Người Chuyên Chở (Carrier), Người Kinh Doanh Cước Vận Chuyển

người vận tải cũng chỉ giới hạn trong chặng đường, hay dịch vụ do người đó đảm nhiệm mà thôi. Cách mạng container hoá trong hoạt động vận tải vào những năm 60, 70 của thế kỷ này đã đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức. Vì vậy, khách hàng rất cần một người có thể tổ chức mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm chi phí, giảm thời gian hao phí, từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính các nhà giao nhận là những người đứng ra đảm nhận những công việc này.

Nhờ có người giao nhận mà công việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường. Trước đây khi hoạt động giao nhận chưa phát triển, mỗi nhà sản xuất chỉ có thể tập trung vào một số thị trường nhất định. Đó là do chi phí dành cho việc vận chuyển rất lớn, thị trường càng xa thì chi phí này càng cao từ đó làm cho giá hàng hóa cũng tăng theo. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, nhờ có dịch vụ giao nhận phát triển cao, việc tổ chức vận chuyển diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, mạng lưới phân phối của họ từ đó được mở rộng trên toàn thế giới.

1.3. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội

Sự phát triển của ngành giao nhận đã tạo điều kiện cho chính phủ có thêm nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh hơn nữa quá trình giao lưu kinh tế, xã hội, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước với nước ngoài, giữa các nước với nhau.

Đặc biệt việc ứng dụng vận tải đa phương thức đã tạo điều kiện giúp đơn giản hóa các chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan, do đó hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài. Nó cũng giúp tạo thêm nguồn thu cho các công ty giao nhận trong nước và tạo điều kiện ứng dụng nhanh công nghệ vận tải hiện đại, trên cơ sở đó cơ sở hạ tầng vận tải được chú trọng đầu tư xây dựng hơn. Kết quả là

hiện nay đã có nhiều công trình bến cảng, kho bãi chuyên dụng và các tuyến đường vận tải mới được ra đời.

Cùng với sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải, ngày nay có nhiều loại hình bảo hiểm phục vụ cho hoạt động của người giao nhận đã ra đời như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận, bảo hiểm phương tiện vận chuyển…Sự ra đời của các loại hình bảo hiểm này đã góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho hoạt động giao nhận vận tải.

Một vai trò khác không thể không nhắc tới đó là việc ngành giao nhận vận tải đã mang lại vô số việc làm cho người lao động. Đó không chỉ là các công việc chuyên môn liên quan đến hoạt động giao nhận như làm chứng từ, khai báo hải quan… mà còn tạo ra hàng loạt các công việc khác như chở hàng, bốc xếp, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu… Đặc biệt sự phát triển của vận tải đa phương thức đòi hỏi phải ứng dụng các công nghệ mới, phương thức vận tải mới, đi kèm với đó là yêu cầu phải ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân viên, chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ thành thạo trong việc vận hành, sửa chữa, bảo quản, gia cố các máy móc, thiết bị, những người hiểu biết về các nghiệp vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển container. Hiện nay ở nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều trung tâm gom hàng, giao nhận, phát hàng, hoàn trả vỏ container, cùng các hệ thống kho bãi, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên lo giải quyết các thủ tục, giấy tờ, chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tóm lại, nhờ có sự ra đời, phát triển của người giao nhận và các dịch vụ mà họ cung cấp mà các thủ tục chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận vận tải được đơn giản hóa, thời gian vận chuyển được rút ngắn lại, khối lượng hàng hóa được trao đổi trong thương mại và vận tải quốc tế ngày một tăng lên. Sự phát triển của hoạt động giao nhận đã tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất, lưu thông và phân phối, phát huy được những lợi ích to lớn của hoạt động gom hàng, vận tải

container, vận tải đa phương thức như tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụ mới, giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2. Chức năng của người giao nhận

Ngày nay do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một bên chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier).

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 3

Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:

2.1. Môi giới hải quan (Customs broker)

Giai đoạn đầu, hoạt động của người giao nhận chỉ bó hẹp trong nước. Công việc chính của họ lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên sau đó người giao nhận đã mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện một số dịch vụ khác như giành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế, lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hay nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận đứng ra thay mặt người xuất khẩu, người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan, họ được coi như những môi giới hải quan.

2.2. Đại lý (Agent)

Đại lý được định nghĩa là một thương nhân được người ủy thác giao cho làm một hoặc một số công việc nhất định và được hưởng thù lao cho việc thực hiện các công việc đó. Người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý được coi như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục

hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng ủy thác. Hoạt động của người giao nhận giúp cho việc kinh doanh của người chuyên chở tốt hơn, giúp họ am hiểu, gần gũi khách hàng hơn. Nếu người chuyên chở tổ chức được nhiều đại lý ở các khu vực thị trường khác nhau thì sẽ dễ dàng tìm được các khách hàng mới hơn. Người giao nhận còn có thể làm các dịch vụ mà hãng chuyên chở ủy thác. Đối với người gửi hàng thì các đại lý này giúp họ có thể nhanh chóng tiếp cận được với người chuyên chở.

2.3. Người gom hàng (Cargo Consolidator)

Gom hàng (Condolidation, Groupage) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một nơi đi thành một lô hàng nguyên container để gửi và giao cho một hoặc nhiều người nhận ở cùng một nơi đến. Hàng lẻ (LCL) là những lô hàng nhỏ không đủ một container hoặc những lô hàng lớn nhưng có nhiều người gửi, nhiều người nhận. Ở Châu Âu, từ rất xa xưa người giao nhận đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng lại càng không thể thiếu nhằm biến những lô hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) nhằm tận dụng sức chứa của container và giảm cước phí vận tải.

Khi thực hiện việc gom hàng, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở đối với những người gửi hàng, và đóng vai trò là người gửi hàng với những người “chuyên chở thực sự‟‟. Những người gửi hàng lẻ, nhận hàng lẻ không trực tiếp tiếp xúc với “người chuyên chở thực sự‟‟.

2.4. Người chuyên chở (Carrier), người kinh doanh cước vận chuyển

Ngày nay việc người giao nhận đứng ra đảm nhận vai trò của người chuyên chở ngày càng phổ biến, họ trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Nếu người giao nhận chỉ ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì họ được coi là những người thầu chuyên chở (Contracting Carrier). Còn nếu họ trực

tiếp chuyên chở thì người giao nhận lại trở thành người chuyên chở thực tế (Performing/ Actual Carrier).

Đối với hoạt động kinh doanh cước vận chuyển: do người giao nhận nắm bắt được tốt hơn tình hình thị trường vận tải so với những người xuất nhập khẩu nên họ có thể kí kết được các hợp đồng vận chuyển với giá cả và chi phí thấp hơn hẳn. Từ đó xuất hiện hiện tượng người giao nhận dùng giá cước vận chuyển để kinh doanh, bán lại cho người xuất nhập khẩu. Người giao nhận sẽ hưởng phần chênh lệch giữa giá mua cước vận chuyển của người chuyên chở và giá bán cước vận chuyển cho người xuất nhập khẩu.

2.5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator)

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp quốc tế (International Combined Transport) là phương pháp vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước này tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

Trong thực tế, vận tải đa phương thức có các hình thức kết hợp, hoặc theo các hệ thống sau:

- Vận tải biển / Vận tải hảng không (Sea/Air)

Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải bằng đường biển và tốc độ của vận tải bằng đường hàng không. Mô hình này thường được áp dụng trong việc chuyên chở những mặt hàng có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hóa có tính chất thời vụ như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới các cảng chuyển tải sẽ được chuyển tiếp sang các máy bay để nhanh chóng đưa tới các trung tâm thương mại nằm sâu trong đất liền.

- Vận tải đường ô tô/ Vận tải hàng không (Road/Air)

Mô hình này sử dụng nhằm khai thác ưu thế linh hoạt, cơ động của vận tải đường ô tô và sự nhanh chóng của vận tải hàng không. Người ta sử dụng ô tô để chuyên chở hàng hóa tới các cảng hàng không hoặc phân phối hàng từ các cảng hàng không đến tay người nhận ở sâu trong nội địa.

- Vận tải đường sắt / Vận tải đường ô tô (Rail/Road)

Đây là mô hình kết hợp được tính an toàn, tốc độ nhanh của vận tải đường sắt với tính cơ động, linh hoạt của vận tải đường bộ. Hàng được đóng vào các trailer và được kéo đến ga đường sắt bằng các đầu máy kéo (Tractor). Tại đây, các trailer được kéo lên toa xe mặt phẳng và chở đến ga đến. Sau đó, các máy kéo lại kéo các trailer xuống và chở đến nơi đến để giao cho người nhận hàng. Hình thức vận tải trên được áp dụng phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ.

- Vận tải đường sắt/ đường ô tô/ vận tải đường thủy nội địa/ đường biển (Rail/Road/Inland Waterway/Sea)

Đây là mô hình vận tải khá phổ biến để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Đầu tiên, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường sắt, đường ô tô hoặc đường thủy nội địa đến các bến cảng của nước xuất khẩu, rồi sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng biển của nước nhập khẩu. Từ đây, hàng hóa lại được vận chuyển đến người nhận nằm sâu trong nội địa bằng đường ô tô, đường sắt hoặc đường thủy nội địa.

- Cầu lục địa

Hàng hóa trong các container được chuyên chở giữa hai vùng biển thông qua một lục địa, lục địa này như một cầu đất liền nối hai vùng biển đó, tức là theo hình thức đường biển - đường bộ - đường biển. Hiện nay trên thế giới có một số tuyến cầu lục địa quan trọng là:

+ Chuyên chở hàng hóa giữa Châu Âu hoặc Trung Đông và Viễn Đông qua lãnh thổ của các nước thuộc Liên Xô cũ, cách này giúp cho khoảng cách giữa Châu Âu và Châu Á được rút ngắn lại, chỉ còn 13.000 km thay vì phải qua kênh đào Suez mất đến 21.000 km.

+ Chuyên chở hàng hóa giữa Châu Âu và Viễn Đông qua lãnh thổ của Hoa Kỳ, hàng được chở từ Châu Âu bằng đường biển đến các cảng phía đông nước Mỹ, sau đó lại tiếp tục được vận chuyển bằng đường biển đến các vùng Đông Nam Á và Nhật Bản…

Vận tải đa phương thức mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên liên quan đến giao nhận vận tải gồm cả người vận tải, chủ hàng, người giao nhận như giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng mức độ an toàn cho hàng hóa, khả năng giao hàng kịp lúc... Tuy nhiên, để phát triển vận tải đa phương thức lại đòi hỏi phải có nhiều vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ga, cảng, bến bãi, trạm đóng gói giao hàng container, phương tiện vận tải, xếp dỡ…

Tóm lại, người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận chuyển hàng hóa một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất. Họ được coi như là những “kiến trúc sư của vận tải‟‟ (Architect of Transport).

III. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam

Theo luật thương mại ban hành năm 2005, dịch vụ giao nhận được đổi tên thành dịch vụ Logistics nên các quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics chính là điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam.

Theo Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 thì:

* Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô- gi-stíc chủ yếu

Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;

b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;

c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;

d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

* Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô- gi-stíc liên quan đến vận tải

Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí