Giọng Điệu Xót Xa Thương Cảm Với Những Số Phận Gặp Nhiều Bất Hạnh Trong Cuộc Sống


Người phụ nữ nói liên tiếp 8 lượt. Đó là nỗi lòng chị với biết bao những lo lắng, giằng xé, sợ hãi, đau đớn... Đây là những lời thoại trong một cuộc đối thoại có “vấn đề tâm lí” của nhân vật giao tiếp. Nó có ý nghĩa bộc lộ tâm trạng, cảm xúc nhiều hơn là có tác dụng thúc đẩy câu chuyện vận động phát triển.

Tóm lại, trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện chiếm tỉ lệ lớn hơn so với ngôn ngữ của các nhân vật khác. Có lẽ đây chính là một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật riêng biệt của Nguyễn Ngọc Tư. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê… ta thấy những tác giả này rất tài năng trong việc dựng đối thoại của nhân vật. Đối thoại trong truyện ngắn của họ thường chiếm một tỉ lệ rất lớn so với ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện. Còn với Nguyễn Ngọc Tư thì lời đối thoại của nhân vật chiếm một dung lượng rất ít ỏi, đối thoại hướng tới sự đồng cảm, sẻ chia và nó thường là đối thoại một chiều – giống với độc thoại.

3.2. Giọng điệu kể chuyện

Giọng điệu có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần tạo nên phong cách nhà văn. Qua giọng điệu kể chuyện, ta có thể thấy được lập trường xã hội, thái độ tình cảm của người kể chuyện với đối tượng được kể. Tùy theo mục đích, chức năng và đối tượng kể khác nhau mà người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã lựa chọn cho mình những giọng điệu kể chuyện khác nhau để có thể kể lại được câu chuyện một cách hấp dẫn nhất và thể hiện sâu sắc nhất tư tưởng của mình. Qua việc khảo sát, tìm hiểu giọng điệu trong các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy giọng điệu chủ đạo của người kể chuyện là giọng điệu xót xa thương cảm với những số phận gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống; giọng điệu ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân Nam Bộ; giọng điệu giàu tính triết lý, chiêm nghiệm; giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng pha chút hài hước. Chúng kết hợp với nhau làm nên sức lôi cuốn cho các trang viết của chị.


3.2.1. Giọng điệu xót xa thương cảm với những số phận gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Giọng điệu này bắt nguồn từ trái tim nhân hậu, dạt dào yêu thương của Nguyễn Ngọc Tư. Chị viết văn là để được sống yêu thương như chính chị từng tâm sự: “ai cũng cần được yêu thương. Mà muốn được vậy, phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ chính trái tim mình trước nhất” [96]. Có thể nói đây là giọng điệu chủ đạo bao trùm, chi phối hầu hết các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật trong truyện ngắn của chị là những con người với cuộc sống mưu sinh vất vả, khó nhọc. Họ là những người nông dân lam lũ, người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật, người mẹ, người vợ, người chồng, người cha có cuộc đời bi kịch… Viết về họ, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện niềm cảm thương, xót xa và sự sẻ chia. Chị mượn lời người kể chuyện để bày tỏ nên những cung bậc cảm xúc này được bộc lộ tự nhiên, chân thành và có sức lay động tới người đọc. Giọng điệu xót xa, thương cảm được biểu hiện ở nhiều phương diện như sự lựa chọn hình ảnh, cách sử dụng ngôn từ, xây dựng cú pháp, sử dụng các biện pháp tu từ.

Trước hết giọng điệu xót xa, thương cảm được thể hiện qua hệ thống các từ ngữ, hình ảnh mà người kể chuyện hay dùng. Đó là những cụm từ nói về nước mắt: là giọt nước mắt xót xa, yêu thương của Điệp trong Bởi yêu thương “Sáu Tâm nghe một giọt nước mặn nhỏ xuống làm rát bỏng chỗ vết thương”, “chị níu lấy anh, vùi nước mắt vô ngực anh mà khóc”; là những giọt nước mắt chất chứa bi kịch của người ba và người má trong Dòng nhớ: “ba tôi khóc, ông khóc rưng rức, nước mắt nước mũi nhểu nhão, lòng thòng”, “má tôi cũng khóc nhiều rồi”, “má tôi thở dài, chạy qua buồng bên khóc với bà nội tôi”, “má tôi cũng khóc òa theo”, “má tôi không nói, quay đi và khóc”; là giọt nước mắt của tình yêu đơn phương, thương trộm nhớ thầm của nhân vật tôi trong Một mối tình: “ngồi buồn, nghe hát văng vẳng trong kia, tuồng thì giễu nhau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

