Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 14


thời gian còn lại là đi tìm một nửa của chính mình”. Từ những câu chuyện của cuộc sống thường ngày, người kể chuyện chiêm nghiệm triết lí luận bàn để chủ đề được mở rộng và nâng vấn đề lên tầm khái quát. Trong truyện Chuyện vui điện ảnh bằng giọng điệu triết lí, người kể chuyện đă thể hiện quan điểm của mình về văn mối quan hệ giữa tiền bạc và tình yêu: “Thấy chưa, tiền bạc có lúc có xây đắp được tình yêu đâu” [84, tr.33]. Những triết lí về cuộc đời, về tình cảm, về cách đối nhân xử thế giữa người với người được người kể chuyện thể hiện rải rác trong các trang truyện. Thông qua nhân vật người cha trong truyện Dòng nhớ, người kể chuyện triết lí về bản chất của con người, bản chất của người đàn ông “sau nầy, lớn lên, biết yêu thương rồi, tôi mới ngộ ra. Con người ta, nhất là đàn ông thương ai mà vì nỗi gì đó quay lưng lại quên mất tiêu thì đúng là không tử tế, không đáng tin chút nào” [83, tr.133-134]. Trong truyện Làm má đâu có dễ, người kể chuyện triết lí về thiên chức của người phụ nữ, triết lí về việc làm mẹ “Mặc dầu làm má khó hơn làm nữ vương, nữ tướng nhiều” [84, tr.88]. Từ hình ảnh Đào Hồng tác giả thể hiện quan niệm về cái đẹp: “Có những vẻ đẹp không phải ai cũng nhìn thấy được” [83, tr.101]. Bằng cái nhân nhân hậu, người kể chuyện đối thoại, tranh biện về con người và tình yêu thương ở con người: “Cái cười mở lòng mở dạ người ta ra” [83, tr.99]. “Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại” [88, tr.131]. Suy cho cùng những lời đối thoại, tranh biện được thể hiện qua lời người kể chuyện nhưng thực chất đó là lời đối thoại của nhà văn với bạn đọc về cuộc đời, về con người.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn của các nhà văn đương đại nói chung có nhiều nét đổi mới. Viết về đề tài đời tư thế sự, giọng điệu kể chuyện trong tác phẩm của các nhà văn không còn là giọng đơn thanh mà là giọng đa thanh. Nhà văn và nhân vật tranh biện cùng độc giả về con người, về cuộc đời, về thế sự nhân sinh. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có


ngòi bút sắc sảo, tinh tế. Chị có tài mổ xẻ, phanh phui, phát hiện chiều sâu tính cách và tâm hồn nhân vật. Những lí lẽ, triết lí, chiêm nghiệm trong truyện ngắn của chị có thể được thể hiện trực tiếp qua phát ngôn của người kể chuyện cũng có khi thể hiện gián tiếp qua nhân vật. Tất cả những triết lí ấy đều là sự tổng kết của cả một quá tŕ nh nhàvăn tìm tòi, phát hiện, chiêm nghiệm, đúc kết từ cuộc sống. Nó là sản phẩm của một trái tim đầy tâm huyết với con người và cuộc đời. Có lẽ chính bởi thế mà tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường có tính đa nghĩa, tầm khái quát, chất triết lí sâu rộng và sức hấp dẫn lôi cuốn riêng.

Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu kể chuyện là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, là thước đo xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sỹ. Qua việc khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy giọng điệu kể chuyện trong các tác phẩm của chị vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo, hấp dẫn, có giọng xót xa thương cảm với những số phận gặp bất hạnh trong cuộc sống; có giọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân Nam Bộ; có giọng dân dã mộc mạc, pha chút hài hước nhẹ nhàng; có giọng điệu tính triết lí, chiêm nghiệm… Chính sự đan xen các giọng điệu kể chuyện này đã góp phần quan trọng trong việc mang lại tính chất phức điệu và tính chất đối thoại cho tác phẩm của chị.


