Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội Giao Nhận (Fédération Internationale Des Associations De Transitaires Et Assimilés – Fiata)

nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;

d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;

e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

* Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô- gi-stíc liên quan khác

Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:

Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 4

các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.‌

Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

IV. Một số tổ chức liên quan đến hoạt động của người giao nhận

1. Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés – FIATA)

Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés - FIATA) được thành lập vào ngày 31.5.1926 tại Viên, thủ đô nước Áo, trụ sở chính đóng tại Zurich, Thụy Sĩ.

FIATA là một tổ chức phi chính phủ tự nguyện đại diện cho hơn 2550 doanh nghiệp giao nhận tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Thành viên gồm các hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước và hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ.

* Việc thành lập liên đoàn giao nhận quốc tế nhằm mục đích:

Tăng cường bảo vệ lợi ích liên quan đến người giao nhận trên phạm vi quốc tế

Nâng cao chất lượng, dịch vụ giao nhận

Liên kết nghề nghiệp

Tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải

Xúc tiến quá trình đơn giản hóa, thống nhất chứng từ

Đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế

Tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở.

2. Tổ chức Hải quan thế giới – WCO

Ngày 12.9.1947, 13 chính phủ đại diện cho Ủy ban Hợp tác kinh tế Châu Âu đã thống nhất thành lập một Nhóm nghiên cứu để xem xét khả năng thành lập một Liên minh Hải quan giữa các nước Châu Âu trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

Đến năm 1948, Nhóm nghiên cứu cho ra đời hai Ủy ban: Ủy ban về kinh tế (tiền thân của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD) và Ủy ban về Hải quan, sau này trở thành Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC). Vào năm 1994 CCC được đổi tên thành tổ chức Hải quan thế giới WCO. Tính đến năm 1993, Hội đồng đã có 104 thành viên, cho ra đời 15 Công ước Quốc tế và 50 khuyến nghị về các lĩnh vực hoạt động của Hải quan.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Hợp tác Hải quan từ ngày 1.7.1993. Kể từ khi gia nhập, Hải quan Việt Nam luôn tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ các hoạt động hàng năm của WCO.

3. Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA)

Ra đời từ năm 1991, AFFA là một tổ chức nghề nghiệp, tự nguyện, hoạt động không vì lợi nhuận.

* Mục tiêu chính của AFFA:

- Thông qua các tổ chức giao nhận của từng quốc gia, thống nhất tất cả các nhà giao nhận thuộc khu vực ASEAN

- Khuyến khích, xúc tiến, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác giữa các nhà giao nhận trong khu vực ASEAN

- Đại diện quyền lợi chung cho các hội viên trong lĩnh vực giao nhận có tính đặc thù của khu vực ASEAN

- Tìm cách nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn, phẩm chất chuyên môn của các nhà giao nhận

Tháng 11 năm 2000, tại Hội nghị lần thứ 9 tổ chức tại Manila – Philippines, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) đã chính thức trở thành thành viên của AFFA. Các thành viên khác của AFFA như: Hiệp hội Giao nhận kho vận Thái Lan (TIFFA), Hiệp hội giao nhận kho vận Indonesia (INFA), Hiệp hội giao nhận kho vận Philipin (FAP)…

4. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt nam – VIFFAS

4.1. Khái quát chung

Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam freight forwarders association – Viffas) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp và các cá nhân (Hội viên) hoạt động trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng, kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, tự nguyện thành lập nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong các hoạt động thuộc lĩnh vực giao nhận kho vận hàng hóa xuất nhập khẩu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở đó hội nhập với các hoạt động cùng loại của các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới tuân theo quy định của pháp luật. Hiệp hội là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam trở thành hội viên đầy đủ và chính thức (Ordinary member) của Liên đoàn Quốc tế các hiệp hội giao nhận (International Federation of Freight Forwarders Association) cũng như

các tổ chức giao nhận kho vận khác.

4.2. Mục tiêu hoạt động

Hiệp hội phối hợp hoạt động của các hội viên nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị và nâng cao địa vị của nước Việt Nam trong các lĩnh vực có liên

quan đến hoạt động giao nhận kho vận quốc tế cũng như quyền lợi của các hội viên; tạo nên mối quan hệ hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau giữa các hội viên của Hiệp hội; góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, hình thức hoạt động, cải tiến chất lượng hoạt động kinh doanh để góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hiệp hội đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên về các lĩnh vực giao nhận kho vận trong các quan hệ hợp tác, buôn bán quốc tế.

Hiệp hội tận dụng mọi điều kiện, phương tiện, tổ chức để bảo vệ và giúp đỡ hội viên trong việc nâng cao và cải tiến chất lượng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực này của các khách hàng trong và ngoài nước.

Hiệp hội giúp đỡ hội viên đào tạo, bổ túc, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận để theo kịp các yêu cầu về nghiệp vụ của các đồng nghiệp trên thế giới.

4.3. Hội viên của hiệp hội

Hội viên chính thức:Là các doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam có đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là giao nhận kho vận và có số vốn đăng ký không ít hơn mức giới hạn trách nhiệm của người giao nhận vận tải được quy định tại Điều 35 (a) (iii) của “Điều kiện kinh doanh chuẩn” của Hiệp hội và có ít nhất 2 năm (kể từ ngày thành lập doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận.

Hội viên liên kết:Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tuân theo Luật Đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp cổ phần có cổ đông nước ngoài có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành các điều lệ, quy định của Hiệp hội cũng có thể được xét công nhận là hội viên liên kết của Hiệp hội.

Hội viên danh dự:Các chuyên gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận, có trình độ chuyên môn và đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.

Tóm lại chúng ta có thể thấy, đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các nước khác nhau, để quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước người mua sang nước người bán được diễn ra suôn sẻ cần phải thực hiện một loạt các công việc như: đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục, xếp hàng, chuyển tải… những công việc này do người giao nhận đảm nhiệm. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương tiện vận chuyển mà phạm vi dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn, vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế cũng ngày một lớn hơn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của một đất nước.

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN‌‌

I. Thực trạng hoạt động của người giao nhận trên thế giới

1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người giao nhận trên thế giới

Theo như nhiều nghiên cứu, ngành giao nhận đã xuất hiện từ rất xa xưa, ít nhất là từ thời kỳ Trung Cổ. Thực tế một số nhà giao nhận hàng đầu của Châu Âu đã tiến hành các hoạt động giao nhận từ thời kỳ Phục Hưng.

Khi nền kinh tế thế giới chưa phát triển, việc giao lưu buôn bán giữa các nước thậm chí trong một nước vẫn còn ít, khối lượng hàng hóa trao đổi còn chưa nhiều, các nhà buôn thường tự mình lo liệu các khâu trong công việc kinh doanh của mình. Họ tự tìm nguồn hàng, chuyên chở đến nơi tiêu thụ. Ở giai đoạn này, chưa có nhiều hoạt động của những người chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận vận tải vì khối lượng hàng hóa chuyên chở còn ít, sức chở của các công cụ như tàu biển, xe thồ, xe ngựa… còn hạn chế, bên cạnh đó thông tin liên lạc không phát triển do đó việc giao nhận được thực hiện bởi chính các nhà buôn.

Hãng giao nhận vận tải đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1522 với tên gọi E.Vansai tại Badiley – Thụy Sĩ. Hãng này kinh doanh cả vận tải, giao nhận và thu phí rất cao, khoảng một phần ba giá trị hàng hóa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, giao nhận đã tách ra khỏi buôn bán, trở thành một ngành kinh doanh độc lập.

Vào thời kì đầu của ngành giao nhận, các tổ chức giao nhận thường là tư nhân với các đặc điểm nổi bật:

+ Đa phần là các tổ chức (hãng, công ty) giao nhận tư nhân

+ Thực hiện kinh doanh giao nhận tổng hợp

+ Kết hợp hoạt động giao nhận quốc tế với nội địa

+ Thực hiện chuyên môn hóa hoạt động giao nhận theo khu vực địa lý và mặt hàng

+ Cạnh tranh giữa các hãng giao nhận diễn ra gay gắt

Sự cạnh tranh trong ngành giao nhận ngày càng gay gắt đã dẫn tới sự ra đời của các hiệp hội giao nhận như một tất yếu. Sự ra đời của các hiệp hội, tổ chức này đã giúp cho dịch vụ giao nhận ngày càng phát triển một cách có hệ thống, phạm vi, lĩnh vực hoạt động ngày càng mở rộng, trở thành một ngành kinh doanh chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung của các quốc gia trên thế giới.

2. Thực trạng hoạt động của người giao nhận trên thế giới

Ngày nay, người giao nhận trên thế giới đã có những thay đổi lớn so với trước đây cả về quy mô, hình thức và đặc biệt là phạm vi hoạt động.

Hiện nay trên thế giới các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài đang cung cấp một dịch vụ tích hợp logistic cho các nhà sản xuất như một xu thế tất yếu của toàn cầu hóa. Các công ty giao nhận tìm cách đa dạng hoá hoạt động của mình để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Ví dụ Công ty APL Logistic hiện đang cung cấp dịch vụ cho hãng quần áo The Children Places trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. APL quản lý các đơn sản xuất hàng từ The Children, sau đó phân phối lại cho các nhà gia công, sản xuất. Dịch vụ này cũng bao gồm cả việc theo dõi quá trình sản xuất để giao nguyên phụ liệu đến các nhà máy gia công sản xuất, vận chuyển, điều tiết hàng thành phẩm từ nhà máy gia công đến địa điểm giao hàng theo yêu cầu của The Children. Dịch vụ của APL giúp The Children giảm 10% chi phí hoạt động cho công tác hậu cần, quản lý, nhân sự; đổi lại nhà cung cấp dịch vụ được hưởng phí phục vụ từ khách hàng. Hiện nay, Unilever, P&G cũng đang sử dụng dịch vụ của các công ty nước ngoài là Linfox hay Semcorp để quản lý hàng thành phẩm, phân phối hàng hóa sản xuất tiêu dùng nhanh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022