ong óng như gà kêu đẻ, nhưng nước mắt tôi chảy dòng dòng lúc nào không biết”, “một tay tôi cầm cái giẻ lau bàn nước, tay kia vịn cửa nhà, khóc như mưa, khóc nhiều hơn cả chị”, “tôi nhìn chị, muốn khóc quá, tội nghiệp chị quá, tội nghiệp mình hơn”; là những giọt nước mắt của người cha đã đi tìm con gần mười hai năm: “nước mắt ông tuôn dài”, “ông Năm bẽ bàng ngồi đó, bẽ bàng lau nước mắt”Dường như không cầm lòng được trước số phận éo le, bất hạnh của nhân vật, người kể chuyện đã để cho nhân vật khóc nhiều – cho dù đó là những giọt nước mắt tràn ra hay đó là những giọt nước mắt cay đắng lặn vào trong.

Gắn với những từ, cụm từ miêu tả nước mắt, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng thường sử dụng những từ miêu tả nỗi buồn, nỗi đau: là nỗi đau đớn cực tả của nhân vật người kể chuyện xưng tôi trong Một dòng xuôi mải miết “tôi ngồi chết lặng. Cay đắng, bỡ ngỡ, đau đớn, bàng hoàng không sao tả được”; ở Dòng nhớ với câu chuyện của người kể chuyện xưng tôi kể về chuyện tình của má, ba và dì ta bắt gặp hình ảnh hình ảnh người ba “tận cùng đau khổ”, người má với “nỗi đau mất chồng”, người dì với “cái nhìn đau lặng”; là lời hát “buồn lắm, nghe đứt ruột lắm”, giọng nói “nghèn nghẹn dường như trong lòng đau nhói lắm” của ba anh Hết (Hiu hiu gió bấc); là hình ảnh dì Diệu: “Suốt nửa đời, dì chỉ buồn là không còn được có con… Dì Diệu buồn như ai rứt ruột, dì khóc”, “nghe xóm giềng xầm xì chuyện chị Lành không chồng mà lại có con, lòng dì Diệu đau lắm”, “dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau” (Làm mẹ).

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 12

Giọng điệu xót xa, thương cảm có khi được thể hiện qua những tiếng kêu, tiếng than, tiếng thở dài chua xót của người kể chuyện: “Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, trời đất quỷ thần ơi, những người lớn… Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì mà đi vòng cho xa hoài, xa mãi” [84, tr.152]; “Trời ơi, thêm một mùa gió đông nữa mà chưa người nào lấy được chồng.


Tuyệt vọng như dì Chín nấu bếp đã đành, còn Mỵ, còn Lam, còn Hường…và cả Xuyến kia nữa, cô sắp qua khỏi thời con gái mất rồi” [83, tr.144]; “Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau” [88, tr.126]; “Trời ơi, trừ chị em tôi, không ai thấy được đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngợi đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi, dễ hụt chân” [83, tr.196]. Có khi lại được thể hiện qua những lời miêu tả cảnh vật: “nắng bồn chồn úa vàng trên mặt sông (màu trời đó hay trở về trong những giấc mơ ông)” [88, tr.122]; “Tiếng gà gáy xa xa, con nước đêm nay mau lớn quá, mới đây thôi đã ngập nửa cây sào neo ghe rồi. Lúc nầy, nước lớn không nghe bìm bịp kêu, mà, nhờ không có, chứ nghe bìm bịp kêu càng buồn nữa” [83, tr.139].

Câu hỏi tu từ cũng thường được người kể chuyện sử dụng để thể hiện niềm đồng cảm, sự xót xa, thương cảm trước những day dứt, đau đớn trong đời sống nội tâm nhân vật. Nó có khả năng tái hiện những diễn biến phức tạp, ẩn kín bên trong đời sống nội tâm mỗi con người. Trong Cánh đồng bất tận, người kể chuyện cũng chính là nhân vật xưng tôi đang tự cất lên tiếng lòng của mình với những câu hỏi xót xa ám ảnh người đọc, xoáy sâu vào sự đồng cảm của người đọc:

-“Tôi lắc đầu, hai gàu nước ít ỏi của má anh, tôi nỡ nào sẻ nửa? [83, tr.171].

- Và tôi tự nhớ lại, coi hồi sáng nầy, hồi trưa nầy, mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ quá nhiều tiêu? hay vì tôi buộc tóc nhong nhỏng? hay tại tôi ngồi bắt chí cho thằng Điền? [83, tr.182].

-Nhưng chín mười tuổi đã đủ để gọi là một kiếp người chưa? [83, tr.186].