KẾT LUẬN


1. Luận văn của chúng tôi trước hết nhằm xác định những vấn đề chung về người kể chuyện một cách tương đối nhất quán và hệ thống để có thể sử dụng nó như một yếu tố cơ bản trong việc xem xét cấu trúc của tác phẩm tự sự. Người kể chuyện là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm mà nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Người kể chuyện có mối quan hệ đặc biệt với nhân vật và với tác giả. Nó là một kiểu nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, không chỉ tham gia vào tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức, kết cấu các nhân vật khác. Người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả bởi tư tưởng của tác giả bao giờ cũng rộng hơn và tư tưởng đó không chỉ được thể hiện qua người kể chuyện mà còn được thể hiện qua các nhân vật khác trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có một vị trí vô cùng quan trọng, nó đảm nhiệm cùng một lúc nhiều vai trò: vai trò tổ chức tác phẩm; vai trò dẫn dắt, định hướng người đọc; đồng thời người kể chuyện còn thay mặt tác giả trình bày quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống. Vì là một nhân vật vô hình nên để nhận diện người kể chuyện ta phải căn cứ vào ngôi kể, điểm nhìn, vào giọng điệu và ngôn ngữ kể chuyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2. Sức cuốn hút của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một phần quan trọng chính là bởi nhân vật người kể chuyện. Truyện ngắn của chị có người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba nhưng đa phần là ở ngôi thứ ba. Song, điểm khác biệt nổi bật về ngôi kể của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn quá khứ và hiện tại đó là trong một số truyện của chị có hai ngôi kể cùng hiện diện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba), do đó không có một ngôi kể duy nhất và một người kể chuyện duy nhất trong truyện. Loại hình người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng, phong phú: có người kể chuyện kể theo điểm nhìn hạn chế - điểm nhìn của nhân vật và có người kể chuyện kể theo điểm nhìn toàn tri, trong đó người kể chuyện kể theo


Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 14

điểm nhìn toàn tri chiếm một tỉ lệ lớn hơn. Việc nhà văn ưu tiên hình thức người kể chuyện theo điểm nhìn toàn tri trong tác phẩm có ý nghĩa nhất định. Thứ nhất, nó cho phép tầm nhìn của người kể chuyện được mở rộng tối đa, có thể bao quát được cuộc sống phong phú phức tạp từ nhiều chiều, qua đó tái hiện cuộc sống một cách toàn diện. Ngoài ra, người kể chuyện còn có thể kể lại nhiều sự kiện, hành động, nhiều suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau.

3. Cùng với ngôi kể, điểm nhìn thì ngôn ngữ và giọng điệu cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn của hình tượng người kể chuyện. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư bộc lộ rất rõ thái độ, tình cảm chủ quan của người kể chuyện, nó nghiêng về kể tâm trạng, nỗi niềm hơn là kể về sự kiện và lời kể cũng thể hiện khá rõ tính tranh biện, đối thoại. Chính những đặc điểm lời kể này đã cho phép người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có khả năng đi sâu vào diễn tả “dòng ý thức” của nhân vật làm cho nhân vật hiện lên là những cá nhân có ý thức thực sự. Dưới tác động của ngôn ngữ, giọng điệu người kể chuyện trong truyện ngắn của chị mang những nét tiêu biểu, đặc trưng cho tâm hồn, tính cách của người dân Nam Bộ. Đó là giọng điệu: giọng điệu xót xa thương cảm với những số phận gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống; giọng điệu ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân Nam Bộ; giọng điệu dân dã mộc mạc, pha chút hài hước nhẹ nhàng; giọng điệu giàu tính triết lí, chiêm nghiệm. Sự đan xen các giọng điệu kể chuyện này đã góp phần quan trọng trong việc mang lại tính chất phức điệu và đối thoại cho tác phẩm của nhà văn.

4. Từ việc nghiên cứu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy: Nhà văn trẻ này đã rất nỗ lực trong việc đi tìm một hình thức tự sự mới cho văn xuôi Việt Nam đương đại. Càng đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của chị ta càng nhận thấy chị đã có đóng góp quan trọng trong việc khắc phục tính đơn âm của cách kể chuyện truyền thống và đem đến


những khả năng tự sự mới cho văn học đương đại. Nguyễn Ngọc Tư đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm một hình thức người kể chuyện có khả năng chuyển tải những đổi mới trong quan niệm về cuộc sống và con người một cách phù hợp nhất. Điều này chứng tỏ ở chị ý thức trách nhiệm của người cầm bút, luôn tìm tòi hướng tới sự đổi mới cùng với sự trau dồi kĩ năng viết lách để đáp ứng cho kịp với yêu cầu của thời đại. Dòng văn học mới đang xôn xao, náo nhiệt, chấn động với sự quẫy mình mạnh mẽ của hàng loạt những cây bút: Lê Đạt (với Bóng chữ), Đỗ Hoàng Diệu (với Bóng đè), Vi Thùy Linh (với Đồng Tử, Thơ Linh, Khát), Phan Huyền Thư (với Nằm nghiêng), Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư… Bằng một phong cách độc đáo, Nguyễn Ngọc Tư đã đóng góp vào văn học Việt Nam một tiếng nói hấp dẫn rất riêng biệt. Chị thực sự là cây bút trẻ giàu tiềm năng của vùng đất cực Nam Tổ quốc. Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây mọc lên rất tự nhiên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào như các tác giả Nam Bộ đi trước…” [93].

