Phân tổ không có khoảng cách tổ là phân tổ trong đó mỗi tổ chỉ có một giới hạn lượng biến không liên tục.

Phân tổ có khoảng cách tổ là phân tổ trong đó mỗi tổ có 2 giới hạn lượng biến, gọi là giới hạn dưới và giới hạn trên của tổ.

Trong phân tổ có khoảng cách tổ chia ra:

- Phân tổ có khoảng cách bằng nhau: Loại phân tổ này thường ứng dụng phân tổ đối với hiện tượng nghiên cứu phát triển tương đối đồng đều, nhịp nhàng, không có biến động lớn về mặt lượng giữa các đơn vị trong tổng thể, tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế.

- Phân tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau: Loại phân tổ này thường ứng dụng phân tổ đối với hiện tượng nghiên cứu có đơn vị phát triển không đồng đều, phát triển có sự cách biệt về mặt lượng giữa các đơn vị và có sự khác biệt về chất.

- Phân tổ có giới hạn tổ trên trùng với tổ dưới. Ví dụ: phân tổ công nhân theo mức năng suất lao động. Thường ứng dụng phân tổ đối với lượng biến liên tục.

- Phân tổ có giới hạn tổ trên không trùng với tổ dưới. Ví dụ: phân tổ dân số theo độ tuổi lao động: từ 0 đến 15 tuổi là độ tuổi chưa đến tuổi lao động. Từ 16 đền 60 tuổi (55 tuổi đối với nữ) độ tuổi trong độ tuổi lao động. Từ 61 tuổi trở lên thuộc độ tuổi hết độ tuổi lao động. Thường ứng dụng phân tổ hiện tượng nghiên cứu trong trường hợp các đơn vị có lượng biến không liên tục.

c. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản duy nhất sử dụng tổng hợp tài liệu điều tra thống kê.

Tài liệu về kết quả phân tổ thống kê là cơ sở tính toán các chỉ tiêu phân tích thống kê – thực hiện giai đoạn phân tích thống kê.

Bản thân phương pháp phân tổ thống kê còn là phương pháp phân tích thống kê quan trọng. Biểu hiện ở chỗ: qua kết quả phân tổ thống kê, thu được số liệu tổng hợp theo tiểu tổ, tổ, nhóm tổ và chung của tổng thể, có thể cho chúng ta có nhận xét sơ bộ có tính phân tích so sánh sự hơn kém giữa các tiểu tổ, nhóm tổ; cho thấy vị trí, tầm quan trọng của từng tiểu tổ, tổ, nhóm tổ trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu.

Nhiệm vụ của phân tổ thống kê là thực hiện nhiệm vụ của tổng hợp thống kê: chỉnh lý, sắp xếp, phân loại và hệ thống các tài liệu thống kê điều tra thu thập được để có được những số liệu cộng, tổng cộng phục vụ yêu cầu phân tích về kết cấu, về mối quan hệ giữa các đơn vị trong tổng thể, về mối quan hệ giữa các đơn vị trong tổng thể, giữa các tiêu thức nghiên cứu của hiện tượng.

2.2.4.2. Căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê

Tiêu thức phân tổ thống kê đã trình bày trong chương 1.

Tiêu thức phân tổ thống kê là chỉ về một đặc tính, một đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ hiện tượng nghiên cứu, đáp ứng mục đích, yêu cầu phân tích đề ra. Tiêu thức phân tổ thống kê bao gồm các loại:

- Tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.

- Tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.

- Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian.

Khi nghiên cứu về một chủ đề nào đó trong một hiện tượng kinh tế - xã hội, bản thân hiện tượng kinh tế - xã hội đó có một số đặc trưng, đặc tính có thể coi là tiêu thức để phân tổ thống kê. Ví dụ khi nghiên cứu chủ đề phân loại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể biểu hiện trên một số tiêu thức cụ thể như giá trị sản lượng sản

phẩm, số lượng từng loại sản phẩm chủ yếu, số công nhân sản xuất, vốn đầu tư, giá trị máy móc, thiết bị sản xuất…Mỗi tiêu thức có ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng khác nhau trong phân tổ thống kê ở điều kiện cụ thể nhất định: có tiêu thức nêu rò được bản chất của hiện tượng nghiên cứu, cũng có tiêu thức không nêu rò được bản chất, thậm chí còn phản ánh sai lệch bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Lênin đã chỉ rò: ―Cùng những tài liệu như nhau mà cách sắp xếp khác nhau (ý nói phân tổ theo tiêu thức khác nhau) lại đưa đến những kết luận trái ngược hẳn với nhau‖. Do vậy, việc lựa chọn tiêu thức bản chất nhất để thực hiện phân tổ thống kê là vấn đề quan trọng cần được phải giải quyết chính xác, đúng đắn.

Căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê đúng đắn, chính xác:

- Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, đúng đắn bản chất của hiện tượng nghiên cứu theo mục đích yêu cầu nghiên cứu. Ví dụ bản chất phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp là kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, do đó nghiên cứu phân tổ quy mô doanh nghiệp theo tiêu thức giá trị máy móc thiết bị, chi phí hiện đại kỹ thuật sản xuất. Ngược lại bản chất phương pháp sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu thủ công, dựa vào sức lao động của con người, thì nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp dựa theo tiêu thức số lượng của công nhân.

- Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của giai đoạn phát triển của hiện tượng nghiên cứu, phân tích sâu sắc chọn tiêu thức bản chất phù hợp, đáp ứng yêu cầu phân tích ở từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ phân tổ phân tích đời sống của người nông dân miền Bắc Việt Nam thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thời kỳ hòa bình lập lại năm 1954…cần phân tích sâu sắc tiêu thức số ruộng đất chiếm hữu, mức thu nhập theo công điểm của xã viên hợp tác xã nông nghiệp…, để lựa chọn tiêu thức phân tổ căn bản phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

2.2.4.3. Xác định số tổ và khoảng cách tổ

a. Xác định số tổ

Phân tổ hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu thành bao nhiêu tổ là vấn đề quan trọng, cần thiết phải nghiên cứu giải quyết tiếp theo sau vấn đề xác định lựa chọn tiêu thức phân tổ.

Số tổ được chia không nên quá nhiều vì sẽ làm cho hiện tượng nghiên cứu bị xé lẻ, phân tán, quy mô tổ quá nhỏ, làm cho giữa các tổ không khác nhau về tính chất cơ bản của tiêu thức phân tổ. Do đó không đạt được mục đích, yêu cầu nghiên cứu đã đề ra cho việc phân tổ thống kê. Nếu số tổ chia quá ít thì các đơn vị trong một tổ sẽ khác nhau về tính chất, đặc trưng cơ bản của tiêu thức phân tổ… như vậy cũng không đáp ứng được mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề ra cho việc phân tổ thống kê.

Phương pháp xác định số tổ cần thiết có liên quan đến tiêu thức phân tổ thuộc tính và tiêu thức phân tổ lượng biến.

- Xác định số tổ cần thiết theo tiêu thức thuộc tính

Căn cứ vào biểu hiện cụ thể của tiêu thức thuộc tính để xác định số tổ cần thiết tương ứng với biểu hiện của tiêu thức thuộc tính, không phải căn cứ vào biểu hiện khác nhau về lượng biến của tiêu thức phân tổ.

Tiêu thức thuộc tính có 3 biểu hiện cụ thể:

- Trường hợp có 2 biểu hiện (tiêu thức thay phiên), phân chia hiện tượng nghiên cứu thành 2 tổ. Ví dụ phân tổ doanh nghiệp công nghiệp, phân tổ sản phẩm công nghiệp theo tiêu thức nhóm A và nhóm B hoặc theo tiêu thức khu vực quốc doanh và khu vực ngoài quốc doanh. Phân tổ dân số theo tiêu thức giới tính dân số nam và dân số nữ…

- Trường hợp có một số biểu hiện cố định, mỗi biểu hiện hình thành 1 tổ, có bao nhiêu biểu hiện sẽ phân chia hiện tượng nghiên cứu thành bấy nhiêu tổ. Ví dụ phân tổ dân số theo tiêu thức thành phần giai cấp hay theo tiêu thức dân tộc; phân tổ nền kinh tế quốc dân theo tiêu thức ngành kinh tế hay theo tiêu thức thành phần kinh tế, hay theo tiêu thức khu vực kinh tế hay theo tiêu thức cấp quản lý…

- Trường hợp có nhiều biểu hiện như tiêu thức tên sản phẩm, rất nhiều tên sản phẩm, không thể dựa trên mỗi biểu hiện hình thành một tổ. Như vậy số tổ quá nhiều và các đơn vị trong các tổ sẽ không khác nhau về tính chất, đặc trưng cơ bản, không có ý nghĩa nghiên cứu. Trường hợp này phải thực hiện nguyên tắc ghép tổ: các đơn vị, các tổ nhỏ được ghép thành một tổ phải đảm bảo giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất hay đặc trưng cơ bản nào đó theo tiêu thức phân tổ, phù hợp với mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Do đó số tổ được hình thành không quá nhiều.

- Xác định số tổ cần thiết theo tiêu thức lượng biến

Căn cứ vào sự biểu hiện cụ thể khác nhau về lượng của tiêu thức phân tổ và chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể nhiều hay ít để xác định số tổ cần thiết phải chia.

Tiêu thức lượng biến có 3 trường hợp sau đây:

+ Trường hợp tiêu thức thay phiên - lượng biến của tiêu thức phân tổ chỉ có 2 mức biểu hiện: mức trên hoặc mức dưới một trị số lượng biến nào đó. Ví dụ phân tổ của các Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ để nghiên cứu quy mô Doanh nghiệp theo 2 biểu hiện của tiêu thức số công nhân: dưới từ 200 công nhân và trên 200 công nhân. Do đó hình thành 2 tổ: tổ dưới từ 200 công nhân và tổ trên 200 công nhân.

+ Trường hợp có một số hữu hạn tương đối cố định lượng biến rời rạc không liên tục thì mỗi lượng biến hình thành một tổ. Số tổ bằng số hạn lượng biến.

+ Trường hợp tiêu thức lượng biến liên tục hoặc không liên tục (rời rạc) có rất nhiều biểu hiện về mặt lượng. Ví dụ với tiêu thức tuổi đời của dân số, trong trường hợp này không thể căn cứ vào mỗi biểu hiện của mặt lượng để hình thành 1 tổ. Vì như vậy số tổ được phân sẽ rất nhiều mà vấn đề quan trọng ở chỗ giữa các tổ không khác biệt nhau về chất, đặc trưng cỏ bản của hiện tượng, do đó không đáp ứng được mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022