- Đêm nay, tôi sao thế nầy? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư? [83, tr.190].

- Má tôi cũng đã từng chọn lựa nhanh như thế này sao? [83, tr.191].

- Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi? [83, tr.193].

- Mà, đã ngấm, đã xé lòng toang hoang với nỗi đau chia cắt rồi, chưa sợ sao? [83, tr.194].


- Mà, lúc đó, tôi đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? Vì tôi muốn cầu cứu (như những đứa trẻ con gặp chuyện giật mình, hay buột miệng gọi má ơi hoặc cha ơi!)? Vì tôi thấy mình không thể chịu đựng được tiếng gào khóc thê thiết của những con vịt bị vùi sâu dưới lòng đất? [83, tr.203].

- Tôi sặc ra một bụm cười, trời ơi, tôi biết lấy ai bây giờ? … Tôi biết lấy ai trong số đó? [83, tr.212].

Ngoài ra, giọng điệu xót xa, thương cảm còn được bộc lộ qua cách lựa chọn ngôn ngữ kể của người kể chuyện - thứ ngôn ngữ được trưng cất bởi một trái tim nhân hậu nên rất giàu cảm xúc, tâm trạng. Nó thể hiện rất rõ một tình cảm thiết tha, một tấm lòng đôn hậu, sự cảm thông sâu sắc với những số phận éo le, bất hạnh của nhà văn. Đó là lời kể bộc lộ niềm xót xa của người kể chuyện thương cho cảnh sống nghèo khổ bất hạnh của gia đình chú Đời: “Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao (…). Lụi hụi hết mùa nắng, giọng chú tắt khèn khẹt trong cổ họng, thậm chí còn không thể cất lời rao. Chú Đờn cho con Như ca, tiếng ca ngọng ngịu và non nớt lắm, vô vọng cổ luôn bị đứt giữa chừng. Tội nghiệp, con nhỏ không có tài, ngáy còn lạc giọng mà ca nỗi gì” [84, tr.59-64].

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện khi là một người dõi theo cuộc đời, số phận của các nhân vật, khi lại xuất hiện với vai trò người trong cuộc tự giãi bày, bộc lộ tâm trạng của mình. Nhưng dù xuất hiện ở vị trí hay điểm nhìn nào thì giọng điệu của người kể chuyện luôn là giọng xót xa, thương cảm với nhân vật của mình hay tự thương chính mình. Điều này đã thể hiện cái nhìn nhân ái của nhà văn về con người, về cuộc đời, gieo cho chúng ta niềm tin bất diệt vào những giá trị bất diệt của con người.

3.2.2. Giọng điệu ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân Nam Bộ

Nếu nhà văn Nguyễn Minh Châu sử dụng giọng ngợi ca để đi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người, Ma Văn Kháng dùng giọng điệu này


để đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn con người, thì Nguyễn Ngọc Tư lại dùng giọng điệu ngợi ca để khẳng định những giá trị cao đẹp ẩn sâu trong trái tim và tâm hồn những con người dân quê dân dã, mộc mạc. Xét ở một góc độ nào đó, họ đã gặp nhau ở điểm chung là luôn gắng đi tìm những giá trị cao đẹp của con người. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, giọng điệu ấy được thể hiện theo những cung bậc khác nhau. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc riêng của từng tác giả.

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, giọng điệu ngợi ca thấm đẫm trong từng câu, từng chữ. Giọng điệu này trước hết được thể hiện ở cách xưng hô của người kể chuyện đối với nhân vật được kể. Người kể chuyện gọi nhân vật bằng bằng ông - bà, trẻ thì gọi bằng anh - chị, bằng tên: “ông Năm Nhỏ trụ lại ngã ba Sương, tiếp tục cuộc kiếm tìm” [83, tr.9]; “Điệp càng ngày càng yếu. Chị ốm, mỏng như hột cốm dẹp. Tóc đã rụng đến nỗi ở xa chừng mười bước có thể đếm được từng sợi, từng sợi còn sót lại. Chị thôi xót xa rồi. Thôi từ cái bữa Sáu Tâm đã làm vỡ gương, chị nhắc hoài anh chưa mua lại” [84, tr.9].

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Tư khi viết văn, chị thường lấy những thực tế mà mình trải nghiệm và chứng kiến làm đề tài cho những câu chuyện mà trong đó hầu hết những nhân vật chính của chị đều có một điểm chung là cái nghèo cứ bám riết lấy họ. Với Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy chị ít khi đi vào miêu tả, tái hiện những chi tiết cụ thể về quá trình con người lâm vào cảnh nghèo đói, bần cùng kiểu như Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nam Cao (Chí Phèo)… mà chủ yếu đi vào khai thác cách con người ta đối diện, ứng xử trước cái nghèo và cách con người đối xử với nhau như thế nào trước cái nghèo. Chính trong cái nghèo khó, những con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nương tựa và đùm bọc nhau để sống, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Đó là cách ứng xử


cao đẹp của con người mà khi nói về vấn đề này người kể chuyện đã dành giọng điệu ngợi ca của mình để ca ngợi. Truyện Làm mẹ, tuy lấy đề tài về vấn đề mang tính thời sự là “đẻ mướn” nhưng qua cách ứng xử của các nhân vật, người đọc hoàn toàn bất ngờ về tình yêu thương, sự ứng xử cao đẹp mà họ dành cho nhau. Trong truyện, dì Diệu không sinh con được nên đã thuê chị Lành – người phụ nữ làm nghề gánh nước thuê sinh dùm. Vì nghèo và cũng rất cần tiền gửi về xứ nên chị Lành đã đồng ý, hai người làm giấy tờ giao kèo. Thế nhưng sau đó, khi nghĩ đến cảnh phải giao đứa con mình rứt ruột sinh ra cho người ta, chị Lành đã bỏ đi. Đến đây, người đọc cứ nghĩ là sẽ diễn ra một cuộc tranh cãi, tranh giành giữa hai người phụ nữ, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã có một kết thúc rất bất ngờ nhưng cũng rất phù hợp với tâm lý và suy nghĩ chân chất của những người dân quê, nghèo khó nhưng trọng tình nghĩa: “Những người có tình có nghĩa dễ gì bỏ được nhau. Dì Diệu cắn cho môi vằn đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất chặt (…). Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra và đốt cháy thành một tờ tro mỏng” [84, tr.96-97]. Trong Bến đò xóm Miễu, người đọc bắt gặp cách hành xử của anh chàng Lương tuy nghèo xơ xác nhưng rất cao thượng và nghĩa khí. Lương xấu xí, thất học, làm nghề chèo đò yêu tha thiết cô bé tên Bông xinh đẹp, bỏ học giữa chừng đi bán “bia ôm” ở bên kia sông. Sở dĩ về sau Bông chấp nhận làm vợ Lương vì cô đã bị một tai nạn và liệt nửa thân dưới phải ngồi một chỗ, không đi được. Tuy vậy, người đọc vẫn thấy có một lý do quan trọng hơn là Bông đã nhìn thấy trong sâu thẳm tâm hồn Lương là một tấm chân tình, một sự rộng lượng: “Trong lòng anh nghĩ rất nhiều mà không nói được lời nào. Anh khờ khạo không có năng khiếu nói, lâu rày anh chỉ biết cười. Lương không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác, đối với Bông như với một món đồ chơi. Bông là Bông, là con gái, là người” [88, tr.89-90]. Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra cách ứng xử của những con người nghèo khổ như thế này qua hầu hết nhân vật trong


truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư như: Phi (Lý con sáo sang sông), Hết (Hiu hiu gió bấc), ông Hai (Cái nhìn khắc khoải), Quý (Giao thừa), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi), Sáu Đèo (Biển người mênh mông), Nương (Cánh đồng bất tận)

Giọng điệu trân trọng, ngợi ca còn thể hiện rất rõ khi người kể chuyện nói về những con người hiền lành, chất phác, thật thà và tình yêu - tình người trong họ thì dạt dào như biển nước Cà Mau. Họ yêu ai là yêu trọn đời, họ thương ai là thương tới quên mình. Họ là: những người anh - em sẵn sàng nhường nhịn cho nhau cả hạnh phúc, tình yêu “Tốt nghiệp trung học xong, anh Tứ Phương xung phong đi bộ đội. Anh đi mà không nói gì với chị Thể, tôi cứ nằng nặc đi theo hỏi tại sao, anh nói, “thương anh Hai quá, Út Nhỏ à. Mười bốn tuổi ảnh đã thay cha mẹ nuôi anh, quán xuyến trong ngoài, học hành lỡ dở…” [83, tr.70]; là người con hiếu thảo hết mực: “Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu cho mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm” [83, tr.31-32]. Người kể chuyện có lúc cũng phải thốt lên rằng: “Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình” [83, tr.32]; là ông già Chín Vũ từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý để đi theo người mình yêu: “Ông là cháu nội đích tôn của hội đồng Nguyên. Từ nhỏ, gia tộc đã dành sẵn cho ông một cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng (...). Ông thương đào Hồng từ cái giây phút đầu tiên… Hôm sau, khi gánh Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có ông công tử bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo. Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu… Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn. Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023