5. Đây là đề tài nghiên cứu về một vấn đề tương đối phức tạp của lí thuyết tự sự nên thiết nghĩ nó có khả năng tiếp tục phát triển được. Luận văn xin đề xuất một số hướng nghiên cứu khác: xem xét người kể chuyện trong một phạm vi rộng hơn (Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại) và thậm chí có thể đi vào xem xét sự phát triển của loại hình người kể chuyện trong lịch sử văn học. Bản thân từng yếu tố để nhận diện người kể chuyện: điểm nhìn kể chuyện, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu kể chuyện cũng có thể tách riêng ra để có những nghiên cứu sâu hơn.

Như vậy, đề tài còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề đáng nghiên cứu. Hi vọng, chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề này ngày một toàn diện hơn ở những công trình nghiên cứu tiếp theo với quy mô sâu rộng hơn.



Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án TS, Hà Nội.

2. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục.

3. M.Bakhtin (2006), Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, Phạm Vĩnh Cư dịch, Tạp chí văn học nước ngoài số 1.

4. M.Bakhtin (1992), Lí luận về thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

5. Silvan Barnet, Morton Berman, William Burto (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học số 9.

8. Hoàng Thị Bình (1998), Phương thức tổ chức lời nói bên trong của nhân vật, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội .

9. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dân (1998), Lí luận văn học so sánh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Trần Hữu Dũng (2005), Nguyễn Ngọc Tư – đặc sản miền Nam, Báo diễn đàn tháng 2.

12. Đoàn Ánh Dương (2007), Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2.

13. Phạm Thùy Dương (2006), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, Hà Nội.


14. Đặng Anh Đào (1992), Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tạp chí văn học số 6.

15. Đặng Anh Đào (1993), Sự tự do của tiểu thuyết một khía cạnh thi pháp, Tạp chí văn học số 3.

16. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

17. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Tạp chí NCVH số 7.

18. Đặng Anh Đào (2008), Nguyễn Ngọc Tư một miền hoang dã, Báo văn nghệ số 39 ngày 27/9/2008.

19. Nguyễn Văn Đấu (2001), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

20. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn hóa, Hà Nội.

21. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Văn trẻ có gì mới, Báo văn nghệ số 41 ngày 08/10/2006.

22. Phong Điệp (2005), Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết trong nỗi im lặng, Báo văn nghệ trẻ số 45 ngày 06/11/2005.

23. Phong Điệp (2005), Văn học 2005 những ấn tượng, Báo văn nghệ trẻ số 4,5,6 (xuân Bính Tuất 2006).

24. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. G.Genette (1976), Các phương thức tu từ, tập 3, Edision Seuil (tài liệu dịch của Nguyễn Thái Hòa).

27. Gorki (1970), Bàn về văn học, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb văn học, Hà Nội.


28. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, NXB Đà Nẵng.

31. Nguyễn Thái Hòa (2002), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

32. Cao Thị Hồng (2003), Truyện ngắn Lê Minh Khuê (Nhìn từ thi pháp thể loại), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

33. I.P.Ilin và E.A.Tzurganova (2003) (chủ biên), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

34. Manfred Jahn, Trần thuật học – nhập môn lí thuyết trần thuật, (người dịch: Nguyễn Thị Như Trang K46 Văn chất lượng cao, người hiệu đính: Phạm Gia Lâm) (2005), Hà Nội.

35. Trần Hoàng Thiên Kim (2006), Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái trái ở cành quá cao, Báo Tiền Phong ngày 31/01/2006.

36. M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

37. Cao Kim Lan (2009), Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg, Tạp chí văn học số 10.

38. Cao Kim Lan (2009), Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, Tạp chí văn học số 8.

39. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Ju.Lotman (1979), Cơ cấu của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Tạp chí văn học nước ngoài, Hội Nhà văn Việt Nam số 4/2000 (dịch từ Cấu trúc văn bản nghệ thuật).

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí